Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Duterte, người luôn yêu cộng sản-ngoại trừ khi tiêu diệt bỏn.

Duterte, người cộng sản?

Ký ức vẫn nóng hổi khi chàng phóng viên Washington Post, Keith Richburg được sự chấp thuận cho gặp mặt phỏng vấn của cảnh sát trưởng thành phố Davao, Đại tá Franco Calida vào năm 1987, ông vẫn như thấy mình lần theo những vệt đẫm máu loang lổ trên bậc cầu thang gỗ dẫn đến văn phòng ở tầng 2 của lực lượng cảnh sát Philippines.

Chồng chất bên ngoài như những đống củi là xác của các thành viên Quân đội nhân dân mới (NPA)-lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản Philippines-mới bị giết chết đêm trước bởi lực lượng đặc nhiệm-Biệt đội Alsa Masa-được thành lập đặc biệt nhằm tiêu diệt đám cộng sản với ý định tung ra hàng loạt hành động khủng bố sắp tới tại thành phố lớn thứ ba của Philippines...



Hai năm sau, khi là một phóng viên của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, trong chuyến công tác ở Davao tôi vẫn hầu như cảm nhận ký ức về các vết máu trên từng bậc thang gỗ cái ngày bước lên đó để phỏng vấn về sự thành công vang dội của biệt đội tử thần Alsa Masa trong việc triệt tiêu móng vuốt nguy hiểm của lực lượng NPA ở khu ngoại ô xinh đẹp của Davao này.

Thị trưởng bây giờ là Rodrigo Duterte, một nhân vật nhiều tranh cãi của Philippines, người mà sau này đã theo rập khuôn chính sách tàn bạo trong chiến dịch càn quét ma túy cùng với Jose-em trai của Calida-là cố vấn pháp luật.

Giết người ngoài vòng pháp luật không là mới đối với Philippines, như cuộc phỏng vấn lạnh gáy với tướng Rolando Abadilla, chỉ huy trưởng quân lực của  Tổng thống Ferdinand Marcos, đã dùng từ "đi mò tôm" để mô tả các vụ thủ tiêu cánh tả và các đối thủ chánh trị trong thời kỳ đó.

Khi ông trở thành thị trưởng đầu năm 1988 Duterte đã hân hoan tiếp nhận và xử dụng Alsa Masa, nhưng nhìn kỹ lại nó có vẻ như một nghịch lý kỳ lạ cho một lãnh đạo là Duterte từng tự gọi mình là một nhà xã hội chủ nghĩa và từng có liên kết lâu dài với Đảng Cộng sản Philippines (CPP).

Thật vậy, điều này làm cho Duterte rất khác các đầu nậu chính trị và các giới tinh hoa cũ, những người hay xử dụng những bẫy dân chủ đời mới hoặc kiểu cai trị theo lối phong kiến La tinh lâu đời, kiểu gia trưởng của những thế hệ cũ.

Nền móng có được từ những ngày là sinh viên hoạt động chống Marcos đã củng cố thêm luận điệu chống Mỹ của Duterte, người đã từng chửi Obama là "thằng con, điếm" và đe dọa hạ cấp quan hệ trước đây giữa Manila và Washington.

Mới đây, các nhà kinh doanh đã kiến nghị Duterte loại bỏ những viên chức "cộng sản" khỏi chánh quyền của ông, với lý do họ chỉ chuyên về truyền bá tư tưởng cộng sản hơn là thi hành công vụ. Được tin rằng họ đã ám chỉ đến Bộ trưởng Lao động Silvestre Bello III và thứ trưởng-cựu lãnh đạo quân sự Joel Maglunsod-cả hai người đã thúc đẩy việc tăng mức lương tối thiểu lên 125 peso.

Tổng thống Duterte cũng đã bổ nhiệm hai ứng viên được CPP đề cử là giáo sư đại học Judy Taguiwalo và chính trị gia cánh tả Rafael Mariano, làm tổng thư ký bộ phúc lợi xã hội và cải cách như là một phần nỗ lực của mình để lôi kéo đảng cộng sản Phi CPP vào các cuộc đàm phán hòa bình ở Oslo nhằm kết thúc cuộc chiến 47 năm với cộng sản Philippines.


Lược sử,
Là con trai của một thống đốc, Duterte lớn lên với tình cảm dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ, càng trở nên rõ ràng hơn trong những năm đại học của mình khi ông nghiên cứu khoa học chính trị dưới hướng dẫn của Jose Maria Sison, 77 tuổi, người sáng lập CPP đã sống ở Hà Lan từ năm 1986 và thường gọi tổng thống Duterte là bạn.

Các bạn học cũ nhớ lại rằng ông cực lực phản đối nói tiếng Anh trong lớp học, ủng hộ xử dụng tiếng địa phương nhằm nâng cao dân tộc tính. Tốt nghiệp luật sư, Duterte lúc đó không phải là một thành viên của CPP (Cộng sản Phi) hay NDF (Mặt trận dân chủ Phi) nhưng ông được biết đến là người sắp xếp các cuộc tiếp xúc của nhà báo nước ngoài và các nhà lãnh đạo cộng sản trong những năm đầu thập niên 1980 khi CPP đang trên đỉnh cao.

Nhưng, khi được bầu là thị trưởng Davao đầu năm 1988, ông đã hăng hái xử dụng biệt đội Alsa Masa trong việc thanh toán tội phạm và các chiến binh của lực lượng NPA đã từng trốn thoát, nâng cao tổng số các thành viên của NPA bị tiêu diệt, được biết đến khoảng 104 người chỉ trong tháng 3/1987.

Động cơ của Duterte trong việc xử dụng và tài trợ cho Alsa Masa cũng không rõ ràng, có thể là hành động thanh trừng của chính đảng cộng sản Phi, Duterte có thể được sự ủng hộ của chính CPP trong cố gắng thanh trừng những thành viên bị coi là đi lệch khỏi đường lối chủ nghĩa Mao của đảng cộng sản Phi.

Luật pháp và trật tự luôn là ưu tiên chính của Duterte vì vậy không phải ngẫu nhiên khi ông được tái bổ nhiệm làm thị trưởng vào năm 2001, ông đã nhanh chóng thành lập đội DDS (Biệt đội tử thần Davao) nhằm thay thế nhóm Alsa Masa cũ kỹ. Trong năm kế đó, DDS được biết đã dính líu vào các vụ xử đẹp 1,400 tên tội phạm loại cắc ké-kiểu xử xã hội đen-kết quả của an ninh công cộng dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế mạnh hơn cho khu vực đồng thời cũng khẳng định vị thế của Duterte trong dân chúng.


Thị trưởng Duterte chưa bao giờ được phía Mỹ đề cao, tình trạng càng tệ hơn khi đại sứ quán Mỹ bị ông tố cáo đã giúp đỡ một người Mỹ trốn thoát trong khi bị cáo buộc chịu trách nhiệm về một vụ nổ bí ẩn ở một căn phòng khách sạn Davao vào 5/2002.

Trong khi chính quyền Obama, Liên Hiệp Quốc và chính phủ các nước phương Tây khác chỉ trích gay gắt đợt tàn sát mới nhất của Duterte mà ông đã khôn khéo tránh bị kéo sâu vào một trận chiến tiếng lóng thô tục hơn thì đồng thời ông cũng thật vui sướng hơn khi CPP trực tiếp ca ngợi Duterte về luận điệu chống Mỹ, nói rằng "tình hình bây giờ rất tốt cho một liên minh yêu nước giữa Duterte chống Mỹ và các lực lượng cách mạng và yêu nước". John McBeth

Chuyển ngữ 42.