Bối cảnh,
Đó là khoảng năm 1965-66, thời chiến tranh lạnh đang cao trào. Năm 1959 tổng htống Sukarno triển khai "lộ trình dân chủ" nhằm thay thế hệ thống điều hành đất nước gặp khó khăn sau khi độc lập từ Hoà Lan. Thời gian này, lực lượng quân đội 'chống cộng' và đảng cộng sản Indonesia (PKI-Partai Komunis Indonesia) gần như cân bằng quyền lực!
Năm 1965, Đảng cộng sản Indo tuyên bố là có 3,5 triệu (ba triệu rưỡi) đảng viên, nó được coi là đảng cộng sản lớn nhất tại một quốc gia không cộng sản. Nó khai thác những bất đồng trong dân chúng, áp lực tổng thống Sukarno tiến hành cải cách ruộng đất (giống Trung Quốc -Việt nam?). Khi chính phủ chậm trễ trong việc ccrđ, đảng cộng sản kích động dân chúng tự làm ccrđ. Đưa đến tình trạng bạo động ở những vùng như Đông Java, một phần vùng Bali.
Quân đội ngày càng nghi ngờ về khả năng cộng sản có thể nổi loạn, những nhóm tôn giáo thì nghi ngờ lập trường cuả cs về tôn giáo, họ sợ sẽ bị đẩy ra ngoài lề khi cs nắm quyền.
Năm 1965, ở Indonesia rộ lên tin đồn về một nhóm tướng lĩng quân đội cao cấp âm mưu đảo chánh, tình hình càng đáng lo ngại hơn khi Sukarno bị bịnh. Sáng sớm ngày 01/10/1965, một nhóm vũ trang đã bắt cóc rồi giết chết 6 vị tướng, 1 trung úy và thẩy xác xuống một giếng cạn ở Lubang Buaya tại Đông Jakarta. Nhóm này xưng tên là "nhóm 30/09" cầm đầu do trung tá Untung của Vệ binh Tổng thống (Cakrabirawa Presidential Guard) cùng một số sỹ quan bất mãn, họ chiếm đài phát thanh và phát đi những tuyên bố về một chính quyền cách mạng mới.
Đảng cộng sản Indo đã đứng sau cuộc đảo chính này, tướng Suharto là chỉ huy Lực lượng Tổng trừ bị đã nhanh chóng tiêu diệt nhóm 30/09, quân đội chính thức kết tội lực lượng cộng sản đã tổ chức đảo chánh và chính những tuyên truyền, lên án cuả quân đội đã dẫn đến cuộc tàn sát đảng cộng sản Indo sau này.
Biệt đội tử thần,
Quân đội Indo đóng vai chính trong vụ tàn sát này với sự giúp sức cuả các nhóm tôn giáo, các đảng phái chống cộng cùng các nhóm ủng hộ tổng thống Sukarno. Bạo lực giết chóc đã xảy ra nhiều nhất ở những nơi mà đảng cộng sản Indo hoạt động mạnh nhất như Java, Bali và Sumatra, đa số vụ giết chóc xảy ra khoảng từ tháng 10/1965 cho đến 03/1966.
Mặc dù tổng thống Sukarno không chịu chấp thuận đặt đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, nhưng tướng Suharto đã triển khai lực lượng biệt kích (Army Para Commando Unit RPKAD - sau này mang biệt danh 'Biệt đội tử thần') nhằm tìm và diệt thành viên đảng cộng sản Indo.
Ngoài quân đội, còn lực lượng Thanh niên Hồi giáo, một dạng dân quân vũ trang, Lực lượng Công giáo và lực lượng Dân quân không giáo phái, tất cả đều nhắm mục tiêu tàn sát đảng cộng sản Indo.
Nạn nhân,
Như trên đã biết, năm 1965 số đảng viên cuả cs Indo là 3,5 triệu người, ngoài ra nó còn khoảng 23,5 triệu thành viên trong các tổ chức trực thuộc và cảm tình viên. Theo ước tính, những người bị giết trong thời gian này vào khoảng 500,000 (năm trăm ngàn). Đặc biệt nhóm người gốc Hoa không bị nhắm giết trong toàn bộ chiến dịch này, thiệt hại phần lớn là các cơ sở thương mại hoặc kho tàng bị phá hủy, cháy!
"Thường thì các thành viên của đảng cs Indo và các tổ chức liên đới của nó đôi khi được báo cáo trực tiếp cho các cơ quan hữu trách khi bị bắt giữ, nhưng nhiều người khác bị bắt giữ tại nhà của họ bởi quân đội hoặc lực lượng dân quân vũ trang tôn giáo để thẩm vấn, thường là tra tấn. Họ bị giam giữ trong các nhà tù tạm thời và sau đó đưa vô rừng rồi bị thủ tiêu bằng dao, gậy, lưỡi lê, súng ống hay bị đánh chết. Xác họ bị vùi tại những ngôi mộ tập thể, hoặc xác chết bị vứt xuống biển, hang động, sông lớn, trong vài trường hợp xác vứt trên đường phố hoặc bị cắt xẻo và treo lên như một hình thức nhằm khủng bố tinh thần những người phe cộng sản. Sau khi chế độ Suharto chấm dứt, cho đến cuối năm 1990 người ta vẫn còn tìm thấy mộ tập thể rải rác.
Ngoài số 500,000 người cs và cảm tình với cs bị giết, còn khoảng từ 600,000-750,000 người bị bắt giam, có trường hợp bị giam giữ đến 30 năm! Quân đội đã phân loại tù nhân thành ba nhóm,
Nhóm A, những đảng viên cao cấp cuả đảng cs, những người có liên quan đến vụ chính biến 30/09, toàn bộ số này bị giam giữ cho đến khi toà án quân sự được thiết lập, không ai được ân giảm, phần lớn bị tử hình.
Nhóm B, những người đảng viên cộng sản cấp thấp được biết không liên quan đến vụ binh biến, bị đày đi những vùng kinh tế mới, hoàn toàn biệt lập với cộng đồng, một số tù khổ sai được dùng trong xây dựng cơ sở hạ tầng như làm đường xá.
Nhóm C, những cảm tình viên, những người ủng hộ các tổ chức ngoại biên cuả đảng cs Indo (có 26 tổ chức như thế) họ bị giam giữ gần nhà, gia đình có thể giúp đỡ đồ dùng, thực phẩm cho họ, họ được trả tự do năm 1972, bị cấm bầu cử, hạn chế nghề nghiệp, hạn chế di chuyển và phải đăng ký quản lý tại địa phương!
Từ sau 1980 trở đi, sau khi hầu hết những tù nhân chính trị được phóng thích, chính quyền Indo cho đến ngày nay vẫn áp dụng chính sách thanh lọc. Con và cháu cuả những người có dính líu tới vụ binh biến 30/09 bị cấm làm việc trong một số ngành nghề như báo chí, giáo viên, luật sư, công chức và quân đội!
Nhân chứng,
Rất ít người nói về chuyện này, cho dù hầu hết người Indo, đặc biệt là ở Bali và Đông Java đều chứng kiến, cho đến 1998 sau chế độ Suharto chỉ vài tài liệu cuả những người sống sót kể về những gì họ chứng kiến trong thời điểm 1965-66.
Pipit Rochijat, kỹ sư cơ khí mô tả về giết chóc ở Kediri, East Java.
Vào thời điểm đó Rochijat là sinh viên, ông chứng kiến vụ giết người, trong đó những người bạn của mình tham gia. Ông nhớ lại rằng các binh sĩ cùng các nhóm thanh niên dân tộc và tôn giáo, trong đó có các thanh niên từ các trường nội trú Hồi giáo, bao quanh một ngôi làng bị tình nghi là cộng sản như Pare ở Đông Java. Ngày hôm sau bạn sẽ thấy các xác chết, đôi khi bị cắt xẻo, trôi nổi trên sông Brantas thường là bị trói hoặc xuyên bằng gậy tre để xác sẽ nổi và được nhìn thấy. Ông cũng nhắc lại trên dọc đường phiá Tây Kediri, đầu người (đảng viên cs Indo) và bộ phận sinh dục nam treo tòng teng dọc đường! Một thành viên giấu tên cuả Lực lượng thanh niên cánh tả-có thể là Pemuda Rakyat, người đã may mắn thoát chết-đã xuất bản hồi ức về cuộc chém giết này tên "bên giòng Brantas" (By the Banks of the Brantas).
Kết,
Từ đó đến nay, vụ tàn sát người cộng sản Indo 1965-66 được ghi trong sách giáo khoa như là một phần trong biến cố tiêu diệt đảng cộng sản Indo, tổ chức bị kết tội đã gây ra biến cố 30/09, đã giết chết bảy vị tử sỹ, những người mà sau này được tôn vinh và tạc tượng thờ như các thánh tử đạo của Indo. Tượng đài cuả họ (The Sacred Pancasila Monument) được xây dựng để tưởng nhớ 7 người đã chết trong biến cố 30/09.
Nhiều tổ chức nhân quyền đã đề nghị phải coi vụ tàn sát này như tội diệt chủng, nhưng theo các cơ sở định nghiã cuả LHQ, giết người vì liên quan đến những mục tiêu chính trị thì không được kể là diệt chủng!
Ngược với những ý kiến trên, Yusuf Hasyim, đồng sáng lập viên liên minh chống cộng Indo, trong hai năm 2001 và 2003 đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm vạch trần đảng cộng sản Indo nhằm tố cáo sự man rợ và phản bội cuả nó! Nhà thơ Taufiq Ismail, với nhiều bài thơ chống cộng trong thời điểm 1966, thời mà ông tham gia trong phong trào sinh viên chống cộng, đã xuất bản nhiều tài liệu tố giác tội ác cuả đảng cộng sản Indo trong lịch sử, đã luôn khẵng định là "Indo đã may mắn được cứu khỏi nạn cộng sản".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét