Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Điệp vụ trong bóng tối - Chiến dịch Thượng đế phẫn nộ #2

Chiến dịch Mùa Xuân của Tuổi Trẻ (Operation Spring of Youth)
Sau những vụ ám sát liên tục, người Palestine đề phòng và bảo vệ cẩn mật hơn, nên Mossad cũng đồng thời thay đổi chiến thuật, Chiến Dịch Mùa Xuân của Tuổi Trẻ (Operation Spring of Youth) ra đời nằm trong bối cảnh này. Chiến dịch Mùa Xuân của Tuổi Trẻ chỉ là một phần nhỏ nằm trong chiến dịch Thượng Đế phẫn nộ.


Mục tiêu là 3 thành viên cấp cao của PLO sống trong một toà nhà 6 tầng được canh gác chặt chẽ ở thủ đô Beirut của Li Băng. Ở Lebanon lực lượng Palestin gần như làm chủ khu phố và có nhiều căn cứ. Mục tiêu ngoài việc gởi thông điệp cho PLO biết rằng 'không ở đâu mà bàn tay Do Thái không với tới' thì chính là 3 thành viên cao cấp: Chiến lược gia Muhammad Youssef al-Najjar, Kamal Adwan thành viên cao cấp của PLO và Kamal Nasser phát ngôn nhân của PLO.

Nhóm lính cảm tử Do Thái được thành lập từ các đơn vị là Sayeret Matkal/Biệt kích, Shayetet 13/Biệt hải và Tzanhanim/Nhảy dù, tên của nhóm được gọi đơm giản là Unit.

Đêm 9-4-1973, nhóm lính cảm tử Do Thái xuất phát từ một chiến hạm trang bị hoả tiễn đậu ngoài khơi bờ biển Li Băng, đơm vị cảm tử dùng thuyền cao su vào bờ. Trên bờ đã có điệp viên Mossad chờ sẵn, với 3 chiếc xe đã thuê ngày hôm trước, chở tất cả vào thủ đô Beirut, những lính cảm tử mặc thường phục và cũng có người hoá trang giả làm phụ nữ.

Tiếp cận toà nhà, vào lúc 1:42 sáng, sau khi bắn chết một cảnh vệ PLO, họ đồng loạt đặt chất nổ và cùng lúc phá tung cửa phòng của ba nhân vật PLO trên, xông vào và bắn chết tại chỗ cả ba người.

Quân Do Thái đồng thời tung một nhóm khác đánh vào văn phòng đại diện MTGP Palestin nhằm đánh lạc hướng, gặp sự kháng cự, nhưng họ cũng hoàn thành nhiệm vụ, và còn phá hủy một trạm xăng và một cơ sở sản xuất vũ khí của địch. Trong trận đụng độ, 2 cảnh sát Li Băng, vợ của Najjar, 1 công dân Ý và khoảng 10 người Palestine bị thiệt mạng. Phía Do Thái có 2 người hy sinh, những người khác rút lui an toàn. Toàn bộ chiến dịch Mùa Xuân của Tuổi Trẻ chỉ diễn ra chưa tới 30 phút, các thành viên chiến dịch rút về chiến hạm và về Do Thái ngay đêm đó. Khi bình minh chiếu sáng thành phố Beirut mọi người mới bàng hoàng thấy hết những tàn phá của trận đánh đêm trước.

Thất bại trong vụ hạ sát Salameh

Ali Hassan Salameh, biệt danh Red Prince/Hoàng tử đỏ người được cho là đầu não đã thiết kế và tiến hành kế hoạch Olympic72, ban đầu Mossad đã lùng sục khắp châu Âu nhằm tìm dấu vết của y, không ai biết rõ mặt, hay nơi trú ngụ của Salameh. Bản thân Salameh cũng rất cảnh giác, không bao giờ ở một chỗ quá lâu, di chuyển đi bất ngờ không cho ai biết, kể cả những cận vệ thân tín!

Ali Hassan Salameh
Sau thời gian dài truy lùng, ngày 14-7-73 Mossad nhận được tin một thành viên cấp thấp của PLO có nhiệm vụ đi gặp Salameh đang sống tại một thị trấn nhỏ tên Lillehammer của Nauy, 5 ngày sau Mossad tung 14 thành viên của đội ám sát đi Nauy, trong suốt 2 ngày liên tiếp, nhóm đã tiếp cận và thậm chí khi Salameh bơi trong hồ tắm công cộng, một thành viên Mossad đã bơi gần để nghe thử ngôn ngữ của Salameh và có báo cáo là y nói giống những từ Ảrap, các thành viên trong nhóm đã qúa phấn khởi nên mắc lỗi lầm ngay cả khi một nữ trinh sát trẻ trong nhóm theo dõi đã báo động là người đang được theo dõi nhìn không giống lắm với Salameh! bỏ ngoài tai ý kiến đó, lệnh thanh toán mục tiêu bắt đầu.

Ngày 21-7-1973, một người Ma Rốc làm bồi bàn, sau khi coi phim với người bạn gái tóc vàng đang có thai 7 tháng, vừa bước xuống khỏi xe bus, hai người đàn ông trùm mặt bước xuống từ một chiếc xe hơi, bắn 14 phát ở cự ly gần và nạn nhân chết tại chỗ ngay trước mặt người vợ, toán ám sát Mossad đã bắn chết Ahmed Bouchiki là người không có liên hệ gì tới vụ thảm sát Olympic và với Tháng Chín Đen cả, và càng xui hơn khi rút lui, một cảnh sát đã ghi được số xe của nhóm, lỗi lầm nối tiếp của nhóm là sáng hôm sau đã dùng đúng chiếc xe này để ra sân bay nhằm tẩu thoát khỏi Nauy, 6 thành viên Mossad bị Na Uy bắt giữ, riêng người chỉ huy tên Michael Harari đã tìm các trốn thoát, 5 người còn lại bị tống giam về tội giết người.

Vụ Mossad giết lầm người làm cho thế giới phẫn nộ và lên án Do Thái, chính từ những điều tra của cảnh sát Nauy thế giới mới biết đến sự tồn tại của chiến dịch Wrath of God/Thượng đế phẫn nộ. Từ những tai tiếng đó nên thủ tướng Golda Meir ra lịnh hủy bỏ chiến dịch Wrath of God, tuy nhiên Mossad vẫn tiếp tục truy lùng Salameh.

Vào tháng 1 năm 1974, được tin Salameh sẽ đến Thụy Sĩ để gặp thủ lãnh Yasser Arafat của PLO tại một nhà thờ vào ngày 12-1-1974. Gián điệp Mossad triển khai phương án đến Thuỵ Sĩ. Hai sát thủ Mossad đột nhập vào nhà thờ trong lúc 3 người Á Rập đang hội họp. Một tên Á Rập rút súng nhưng tức khắc bị bắn hạ tất cả. Lục soát nhà thờ, không thấy Salameh đâu cả, nên toán Mossad liền tẩu thoát. Một lần nữa, gián điệp Do Thái lại thất bại trong việc tìm giết thủ phạm Salameh.

Sau đó không lâu, 3 điệp viên Mossad bay đến Luân Đôn, Anh quốc, để gặp một 'người đưa tin' hứa sẽ cung cấp tin tức về Salameh, nhưng người đưa tin không đến, các sát thủ Do Thái biết rằng họ đã bị lộ. Cùng thời gian này, một thiếu nữ tuyệt sắc khêu gợi, đã quyến rũ được một trong 3 điệp viên Mossad đến khách sạn Europa với cô, và anh ta bị bắn hạ tại phòng ngủ của khách sạn. Nguồn tin địa phương cho biết, đó là một nữ sát thủ chuyên nghiệp, giết mướn độc lập. Nhóm đã không tìm ra manh mối của người đã thuê nữ sát thủ đã giết đồng đội. Không lâu sau đó, thiếu nữ bị giết chết gần nhà của cô. Toán Mossad này bị kỷ luật, vì không tuân lịnh ngừng chiến dịch, và hành động ngoài mục đích, lại thêm một lần thất bại nữa.
Mãi đến 5 năm sau, dưới thời thủ tướng Menachem Begin của Do Thái, chiến dịch tìm diệt Salameh mới lại tiếp tục.

Theo những nguồn tin không chính thức, Salameh đã được CIA xử dụng như là người liên lạc giữa Hoa Kỳ và Tổ Chức Giải Phóng Palestine (PLO), nên được CIA bảo vệ từ năm 1970 cho đến ngày chết 22-1-1979.

Ali Hassan Salameh thuộc gia đình giàu có, nhiều quyền lực, xài tiền rộng rãi thích gái đẹp tóc vàng và chơi xe hơi thể thao đắt tiền, có 2 vợ và 2 con trai, được gọi là Hoàng Tử Đỏ (Red Prince). Salameh cưới vợ 2, vốn là một hoa hậu hoàn vũ năm 1971. Đi hưởng tuần trăng mật ở Hawaii, rồi đến sống tại khu Disneyland, California. Đến tháng 8 năm 1978, khi vợ có thai, Salameh trở về Beirut, Li Băng.

Georgina Rizk, hoa hậu hoàn vũ
Mỹ nhân xuất hiện

Khoảng tháng 10-1978, một thiếu nữ với giọng Anh chuẩn, mướn một căn hộ ngay gần khu Salameh ở, tự giới thiệu mình là một nghệ sỹ hội họa lập dị, hầu như hàng ngày, lúc rảnh rỗi hàng xóm thấy cô hay ra ban công ngồi vẽ tranh hoặc ca hát với những chú mèo quẩn quanh, với vỏ bọc như thế, cô ghi nhận từng chi tiết thói quen đi lại, thời khoá biểu sinh hoạt của Salameh chi li đến từng phút.

Penelope là tên gọi khác của Erika Mary Chambers, sinh ngày 6-7-1952 tại thành phố Liverpool, Anh quốc. Tốt nghiệp đại học năm 1974. Penelope đến Beirut với thông hành mang quốc tịch Anh, lý lịch tốt nghiệp đại học Southampton, làm việc cho một tổ chức từ thiện có trụ sở tại Luân Đôn, đến công tác giúp đỡ những trẻ em trong trại tỵ nạn của người Palestine, nơi mà Ali Hassan Salameh thường đến ủy lạo và giúp đỡ trẻ em trong trại. Penelope tiếp cận và làm quen dễ dàng với Salameh, nắm được thói quen của đối tượng, đó là thói quen thường hay đến thăm nhà mẹ vợ vào chiều thứ bảy cuối tuần.

Vào lúc 3giờ 35 chiều ngày 22-1-1979, trong khi Penelope từ ban công đang lơ đãng quan sát đường phố bên dưới, đoàn xe 2 chiếc Chevrolet wagon trên đó có Salameh và 4 cận vệ bắt đầu lên đường đến dự tiệc sinh nhật mẹ vợ ở khu phố Ghobari. Khi chiếc xe của Salameh và các cận vệ đi sát chiếc Volswagen Bug đậu sẵn bên đường, khoảng 100lbs chất nổ nhồi sẵn trong xe phát nổ, 4 cận vệ chết tại chỗ, Salameh bị mảnh thép cắm vào đầu và chết sau đó trong bệnh viện, năm đó Salameh được 38 tuổi, đồng thời cũng có 4 nạn nhân dân sự bị chết trong sự kiện này. Sau này, chính một trong những điệp viên trong nhóm đã xác nhận là Penelope kích nổ chiếc Vols. Bug này.

Hàng xóm sau này kể lại, sau vụ vổ Penelope nói với mọi người là cô sợ ở căn hộ không an toàn nên muốn mướn khách sạn ở cho yên tâm, với lý do này cô biến mất từ đó! Cũng như toàn bộ những thành viên của Mossad hoàn toàn biến mất, không để lại một dấu vết nào. Đó là cơ sở sau này Mossad mạnh miệng chối về hành động ám sát này.

Người đẹp cùng tên Penelope Cruz không dính gì đến Mossad.
Mossad đã gần như hoàn toàn tiêu diệt tất cả những ai mà họ tin là có dính líu đến vụ Olympic72, ngay cả 2 trong ba tên khủng bố được Đức trao đổi trong vụ cướp máy bay Lufthansa, một tên bị giết khi trốn tại Lebanon, tên kia bị giết ở một khu đâu đó tại vùng vịnh, chỉ còn một tên được biết là còn trốn tránh mà không ai biết hiện giờ ở đâu.

Tổng hợp 42,

Điệp vụ trong bóng tối - Chiến dịch Thượng đế phẫn nộ #1

Cuộc thảm sát Olympic Munich năm 1972

Cuộc thảm sát xảy ra vào tuần thứ nhì diễn ra Thế Vận Hội Mùa Hè năm 1972 ở Munich, Tây Đức, khi các lực sĩ Do Thái bị tấn công bởi Tổ Chức Tháng Chín Đen (Black September Organization-BSO), một nhóm vũ trang thuộc tổ chức Fatah của Yasser Arafat, kết quả là 11 vận động viên Do Thái bị giết.

Vào ngày 5-9-1972 lúc 4g 30 sáng, 5 tên khủng bố Palestine trùm mặt nạ đen, leo qua hàng rào dây xích, xâm nhập vào Làng Thế Vận, nhiều người trông thấy nhưng họ cho đó là việc bình thường, vì nhiều lực sĩ ra vào theo cách đó, súng AK được dấu trong các túi thể thao đeo ngang người cùng với súng ngắn K54 của Nga và lựu đạn,  3 người bên trong đến nhập bọn, họ dùng chìa khoá đánh cắp được xâm nhập vào 2 phòng ở của các lực sĩ Do Thái.

Tại phòng ở số 1 dành cho huấn luyện viên và trọng tài, trọng tài môn đô vật Do Thái, Yossef Gutfreund nghe tiếng động ngoài cửa bèn bước ra xem, trước mặt ông là một người trùm mặt nạ đen tay lăm lăm AK, ông la lớn nhằm báo động cho mọi người trong phòng, miệng la tay vớ cặp tạ nặng 135kg ném về phía tên khủng bố. Nhờ báo động và hành động của Gutfreund, trưởng đoàn lực sĩ Do Thái Tuvia Sokolovsky có đủ thời gian đập vỡ cửa sổ trốn thoát, đội trưởng lực sĩ đô vật Moshe Weinberg đánh nhau với khủng bố và bị bắn vào cằm, sau khi bị thương ông bị bọn khủng bố bắt dẫn đi chỉ chỗ của các vận động viên còn lại.

Ông Weinberg đã dắt bọn khủng bố đi ngang qua phòng ở số 2 và nói dối là phòng đó không có vận động viên người Do Thái, dẫn bọn khủng bố tới phòng số 3, là phòng dành cho vận động viên cử tạ với hy vọng là trong phòng toàn những thanh niên mạnh mẽ có thể có cơ hội chống lại hay chế ngự bọn khủng bố, rất không may toàn bộ đang say ngủ và bị khống chế dễ dàng.

Trong lúc dẫn giải nhóm 6 người vđv cử tạ từ phòng số 3 trở lại phòng hlv, ông Weinberg tuy bị thương ở cằm nhưng thêm lần nữa tấn công bọn khủng bố, ông đã đánh bất tỉnh một tên, đâm chết một tên bằng con dao cắt trái cây trước khi bị bắn chết tại chỗ, đồng thời lực sĩ cử tạ Yossef Romano một cựu chiến binh thời 'cuộc chiến 6 ngày' cũng tấn công làm bị thương một tên trước khi bị bọn chúng bắn chết. (theo New York Time số 12-2015, bọn khủng bố đã trả thù bằng cách cắt chim của Romano sau khi bắn anh ta)

Cuối cùng những tên khủng bố đã chế ngự được 9 lực sĩ Do Thái và bắt họ làm con tin.

Đến 9giờ 30 sáng, nhóm khủng bố tự nhận là thành viên của Tổ chức Tháng Chín đen và đưa ra những yêu sách để trao đổi con tin:
- Nhà nước Do Thái phải thả 234 tù nhân người Palestine.
- Chính phủ Đức phải cung cấp phương tiện và bảo đảm an toàn để nhóm rời Tây Đức.
Sau những giờ thương lượng căng thẳng, nhóm khủng bố chấp nhận một kế hoạch:
- Nhóm khủng bố được trực thăng đưa đến phi trường nằm trong căn cứ NATO ở Firstenfeldbruck, ở đó, một phi cơ sẽ đưa họ đến Cairo, thủ đô Ai Cập.
- Những con tin Do Thái sẽ được xe bus đưa đến 2 chiếc trực thăng, để đến căn cứ NATO.

Trong khi di chuyển, cảnh sát Tây Đức mới phát giác ra là có đến 8 tên khủng bố, chứ không phải 5 tên, mà các tay súng bắn tỉa đã được lên kế hoạch triệt hạ tại phi trường, vậy là có 3 tên  không nằm trong mục tiêu triệt hạ và đó chính là đầu mối gây ra cuộc thảm sát sau này.

Lúc 10giờ tối, tại căn cứ NATO, các xạ thủ bắn tỉa đã hạ toàn bộ 5 tên khủng bố đúng theo kế hoạch. Lúc 11giờ tối, khi nghe tin 5 tên khủng bố bị bắn hạ, các cơ quan truyền thông loan tin vội vàng đã nhầm lẫn là các con tin Do Thái đã được cứu thoát. Khoảng 1 giờ sau, 3 tên khủng bố còn lại dùng lựu đạn cho nổ một chiếc trực thăng, 9 vận động viên Do Thái ở chiếc trực thăng còn lại, bị lôi ra bắn chết từng người một. Đến 3 giờ sáng hôm sau, phóng viên Thế Vận Hội của đài ABC Jim McKay mắt ứa lệ trên truyền hình thông báo: “Họ chết tất cả”!

Ba tên khủng bố còn lại bị bắt giữ, thế nhưng sự việc chưa kết thúc. Đó là ngày 29-10-1972, một nhóm Palestine khác cướp chiếc phi cơ của hãng hàng không Lufthansa số hiệu 615 và đòi chính phủ Đức phải thả 3 tên khủng bố, Đức phải thả 3 tên đó trước sự giận dữ của người Do Thái.

Một thành viên khủng bố Tháng 9 đen.
Chiến dịch Thượng Đế phẫn nộ (Operation Wrath of God)

Sau vụ 11 lực sĩ Do Thái bị giết 3 ngày, Do Thái tung phi đội máy bay đánh bom 10 căn cứ của PLO trên các nước Syria và Lebanon, nữ Thủ tướng Golda Meir triệu tập tướng Aharon Yariv, cố vấn của thủ tướng về chống khủng bố, cùng với bộ trưởng quốc phòng Moshe Dayan (Độc Nhãn) và giám đốc Mossad là Zvi Zamir thành lập một nhóm đặc biệt gọi là Uỷ ban X (Committee X).

Từ đây, ủy ban đã thành lập Chiến dịch Thượng Đế phẫn nộ (Operation Wrath of God) ra lịnh cho Mossad tiến hành lập danh sách, truy lùng tất cả những cá nhân trực tiếp hay gián tiếp liên hệ đến vụ thảm sát, tiêu diệt tất cả các thủ phạm lên quan! Chiến dịch này được biết tồn tại và hoạt động khoảng 7 năm từ 1972-79.

Công việc đầu tiên là lập danh sách tìm diệt, với sự trợ giúp của những điệp viên Palestine trong Tổ Chức Giải Phóng Palestine (PLO) nằm vùng làm việc cho Mossad, và các tổ chức gián điệp đồng minh của Do Thái tại Âu châu, cho đến nay không ai biết chính xác danh sách đã có bao nhiêu người nhưng phỏng đoán cuối cùng là khoảng 20-35 người nằm trong danh sách được xem như sổ đoạn trường đã thành lập, gồm những người có liên quan đến nhóm Tháng 9 đen và lãnh đạo PLO.

Chiến dịch Lưỡi Lê (Operation Bayonet) là một tên gọi khác của Operation Wrath of God. Sở dĩ có tên chiến dịch lưỡi lê này bởi vì nó được thực hiện bởi một nhóm sát thủ huấn luyện đặc biệt, có tên mật mã là "kidon = lưỡi lê" trong tiếng Hebrew.

Sơ lược về tổ chức của một biệt đội ám sát:
Một biệt đội Mossad gồm khoảng 15 thành viên, được chia làm 5 nhóm, thường dùng tên chữ cái của bảng chữ Hebrew để phân biệt nhiệm vụ bao gồm,
"Aleph" gồm hai sát thủ được đào tạo chuyên nghiệp. "Bet" là hai bảo vệ luôn như hình với bóng theo bảo vệ cho Aleph. "Het" là hai thành viên sẽ lo phần ngoại vụ cho toàn phần còn lại của nhóm như thuê phòng khách sạn, căn hộ, mướn xe hơi, và linh tinh. "Ayin" có nhiệm vụ giữ, tổ chức liên lạc giữa nhóm sáu và tám người trên hình thành xương sống của mọi hoạt động, theo dõi mục tiêu và thiết lập sẵn lối thoát cho các thành viên của Aleph và Bet và cuối cùng là "Qoph" gồm hai thành viên đặc trách về mật mã, thông tin liên lạc.



Các thủ phạm đền tội

Mục tiêu đầu tiên là Abdel Wael Zwaiter, làm thông dịch tại đsq Libya và là thành viên hoạt động của PLO ở Ý. Ngày 16-10-1972, hai thành viên Mossad phục kích tại nhà riêng của Zwaiter tại Rome chờ ông trở về nhà ăn tối, khi ông vào nhà đã nã 11 phát đạn vào thành viên Tháng Chín Đen này, mỗi phát đạn là để báo thù cho một vận động viên của 11 người bị sát hại ở Olympic Munich 1972, sau khi giết chết Zwaiter các thành viên Mossad biến đi như những bóng ma. (Các thành viên của PLO cho rằng ông này chết oan vì không có gì chứng minh rằng ông có liên hệ với vụ không tặc thất bại máy bay của Israel Airlines trước đó)

Thủ phạm thứ hai, Tiến sĩ Mahmoud Hamshari đại diện Palestine ở Paris, lãnh tụ Tháng Chín Đen ở Pháp, vì đặc thù công việc, ông luôn phải tiếp xúc với giới phóng viên. Một điệp viên Mossad giả danh là một nhà báo Ý, sau vài lần tiếp xúc đã dụ được ông ra khỏi căn hộ, một nhóm chuyên viên đột nhập và gài mìn vào bàn làm việc để điện thoại của ông, ngày 8-12-1972 chờ khi vợ con ông ra khỏi nhà, người điệp viên này gọi điện thoại về căn hộ của đương sự để chắc chắn là nói chuyện với ông, khi Hamshari nhấc máy lên vừa kịp trả lời xác nhận thì chiếc bàn nổ tung do một tín hiệu gởi theo đường dây kích hoạt. Hamshari bị thương nặng và chết sau đó vài tuần, ông còn đủ tỉnh táo để kể lại mọi chuyện trước khi chết.

Vụ thanh toán thứ ba xảy ra ở London. Một thành viên Palestine có tên trong danh sách tìm diệt đã bị ai đó đứng sau lưng, xô anh ta xuống đường rầy xe điện chưa kịp ngừng ở trạm chính trong giờ cao điểm, hành khách đông đảo đang đứng chờ để lên xe.

Vụ ám sát thứ tư, đêm 24-1-1973, Hussein al-Bashir người Jordan, lãnh tụ Tháng Chín Đen ở Cyprus, khi vói tay tắt ngọn đèn ngủ cũng đồng thời kích nổ quả bom cài sẵn dưới giường phát nổ, xác anh ta tan nát và đồng thời phá hỏng cả căn phòng trong khách sạn Nicosca, Cyprus. Thủ phạm không để lại dấu vết nào cả và đương nhiên là Mossad phủ nhận việc ám sát này.

Vào ngày 06 tháng tư năm 1973, Basil al-Kubaissi, một giáo sư luật tại Đại học Hoa Kỳ ở Beirut bị Mossad nghi ngờ là đầu mối cung cấp vũ khí cho nhóm Tháng 9 đen cũng như có tham dự vào những âm mưu khác của PLO đã bị bắn chết tại Paris trên đường về nhà ăn tối, cũng như trong vụ ám sát trước đó, ông đã bị bắn 11 lần bởi hai điệp viên Mossad.

Chỉ huy nhóm Tháng 9 đen bị hạ tại phi trường Đức.
Tổng hợp 42,

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Ne Me Quitte Pas

Ne Me Quitte Pas, viên ngọc trai từ đoạn kết cay đắng một cuộc tình!

Jacques Brel, tên đầy đủ là Jacques Romain Georges Brel, chào đời tại Brussels Bỉ, trong một gia đình Công giáo trung lưu, nói tiếng Pháp. Cùng với anh trai, Jacques Brel được cho theo học trường đạo nổi tiếng, nhưng không hiểu sao, Jacques Brel bị mô tả là một trong học sinh tệ, dốt về rất cả mọi môn, trừ thơ văn và kịch nghệ; cậu là một trong những học sinh đã đứng ra thành lập Saint-Louis College Drama Club.

Năm 15 tuổi, Jacques Brel bắt đầu chơi guitar, và qua năm sau khởi sự sáng tác kịch bản cho nhóm kịch của mình. Với tất cả điều đó cũng không đủ giữ Jacques Brel ở lại ghế nhà trường. Năm 1947, vào tuổi 18, Jacques Brel bỏ học, tới làm việc tại xưởng sản xuất thùng giấy của cha.

Để quên đi những nhàm chán trong công việc hàng ngày, Jacques Brel gia nhập La Franche Cordée, một tổ chức nhân đạo của giới trẻ Công giáo. Năm 1949, Jacques Brel trở thành người lãnh đạo La Franche Cordée và đã dựng nhiều vở kịch để tổ chức trình diễn gây quỹ, trong đó có vở Le Petit Prince của Saint Exupéry, thời gian hoạt động trong La Franche Cordée, Jacques Brel gặp gỡ Thérèse Michielsen, thường được gọi một cách thân mật là “Miche”. Tháng 6/1950, hai người kết hôn và cuối năm sau, bé gái Chantal ra chào đời, năm 1953 ông và gia đình đến Paris, thời gian đầu, Jacques Brel kiếm sống bằng nghề dạy đàn guitar và đàn hát trong các quán nhạc.

Đầu năm 1954, Jacques Brel tham gia cuộc thi viết ca khúc Grand Prix de la Chanson với kết quả thật thảm hại, đứng hạng 27/28 tác giả dự thi. Nhưng ở đời mấy ai học được chữ ngờ, Juliette Gréco, nữ minh tinh kiêm ca sĩ nổi tiếng của Pháp thời bấy giờ, lại chọn một ca khúc của Jacques Brel, bản Le Diable, đưa vào chương trình biểu diễn của mình tại đại hí viện Olympia, và sau đó thu đĩa. Nhờ vậy tên tuổi của Jacques Brel được giới thưởng ngoạn biết tới. Tháng 7 năm đó, Jacques Brel được trình diễn tại Olympia, và tới cuối năm, hãng đĩa Philips Records cho phát hành album đầu tay của chàng Jacques Brel et ses Chansons. Đường danh vọng của chàng ca nhạc sĩ bắt đầu từ đây.

Tháng 2, 1958, khi đã nổi tiếng, vì phải đi lưu diễn quanh năm, Jacques Brel quyết định đưa Miche và hai bé gái Chantal, France về Bỉ sống với gia đình. Lúc ấy, Miche đang mang thai, và tới tháng 8 cho ra chào đời cô con gái thứ ba, Isabelle.

Jacques Brel ở lại Paris, chàng mướn một căn phòng nhỏ gần quảng trường Place de Clichy, nơi hiếm họa chàng mới trở về đặt lưng, bởi mỗi khi không phải đi lưu diễn, Jacques Brel thường “đóng đô” tại apartement của cô nhân tình Suzanne Gabriello ở khu nghệ sĩ Montmartre.

Suzanne Gabriello (1932-1992), là nữ diễn viên kiêm ca sĩ Pháp, con gái của nam diễn viên André Gabriello.

Năm 1953, khi Jacques Brel mới chân ướt chân ráo tới Paris, Suzanne Gabriello đã là một MC nổi tiếng tại đại hí viện Olympia, và qua năm 1954 đã tận tình lăng-xê Jacques Brel khi chàng xuất hiện lần đầu tiên trên sân khấu hí viện này, năm 1955 hai người bắt đầu cặp kè thân mật và chia tay nhau năm 1959.


Ca khúc Ne Me Quitte Pas, tức đoạn kết cay đắng của cuộc tình Jacques Brel – Suzanne Gabriello.

Trở lại thời gian đầu, sau khi Jacques Brel đưa vợ con trở về Bỉ sống với gia đình, chàng chung sống không chính thức với Suzanne “Zizou” Gabriello tại apartement của nàng; ít lâu sau, nàng… có thai.

Là một tên tuổi nổi tiếng trong làng ca nhạc Pháp, “Zizou” không chấp nhận việc có một đứa con không cha, nên yêu cầu Jacques Brel phải công khai. Jacques Brel từ chối cho nên Suzanne đã phải phá thai, và… đá chàng ra khỏi cửa!

Hiểu một cách chính xác, Jacques Brel đã từng đề nghị ly dị, nhưng Miche dứt khoái từ chối, Miche nói với chồng: “Người ta yêu nhiều người là chuyện thường. Anh đang sống với ...., được ngày nào biết ngày ấy thôi. Nhưng anh và em, chúng ta là của nhau suốt đời.”

Jacques Brel ân hận, hối tiếc, nhưng đã quá muộn. Một ngày nọ, ngồi trong quán rượu Au Rêve (Giấc Mộng) dưới chân đồi Montmartre, nơi mà chàng có thể nhìn thấy apartement của Suzanne trên con dốc đối diện, Jacques Brel viết bản Ne Me Quitte Pas. Nhạc phẩm được Jacques Brel trình bày lần đầu tiên và thu đĩa vào tháng 9, 1959.

Nội dung của Ne Me Quitte Pas (Xin Đừng bỏ Anh) là những lời khẩn khoản, van xin nguời yêu đừng bỏ ra đi, và hứa hẹn những điều điên khùng, đẹp đẽ nhất, đẹp tới mức xưa nay chưa hề có, và mai sau cũng chẳng có bao giờ. Thế nhưng, như đoạn kết của ca khúc cho biết, người yêu vẫn nhất quyết ra đi.

Cho dù Ne Me Quitte Pas đã được liệt vào hàng love song classic (tình khúc để đời), nhưng trong cuộc phỏng vấn sau cùng, Jacques Brel vẫn không nhìn nhận đây là một tình khúc mà chỉ xem đó như một ca khúc viết về sự đểu giả và hèn nhát của đàn ông.

Về phần Suzanne “Zizou” Gabriello, sau này lập gia đình với đạo diễn kịch nghệ Guy Lauzin, được một con gái, và qua đời vì ung thư vào năm 1992, tuổi 60.

Ít lâu trước khi qua đời, khi được phỏng vấn, bà vẫn không nhận mình là đối tượng trong ca khúc Ne Me Quitte Pas, và nói rằng ca khúc này được Jacques Brel viết cho nữ giới một cách chung chung, thế nhưng với hậu thế, tình khúc để đời Ne Me Quitte Pas được Jacques Brel viết riêng cho Suzanne Gabriello đã được khẳng định, bởi hầu như lần nào hát bản này, Jacques Brel cũng khóc!

Tái bút,
Nói cho hết chuyện, trong khi trọn nghĩa vợ chồng, Jacques Brel lại có lắm tình riêng, chàng có sức thu hút đặc biệt, trước ống kính máy quay phim, trên sân khấu ca nhạc cũng như ở đời thường.

Hai năm sau khi chia tay Suzanne Gabriello, Jacques Brel bắt đầu cuộc tình với Sylvie Rivet – cuộc tình mà tác giả Olivier Todd, người viết tiểu sử Jacques Brel, đã gọi là cuộc hôn nhân thứ hai mặc dù Jacques Brel và Miche chưa bao giờ ly dị.

Sylvie Rivet, kém Jacques Brel ba tuổi, nguyên là đại diện báo chí của hãng đĩa Philips Records, xinh đẹp, đằm thắm, tóc nâu, mắt xanh lá cây (green). Từ năm 1961 tới năm 1970, hai người sống với nhau trong một biệt thự thơ mộng ở Roquebrune Cap-Martin nhìn ra sóng nước Địa Trung Hải. Chính trong thời gian này, Jacques Brel đã sáng tác nhiều ca khúc để đời của mình, như Amsterdam, Mathilde, Jacky, Les Bonbons, v.v… Sau này Sylvie Rivet sống suốt đời còn lại độc thân không con, qua đời năm 2002.

Sau khi Sylvie Rivet chia tay Jacques Brel vào 1970, bóng hồng thay thế không phải ai xa lạ mà chính là Marianne, một người bạn của Sylvie Rivet. Marianne là một phụ nữ chuộng thể thao, tự do và tự lập, sống với con trai nhỏ ở vùng ngoại ô xa Paris, cho nên hai người rất ít khi gặp gỡ. Nhưng chính vì ít nên càng sôi nổi! Họ chia tay 1973 âm thầm.

Qua năm 1972, trong thời gian thủ một vai chính trong cuốn phim L’aventure c’est l’aventure, Jacques Brel gặp gỡ nữ vũ công kiêm diễn viên trẻ Maddly Bamy kém chàng 14 tuổi. Cuộc tình tồn tại đến cuối đời nhạc sỹ.

Jacques Brel mất ở bệnh viện ngày 9 tháng 10, 1978 tại Paris, thi hài ông được đưa về an táng trong nghĩa trang Calvary Cemetery trên đảo Hiva Oa. Có điều hơi khác thường nhưng không làm ai ngạc nhiên, là trên bia mộ bằng đá tạc chân dung Jacques Brel, người ta đã không quên tạc cả chân dung Maddly Bamy đang âu yếm tựa cằm lên vai ông.

Sau khi Jacques Brel qua đời, quan hệ giữa gia đình người quá cố – bà vợ Miche, 3 cô con gái Chantal, France, Isabelle – với Maddly Bamy được mô tả là rất tốt đẹp. Cũng từ đó, Maddly Bamy thu mình vào bóng tối, tìm quên qua việc viết sách.

Mộ chí Jacques Brel với Maddly Bamy âu yếm tựa cằm trên vai.
Tổng hợp XâyXậpZì.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

"Tháng 9 đen" sự bội phản!


Nhắc đến cuộc "nội chiến" ở Jordan tháng 9/1970, được biết đến trong thế giới Ả Rập là cụm từ "Black September-Tháng 9 đen" đây là một nỗ lực của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) và nhóm chủ chiến của Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PFLP) nhằm lật đổ vua Hussein và chiếm quyền kiểm soát của quốc gia Jordan.

Các chiến binh Mặt trận nhân dân (từ đây gọi tắt của PFLP) châm ngòi chiến tranh khi bỏn không tặc bốn máy bay hàng không dân sự, chuyển hướng ba chiếc đến một sân bay của Jordan, đặt mìn nổ tung, và trong suốt ba tuần giam giữ hàng chục người trong số 421 con tin bị bắt giữ, xử dụng làm vật thương lượng với chính quyền.

Tại sao người Palestine tấn công Jordan?

Vào năm 1970, khoảng hai phần ba dân số Jordan là người Palestine, sau thất bại của người Ả Rập trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1967, còn gọi là cuộc chiến sáu ngày, trong suốt thời gian này các chiến binh Palestine đã tham gia vào cuộc chiến tranh chống lại Israel. Cuộc chiến tranh chủ yếu là chiến đấu trong vùng Sinai giữa các lực lượng Ai Cập và Israel, nhưng song song theo đó lực lượng PLO tung ra các cuộc tấn công từ đất Ai Cập, Jordan và Lebanon.

Nhà vua Jordan đã không muốn tham gia cuộc chiến tranh năm 1967 và ông cũng không muốn tiếp tục cho phép để cho người Palestine tấn công Israel từ lãnh thổ của mình hoặc từ West Bank, vốn là lãnh thổ của Jordan lúc đó cho đến khi Israel chiếm đóng nó vào năm 1967.

Vua Hussein đã duy trì quan hệ thân mật với Israel trong bí mật suốt thập niên 1950 và thập niên 60. Nhưng ông đã phải luôn cân bằng lợi ích của quốc gia mình trong việc giữ gìn hòa bình với Israel đối nghịch với thế lực đang đe dọa ngôi vị của mình là các thành phần cực đoan trong dân Palestine không ngừng nghỉ và ngày càng manh động.

Quân đội Jordan và lực lượng dân quân Palestine do PLO lãnh đạo từng đánh nhau nhiều trận đánh đẫm máu trong mùa hè năm 1970, dữ dội nhất là trong tuần lễ từ mùng 9-16/6 đã làm cho 1.000 người bị thiệt mạng hoặc bị thương. Vào ngày 10/7, vua Hussein đã ký một thỏa thuận với Yasser Arafat của PLO cam kết hỗ trợ cho người Palestine, không can thiệp vào các cuộc đột kích của chiến binh Palestine tấn công vào Israel để đổi lấy một lời cam kết của người Palestine nhằm hỗ trợ chủ quyền Jordan và rút bỏ hầu hết các lực lượng dân quân Palestine đang ở Amman, thủ đô Jordan, thỏa thuận này đã nhanh chóng chứng minh là lời hứa cuội của PLO.

Lời nguyền quỷ dữ.

Khi Gamal Abdel Nasser của Ai Cập đã đồng ý ngừng bắn trong cuộc chiến tranh quá tổn thất và Vua Hussein lên tiếng ủng hộ việc này, lãnh đạo Mặt trận nhân dân, ông George Habash thề rằng "chúng tôi sẽ biến Trung Đông thành một địa ngục", đồng thời ông Arafat trong phát biểu trước một đám đông khoảng 25.000 người ở thủ đô Amman vào ngày 31/7/1970, sau khi nhắc lại lịch sử "cuộc chiến Marathon" từ năm 490 trước công nguyên đã hô to rằng "Chúng ta sẽ giải phóng đất nước"

Ba lần giữa 09/6 và 01/9, vua Hussein may mắn thoát các âm mưu ám sát, lần thứ ba bọn sát thủ đã bắn vào đoàn xe của ông khi ông trên đường đến sân bay Amman để đón con gái là công chúa Alia trở về từ Cairo.

Chiến tranh

Giữa 06/9 và 9/9, các chiến binh của Habash không tặc năm chiếc máy bay, cho nổ tung một, và chuyển hướng ba chiếc khác tới sân bay sa mạc ở Jordan là sân bay Dawson, tại đây bọn họ đã cho nổ tung 1 chiếc máy bay vào ngày 12/9. Nhưng thay vì sẽ nhận được sự hỗ trợ của vua Hussein, những tên không tặc Palestine lại bị bao vây bởi quân đội Jordan, mặc dù Arafat có can thiệp cho việc thả các con tin, ông cũng đã đồng thời đẩy các chiến binh PLO vào cuộc chiến trực tiếp với chế độ quân chủ Jordan, một cuộc tắm máu đã xảy ra.

Có khoảng 15.000 chiến binh Palestine và dân thường bị thiệt mạng, những khu vực thị trấn và các trại tị nạn của người Palestine, nơi mà tổ chức PLO dùng để tập trung vũ khí bị san bằng, sự lãnh đạo của PLO ở các khu vực bị tước bỏ, và có khảng 50.000 tới 100.000 người bị mất nhà cửa, các nước Ả Rập khác đã chỉ trích vua Hussein là đã giết "quá mức cần thiết."

Trước cuộc chiến này, người Palestine đã có một nhà nước-trong-một-nhà nước ở Jordan và có trụ sở chính thức ở Amman (nhà nước lưu vong), lực lượng dân quân của họ (PLO) thống trị đường phố, áp đặt kỷ luật tàn bạo và độc đoán mà không bị ai trừng phạt. Vua Hussein đã kết thúc triều đại của người Palestine.

PLO bị đuổi khỏi Jordan

Vào ngày 25/9/1970, vua Hussein và PLO ký một lệnh ngừng bắn qua sự trung gian của các quốc gia Ả Rập. PLO tạm thời duy trì quyền kiểm soát ba thị trấn - Irbid, Ramtha và Jarash, cũng như sân bay Dawson, PLO đặt tên nó là "sân bay Cách mạng", nơi mà những chiếc máy bay bị không tặc sau đó đã bị cho nổ tung.

Nhưng những hơi tàn cuối cùng của PLO đã rất ngắn ngủi, Arafat và lực lượng PLO bị Jordan trục xuất vào đầu năm 1971. Họ dời đến Lebanon, nơi họ lại bắt đầu tạo ra một nhà nước-trong-một-nhà nước tương tự, thành lập hơn một chục trại tị nạn với trang bị vũ khí người Palestine quanh Beirut và ở Nam Lebanon, tiến hành gây bất ổn cho chính phủ Lebanon như đã làm với Jordan và đóng một vai trò hàng đầu trong hai cuộc chiến tranh, cuộc chiến 1973 chiến tranh giữa quân đội Lebanon và PLO, và các cuộc nội chiến 1975-1990, trong đó PLO chiến đấu bên cạnh lực lượng dân quân Hồi giáo cánh tả chống lại lực lượng dân quân Kitô giáo. PLO rút chạy khỏi Lebanon sau cuộc xâm lược của Israel vào năm 1982.

Hậu quả của phong trào "tháng 9 đen".

Bên cạnh việc gieo mầm chiến tranh và suy yếu của Lebanon, cuộc chiến Jordan-Palestine năm 1970 đã dẫn đến việc thành lập phong trào "Tháng 9 đen" của Palestine, một nhóm chiến binh đã rời khỏi lực lượng PLO và thực hiện vài vụ khủng bố để trả thù cho thất bại của Palestine ở Jordan, trong đó có không tặc, vụ ám sát thủ tướng Jordan Wasif al-Tel, tại Cairo ngày 28/11/1971, và nổi tiếng nhất là vụ bắt cóc giết hại 11 vận động viên Israel tại Munich Olympic năm 1972 tại Tây Đức.

Israel sau này đã tung ra nhiều điệp vụ riêng của mình nhằm tìm diệt, báo thù nhóm tháng 9 đen, Thủ tướng Israel Golda Meir ra lệnh thành lập một đội sát thủ tung ra khắp châu Âu và Trung Đông nhằm tìm kiếm và truy sát các đối tượng người Palestine và Ả Rập đã dính líu tới vụ giết vận động viên Israel, bất kể có liên hệ với tháng 9 đen hay không.

http://middleeast.about.com/od/jordan/a/jordan-black-september.htm
Chuyển ngữ XâyXậpZì.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Lệnh của TT Trump có hợp hiến không?

https://www.facebook.com/FoxNews/videos/10155081279746336/

Thẩm phán liên bang James Robart ở Seattle đã ra lệnh ngưng thi hành sắc lệnh tạm hoãn nhập cảnh cho công dân 7 cuốc gia của tổng thống Trump trên toàn cuốc, lệnh ngưng này cần phải được đảo ngược và sẽ bị đảo ngược, đây là lí do tại sao?

Sắc lệnh của tổng thống vào tuần trước ngừng nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 90 ngày cho các công dân thuộc 7 cuốc gia có đa số Hồi giáo như Iran, Iraq, Syria, Sudan, Somali, Lybia và Yemen là hoàn toàn hợp hiến. Sắc lệnh này sẽ được tiến hành dựa trên cả 2 phương diện hợp pháp và an ninh cuốc gia.

Bây giờ tôi bắt đầu với 1 mệnh đề cơ bản.
Không một ai, không một ai có quyền nhập cảnh vào nước Mỹ trừ phi ông hay bà ta là một công dân của Hoa Kỳ. Vì thế liệu tổng tư lệnh tối cao có quyền áp luật 90 ngày không nhập cảnh? Mọi tổng thống đều có trọn quyền để bảo vệ quê hương và không một ai, không một ai có quyền lướt lên quyền lực ấy của tổng thống.

Phần 212 F của luật nhập cư và cuốc tịch vào năm 1952 đã hiệu đính bằng chương 12 F nói rằng: Phải, mọi tổng thống từ thời Jimmy Cater và ngay cả Obama đã sử dụng luật này để cấm nhập cảnh một số cá nhân mà sự nhập cảnh của họ có xung khắc với lợi ích của bạn (công dân Mỹ).

Vài tổng thống xài luật này lâu hơn người khác nhưng không sao cả việc áp dụng luật này là hoàn toàn hợp pháp. Mọi tổng thống đều có quyền ,trong phạm vi quyền hạn đối ngoại, là khả năng loại trừ những cá thể có thể gây hại đến các bạn (dân Mỹ) và nếu quyền hạn ấy của tổng thống theo các bạn vẫn chưa đủ thì quốc hội đã thêm vào nghị quyết của quốc hội thông qua việc ký thành luật rằng tổng thống với quyền hạn trong đối ngoại có khả năng làm thế, quyền lực ấy chưa bao giờ bị thách thức (mà) thành công cả!

Mục 2 phần 2 của hiến pháp quy định tổng thống có quyền bảo vệ nhân dân hoa kỳ, bộ phận lập pháp của cuốc hội cho quyền tổng thống bảo vệ nhân dân Mỹ trước các cuốc gia ngoại bang.

Nhưng, Thẩm phán Robart ở Seattle ban hành lệnh chế ngự khẩn cấp trên cơ sở vụ kiện mà nguyên cáo 2 tiểu bang Washington và Minesota kiện chánh phủ trump vì bị tổn thất không thể khắc phục, chưa kể họ sẽ có thể thắng kiện hay không... lại chẳng đưa ra giải thích là họ tổn thất điều gì và tại sao họ thắng?

Mặt khác thẩm phán của Boston tuần trước cũng đưa ra án lệnh khẩn cấp tương tự dựa trên cùng một cơ sở là thiệt hại không thể khắc phục đã từ chối tiếp tục sử dụng án lệnh đó và nói rằng tổng thống có quyền áp thêm các chuẩn mực đối với các đối tượng nhập cảnh từ các cuốc ra đã liệt kê.

Cả hai thẩm phán liên bang đều đối diện với Nữ thần công lý, và việc của họ là cân bằng cán cân, 1 bên là lợi ích của công dân nước ngoài là nguyên đơn, bên kia là an ninh của người Mỹ. Bây giờ mặc dù thẩm phán Boston sau khi thẩm lại đã không kéo dài thời gian ngưng án lệnh của tổng thống, cả hai thẩm phán đã đặt nặng cái khẩn thiết và cấp bách của bên nguyên đơn ngoại quốc hơn là an ninh của dân Mỹ, đây là loại hành động có thể đẩy quốc gia vào cuộc khủng hoảng hiến pháp.

Thẩm phán nói rằng quyền lợi của người ngoại quốc ưu tiên hơn ngay cả khi tổng thống xác nhận rằng các thẩm tra (nhập cảnh) trước kia là chưa đủ, trong khi các thẩm phán đó chẳng có được các tin tức mà tổng thống có (ví dụ tin tình báo, báo cáo quân sự đặc biệt) thì có lẽ các vị này hơi cực đoan? Không ngạc nhiên lắn khi thẩm phán Robart được biết đến với các hoạt động cộng đồng và các tuyên bố gây tranh cãi như là "black life matter" trong toà liên bang 2016.

Nhấn mạnh rằng, cuối tuần qua ai đến mỹ đều được tự động cho vào thả cửa, thế có loạn không? Có! là bạo loạn của đám biểu tình và vài tên dân biểu làm màu kiếm phiếu.

Rồi, tiện nói về bạo loạn hãy làm rõ vài điều đã:
"Tụi mài đéo có quyền phá hoại tài sản công cộng hay tư nhân, không có quyền đập cửa, tấn công, đánh đập hay xịt hơi cay vào mặt người khác, tất cả điều đó là phạm pháp.

Tu chánh án số 1 (aka tự do ngôn luận) đéo cho tụi mày cái quyền phạm tội, mà nếu mày phạm tội mày "có quyền giữ im lặng, mày có quyền có luật sư, nếu mày không có khả năng mướn thì toà sẽ chỉ định luật sư cho mài (câu nói kháy- đây là các câu của cảnh sát đọc cho tội phạm nghe lúc bị bắt).

Và tụi mài, những đứa nhã nhặn mong manh như hoa tuyết (bọn dân chủ) quá u uất quá trầm cảm quá sợ hãi trước tự do ngôn luận,tụi này muốn rút về vùng an toàn với bạn bè, chắc nay đã bị tâm thần vì bây giờ tụi mày mặc đồ đen như Ninja rủ nhau đi đốt nhà.

Tụi mày đéo có quyền chận xe cộ, chận người khác đi máy bay tỷ như tao muốn đi thăm mẹ tao hay chận người khác đi xin việc làm, quyền của mày không hơn quyền của tao. Mày không ưa tổng thống á? Tệ thật, lần tới đi bầu đi".

Cuối cũng mỗi quốc gia căn cứ vào kinh thánh có thể xác minh ai có thể và không thể vào nước đó. Donal Trump hành động đúng như cỏn đã nói, sốc cả quả đất.

Nói không sai, chúng ta đang sống trong một thế giới hiểm nguy cần có luật về an ninh cuốc gia và vài vị thẩm phán ở Seattle nghĩ rằng bỏn ở vị trí tốt hơn để phán xét giữa vài nước ngoại bang với các vấn đề an ninh cuốc gia mà chúng ta đang có với dân chúng Mỹ, thì đó không chỉ là tự cao tự đại mà đơn thuần là sai con mẹ nó lầm rồi! Hí hí.

Rã băng, chuyển ngữ Turnelrat-XâyXậpZì.