Án mạng thời chiến, vụ thủ tiêu Thái khắc Chuyên.
Giọt nước tràn ly.
Đêm 19/2/1969 trung sỹ Terry McIntosh, thuộc biệt đội A-141 dẫn tiểu đội biệt kích 12 người Thượng đi phục kích, trong đó có Thái khắc Chuyên đi với nhiệm vụ thông dịch viên, theo tin tình báo cung cấp một trung đội vc trang bị vũ khí nặng đang trên đường di chuyển để tấn công Mộc Hóa. Khi trời chớm bình minh, toán phục kích phát hiện du kích tiến ra từ ven bià rừng, tuy không thể chắc chắn bao nhiêu địch quân, nhưng qua ống kính nhìn đêm nhóm vc đúng là đang di chuyển về hướng Mộc Hóa. Trung sỹ Terry lệnh qua Chuyên báo động toàn tiểu đội, mọi người sẵn sàng nằm im chờ lệnh, sau trái M79 của Terry bắn về phiá vc phát nổ tung toé, toàn bộ tiểu đội biệt kích khai hoả với tất cả hoả lực về phía trái M79 vừa rớt xuống.
Phía vc hoàn toàn không bắn trả, qua ống kính nhìn đêm Terry thấy lố nhố bóng vc chạy ngược vào trong rừng cây, Terry đưa ống kính đêm cho Chuyên cùng nhìn, anh ta cầm ống kính quan sát một hồi, Terry nhìn thấy trên môi Chuyên nở nụ cười kỳ quái, tuy lạ nhưng Terry cũng không lưu tâm mấy!
Khi Terry gọi về căn cứ để xin hoả lực pháo binh tiêu diệt địch, máy truyền tin không kiên lạc được, chỉ có tiếng ''rè rè'' trong ống liên hợp. Trung sỹ Terry quyết định truy kích địch cho dù không có pháo binh yểm trợ, toàn bộ tiểu đội tràn lên rượt theo vc vào đến bià rừng, đội hình toán biệt kích trải dài kề nhau và trút hết tất cả hoả lực họ mang theo, bắn đuổi theo những bóng du kích đang rút chạy sâu vào trong bóng tối. Terry nằm giữa với Chuyên bên trái, bên kia là một biệt kích người Thượng, lúc này Terry mới để ý là Chuyên không hề bắn một phát đạn nào, khẩu súng vất nằm lăn lóc kế bên, sau trận đánh khi được hỏi, Chuyên giải thích là súng bị hóc đạn nên không bắn được, Terry nghe vậy rồi cũng không hỏi gì thêm.
Trong khi đó ở căn cứ hoả lực, hạ sỹ Mesa khi thấy hướng tiểu đội biệt kích đi hành quân tiếng súng nổ ran và các vệt lửa đạn văng tứ tung lên trời, biết chắc là toán biệt kích chạm súng với địch, nhưng khi cố liên lạc qua máy truyền tin không được trả lời, đoán là Terry có thể đã chết hay bị thương, Mesa liên lạc với hậu cứ xin chỉ thị. Cùng lúc này, phiá vc tổ chức phản công với hoả lực rất mạnh, toán biệt kích không thể rút về hướng hậu cứ, Terry ra lệnh toàn bộ tiểu đội rút ngược ra khỏi khu bià rừng chặn hướng về Mộc Hóa và tổ chức phòng thủ chờ trời sáng, trong suốt toàn bộ trận đánh Chuyên luôn tỏ ra rất bình thản.
Mesa với hy vọng giải cứu nhóm biệt kích đã cố gắng dùng hoả lực súng cối, bắn vào những toạ độ đánh dấu trước trận phục kích và vài loạt đạn vào rặng cây ven rừng, toán biệt kích nằm im trong bóng đêm lặng lẽ nhìn đạn cối nổ từ xa và súng đạn luôn sẵn sàng nổ vào bất cứ bóng vc nào rút chạy về hướng họ đang phục kích. Sáng hôm sau khi tiểu đội về lại căn cứ hoả lực Mesa phát hiện ra chiếc máy truyền tin của nhóm phục kích bị ai đó vặn chuyển tần số khác!
Chiến dịch Gamma.
Năm 1969, can thiệp của quân đội Mỹ càng ngày càng sâu vào chiến tranh VN trong đó, dưới sự quản lý của Đoàn 5 biệt kích Mỹ, đã có khoảng 80 biệt đội A được thành lập rải rác trên khắp miền Nam, lực lượng mà sau này là những mũi nhọn trong các công tác đặc biệt của cuộc chiến chính thức và không chính thức trong cuộc chiến VN, lực lượng này đã sống, làm việc, hướng dẫn, chiến đấu và thậm chí cùng chết với những chiến binh bản địa. Một trong những nhiệm vụ chính là thu lượm tin tình báo, theo tính toán có hơn 50% tin tình báo hàng ngày trong chiến tranh là đến từ các đơn vị biệt kích.
Nhiều biệt đội thậm chí nắm rõ từng tên tuổi, vùng hoạt động của du kích và khi cần họ lặng lẽ truy lùng và tiêu diệt đối phương. Để bảo mật nhiệm vụ thu thập tin tình báo, một số sứ mệnh, hoạt động bí mật của tình báo sẽ được thành lập và đặt tên mật mã như tất cả các chiến dịch khác, tên của chương trình này được bộ chỉ huy đoàn 5 biệt kích và CIA đặt tên là "chiến dịch Gamma".
Chương trình thu thập tình báo bí mật đơn phương nhắm vào quân đội Bắc Việt và mục tiêu là tiêu diệt các cơ sở của Việt Cộng ở Campuchia, bao gồm cả chính quyền Căm Bốt đang hỗ trợ cho vc. Bản thân chương trình phải rất bí mật vì nó liên quan đến những phản ứng quốc tế nếu bị tiết lộ, hệ quả từ các cuộc ném bom chiến lược B-52 bí mật đã được tiến hành tại biên giới Campuchia vào thời đó nhằm tiêu diệt cơ sở cộng sản. Nếu chương trình này bị phát hiện, những hậu quả về mặt chính trị ở Hoa Kỳ và những nước đồng minh sẽ rất nghiêm trọng.
Các chiến binh biệt kích hoạt động trong chương trình Gamma hoạt động dưới các vỏ bọc dân sự như: chuyên gia chiến tranh tâm lý, xã hội. Các biệt đội A được đặt dọc theo biên giới Campuchia, 5 toán thu thập tin đã xây dưng được 13 mạng lưới tình báo gồm 98 điệp viên dưới các bí danh nhằm cung cấp tin tức.
Mạng lưới tình báo này, vào 10/68 khi tổng kết, đã cung cấp 65% tin tình báo cho biết về thực lực, địa điểm đóng quân của các lực lượng Bắc Việt trên đất Campuchia, hơm 75% nguồn tin như thế về lực lượng Bắc Việt hoạt động trong lãnh thổ VN. Chương trình được đánh giá là thành công và hiệu qủa nhất của Hoa kỳ tại Đông nam á, phiá Bắc Việt đã không hề biết gì về chiến dịch Gamma này. Cho đến đầu năm 1969, Biệt đội B-57 Thạnh Trị, đơn vị quản lý các toán biệt kích A nhận thấy rất nhiều các đầu mối gián điệp quan trọng cung cấp tin tình báo qúy giá ngày càng bị biến mất một cách bí ẩn, theo suy diễn chắc chắn trong nội bộ chương trình có điệp viên hai mang hoạt động cho cộng quân. Chương trình Gamma có thể bị phá hoại hoàn toàn từ tên gián điệp vc nào đó chui vào trong hệ thống của biệt kích.
Thái khắc Chuyên.
Ngày 15/10/1968, Trung sỹ Peter Sands bí danh là Alvin Smith nhận nhiệm sở tại B-41 đóng ở Mộc Hoá (Các biệt đoàn B là đơn vị chỉ huy của những biệt đội A). Một tuần sau, Chuyên xin vào làm thông dịch viên và từ đó Sands và Chuyên thành đôi bạn thân, Sands đồng thời cũng là chỉ huy trực tiếp của Chuyên trong công tác.
(Sinh năm 1938 tại miền Bắc, Thái Khắc Chuyên là con ông Thái Khắc Qui và bà Thái Thị Lục. Năm 1954, gia đình Chuyên di cư vào Nam, do thương nhớ ba đứa con trai và hai đứa con gái còn ở lại miền Bắc nên bà Lục quay về Bắc).
Vì tổn thất trong chiến đấu, nhiều thông dịch viên của các biệt đội A bị chết và bị thương nên cần bổ xung, Thái khắc Chuyên được biệt phái đến B-57 Thạnh Trị nhằm bổ xung chỗ thông dịch viên đang thiếu.
3/3/1969, Sands gởi yêu cầu sưu tra lý lịch với tên Chu Yên Thái Khắc, vài ngày sau báo cáo cho thấy "không có lưu trữ" suy ra lý lịch Chuyên không có vấn đề gì. Tuần sau đó, Chuyên được lăn tay, chụp hình và chính thức nhận mật danh hoạt động SF7-166, làm việc cho CIA. Điều đáng chú ý là Sands đã không hề yêu cầu Chuyên tiến hành thử qua máy nói dối. Thêm nữa, trong khi không hề có ghi chép nào về nghề nghiệp và học vấn nhưng Chuyên nói tiếng Anh lưu loát đến độ mọi người phải ngạc nhiên.
Vào 10/5/1969, trong một trận đột kích vào chiến khu bên kia biên giới Campuchia khu Mỏ Vẹt, biệt kích thu được nhiều tài liệu trong đó có một số hình chụp, sau khi đưa cho Sands nhận diện, xác nhận người trong hình chụp với một nhóm cán binh Việt cộng đúng là Chuyên đứng cạnh một sỹ quan Bắc việt.
Với kết luận Chuyên là gián điệp vc, chỉ huy đơn vị biệt kích ra lệnh thủ tiêu Thái khắc Chuyên, Chuyên bị chích thuốc mê, mang ra ngoài khơi Nha Trang bắn chết, cột niềng xe và thẩy xuống biển phi tang.
Sau cái chết của Chuyên, Sands tự thấy không an toàn nên đã chạy vào trụ sở CIA tố cáo vụ thủ tiêu này. Vụ giết Thái Khắc Chuyên đến tai tướng Abrams, Tư lệnh MACV. Theo luật của quân đội Mỹ, không ai có quyền đơn phương xử tử nghi can nên tướng George Marbry, phụ tá tình báo thừa lệnh Abrams ra quyết định bắt giam những nhân vật chủ chốt và những người liên quan đến vụ Thái Khắc Chuyên, gồm Brumley, Boyle, Marasco, Williams, Middleton, Crew, Ken Facey, Kautson, Wayne Ishimato. Riêng trung sĩ Sands bị bắt và bị dẫn độ về Sài Gòn một mình vì Sands là nhân chứng rất quan trọng. Theo lời khai của Sands, người chủ mưu chính trong vụ giết Thái Khắc Chuyên là đại tá Rheault, Chỉ huy trưởng biệt kích.
Phiên tòa xét xử vụ Thái Khắc Chuyên diễn ra ở căn cứ Long Bình vào tháng 8/1969. Vì thiếu chứng cứ và lý do chính trị, cùng với sự can thiệp của tổng thống Nixon vụ xử đã không tiến hành, các bị can được trả tự do. Liên Xô lợi dụng sự việc nầy phát động chiến dịch tuyên truyền rầm rộ. Đài phát thanh Moscow, Hà Nội tố cáo lực lượng biệt kích Mỹ là những kẻ tâm thần, cướp bóc, các nhóm chống chiến tranh đã nhân vụ này làm rùm beng lên về việc Mỹ can thiệp trong chiến tranh Việt Nam, sau này vụ việc được gọi tên "The Green Beret Affair" tức vụ tai tiếng mũ nồi xanh.
Kết:
Sau 1975, Phan Kim Liên và hai con trai sống trong khó nghèo, cô quạnh ở Sài gòn. Các anh trai của Chuyên kẹt lại Bắc Việt cũng chỉ là dân bình thường của chế độ như bao nhiêu tín đồ Thiên Chúa giáo khác. Vào tháng 8/1991, con trai cả của Thái Khắc Chuyên là Thái Quốc Việt vẫn tin cha mình còn sống, có viết thư cho ký giả J. Stein hỏi về số phận của cha mình và thú nhận: "thật khó sống với những năm tháng dài ngờ vực. . .".
Cho tới hôm nay, không ai biết sự thật của câu chuyện!
A good report.
Trả lờiXóa