Iran đã chính thức thừa nhận bắn rơi chiếc Boeing vì lầm lẫn, chút tìm hiểu về hệ thống Tor-M1 đã gây ra sự vụ.
Tor-M1 là một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất mà Iran sở hữu.
Hệt thống Tor, phía NATO gọi là SA-15 Gauntlet (aka Hoả tiễn đất đối không, Gauntlet = Găng tay thép) là hệ thống rada di động phi đạn tầm ngắn. Năm 2007 Iran đã nhận từ Nga 29 giàn Tor-M1 với giá 700 triệu Dollars.
Hệ thống di động này có thể truy tìm mục tiêu cách nó 15,5 miles và đánh mục tiêu bay cao tới 10 km tức khoảng 30,000 feet. Với tầm bay của hoả tiễn xa đến 12 km hay 7,5 miles. Nó có thể theo dõi đồng thời 48 mục tiêu cùng lúc và có thể bắn 2 hoả tiển đất đối không cùng lúc về hai mục tiêu khác nhau. Tor được thiết kế để đánh chặn máy bay và tên lửa hành trình của địch (những loại máy bay và vũ khí này của địch luôn được trang bị hệ thống phá sóng, pháo sáng nhằm tránh radar và chống hoả tiễn tầm nhiệt). Rất tiếc, chiếc máy bay 737-800 của Hàng không Ukrain số 752 là máy bay dân sự và không có bất cứ hệ thống phòng ngự nào.
Ngay cả các phi công của chuyến bay này cũng có thể không kịp biết điều gì xảy đến với mình, vì trong thời điểm máy bay đang lấy độ cao khi vừa rời khỏi sân bay, toàn bộ phi công đang rất bận rộn với việc điều khiển máy bay.
Tuy nhiên, để tấn công một máy bay, người điều khiển hệ thống Tor phải biết rõ danh tính chiếc máy bay trên màn hình radar. Máy bay dân sự luôn có gắn theo mình hệ thống nhận dạng (theo tần số quốc tế) để báo cho mọi radar khi nhận tín hiệu về nó tên hiệu, vận tốc, cao độ. Theo ghi nhận, có vài phi cơ bay gần với chiếc 752 khi xảy ra tai nạn. Tất cả các chuyến bay này chắc chắn đều hiển thị trên màn hình của Tor và radar sân bay dân sự.
Những thông tin trên đây đều được thông báo cho lực lượng phòng không quân đội, nhằm chắc chắn các hệ thống phòng thủ nắm rõ địch ta.
Hoả tiễn của Tor là loại hướng dẫn bằng radar, có tốc độ gấp 3 lần âm thanh, nếu bắn một mục ttiêu cách 5 km, hoả tiễn chỉ cần khoảng 5 giây là đến mục tiêu. Hoả tiễn mang theo đầu nổ nhỏ chỉ có khoảng 5 kg chất nổ mạnh, nhưng điều nguy hiểm chết người của nó là nguyên lý nổ, đầu hoả tiễn được thiết kế nổ gần máy bay, khi nổ nó tung về phía mục tiêu một trận mưa miểng thép với các dạng hình thoi và hình bướm chỉ lớn hơn ngón tay cái nhằm xuyên qua vỏ thân máy bay để phá hủy máy móc và người, hoả tiễn có thể mang theo 2 đầu nổ nhằm nổ theo hai hướng khác nhau để tăng độ sát thương. Một khi hoả tiễn rời bệ phóng, không ai có thể bẻ hướng bay của nó được nữa ngay cả khi người phóng hoả tiễn phát hiện ra họ lầm.
"Bắn rớt máy bay không khó lắm, nhưng phân biệt địch ta để tác chiến mới là khó" vì khi bấm nút phóng, mọi sự chấm hết.
Vụ này cho thấy sự yếu kém trong lãnh đạo và quân đội Iran, không biết với những loại hoả tiễn liên lục địa và hạt nhân mà Iran sẽ có, nằm trong tay những quân nhân như vầy sẽ xảy ra chuyện gì!
RIP những nạn nhân.
42 Phỏng dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét