Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

Điệp vụ trong bóng tối, Chiến dịch "Mây dông"

Vào chuyện, vụ trốn trại tù binh thất bại

Tháng 5/1969, tù binh đại úy không quân John Dramesi cùng đại úy không quân Ed Atterberry đã lên kế hoạch thực hiện cuộc trốn trại từ trại tù Hà nội -sau khi thoát ra, cải trang thành nông dân, đánh cắp một chiếc đò, chèo xuôi sông Hồng ra vịnh Bắc bộ nơi mà họ hy vọng Hải quân Hoa kỳ sẽ đón ngoài biển- thoát khỏi nhà tù là bước dễ nhất trong kế hoạch, nhưng cả 2 người không trù tính hết khó khăn để vượt qua 180 km trên đất địch, vùng dân cư đông đúc dọc bờ biển, cộng với sự xa lạ trong kiến thức về Á châu, Việt nam càng khó khăn hơn gấp bội.

Hai người trốn trại không được sự ủng hộ của chỉ huy cao cấp trong tù -Đại uý không quân Konrad Trautman- Trautman biết rằng anh không thể cấm các tù binh tìm cách trốn trại vì 'điều lệnh quân đội' ra lệnh cho tất cả quân nhân khi bị bắt tù binh phải bằng mọi cách trốn thoát, nhưng việc trốn trại sẽ đưa đến hậu quả nặng nề cho những tù binh ở lại.

Hai tù binh đã trốn thoát ban đêm bằng cách bò qua trần nhà giam, tụt xuống mái nhà của khu cơ sở kế bên rồi ra đường. Nhóm tuần tiễu Bắc Việt đã tìm ra 2 tù binh trốn trong bụi rậm cách trại tù khoảng 6 km ngay sáng hôm sau. Suốt 2 tháng sau, hai tù binh bị tra tấn liên tục cùng với 20 tù binh khác -trung úy Eugene McDaniel, người bị khoảng 700 gậy, chích điện và cột thừng đã gọi là "những giờ đen tối nhất cuộc đời" mình- sau 7 ngày tra tấn kinh hoàng, đại úy Atterbery chết với lý do ghi trong bệnh án viêm phổi.

Điệp vụ bắt đầu, thất bại của những nỗ lực cho một việc không bao giờ xảy ra.

Nhận được tin tình báo về kế hoạch trốn trại -đánh cắp thuyền và chèo xuôi dòng sông Hồng ra vịnh Bắc bộ- Đô đốc Thomas H. Moorer, ngày 15/5/72 Tham mưu trưởng Liên quân đã ra lệnh cho BTL Thái Bình Dương tiến hành chiến dịch 'Mây dông' (Thunderhead) kế hoạch giải cứu do hạm đội 7 đã đề nghị trước đó, trong đó có đô đốc John S. McCain Jr. là một trong những người biết về nó.

Kế hoạch giải cứu được tổ chức rất đơn giản nhưng không ít thách thức, những nhóm người nhái -4 người một nhóm, gồm 2 hoa tiêu điều khiển SDV (loại tàu ngầm mở mini, dài 6m, dùng điện, thân tàu bằng fiberglass dùng để đổ bộ) cùng 2 người nhái- sẽ được tàu ngầm đổ bộ Grayback thả vào vịnh Bắc bộ, dùng tàu ngầm mini bơi vào một đảo nhỏ nằm ở cửa sông Hồng, nằm tại đó để chờ đón các tù binh trốn trại, hướng dẫn họ ra vùng an toàn.

Nhóm của trung úy Dry và Martin rời khỏi vịnh Subic trên chiếc tàu ngầm Grayback vào cuối tháng 4/72 (tàu ngầm Grayback trước đây là tàu ngầm tên lửa dẫn đường -giuded-missile submarine- được chuyển đổi chức năng năm 1968 dùng để hoạt động đổ bộ trong các điệp vụ bí mật, do Hải quân trung tá John D. Chamberlain chỉ huy), nhiệm vụ của nhóm là tháp tùng với hai hoa tiêu của chiếc tàu ngầm mini, đổ bộ lên hòn đảo nhỏ tại cửa sông Hồng, quan sát và theo dõi bất cứ tín hiệu nào của các tù binh trốn chạy, họ sẽ nằm lại trên đảo khoảng 48 tiếng rồi sẽ luân phiên thay thế.

Martin kể lại: "Chúng tôi được lệnh tìm tín hiệu đèn đỏ trên thuyền vào ban đêm và cờ đỏ vào ban ngày". Nếu phát hiện tù binh Mỹ, họ sẽ tiếp cận và hướng dẫn ra các tàu của hạm đội 7 đang chờ ngoài khơi.

Quân địch đồn trú trên đảo tuần tiễu, ghe đánh cá dân sự và các tàu tuần tra quân sự Bắc Việt luôn là mối đe dọa cộng thêm với việc lần đầu tiên những chiếc SDV được mang ra thử sức chịu đựng trong điều kiện không biết trước, thủy triều cộng với giòng hải lưu mạnh từ cửa sông đổ ra biển cùng với hệ thống dẫn đường dưới nước rất nhiều sai sót -thời này chưa có hệ thống GPS, định vị toàn cầu- tất cả là những khó khăn mà nhóm biệt hải phải vượt qua.

Các trực thăng của hạm đội 7 trinh sát dọc bờ biển liên tục khi ngày các tù binh trốn trại đến gần, chiếc tàu ngầm Grayback đến điểm hẹn ngày 3/6/72. Thuyền trưởng Chamberlain và trung úy Dry quyết định tiến hành điệp vụ trinh sát dùng SDV bí mật vào vùng cửa sông Hồng vào đêm đó. Khi màn đêm buông xuống, chiếc tàu ngầm mini được phóng ra khỏi tàu mẹ, khi thủy triều lớn nhất, mục tiêu là khi hoàn tất chuyến trinh sát, lợi dụng khi thủy triều xuống để toán biệt hải có thể dễ dàng lướt theo dòng nước ra lại biển.

Hai biệt hải Dry, Martin và 2 hoa tiêu SDV -chẩn úy John Lutz và thợ máy Thomas Edwards- rời tàu ngầm Grayback khoảng nửa đêm, trở ngại ngay tức khắc khi họ vấp phải dòng hải lưu quá mạnh cộng với lỗi dẫn đường làm chiếc SDV đi chệch hướng, sau hàng giờ tìm kiến hòn đảo trong vô vọng, nhóm quyết địng hủy bỏ nhiệm vụ, do không thể định hướng tàu ngầm Grayback và chiếc SDV hết pin, cả nhóm quyết định chuyển hướng chiếc tàu ngầm mini và bơi ngược ra hướng biển. Cả nhóm bơi khoảng vài km thì trời chuyển sáng, chiếc trực thăng chiến đấu thuộc đội tìm và cứu nạn của hạm đội 7 tìm thấy nhóm biệt hải, sau khi vớt nhóm lên trực thăng, chuẩn úy Lutz quyết định dùng súng trên trực thăng phá hủy-bắn chìm chiếc SDV để không bị lọt vào tay địch. Cả nhóm được đưa về tàu tuần dương Long Beach, chiếc chiến hạm chỉ huy chiến dịch 'Mây dông'. Tại đây nhóm biệt hải liên lạc với tiềm thủy đĩnh Grayback để tiếp tục nhận lệnh cho chiến dịch.

Trở ngại đến tai nạn, "chúng ta phải quay lại Grayback".

Trung úy Dry nhận được tin chiếc SDV thứ nhì đang chuẩn bị được phóng để tiếp tục chiến dịch, Hải quân Mỹ đã dự định chiến dịch kéo dài khoảng 3 tuần nếu cần và trung úy Dry là trưởng nhóm cùng với Martin có kinh nghiệm chiến trường, cả 2 là những thành viên cần thiết cho chiến dịch tiếp tục nếu chuyến trinh sát kế tiếp thành công trở về, họ phải sẵn sàng để lên đường thi hành nhiệm vụ.

Nhóm quyết định dùng trực thăng của tuần dương hạm Long Beach, dự định vào lúc 11 giờ đêm ngày 5/6/72 thả nhóm biệt hải gần bên cạnh để nhóm bơi về chiếc tiềm thủy đĩnh Grayback, kế hoạch dự trù trực thăng sẽ nhận tín hiệu hồng ngoại từ pháo tháp của tàu ngầm, định vị mục tiêu, giảm tốc và nhóm biệt hải nhảy xuống nước.

Thời tiết u ám, biển động cấp 2 cho thấy các con sóng cao tối đa khoảng 1,5m. Chiếc trực thăng phải tìm kiến Grayback trong im lặng vô tuyến, giữa thời tiết xấu và đêm đen. Khi trực thăng rời tàu Long Beach, Martin cảm thấy gió mạnh và sóng đánh cao khoảng 1m vào mạn tàu.

Trở ngại bắt đầu ngay khi trực thăng vào khu vực dự kiến có tàu ngầm, đảo qua lại nhiều vòng nhưng không tìm thấy tín hiệu tàu ngầm. Phức tạp hơn nữa, Dry không thể nào nói chuyện trực tiếp với phi công trực thăng -chiếc trực thăng dùng cho điệp vụ này được thiết kế chỉ có thể liên lạc trực tiếp từ bộ chỉ huy trên hạm đội 7 đến trực thăng và ngược lại, hệ thống được bảo mật riêng biệt- không có tiếp xúc giữa hành khách và phi công.

Phi hành đoàn vô vọng tìm kiếm đèn hiệu của Grayback trong khi nhóm biệt hải của Dry chuẩn bị sẵn sàng để nhảy xuống biển. Mấy lần tưởng có lệnh nhảy nhưng lại hoãn vì không xác định được chính xác mục tiêu có đúng là chiếc tiềm thủy đĩnh, thậm chí có lần chiếc trực thăng đã hạ xuống gần một chiếc tàu Bắc Việt khi lầm nó với tín hiệu của tàu ngầm.

Trong một lần chiếc trực thăng vừa vượt qua thì thấy có tín hiệu nhấp nháy, phi công đã quay vòng lộn ngược gấp đến độ nước biển bắn cả lên sàn máy bay. Tuyệt vọng, Dry đã mượn mũ phi hành của tay súng tại cửa máy bay để nói chuyện với phi công, anh và Martin lo ngại về cách bay của phi hành đoàn -các phi công trực thăng đang bay quá cao, quá nhanh và ngược gió. Cụ thể là trực thăng đang bay với tốc độ khoảng 20 hải lý/giờ cộng với gió ngược và sóng, tất cả cộng lại vượt xa tốc độ -mặt đất 20 hải lý- cần thiết để nhảy an toàn.

Trên tất cả là nhiên liệu của trực thăng đang cạn đến mức báo động, thời gian không còn nữa, trung úy Dry, trong câu nói cuối cùng ra lệnh cho toàn nhóm: "chúng ta phải trở về tàu Grayback"

Cuối cùng, khi phi hành đoàn trực thăng thấy một đốm sáng nhấp nháy trên mặt biển tối đen, cho là tín hiệu của tiềm thủy đĩnh. Phi công trực thăng, không tin tưởng vào thiết bị ổn định tự động của trực thăng tự mình điều chỉnh trực thăng tiếp cận mục tiêu, sau khi xác định trực thăng đang lượn vòng trên mục tiêu, phi công la lớn trong buồng lái "Nhảy, nhảy, nhảy".

Martin nhớ lại: Đêm lúc đó tối đen và gió mạnh nhưng tôi vẫn nhìn thấy sóng biển quật nước văng lên dưới áp lực cánh quạt trực thăng, mặt biển tối đen phản chiếu ánh nước.

Phi công cho lệnh nhảy, nhưng quyết định tối hậu là ở Dry, trưởng toán biệt hải. Không do dự trung úy Dry là người đầu tiên phóng ra khỏi trực thăng sau tiếng hô gọn "Go" trong nháy mắt cả 3 thành viên còn lại nhảy theo vào mặt nước tối đen.

Martin nhớ lại: Tôi là người nhảy thứ 3, theo thói quen đếm 1001, 1002, 1003 và ùm, chạm nước, tôi nghĩ theo tính toán tôi đã nhảy từ độ cao 15m-20m cộng với tốc độ gió và sóng đã tăng thêm khoảng 20 hải lý nữa vào cú chạm nước. Báo cáo sau này cho là trung úy Dry nhảy ra ở độ cao 10m, nhưng các thành viên trong nhóm cho biết không nghi ngờ rằng trực thăng đã thả nhóm ở độ cao hơn rất nhiều, tốc độ quá nhanh cộng độ cao làm cho các biệt hải không chỉnh được tư thế tiếp nước, tất cả 4 biệt hải đều bị thương tích.

Cú nhẩy xuống biển qúa mạnh làm gẫy cổ, Trung úy Dry chết ngay khi tiếp nước, hai hoa tiêu của SDV cũng bị choáng, một người bị thương nặng. Martin lên tiếng gọi và Lutz (hoa tiêu SDV) trả lời, người kỹ thuật viên Edwards ngất lịm sau khi tiếp nước, anh bị gẫy xương sườn, Martin giúp giật chốt phao cứu sinh để anh nổi, Lutz và Martin gọi tên Dry nhưng không nghe đáp trả, nhưng cả hai dự đoán Dry chỉ cách họ khoảng 3m theo thứ tự nhẩy ra khỏi trực thăng, tầm nhìn trên mặt biển lúc này gần như 0 và họ dự đoán đang rất gần bờ biển Bắc việt.

Điều tồi tệ hơn nữa, tín hiệu mà trực thăng thấy trên mặt biển khi ra lệnh cho nhóm biệt hải nhảy xuống không phải của chiếc tiềm thủy đĩnh Grayback mà nó là tín hiệu cấp cứu của chiếc SDV thứ nhì, do nhóm biệt hải thứ 2 được tàu mẹ phóng ra, họ cũng bị trở ngại và đang phát tín hiệu cầu cứu cho trực thăng khác tìm cứu.

Nhóm biệt hải của trung úy Dry và phi đội trực thăng đã không hề biết rằng trước đó vài giờ khi họ nhẩy xuống biển, tàu ngầm Grayback đã phóng một chiếc SDV khác cùng với nhóm biệt hải thứ nhì vào chiến dịch, nhóm này được lệnh chỉ hoạt động trong vùng phủ tín hiệu sonar của tàu ngầm hầu có thể trở về tàu mẹ khi yêu cầu. Tuy nhiên ngay sau khi phóng khỏi tàu mẹ họ đã bị chìm sâu khoảng 20m dưới mặt nước, sau những cố gắng bất thành khi bình oxy đã cạn, cả nhóm phải khẩn cấp trồi lên mặt nước, phát tín hiệu cầu cứu.

Tiềm thủy đĩnh Grayback trong đêm đã phát hiện tàu tuần tiễu của địch hoạt động dọc bờ biển, thuyền trưởng Chamberlain đã gởi tín hiệu ra lệnh hủy bỏ chuyến bay thả biệt hải đêm, nhưng tín hiệu đến quá trễ.

Martin, Lutz và Edwards nhìn thấy tín hiệu nhấp nháy, nghe tiếng nói, họ bơi đến và tìm thấy nhóm SDV thứ nhì. Khoản 1:00 giờ sáng họ tìm thấy xác trung úy Dry nổi lập lờ trên mặt nước, giật chốt bơm hơi phao cứu sinh, cột xác Dry và kéo theo ra phía biển để chờ giải cứu.

Tàu tuần tiễu Bắc việt đã không phát hiện ra nhóm biệt hải, từ hướng dẫn của tàu ngầm, chiếc trực thăng cứu hộ đã bốc toàn bộ cả 2 nhóm về chiếc Long Beach, xác của Dry và Edwards bị thương trầm trọng được chuyển về hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk.

Tiềm thủy đĩnh Grayback tiếp tục nằm lại trong vùng nước nông ở cửa sông thêm 2 ngày nữa, dùng tiềm vọng kính kiểm tra để chắc chắn không bỏ sót bất kỳ tù binh nào trốn ra được đến nơi, 6 biệt hải còn lại được thả xuống tàu ngầm lại vào ngày 12/6 để tiếp tục chiến dịch.

Với khả năng gần như không có tù binh nào có thể trốn được -do việc khai thác các cảng sông và biển rầm rộ gần đây- chiến dịch Thunderhead đã chấm dứt trong âm thầm.

Kết

Trung úy Dry là người cuối cùng của lực lượng SEAL đã chết trong chiến tranh VN, vì chiến dịch quá bí mật, chỉ mới được giải mật gần đây, nên trong giấy báo tử, lý do tử nạn trong khi diễn tập. Cho mãi đến tháng 12/2004 tên của Trung úy Dry mới chính thức được nêu trong KIA -kill in action- và tên anh được khắc lên bức tường đá đen vào năm 2005.

Sưu tầm 42. Covid19 Lockdown

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét