Lời bình của tấm hình,
“Chìm trong cái hoang vu lặng lẽ của buổi chiều tàn, giữa ngôi làng đổ nát kia tôi mường tượng thấy còn một người đàn bà không rõ mặt mũi vẫn ẩn nhẫn ngồi ôm đứa con vừa ru cho bú.
Đâu đây vẫn còn hình ảnh an ủi tuyệt đẹp và nổi bật ý nghĩa ngàn năm về sinh tồn của nhân loại.
Đó là sự sống đang thách thức và cũng là sự tha thứ, bao dung đối với cả cuộc chiến tranh dài đằng đẵng và vô tích sự này, với những tàn phá vô tri của chính con người bằng khí giới bom đạn”.
Vào chuyện:
Trên đây là tấm hình của phóng viên Larry Burrows chụp tại một làng quê VN, được dùng làm hình bìa số báo Telegraph ngày 01/05/1970.
Larry Burrows là phóng viên ảnh người Anh nổi tiếng xông xáo dũng cảm, sống chết với nghề, đã tác nghiệp ở Việt Nam từ năm 1962 để lại rất nhiều hình ảnh lịch sử về cuộc chiến này và cũng bỏ mình khi mới 44 tuổi cùng với chiếc máy ảnh trên tay trong chiến dịch Lam Sơn 719 (tháng 2/1971), khi chiếc trực thăng chở ông và đồng nghiệp bị bắn rớt.
Câu chuyện về tấn ảnh này chỉ có vậy, nhưng sau này được rất nhiều người xào nấu lại với nhiều câu chuyện đẫm nước mắt về sự tàn bạo của chiến tranh, các bạn có thể đã đọc được đâu đó những câu chuyện thêu dệt chung quanh tấm hình này.
Đó là sự sống đang thách thức và cũng là sự tha thứ, bao dung đối với cả cuộc chiến tranh dài đằng đẵng và vô tích sự này, với những tàn phá vô tri của chính con người bằng khí giới bom đạn”.
Vào chuyện:
Trên đây là tấm hình của phóng viên Larry Burrows chụp tại một làng quê VN, được dùng làm hình bìa số báo Telegraph ngày 01/05/1970.
Larry Burrows là phóng viên ảnh người Anh nổi tiếng xông xáo dũng cảm, sống chết với nghề, đã tác nghiệp ở Việt Nam từ năm 1962 để lại rất nhiều hình ảnh lịch sử về cuộc chiến này và cũng bỏ mình khi mới 44 tuổi cùng với chiếc máy ảnh trên tay trong chiến dịch Lam Sơn 719 (tháng 2/1971), khi chiếc trực thăng chở ông và đồng nghiệp bị bắn rớt.
Câu chuyện về tấn ảnh này chỉ có vậy, nhưng sau này được rất nhiều người xào nấu lại với nhiều câu chuyện đẫm nước mắt về sự tàn bạo của chiến tranh, các bạn có thể đã đọc được đâu đó những câu chuyện thêu dệt chung quanh tấm hình này.
Tấm hình này từng được ghép với câu chuyện Liệt sỹ Nguyễn thị Tư:
Trích trong truyện về liệt sỹ nguyễn thị Tư trong "Giọt sữa cuối cùng"
...''Rồi chị gượng đứng lên, giành lại đứa con từ trong tay giặc. Nước mắt tuôn trào, chị thầm gọi con… ơi. Bú nhanh lên kẻo không còn kịp nữa. Ơi con của tôi, ơi bầu sữa. Giọt sữa cuối cùng, con bú cạn nghe con".
Ngày 17/4/1972, khi chị Tư hy sinh, bé Lê Mỹ Linh khi ấy mới chỉ hơn 10 tháng tuổi đã bị địch giằng khỏi vòng tay và bầu sữa mẹ. Cô bé ngày ấy năm nay đã tròn 40 tuổi.
Khác với mọi người, cô chưa bao giờ nghe nổi trọn vẹn bài ca “Giọt sữa cuối cùng” viết về mẹ và chính mình. Bởi lần nào cũng vậy, chỉ nghe đến "vô câu phụng hoàn" là cô đã thấy nghẹn đắng nơi cổ họng.''
(https://www.lietsi.com/.../Cau-chuyen-co-that-tu.../2463512)
*****
Hoặc câu chuyện khác tương tự do một Facebooker:
"TÔI ĐÃ KHÓC VÀ CÀNG CĂM PHẪN LŨ GIẶC SAU KHI XEM BỨC HÌNH NÀY - CHỊ ĐÃ BỊ GIẶC GIẾT SAU KHI CHO CON BÚ..
Người phụ nữ cho con bú trong hình là du kích Nguyễn Thị Tư, quê ở ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng, Huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, vợ 1 xã đội trưởng vừa hy sinh trong đợt chiến đấu chống càn trước đó. Lính Mỹ ngụy bắt được chị, chị bình tĩnh nói: "Đợi tao cho con tao bú rồi chúng mày muốn bắn muốn giết thì tùy". Sau đó chị bị hành quyết ở vườn sau nhà.'' Trích
So sáng ngày tháng, ta có thể thấy chị Tư chết 2 năm sau khi bức hình được chụp, tác giả bức hình Larry Burrows chết trước chị Tư 1 năm.
Link của trang bià Telegraph đăng tấm hình này số 01/05/1970:
(http://www.telegraph.co.uk/.../Telegraph-Magazines-50th...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét