Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Căn bản về xe hơi 2

Tiếp về vỏ xe phần 2,



Những số từ 1-2-3-4-5 chúng ta đã tìm hiểu trong post trước, sau đây là những số liệu khác.

6- Chấm đỏ mà ta thấy ở những vỏ mới, đây là điểm đánh dấu chỗ nặng nhất cuả vỏ khi nhà máy balance vỏ (cân bằng vỏ) trước khi xuất xưởng dùng khi gắn vỏ vào niềng, chỗ đánh dấu đỏ này là điểm để gắn valve (vòi để bơm hơi) chấm này cần có là do thời xưa khi niềng xe còn làm bằng thép nặng, mục đích là cân bằng tối đa cho vỏ mới (cũng chỉ là lời đồn!) ngày nay với máy balance tối tân cộng với kỹ thuật mới và niềng bằng nhôm, việc đánh dấu chỗ gắn valve hầu như không còn cần thiết, nhưng nhà sản xuất vẫn giữ như một tập quán hay mà thôi! Một đôi khi còn có thêm một chấm vàng nữa, đó chẳng qua là cuả người kiểm nghiệm hàng chấm vào làm dấu.

Tháng 3/1945, công chuá Elizabeth đang thay vỏ xe.
7- Treadwear 200, là nhóm số tiêu chuẩn do nhà sản xuất thử loạt vỏ mẫu này trên xe mẫu cuả nhà sản xuất và đã chạy qua quãng đường 7200 miles, số càng lớn thì độ bền vỏ càng cao, thí dụ chọn lựa giữa hai vỏ treadwear 300 đương nhiên độ bền phải gấp đôi vỏ treadwear 150. (Treadwear tiếng Việt nghiã là độ mòn cuả gai vỏ)

8- Traction A, là tiêu chuẩn bám mặt đường, sau khi thử nghiệm vỏ mẫu bằng cách kéo chiếc vỏ trong tư thế không quay trên một đoạn đường ướt dài với tốc độ 40 miles/h, nhà sản xuất đo độ bám xuống mặt đường. Độ bám mạnh nhất là AA rồi A rồi B và thấp nhất là C. (Traction nghiã là độ bám đường)

9- Temperature A, (Temperature là nhiệt độ) là độ tản nhiệt cuả vỏ xe. Khi xe chạy tốc độ cao, lực ma sát với mặt đường tạo nhiệt rất lớn, độ tản nhiệt cuả vỏ trên tốc độ xe như sau. A là vỏ xe có thể chịu được tốc độ trên 115 mph. B là trong khoảng 115 mph cho tới 100 mph. C là cho khoảng 85 mph tới 100 mph (miles per hour)


10- M+S, tiếng Anh là Mud and Snow nghiã là Bùn sình và Tuyết, vỏ này thiết kế dùng cho mọi thời tiết, nói cho dễ hiểu vỏ này có mặt tiếp đất với những rãnh caosu có độ hở cách nhau đủ lớn để bám mặt đường tương đối mềm như tuyết hay bùn.


11- Dấu hiệu trái núi với bông tuyết, Mountain Snowflake nghiã tiếng Việt tạm gọi là Núi Tuyết, khác với tiêu chuẩn M+S là do thiết kế gai vỏ xe nên có tiêu chuẩn đó. Khi vỏ được đóng dấu hiệu núi tuyết này tức là vỏ đã được thử nghiệm và đạt tiêu chuẩn trong điều kiện chạy tuyết, dĩ nhiên là cao hơn tiêu chuẩn M+S.


12- OE, Original equipment dịch là hàng đúng tiêu chuẩn hiệu xe. Đây là dấu chỉ đơn thuần quảng cáo, phần này là nhà sản xuất khẳng định với khách hàng rằng chiếc vỏ này đạt tiêu chuẩn yêu cầu cuả hiệu xe mà do chính hãng sản xuất. Như thí dụ trên ta có chữ MO- chữ này là một trong những tiêu chuẩn cuả Mercedes, hoặc Porsche là chữ N với số theo sau như N1, N2... Hay như hãng xe General motor luôn có TPC SPEC....và dãy số.

13- Đây là những thông tin bắt buộc nhà sản xuất phải in trên vỏ xe về các lớp bố, các loại bố xe và cả chất loại cuả nó dùng trong cấu trúc vỏ xe cho cả phần mặt tiếp đất cuả vỏ lẫn hông vỏ xe, ở đây là: Plies tread: 2 Polyester + 2 steel///// 1Nylon sidewall: 2 Polyester. Hiểu là phần mặt vỏ 2 lớp Polyester + 2 lớp sợi thép///// phần hông vỏ gồm 1 lớp sợi Nylon + 2 lớp sợi Polyester.


14- Số DOT, tất cả những vỏ xe và kể luôn những phụ tùng xe hay ngay bản thân chiếc xe khi bán trên đất Mỹ đều phải đạt tiêu chuẩn này, gọi là U.S. Department of Transportation (DOT) sở giao thông công chánh Mỹ, do tiêu chuẩn DOT có lẽ phổ thông và tốt nhất trên thế giới nên nhiều nhà sản xuất đã sử dụng nó như tiêu chuẩn chung trên thế giới, hoặc cũng do thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất, nên nhà sản xuất sử dụng cho tiện? Thị trường VN có thể có những tiêu chuẩn khác như EU hay China!

Hai số đầu chỉ tuần. Hai số sau chỉ năm sản xuất.
Trên hình đầu tiên là: DOT U2JX AMR 4807 được giễn giải như sau, hai chữ đầu tiên là dùng để cho biết chính xác chiếc vỏ này do nhà máy nào sản xuất- hãng sản xuất có mã số riêng cho từng nhà máy- nhóm chữ hoặc số còn lại (gồm từ 5 hoặc 6 chữ số)là mã số sản phẩm, dùng để theo dõi sản phẩm thí dụ, trong trường hợp cần phải recall (sản phẩm bị lỗi an toàn, cần thay thế). Bốn số cuối là ngày sản xuất, được ghi theo thứ tự: Hai số đầu chỉ tuần, ở đây sử dụng 52 tuần/năm. Hai số sau chỉ năm sản xuất, thí dụ trên là 4807 tức là tuần thứ 48 cuả năm 2007, khoảng tuần cuối cuả tháng 11/2007.

Thêm về wear indicator.
Hình mũi tên chỉ rõ nơi có dấu chỉ độ mòn, wear indicator
Dùng vỏ xe, ta nên biết khi nào cần phải thay mới, trên vỏ xe luôn có dấu chỉ cho ta biết chiếc vỏ còn giới hạn an toàn hay không. Bên hông có những dấu hình tam giác chỉ rõ nơi có wear indicator, dấu chỉ độ mòn. Từ đây gọi tắt là Dấumòn.
Dấumòn, wear indicator
Vỏ xe chỉ còn an toàn khi mà các gai vỏ chưa mòn đến dấumòn, thường nhà sản xuất khuyên nên thay vỏ khi còn chừng 2-3mm trên dấumòn, không nên chạy vỏ đến khi gai đã mòn bằng với dấumòn.
Dấumòn trên vỏ giữa cũ và mới.
Ngoài ra, cần chú ý đến vài tiêu chuẩn cho vỏ performance (chất lượng) đôi khi do thợ lắp ráp vô ý làm không đúng yêu cầu. Vỏ có chiều chỉ định, Directional hay rotation, loại này bắt buộc phải ráp theo chiều mũi tên chạy về phiá trước.

Chiều xoay bắt buộc.
Có loại mặt trong, mặt ngoài bắt buộc

Mặt ngoài bắt buộc.
Mặt ngoài bắt buộc.
Suốt trong thời gian sử dụng vỏ, ít nhất phải rotate (xoay đổi vị trí) vỏ xe khoảng mỗi 10,000 km, hay khoảng 6,000 miles. Có vài cách xoayđổi phổ thông cần biết, từ đây dùng xoayđổi thay rotate.


Đối với xe 4x4 và các xe chạy cầu sau, áp dụng kiểu xoayđổi A và B. Các loại sedan đời mới chạy cầu trước (FWD-front wheel drive) thì nên sử dụng kiểu B hoặc C

Kiểu xoayđổi D có thể áp dụng cho các loại vỏ với chiều xoay bắt buộc, nhưng kiểu E chỉ dùng cho các loại xe Đức như BMW hay Merc vì có vỏ sau khác cỡ với vỏ trước.

Trong trường hợp muốn xoayđổi cùng với vỏ sơcua (nhiều loại xe không dùng vỏ sơcua nguyên cỡ) thì ta có kiểu F cho xe thường và G cho xe 4x4 hay những xe chạy cầu sau (RWD rear wheel drive).

Vỏ ngoài việc dùng cho xe hơi, còn được dùng trong thể thao.
Viết do 42. All pictures credited from internet.



3 nhận xét: