A Lúi -tên không nhất thiết khác sự thật- là người Tàu Chợ lớn, không biết bị bắt tội gì nhưng nằm cùng đội rau xanh với tôi, chắc chắn không phải loại lìu tìu vì nằm Z30C thì không có án nhẹ.
Người mập mạp, mắt hí hơi lùn, bọn tù chúng tôi bị đói nên ai cũng như cây sậy, riêng A Lúi thì vẫn mập. Anh khoảng 35-40 tuổi, kém tiếng Việt chỉ đủ giao tiếp thông thường, anh bị hủi, anh sống chung với chúng tôi cũng giữ kẽ không đụng chạm thân thể như ngồi gần hay nằm kế nhau như bọn trẻ chúng tôi, hai bàn chân anh bị mất ngón cùng với những vết nứt trên bắp chân lúc nào cũng rỉ nước vàng vài ngón chân như bị nướng cháy nham nhở chực rụng ra.
Anh Lúi có kiểu ăn uống kỳ lạ, trong suốt gần 3 năm tôi biết anh, mỗi bữa anh đều ăng đúng một lon Guigoz hầm nhừ gồm các loại đậu như đậu đen-đậu trắng-đậu đỏ-đậu xanh-đậu phộng mỗi thứ một nhúm, nửa tán đường-chút muối cùng với tất cả những gì trại phát bất kể cá kho-rau luộc hay thịt kho ngày lễ cuối cùng là những gì anh kiếm được trong suốt buổi làm việc, các loại rau củ hay bất cứ thứ gì có thể nấu lên, anh nấu thành một hỗn hợp màu nâu đen nhờ nhờ hơi đặc. Anh cứ thế húp ngày này tháng khác không bao giờ thay đổi kiểu nấu, và chỉ ăn đúng một lon Guigoz không hơn.
Món ăn kinh dị của anh không biết có thêm sâm hay thuốc bắc trong đó hay không, nhưng anh rõ ràng vẫn khoẻ mạnh và mập mạp, hoàn toàn trái với bọn tôi lúc khan hiếm lương thực ai cũng xanh xao và người mỏng như tàu lá.
Anh là người nghĩ ra chiêu nhắn người nhà gởi riêng phần kẹo bánh, trà, thuốc để riêng chiêu đãi cán bộ, do vậy anh được nhận chân nấu nước trong bếp tại khu rẫy lao động. Cán bộ đặc cách cho anh không phải gánh nước-cuốc mương, là những công việc bọn tôi phải làm hàng ngày. Chúng tôi, sau màn cuốc đất-lên luống-gieo hạt thì cực nhất là giai đoạn tưới, hàng ngày mỗi người phải gánh 100 đôi nước, cặp thùng mỗi bên 20 lít, gánh từ dưới suối lên rồi mang đi tưới rẫy rau, tôi lúc đó trai trẻ mà cũng khờ người với chỉ tiêu đó huống chi đám bạn tù già.
Mỗi ngày khi ra lán, anh Lúi lo nấu nước pha trà, mang thuốc và kẹo bánh các loại chờ cán bộ quản giáo và đôi khi vệ binh vũ trang cũng được ké. Theo tôi có sự phân biệt rõ giai cấp giữa cán bộ quản giáo và vệ binh vũ trang, hai loại cán bộ này không thân thiện với nhau lắm, rất nhiêu lần cán bộ quản giáo đội khác qua chơi uống trà ăn kẹo, nhưng hiếm khi tôi thấy quản giáo mời kẹo bánh vệ binh vũ trang, tôi nghĩ hai đẳng cấp khác nhau, không thân thiện với nhau lắm?
Trong suốt 5 năm trong tù, tôi gặp rất nhiều người Tàu và phải kính nể họ về cách biết xử dụng sức mạnh của đồng tiền, thậm chí ngay cả khi họ đang trong tù, anh được thả trước tôi thời gian ngắn không biết có chạy chọt gì không? Hí hí
Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018
Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018
Tao ngộ 21: Cán bộ gái.
Nhóm cán bộ võ trang giữ trại Z30C theo tôi nhớ là toàn những người từ Thanh-Nghệ-Tĩnh nói giọng rất nặng, trong số đó có khoảng 6 người là nữ, tuổi trung bình khoảng trên dưới 19 tuổi.
Biên chế cho mỗi đội khi ra làm ngoài ruộng là 2 vệ binh võ trang và 1 cán bộ quản giáo, bọn tù chúng tôi gọi tất cả là cán bộ không phân biệt ai là võ trang hay quản giáo, riêng các nữ cán bộ làm việc trong văn phòng trại tù, chúng tôi không tiếp xúc bao giờ. Sở dĩ chúng tôi biết đến các cô gái này vì thường giờ đi lao động về hay thấy các cô ra sân bóng rổ đối diện với cổng trại chơi đuà cùng với các cán bộ nam khác, vì chất nông dân còn nguyên (?) nên chúng tôi thường thấy các cô này giỡn với các cán bộ nam rất mạnh bạo, chơi banh cùnh nhau thậm chí còn thấy đá vào người nhau, những kiểu giỡn giữa nam nữ hơi khác với kiểu miền Nam, thoạt đầu làm chúng tôi hơi ngạc nhiên, sau quen dần cũng không để ý nữa, tôi cũng không nhớ có ai nhìn được mắt cả, thời đó tôi cứ nghĩ gái vùng này xấu đều như nhau, sau này mới thấy mình lầm!
Thời đó khoảng 76-80, hình như tiêu chuẩn công an (hay quân đội) các cô được phát khăn rằn, tôi thấy rất nhiều khăn rằn được xử dụng.
Toàn trại đều dùng chung con suối Lạnh, con suối được dùng làm ranh giới một mặt của K1/Z30C Hàm Tân-Thuận Hải trước khi đi sâu vào cánh rừng Lá, dĩ nhiên cán bộ sử dụng đầu nguồn, bọn tù thì chia nhau phía hạ lưu.
Trong bài trước, tôi cho là cán bộ gái không biết đến sịp (loại may sẵn, có hay không ren, nhiều màu...) vì khúc suối dành riêng cho cán bộ, có một khu dùng để phơi đồ, và ở đó chỉ toàn một loại sịp tam giác to như cái nón lá được khâu bằng những mảnh khăn rằn thành hình ba cạnh, có hai sợi giây lòng thòng để cột hai bên hông, kiểu như bikini thời nay, không hề có kiểu sịp như loại bán ngoài chợ.
Nước suối rất trong, sui xẻo mà giờ tắm rửa lại gặp cán bộ nữ giặt vải lúc có kinh, phải đến một phần tư con suối bị nhuộm mầu hồng, bọn tù vừa tranh thủ tắm nhanh lại phải tránh nước nhuộm màu thật cực, những miếng vải khăn rằn được dùng rồi giặt và phơi bay phất phới như lá phướn! Chắc sau này các cô tiếp xúc với thành thị mới đổi kiểu khác đi, hí hí
Mãi sau này, đôi lần khi gặp lại bạn tù được thả về sau, nghe kể chuyện có cán bộ nữ yêu tù cải tạo rồi lấy nhau, là chuyện mãi sau này.
Biên chế cho mỗi đội khi ra làm ngoài ruộng là 2 vệ binh võ trang và 1 cán bộ quản giáo, bọn tù chúng tôi gọi tất cả là cán bộ không phân biệt ai là võ trang hay quản giáo, riêng các nữ cán bộ làm việc trong văn phòng trại tù, chúng tôi không tiếp xúc bao giờ. Sở dĩ chúng tôi biết đến các cô gái này vì thường giờ đi lao động về hay thấy các cô ra sân bóng rổ đối diện với cổng trại chơi đuà cùng với các cán bộ nam khác, vì chất nông dân còn nguyên (?) nên chúng tôi thường thấy các cô này giỡn với các cán bộ nam rất mạnh bạo, chơi banh cùnh nhau thậm chí còn thấy đá vào người nhau, những kiểu giỡn giữa nam nữ hơi khác với kiểu miền Nam, thoạt đầu làm chúng tôi hơi ngạc nhiên, sau quen dần cũng không để ý nữa, tôi cũng không nhớ có ai nhìn được mắt cả, thời đó tôi cứ nghĩ gái vùng này xấu đều như nhau, sau này mới thấy mình lầm!
Thời đó khoảng 76-80, hình như tiêu chuẩn công an (hay quân đội) các cô được phát khăn rằn, tôi thấy rất nhiều khăn rằn được xử dụng.
Toàn trại đều dùng chung con suối Lạnh, con suối được dùng làm ranh giới một mặt của K1/Z30C Hàm Tân-Thuận Hải trước khi đi sâu vào cánh rừng Lá, dĩ nhiên cán bộ sử dụng đầu nguồn, bọn tù thì chia nhau phía hạ lưu.
Trong bài trước, tôi cho là cán bộ gái không biết đến sịp (loại may sẵn, có hay không ren, nhiều màu...) vì khúc suối dành riêng cho cán bộ, có một khu dùng để phơi đồ, và ở đó chỉ toàn một loại sịp tam giác to như cái nón lá được khâu bằng những mảnh khăn rằn thành hình ba cạnh, có hai sợi giây lòng thòng để cột hai bên hông, kiểu như bikini thời nay, không hề có kiểu sịp như loại bán ngoài chợ.
Nước suối rất trong, sui xẻo mà giờ tắm rửa lại gặp cán bộ nữ giặt vải lúc có kinh, phải đến một phần tư con suối bị nhuộm mầu hồng, bọn tù vừa tranh thủ tắm nhanh lại phải tránh nước nhuộm màu thật cực, những miếng vải khăn rằn được dùng rồi giặt và phơi bay phất phới như lá phướn! Chắc sau này các cô tiếp xúc với thành thị mới đổi kiểu khác đi, hí hí
Mãi sau này, đôi lần khi gặp lại bạn tù được thả về sau, nghe kể chuyện có cán bộ nữ yêu tù cải tạo rồi lấy nhau, là chuyện mãi sau này.
Tao ngộ 20: Cán bộ Nghệ.
Thời gian ở K1/Z30C tôi nằm trong đội rau xanh 18 (có nhiều đội rau xanh: đội 24, đội 19... Tôi cũng không nhớ rõ từ đâu mà có tên như thế?)
Mỗi đội có biên chế một quản giáo, đội tôi là cán bộ quản giáo tên Nghệ, anh chàng này lớn hơn tôi khoảng 5 tuổi, cỡ 25. Người tầm thước kiểu phổ biến dân miền Bắc với cằm bạnh, khuôn mặt góc cạnh, dân xứ Nghệ nói tiếng trọ trẹ, tôi không phân biệt được dân vùng này Thanh Hóa hay Nghệ An hoặc Hà Tĩnh.
Thời đó rất đói, bọn tù chúng tôi còn có tiếp tế của gia đình nên còn cầm cự được, cán bộ thì chịu chết vì không có nguồn tiếp tế, vì vậy một số bạn tù người Tàu chụp cơ hội mua chân nấu nước để được thoải mái. Họ nhắn người nhà gởi đặc biệt riêng phần kẹo bánh, thuốc lá và trà rất nhiều, đủ để cung cấp cho cán bộ trong vòng mỗi tháng. Anh bạn tù này đương nhiên được chân nấu nước-châm trà chiêu đãi cán bộ quản giáo trong suốt ngày làm việc ngoài công trường bằng những loại quà mà họ mang theo.
Cũng không nhiều nhặn gì lắm, nhưng rõ là những thứ mà các anh chàng cán bộ này chưa hề được thưởng thức nên anh bạn tù này có được sự thoải mái, không phải làm việc nặng và chỉ loanh quanh trong khu bếp của đội rau xanh.
Nói về anh chàng quản giáo, anh chàng này nổ thôi rồi -là nổ với đám vệ binh, chứ không phải với chúng tôi, đám tù- toàn bộ đám vệ binh, cả nam lẫn nữ, đều được tuyển mộ đâu đó vùng Thanh Nghệ, huấn luyện và đưa thẳng vào Hàm Tân, nói chuyện với chúng tôi họ chưa hề biết đến Sài gòn, chưa bao giờ ra Hà nội và biết rất ít về văn minh đô thị, đám cán bộ gái trẻ còn không có quần lót (sịp) và chưa biết đến băng vệ sinh! Nhiều chàng cho biết ở trại tù này mới hưởng ánh sáng điện.
Một lần tôi trốn việc, chui vào bếp xin điếu thuốc của anh bạn tù, ngồi nghe lỏm đám cán bộ uống trà-ăn kẹo đậu phộng-hút thuốc-tán gẫu, nghe anh cán bộ Nghệ đang thao thao kể về một chuyến hành trình ra Hà nội nào đó của anh ta -ra Hà nội chắc là lớn chuyện, thấy mọi người im lặng nghe anh kể- anh tả về toà nhà quốc hội ở Hà nội, anh tả toà nhà có ba tầng lầu, và điều đặc biệt nhất anh nhấn mạnh cho các thính giả chung quanh là trong thời chiến, khi báo động có máy bay là 'ta' nhấn nút cho toà nhà chìm xuống dưới đất, hết báo động lại nhấn nút cho trồi lên, tôi nghe rõ các anh vệ binh vừa nghe vừa trầm trồ thán phục! Hí hí, tôi cũng...
Tôi nhớ mãi cán bộ Nghệ vì kỷ niệm riêng với tôi chứ không vì tài nghệ nổ của anh ý, một lần tôi lỡ miệng, vì cán bộ Nghệ chưa cho lệnh bọn tù xuống suối rửa ráy để chuẩn bị về trại, tôi nói với bạn tù:
Sao 'nó' chưa cho bọn mình xuống suối tắm rửa, đến giờ về trại rồi?
Anh chàng Nhgệ, cán bộ đang đến ngay sau lưng tôi nghe được -trong tù, chỉ được gọi là cán bộ xưng tôi, không được gọi là 'nó', hí hí- phạt tôi một tuần không được tắm rửa (mẹ ơi! làm đội rau xanh, tối ngày dính với đất và cứt mà không cho rửa ráy) làm khổ tôi và anh em trong đội phải dấm dúi nước cho tôi rửa ráy trong trại cả tuần lễ. Hí hí
Mỗi đội có biên chế một quản giáo, đội tôi là cán bộ quản giáo tên Nghệ, anh chàng này lớn hơn tôi khoảng 5 tuổi, cỡ 25. Người tầm thước kiểu phổ biến dân miền Bắc với cằm bạnh, khuôn mặt góc cạnh, dân xứ Nghệ nói tiếng trọ trẹ, tôi không phân biệt được dân vùng này Thanh Hóa hay Nghệ An hoặc Hà Tĩnh.
Thời đó rất đói, bọn tù chúng tôi còn có tiếp tế của gia đình nên còn cầm cự được, cán bộ thì chịu chết vì không có nguồn tiếp tế, vì vậy một số bạn tù người Tàu chụp cơ hội mua chân nấu nước để được thoải mái. Họ nhắn người nhà gởi đặc biệt riêng phần kẹo bánh, thuốc lá và trà rất nhiều, đủ để cung cấp cho cán bộ trong vòng mỗi tháng. Anh bạn tù này đương nhiên được chân nấu nước-châm trà chiêu đãi cán bộ quản giáo trong suốt ngày làm việc ngoài công trường bằng những loại quà mà họ mang theo.
Cũng không nhiều nhặn gì lắm, nhưng rõ là những thứ mà các anh chàng cán bộ này chưa hề được thưởng thức nên anh bạn tù này có được sự thoải mái, không phải làm việc nặng và chỉ loanh quanh trong khu bếp của đội rau xanh.
Nói về anh chàng quản giáo, anh chàng này nổ thôi rồi -là nổ với đám vệ binh, chứ không phải với chúng tôi, đám tù- toàn bộ đám vệ binh, cả nam lẫn nữ, đều được tuyển mộ đâu đó vùng Thanh Nghệ, huấn luyện và đưa thẳng vào Hàm Tân, nói chuyện với chúng tôi họ chưa hề biết đến Sài gòn, chưa bao giờ ra Hà nội và biết rất ít về văn minh đô thị, đám cán bộ gái trẻ còn không có quần lót (sịp) và chưa biết đến băng vệ sinh! Nhiều chàng cho biết ở trại tù này mới hưởng ánh sáng điện.
Một lần tôi trốn việc, chui vào bếp xin điếu thuốc của anh bạn tù, ngồi nghe lỏm đám cán bộ uống trà-ăn kẹo đậu phộng-hút thuốc-tán gẫu, nghe anh cán bộ Nghệ đang thao thao kể về một chuyến hành trình ra Hà nội nào đó của anh ta -ra Hà nội chắc là lớn chuyện, thấy mọi người im lặng nghe anh kể- anh tả về toà nhà quốc hội ở Hà nội, anh tả toà nhà có ba tầng lầu, và điều đặc biệt nhất anh nhấn mạnh cho các thính giả chung quanh là trong thời chiến, khi báo động có máy bay là 'ta' nhấn nút cho toà nhà chìm xuống dưới đất, hết báo động lại nhấn nút cho trồi lên, tôi nghe rõ các anh vệ binh vừa nghe vừa trầm trồ thán phục! Hí hí, tôi cũng...
Tôi nhớ mãi cán bộ Nghệ vì kỷ niệm riêng với tôi chứ không vì tài nghệ nổ của anh ý, một lần tôi lỡ miệng, vì cán bộ Nghệ chưa cho lệnh bọn tù xuống suối rửa ráy để chuẩn bị về trại, tôi nói với bạn tù:
Sao 'nó' chưa cho bọn mình xuống suối tắm rửa, đến giờ về trại rồi?
Anh chàng Nhgệ, cán bộ đang đến ngay sau lưng tôi nghe được -trong tù, chỉ được gọi là cán bộ xưng tôi, không được gọi là 'nó', hí hí- phạt tôi một tuần không được tắm rửa (mẹ ơi! làm đội rau xanh, tối ngày dính với đất và cứt mà không cho rửa ráy) làm khổ tôi và anh em trong đội phải dấm dúi nước cho tôi rửa ráy trong trại cả tuần lễ. Hí hí
Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018
Điệp vụ trong bóng tối, KGB-Bắt cóc con tin tại Lebanon.
Tại Beirut, vào ngày 30 tháng 9 năm 1985, một nhóm Hồi giáo quá khích vũ trang đã bắt giữ bốn nhà ngoại giao của Liênxô (Arkady Katkov, Valery Myrikov, Oleg Spirin và Nikolai Svirsky) tại ngay bên ngoài đại sứ quán, ông Katkov trúng đạn bị thương ở chân.
Bọn bắt cóc tự xưng là "Lực lượng Khaled Al-Walid" và "Tổ chức Giải phóng Hồi giáo". Theo Đại tá Yuri Perfilyev là chỉ huy trưởng KGB ở Lebanon, vụ bắt cóc đã được tổ chức bởi một tên trùm khét tiếng Hezbollah: Imad Mugniyeh để đáp trả cuộc tấn công của phe ủng hộ Syria. Những chỉ huy gốc Shiite yêu cầu Moscow buộc Damascus đình chỉ cuộc tấn công tại Tripoli và đóng cửa đại sứ quán của Liênxô ở Beirut. Để chứng minh rằng họ nói là làm, chỉ hai ngày sau vụ bắt cóc, nhóm bắt cóc đã bắn Katkov và vất cái xác bị nát bét vì đạn AK của ông tại một bãi rác ở Beirut.
Ngay sau đó Đại tá Perfilyev đã tìm gặp Ayatollah Muhammad Fadlallah, lãnh đạo tinh thần của người Shiite Lebanon với lời nhắn: "Đừng để một cường quốc phải chờ đợi, nếu để họ chờ lâu quá, sẽ đưa đến những hành động nghiêm trọng và những hậu quả khó lường". Gặp phải sự im lặng từ Fadlallah, Đại tá Perfilyev trưởng nhóm KGB đã nói thẳng thừng:
"Chúng tôi không chỉ nói về những người ở Beirut. Tôi đang nói về Tehran và Qom (thành phố linh thiêng Shiite và nơi cư trú của Ayatollah Khomeini) không xa lắm với biên giới Nga. Phải nhớ Qom rất gần với chúng tôi và một sai lầm trong việc phóng tên lửa vì lỗi kỹ thuật hay một sự cố, lúc nào cũng có thể xảy ra, và chỉ có Chúa hoặc Allah biết điều gì sẽ xảy ra với một tên lửa mang đầu đạn."
Fadlallah run rẩy thấy rõ và đã trả lời sau một khoảnh khắc im lặng: "Tôi nghĩ chuyện này sẽ kết thúc tốt đẹp". Thực ra đe dọa một trong những thành phố linh thiêng của người Shiite chỉ là một phần trong chiến thuật đối phó của Liên Xô.
Spetsgruppa A hay còn gọi là nhóm Alpha (một nhóm đặc vụ của Liênxô được thành lập sau vụ 'Tháng 9 đen' giết con tin tại Olympic ở Đức) được điều động giải quyết vụ bắt cóc.
Nhóm Alpha đã bắt cóc một người cháu trai của thủ lĩnh Hezbollah nổi tiếng, họ cắt dái anh ta và đóng gói gửi nó tới tổng hành dinh Hezbollah, sau đó bắn chết anh này. Ngoài việc cho nhóm bắt cóc thấy những khả năng ghê gớm và mức độ nghiêm trọng mà KGB có thể làm, họ cũng gởi kèm tới nhà lãnh đạo Hezbollah danh sách những người thân khác của ông ta và nhắc rằng ông ta có thể sẽ nhận nhiều gói hàng như vậy nếu ba nhà ngoại giao Liênxô không được thả ra ngay lập tức.
Ngay sau đó, ba con tin còn sống sót đã bị bỏ trên một chiếc BMW cũ kỹ ngay gần đại sứ quán Liênxô và kể từ đây không hề có nhà ngoại giao hay người Liênxô nào bị bắt cóc ở Lebanon.
Đây là cách Liên Xô hoạt động -làm chứ không nói- và đây là ngôn ngữ mà Hezbollah dễ hiểu nhất, không chỉ Hezbollah, mà cả ISIS và mọi nhóm khủng bố Hồi giáo khác đều hiểu điều này.
Bonus:
Năm 2010, lực lượng Bịêt hải Nga đối đầu với cướp biển Somalia.
Xuất phát từ tàu mẹ, bọn cướp biển Somalia đã cướp một tàu chở dầu của Nga. Lực lượng Biệt hải Nga đã tấn công lên tàu chở dầu, dễ dàng trấn áp những tên cướp biển, bắt chúng và đưa toàn bộ nhóm cướp biển trở lại trên tàu mẹ của chúng. Trên tàu mẹ đó, những tên cướp biển bị trói chặt và gài thuốc nổ trên tàu, sau khi trở lại trên con tàu của họ, người Nga đã kích nổ con tàu của cướp biển cùng với toàn bộ nhóm cướp biển trên tàu.
Từ đó, không có tàu Nga nào bị cướp nữa.
Bọn bắt cóc tự xưng là "Lực lượng Khaled Al-Walid" và "Tổ chức Giải phóng Hồi giáo". Theo Đại tá Yuri Perfilyev là chỉ huy trưởng KGB ở Lebanon, vụ bắt cóc đã được tổ chức bởi một tên trùm khét tiếng Hezbollah: Imad Mugniyeh để đáp trả cuộc tấn công của phe ủng hộ Syria. Những chỉ huy gốc Shiite yêu cầu Moscow buộc Damascus đình chỉ cuộc tấn công tại Tripoli và đóng cửa đại sứ quán của Liênxô ở Beirut. Để chứng minh rằng họ nói là làm, chỉ hai ngày sau vụ bắt cóc, nhóm bắt cóc đã bắn Katkov và vất cái xác bị nát bét vì đạn AK của ông tại một bãi rác ở Beirut.
Ngay sau đó Đại tá Perfilyev đã tìm gặp Ayatollah Muhammad Fadlallah, lãnh đạo tinh thần của người Shiite Lebanon với lời nhắn: "Đừng để một cường quốc phải chờ đợi, nếu để họ chờ lâu quá, sẽ đưa đến những hành động nghiêm trọng và những hậu quả khó lường". Gặp phải sự im lặng từ Fadlallah, Đại tá Perfilyev trưởng nhóm KGB đã nói thẳng thừng:
"Chúng tôi không chỉ nói về những người ở Beirut. Tôi đang nói về Tehran và Qom (thành phố linh thiêng Shiite và nơi cư trú của Ayatollah Khomeini) không xa lắm với biên giới Nga. Phải nhớ Qom rất gần với chúng tôi và một sai lầm trong việc phóng tên lửa vì lỗi kỹ thuật hay một sự cố, lúc nào cũng có thể xảy ra, và chỉ có Chúa hoặc Allah biết điều gì sẽ xảy ra với một tên lửa mang đầu đạn."
Fadlallah run rẩy thấy rõ và đã trả lời sau một khoảnh khắc im lặng: "Tôi nghĩ chuyện này sẽ kết thúc tốt đẹp". Thực ra đe dọa một trong những thành phố linh thiêng của người Shiite chỉ là một phần trong chiến thuật đối phó của Liên Xô.
Spetsgruppa A hay còn gọi là nhóm Alpha (một nhóm đặc vụ của Liênxô được thành lập sau vụ 'Tháng 9 đen' giết con tin tại Olympic ở Đức) được điều động giải quyết vụ bắt cóc.
Nhóm Alpha đã bắt cóc một người cháu trai của thủ lĩnh Hezbollah nổi tiếng, họ cắt dái anh ta và đóng gói gửi nó tới tổng hành dinh Hezbollah, sau đó bắn chết anh này. Ngoài việc cho nhóm bắt cóc thấy những khả năng ghê gớm và mức độ nghiêm trọng mà KGB có thể làm, họ cũng gởi kèm tới nhà lãnh đạo Hezbollah danh sách những người thân khác của ông ta và nhắc rằng ông ta có thể sẽ nhận nhiều gói hàng như vậy nếu ba nhà ngoại giao Liênxô không được thả ra ngay lập tức.
Ngay sau đó, ba con tin còn sống sót đã bị bỏ trên một chiếc BMW cũ kỹ ngay gần đại sứ quán Liênxô và kể từ đây không hề có nhà ngoại giao hay người Liênxô nào bị bắt cóc ở Lebanon.
Đây là cách Liên Xô hoạt động -làm chứ không nói- và đây là ngôn ngữ mà Hezbollah dễ hiểu nhất, không chỉ Hezbollah, mà cả ISIS và mọi nhóm khủng bố Hồi giáo khác đều hiểu điều này.
Bonus:
Năm 2010, lực lượng Bịêt hải Nga đối đầu với cướp biển Somalia.
Xuất phát từ tàu mẹ, bọn cướp biển Somalia đã cướp một tàu chở dầu của Nga. Lực lượng Biệt hải Nga đã tấn công lên tàu chở dầu, dễ dàng trấn áp những tên cướp biển, bắt chúng và đưa toàn bộ nhóm cướp biển trở lại trên tàu mẹ của chúng. Trên tàu mẹ đó, những tên cướp biển bị trói chặt và gài thuốc nổ trên tàu, sau khi trở lại trên con tàu của họ, người Nga đã kích nổ con tàu của cướp biển cùng với toàn bộ nhóm cướp biển trên tàu.
Từ đó, không có tàu Nga nào bị cướp nữa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)