Viết cho Trần Văn Lại nhân dịp 27/7/2017.
Mỗi khi có dịp vào Nam dù là theo đoàn CCB E205 hay cá nhân mình thường dành thời gian đi thăm lại chiến trường xưa. Đi với ai? Người mà nghĩ đến đầu tiên ở Sài Gòn là Mai Đăng Tiến, chia tay Trung đoàn từ tháng 10/1977 mãi cho đến năm 2010 mình mới liên lạc được với ông này qua ông Trường Bắc Giang. Khỏi cần biết Tiến giầu hay nghèo, sự nghiệp ra sao? Lý do là với những anh em bạn bè đồng ngũ Bắc vô Tiến nhiệt tình số 1 trong số những đồng đội định cư ở Sài Gòn.
Ngồi với Tiến trên lầu của quán Bia Hà Nội tại đường Nguyễn Thị Minh Khai vào một buổi trưa mình biết thêm về Lại. Phải nói thật là một trong những bất ngờ thú vị khi biết Lại có vợ là cô bạn học cùng lớp với mình trong 3 năm cấp III, từ đó mới liên lạc thường xuyên với Lại. Đi với Tiến mình được biết thêm nhiều bất ngờ, một trong những câu chuyện đó là gặp gỡ gia đình anh Sáu Nọ ở Bàu Cỏ, gặp Quy ở Lộc Tấn…
Chuyện anh Sáu kể trong và sau bữa nhậu cuốn hút suốt đêm, trong đó Lại là một phần của thời 1975. Nhân dư âm ngày buồn 27/7 mình muốn chia sẻ tới anh Lại về trận đánh đồn Thốt Nốt ngày 13/01/1975, với tinh thần là biết gì kể nấy vì mỗi cá nhân chỉ biết một phần của sự kiện, góp nhặt câu chuyện buồn xưa, anh Lại có mang đại liên tăng cường cho bọn mình trận này nhưng chứng kiến còn có những ai khác?
Sau trận Suối Đá ngày 07/12/1974 mấy ngày, cả Tiểu đoàn 1 vượt sông Vàm cỏ qua đất Cambodia rồi về rừng Nhum (rừng có cây nhum nên gọi rừng Nhum, anh em mình hay gọi rừng Nhôm), tại đây đã thấy truyền đơn của bên kia rải xuống rừng nói về E205 tại Suối Đá rồi, nội dung là đại bại.
Mình nhớ, địch chỉ ném trái láng chứ không hề bắn ra một viên đạn nhọn, địch không hề chạy hết sau khi ĐH10 nổ và chỉ còn tên bị thương nằm ném trái như lời đồn đại, tuy nhiên số còn trong đồn có thể chỉ vài tên.
Mất mát trận này C1 mất rất nhiều lính kì cựu từ thời Vĩnh Phú, Nam Hà, Bắc Thái xưa và thông tin tiểu đoàn…Riêng ông Việt cà lăm mình không hề ấn tượng, mình không thấy hình ảnh của ông Đại đội trưởng này qua trận Suối Đá và trận này.
Mình chỉ viết những gì mình thấy, không có ý hơn thua, như đã nói: mình chứng kiến một phần sự kiện đau lòng này, ví như thầy bói xem voi sờ chỗ nào thì phán chỗ ấy, mình đã tự về Long Khánh 2 lần và còn muốn về thăm nữa.
Hy vọng sẽ được bổ sung thêm trong ngày gặp mặt 28/8/2017.
Viết dài, lan man chịu khó đọc nhé ! — với Tran van Lai.
Phụ lục:
Trở lại Long Khánh sau ngày 30/4 được người dân kể lại:
Địch đổ quân bằng cam nhông chặn đường rút của ta nhưng do sương mù nên không phát hiện được hướng rút, mặt khác ta cứ thẳng hướng về rừng Nhum địch lại dự đoán hướng khả nghi nên an toàn.
Địch cho xe bịt kín chở tử sỹ đi luôn sáng sớm người dân ko được đến gần nên không rõ, địch gom anh em hy sinh đặt trên đường xe bò sau 1 ngày thì người dân Cao Đài xin phép chôn anh em, giống như việc chôn cất ở Suối Đá 07/12/1974.
Có chuyện anh Sáu bị thương nặng nhưng chưa chết, sáng tỉnh dậy biết ko qua khỏi nên đã rút chốt da láng tự vẫn (?).
Cũng nghe dân kể: Sau khi DH10 nổ địch bỏ chạy khỏi đồn, chỉ có một người lính bị thương mang theo một đứa con trai vào đồn vì vợ chồng bỏ nhau, người lính đó hướng dẫn con thẩy trái láng ra lỗ châu mai tường hộp. Sát thương khủng khiếp, 12 anh hy sinh tại chỗ, 1 hy sinh tại phẫu, bị thương đáng kể.
Sau trận Suối Đá ngày 07/12/1974 mấy ngày, cả Tiểu đoàn 1 vượt sông Vàm cỏ qua đất Cambodia rồi về rừng Nhum (rừng có cây nhum nên gọi rừng Nhum, anh em mình hay gọi rừng Nhôm), tại đây đã thấy truyền đơn của bên kia rải xuống rừng nói về E205 tại Suối Đá rồi, nội dung là đại bại.
Đại đội 1 quân số còn rất mạnh, lính trải qua Chiến dịch Bù Bông – Kiến Đức và được mấy anh cán bộ đi học về bổ sung. C1 làm thao trường bằng cành cây mô hình chốt Thốt Nốt trong rừng Nhum để luyện tập, chiến thuật kỳ tập (kiểu như đánh Suối Đá) là bí mật cắt rào, đánh bộc phá phá rào rồi tràn diệt địch trong tường hộp và đánh nhà chỉ huy bằng hỏa lực, không hiểu sao Trung đoàn vẫn ngoan cố chơi kiểu này vì bộ binh và C1 cũng chưa từng thành công, đồn Thốt Nốt hình tam giác, bên trong có nhà chỉ huy và tháp canh, ba góc tam giác là 3 lô cốt bát úp.
Phương án tác chiến: Đánh đồn bằng cả 3 mũi trong đó mũi chủ công (anh Việt cà lăm C trưởng và anh Sáu Chính trị viên phó chỉ huy) được phá rào bằng mìn ĐH10 với giá 3 quả, mình đi mũi này, 2 mũi còn lại chỉ dùng 1 quả ĐH10. Một mũi do anh An C phó chỉ huy (Minh, Nga Thiện đi mũi này), mũi còn lại mình ko rõ ai chỉ huy (Trường, Bắc Giang đi mũi này). Phá rào giữa cạnh đồn không thẳng lô cốt, thêm một bộc phá sào dọn rào nếu rào chưa sạch, nếu sạch rào bằng mìn ĐH10 rồi thì sẽ dùng bộc phá sào phá tường hộp, bộ đội xông vào phát triển ra hai bên diệt địch.
Diễn biến trận đánh.
Xuất phát từ rừng Nhum từ mờ tối, theo ruộng của dân đến đồn Thốt Nốt trong đêm, mình đeo một trái ĐH10 đến cách đồn 1 quãng gần hàng rào thép gai thì dừng lại tổ hợp trên một cái giá tam giác có cọc chống thành cụm 3 quả, khi đó nhóm của Tạo trinh sát tiểu đoàn đã cắt rào. Được lệnh tiếp cận hàng rào mình cùng Thực (Hàm Rồng – Hoằng Hóa) khênh giá ĐH10 vào vị trí, anh Sáu dù là Chính trị viên phó nhưng rất xông xáo trong việc đấu kíp điện và kiểm tra giá mìn, chính anh là người bấm điện cho ĐH10 nổ. Phương án đã nói ở trên, có 1 bộc phá sào dự phòng cho việc ĐH10 nếu không phá sạch hàng rào, nếu hàng rào được quét sạch sẽ dùng bộc phá sào thọc lỗ châu mai phá tường hộp.
Xuất phát từ rừng Nhum từ mờ tối, theo ruộng của dân đến đồn Thốt Nốt trong đêm, mình đeo một trái ĐH10 đến cách đồn 1 quãng gần hàng rào thép gai thì dừng lại tổ hợp trên một cái giá tam giác có cọc chống thành cụm 3 quả, khi đó nhóm của Tạo trinh sát tiểu đoàn đã cắt rào. Được lệnh tiếp cận hàng rào mình cùng Thực (Hàm Rồng – Hoằng Hóa) khênh giá ĐH10 vào vị trí, anh Sáu dù là Chính trị viên phó nhưng rất xông xáo trong việc đấu kíp điện và kiểm tra giá mìn, chính anh là người bấm điện cho ĐH10 nổ. Phương án đã nói ở trên, có 1 bộc phá sào dự phòng cho việc ĐH10 nếu không phá sạch hàng rào, nếu hàng rào được quét sạch sẽ dùng bộc phá sào thọc lỗ châu mai phá tường hộp.
ĐH10 nổ tất cả nghe lệnh xông lên bởi ko thấy bộc phá sào nổ (lý do Thực đút bộc phá sào vào rồi nhưng không giật nụ xòe), tất cả ào ào xông lên vì ĐH10 quét rất sạch, sát tường hộp là một hào rộng chừng 2,5m sâu chừng 70cm (có thể do đào lấy đất đắp tường hộp) nước lúp xúp và dây thép gai rải bùng nhùng nhưng vẫn lội qua được, anh em khá đông lúp xúp dưới chân tường hộp, mình và Tĩnh – Nga Thạch (Tĩnh mang trung liên RPD, mình AK) leo lên nóc lô cốt phiá bên phải.
Thời điểm oan nghiệt bắt đầu khi địch thẩy trái láng ra ngoài chân tường chỗ anh em đang tập trung và chưa leo lên được tường hộp, tiếng nổ và ánh sáng bùng lên, anh em la hét đau đớn. Đồn Long Giang bắt đầu bắn cối sáng sang chi viện cho Thốt Nốt, nằm trên nóc lô cốt dưới ánh cối sáng mình và Tĩnh quan sát được toàn bộ cái đồn và nhìn được đường ra phía ấp. Nói về cái đồn, tường hộp trên 3 cạnh tam giác hoàn toàn bằng bao cát đất, nóc mái bằng để đi lại và có lỗ để lính nhô lên. Chiều dài tường chừng 15m, chiều cao tường chừng hơn 2m ngoài tầm với chút (nếu muốn trèo lên phải kênh kiệu), chiều rộng chừng 2m. Ba góc là ba lô cốt đất hình bát úp cũng cao bằng tường, bên trong có một cái nhà bằng bao cát và một chòi canh bằng thép góc. Cái lô cốt mình và Tĩnh leo lên có độ thoải và đặt được chân để bám lên, trên nóc lô cốt nó xếp bao cát làm cái tăng sê rộng chừng 1m, cao 70cm đủ cho một người ngồi, nó làm 4 cọc và che nắng bằng lá dừa, ĐH10 thổi làm bay cọc nhưng lá dừa vẫn nằm gần đấy, mình và Tĩnh nấp vào chân tăng sê, mình nằm bên trái nó nằm bên phải, trong tăng sê có cái đèn 3 pin vẫn còn sáng (khi tiếp cận và trước lúc ĐH10 nổ vẫn thấy lính nó đi lại), từ lô cốt nhìn sang chỗ anh em hy sinh chân tường hộp là bên trái.
Nói lại về thời khắc đen tối, chỉ trái láng đầu tiên đã làm sát thương khủng khiếp cho anh em rồi cứ thế đều đều tiếng nổ và ánh lửa nháng nháng cho đến khi tiếng kêu im lặng dưới hào nước dưới chân tường hộp, hai mũi còn lại hầu như không động tĩnh. Mũi của Trường hình như cũng mở được rào nhưng không lên.
Trong một khoảng im lặng Tĩnh phát hiện một tên nhô lên khỏi nóc tường hộp bên phải, Tĩnh bảo: Hòa ơi bắn đi, mình hỏi: đâu? Tĩnh nói: đây này, mình bảo: Mày bắn đi, nó nói: súng tao nghiêng không bắn được. Trong khoảnh khắc mình nhìn thấy thằng địch cách chừng 2m nhô lên nóc tường hộp ngang ngực, mình điểm xạ 2 phát AK, nó tụt xuống, sau chừng 30 phút tất cả im ắng.
Cối sáng từ Long Giang vẫn thay nhau bắn sang, biết là hỏng rồi mình bảo Tĩnh: Tĩnh ơi ra thôi, nó bảo: Mày ra trước tao ra sau, cái thằng rất lì nó mang trung liên nhưng vẫn không cùng ra, tôi nói: tao ra đây. Lợi dụng lúc ánh sáng cối tắt mình phóng theo cừa mở và thoát ra ngoài, bên ngoài anh em vẫn chưa rút hết, vẫn còn người loanh quanh ngoài hàng rào. Mình gặp Hùng, Tới – Nga Thành và cả 3 cùng hướng rừng Nhum để về trong đêm tối, cả Tới và Hùng đều bị thương, mình không sao do nằm trên nóc lô cốt nên mảnh trái không tới, ba thằng cùng về. trên đường đi mình rơi tõm xuống cái giếng nước làm ruộng của dân, giếng sâu chừng gần 3m có nước ngang đùi, giếng tròn đường kính khoảng 1m, Hùng thò khẩu AK cho mình bám để leo lên, sau này nó có nói lại là khẩu AK nó chưa khóa chốt an toàn, thật may mắn, nếu không đi cùng nhau chắc sớm mai xong vì không thể tự lên được. Cả 3 bị lạc nên núp vào bụi cây để quan sát, khi loáng thoáng thấy có người đi về mang băng trắng vậy là lặng lẽ theo về đến trạm phẫu tiểu đoàn.
Lại nói về Tĩnh, khi mình rút nó chưa bị thương và chưa bắn phát đạn nào, lúc nó ra nó đã bị thương và nồi trung liên chỉ còn 3 viên, không biết nó nằm lại bao lâu, mình nhớ không nhầm thì chỉ có Tĩnh sau trận này trở về đơn vị, số còn lại loanh quanh K23 cho đến ngày 30/4/1975.
Sau này mình gặp lại Tĩnh một lần tại Thanh Hóa khi nó từ Nông trường 3 Cao su Phú Riềng ra giám định lại, trước khi về Long Khánh lần đầu mình đã nhờ Tiến chọi hỏi nó để rủ đi cùng thì được biết nó đã về miền cực lạc.
Mình nhớ, địch chỉ ném trái láng chứ không hề bắn ra một viên đạn nhọn, địch không hề chạy hết sau khi ĐH10 nổ và chỉ còn tên bị thương nằm ném trái như lời đồn đại, tuy nhiên số còn trong đồn có thể chỉ vài tên.
Mất mát trận này C1 mất rất nhiều lính kì cựu từ thời Vĩnh Phú, Nam Hà, Bắc Thái xưa và thông tin tiểu đoàn…Riêng ông Việt cà lăm mình không hề ấn tượng, mình không thấy hình ảnh của ông Đại đội trưởng này qua trận Suối Đá và trận này.
Mình chỉ viết những gì mình thấy, không có ý hơn thua, như đã nói: mình chứng kiến một phần sự kiện đau lòng này, ví như thầy bói xem voi sờ chỗ nào thì phán chỗ ấy, mình đã tự về Long Khánh 2 lần và còn muốn về thăm nữa.
Hy vọng sẽ được bổ sung thêm trong ngày gặp mặt 28/8/2017.
Viết dài, lan man chịu khó đọc nhé ! — với Tran van Lai.
Phụ lục:
Trở lại Long Khánh sau ngày 30/4 được người dân kể lại:
Địch đổ quân bằng cam nhông chặn đường rút của ta nhưng do sương mù nên không phát hiện được hướng rút, mặt khác ta cứ thẳng hướng về rừng Nhum địch lại dự đoán hướng khả nghi nên an toàn.
Địch cho xe bịt kín chở tử sỹ đi luôn sáng sớm người dân ko được đến gần nên không rõ, địch gom anh em hy sinh đặt trên đường xe bò sau 1 ngày thì người dân Cao Đài xin phép chôn anh em, giống như việc chôn cất ở Suối Đá 07/12/1974.
Có chuyện anh Sáu bị thương nặng nhưng chưa chết, sáng tỉnh dậy biết ko qua khỏi nên đã rút chốt da láng tự vẫn (?).
Cũng nghe dân kể: Sau khi DH10 nổ địch bỏ chạy khỏi đồn, chỉ có một người lính bị thương mang theo một đứa con trai vào đồn vì vợ chồng bỏ nhau, người lính đó hướng dẫn con thẩy trái láng ra lỗ châu mai tường hộp. Sát thương khủng khiếp, 12 anh hy sinh tại chỗ, 1 hy sinh tại phẫu, bị thương đáng kể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét