Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

Nhìn lại Hongkong 1967.

"Trước đây... Hongkong chỉ là nơi tá túc vay mượn, nhưng sau cuộc bạo loạn mọi người hiểu ra rằng Hongkong là ngôi nhà của chính họ"

Cuộc bạo loạn từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1967, tổng cộng 51 người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương, hơn 8.000 quả bom đã phát nổ (phần lớn là các vụ nổ có kiểm soát, do cảnh sát phá hủy), trong đó có khoảng 1.100 quả là bom thật.

Hồng Kông là một nơi rất khác biệt cách đây nửa thế kỷ, rất nhiều người dân là những người tị nạn từ cuộc hỗn loạn tại nội địa Trung Quốc, những người tị nạn đã tá túc, dựng nhà của họ trong các trại tị nạn, các vùng đất vô chủ tồi tàn, các sườn đồi tràn nghập khu ổ chuột, nơi không có nước sinh hoạt hoặc nhà vệ sinh, việc làm không có và nhà chủ có thể thoải mái chọn người họ muốn, nhưng bằng cách nào đó mọi người sống sót, là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng sự bất mãn trong dân chúng.

Vào đầu 1967, tác động của Cách mạng văn hoá từ Trung Quốc bắt đầu ảnh hưởng lên Hồng kông, công nhân bị sa thải mang tâm lý bị đối xử bất công. Các cuộc bạo loạn tại Macau nổ ra 12/1966 và 5/1967,  sự leo thang tranh chấp lao động tại một nhà máy sản xuất hoa giấy ở San Po Kong-Cửu Long đánh dấu sự khởi đầu của các cuộc đụng độ sẽ làm rúng động Hồng Kông sau này.

Vào lúc 1 giờ chiều ngày 6/5 thì sự việc rắc rối tại nhà máy sản xuất hoa giả Hồng Kông xảy ra, tại nhà máy các công nhân đình công vì bất bình về tiền lương và việc sa thải 29 công nhân chạy máy, hôm sau các đại diện công đoàn đưa thỉnh nguyện rồi mọi người giải tán.

Biểu tình tiếp tục xảy ra, cảnh sát phản ứng cứng rắn, bắn đạn cay và dùng dùi cui, và rồi rắc rối lan sang Wong Tai Sin, đến Đông Cửu Long và tập trung tại Shek Kip Mei.

Số ra ngày 12/5 của tờ South China Morning Post viết rằng: Chỉ 13 tháng sau cuộc nổi loạn [Star Ferry] năm ngoái, đêm qua một phần của Cửu Long một lần nữa bị lệnh giới nghiêm sau các cuộc đụng độ giữa cảnh sát chống bạo động và đám đông công nhân và thanh thiếu niên.

Sự phẫn nộ tiếp tục âm ỉ và sôi sục suốt mùa hè, nhưng sau những cuộc đình công và biểu tình ôn hoà ban đầu, mọi người bắt đầu nhận ra rằng các vấn đề chính trị mới là cốt lõi của phong trào lao động, và rồi mọi thứ trở nên tồi tệ. Nhiều người bắt đầu không ủng hộ phong trào lao động một khi nó xử dụng đến bạo lực trắng trợn bằng cách đặt bom khắp nơi -khủng bố đô thị- là một thuật ngữ chính xác để mô tả tình hình trong nửa cuối năm 1967. Phong trào lao động cánh tả dần biến thành phong trào khủng bố.

Bạo động
Giới giàu có tại Hồng Kông bắt đầu tìm cách rời khỏi khi tình trạng bạo động ngày tăng lên, nững người biểu tình -chống chính phủ- copy nguyên bản của cuộc Cách mạng văn hoá đang nở rộ tại TQ, mọi người mặc sơmi trắng với quần xám, đeo hình lãnh tu Mao trên ve áo. Các loại bom tự chế được đặt khắp nơi trong thành phố, đa số là bom giả nhưng chỉ cần vài quả bom thật trong số đó cũng đủ để khủng bố tinh thần dân chúng, sự sợ hãi gieo rắc vào dân chúng đến độ khi thấy một cái lon cũ bên vệ đường, vì sợ là bom, người ta sẵn sàng đi phía bên kia để tránh nó.

Tại trường trung học Chung Hwa, học sinh được yêu cầu chế bom trong lab của trường, gây ra tai nạn làm nổ đứt cánh tay của một học sinh, 18 tuổi Siu Wai -trường này sau bị đóng cửa vĩnh viễn với tội danh: phổ biến giáo trình học cộng sản với ý đồ nuôi dưỡng sự thù địch và bạo động- một ngày sau vụ tai nạn, cảnh sát cũng lục soát 4 trường khác có cùng khuynh hướng giáo trình-cộng sản là trường: Mongkok Workers’ Children School, Heung To Middle School, Western’s Hon Wah Middle School và Fukien Middle School.

Khủng bố càng ngày càng trầm trọng, ngày 20/8 bé gái Wong Yee-man 8 tuổi và em trai 2 tuổi Wong Siu-fan lượm được một hộp giấy cạnh Kiangsu Chekiang college, hai em ôm về nhà thì bom phát nổ, cô bé chết tại chổ vì thủng bụng, cậu em chết trên đường cấp cứu.

Ngày 24/8 Lam Bun, một phát thanh viên radio với những chỉ trích về chủ nghĩa cánh tả cực đoan cùng người em họ lái xe đi làm thì bị chặn lại, tưới xăng lên người và đốt, cả hai anh em chết vì bỏng nặng vài ngày sau trong bệnh viện. Giết chóc làm dân chúng thêm hoảng loạn, dân Hồng Kông bắt đầu quay lại chống thành phần cánh tả.

Ngày 8/7, Khảng 300 dân quân có vũ trang TQ và người biểu tình đã tấn công đồn cảnh sát trên khu vực biên giới giới hạn 2 dặm, giết chết 5 cảnh sát, vây đồn cảnh sát, nhốt toàn bộ 86 cảnh sát trong toà nhà Ủy ban thôn Shataukok khoảng 10 tiếng.

Hạ sỹ Fung Yin-ping, thư ký Kong Shing-kai, Mohamed Nawaz Malik, Khurshid Ahmed và Wong Loi-hing đã bị mất mạng trước khi chính quyền Anh quốc kịp điều 500 lính Gurkha thuộc lữ đoàn 48 Bộ binh tại Sek Kong -đóng quân tại Sha Tow Kok và dọc biên giới phía Tây- đến để giải cứu, phá vỡ vòng vây.

Những người nông dân đại lục tại biên giới luôn biểu thị bằng cách vừa đi vừa hát những bài hát cách mạng, mang theo các biểu ngữ màu đỏ khi họ phải đi qua biên giới Hồng Kông để canh tác mùa màng của họ.

Ngày 29/2, hai cảnh sát làm nhiệm vụ tuần tra vô tình chạy xe máy qua biên giới và bị băt giữ, khi thanh tra cảnh sát cấp cao Frank Knight cùng phái đoàn đi điều tra, sau hồi tranh luận lớn tiếng tại hàng rào biên giới ông đã bị một nhóm nông dân xúm lại lôi qua cầu biên giới.

Hệ quả là cây cầu thông thương qua Hồng Kông bị chắn lại, việc di chuyển qua biên giới chấm dứt, những nông dân đại lục ủ rũ vì mùa màng không được chăm bón, dân Hồng Kông tức giận vì việc giam giữ các cảnh sát viên HK. Ông Akers Jones và ông cố vấn chính trị Kenneth Kinghorn được đưa đến đàm phán với các giới chức TQ, cuộc đàm phán bắt đầu với thủ tục đọc ba câu từ cuốn sách đỏ "Mao tuyển", kết qủa chính quyền Hồng Kông phải trả tiền đền bù cho các cây trồng bị hư hại do đóng cửa biên giới, phía TQ thả 2 cảnh sát cùng vũ khí và tư trang.

Vào khoảng 12/1967 cuộc bạo loạn quay cuồng như lốc xoáy cuối cùng đã lắng xuống, chính thời gian này rất nhiều cải cách xã hội lớn, những nền tảng mới được đặt ra và định hình xã hội Hồng Kông sau này, chính quyền sau cuộc bạo loạn nhận ra sự thờ ơ với dân chúng đã tự thay đổi, thành lập những Văn phòng hội đồng quận -District Council offices- để cho những người dân bình thường có thề truyền đạt nhu cầu của họ, vụ bạo loạn đã làm thay đổi mối quan hệ giữa dân chúng và chính quyền sâu sắc.

Chính quyền thuộc địa Anh đã nhận ra tầm quan trọng của việc lắng nghe công chúng và do đó, mối quan hệ cộng đồng đã được tăng cường, không lâu sau đó vào năm 1971 Hồng Kông đã có một thống đốc mới, Murray MacLehose.

Ông đã chủ động công khai chủ trương nhà ở công cộng và giáo dục miễn phí, việc cải thiện dịch vụ xã hội công cộng, nhiều người đã chạy trốn khỏi cuộc Cách mạng Văn hóa ở trong các khu định cư tồi tàn ở Cửu Long, dưới khu Lion Rock vào năm 1972 bắt đầu nhìn thấy một Hồng Kông tiến lên thoát ra khỏi nghèo đói.

Quốc tịch Hồng Kông được phát triển lần đầu tiên vào năm 1967, trước khi xảy ra sự cố rất nhiều người nghĩ Hồng Kông chỉ là một nơi tá túc vay mượn, nhưng sau các cuộc bạo loạn, mọi người biết rằng Hồng Kông chính là nhà của họ và họ sẽ không quay trở lại Trung Quốc nữa.

42 Phỏng dịch.

“Looking Back – Hong Kong 1967 Riots,” South China Morning Post archives.





https://www.scmp.com/magazines/post-magazine/long-reads/article/2089195/witnesses-anarchy-1967-riots-hong-kong-some-those

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét