Chiến tranh Iran-Iraq và cuộc chiến tàu chở dầu (Tanker War)
Năm 1988 lúc cuộc chiến giữa Iran-Iraq đang diễn ra rất quyết liệt -còn có tên gọi là Chiến tranh vùng vịnh I, hay còn gọi là chiến tranh vùng Persian Gulf (vịnh Pécxích)- hai phe chiến tranh bắt đầu tiến hành cuộc chiến nhằm tấn công vào các tàu dầu của các bên liên hệ ở eo biển Hormuz.
Năm 1984, Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã có một mưu kế rất táo bạo nhắm vào Iran nhằm lôi kéo quốc tế hoá cuộc chiến đó là cho Hải quân Iraq tấn công và bắn chìm các tàu dầu của Iran trong vịnh Ba Tư với mục đích là khiêu khích Iran trả đũa bằng cách đóng cửa eo biển Hormuz -một eo biển rất quan trọng của vùng Trung Đông- nơi mà khoảng 40% lượng dầu mỏ của thế giới phải di chuyển ngang qua đây.
Đúng như Saddam tính toán, eo biển Hormuz bị Hải quân Iran phong tỏa sau đó, mọi tàu dầu của Iraq và các nước Ả Rập ủng hộ Iraq đều bị Iran tấn công hay bắn chìm. Điều này dẫn đến việc Mỹ và các nước Đồng Minh bắt buộc phải nhảy vào can thiệp để bảo vệ nguồn an ninh năng lượng của mình. Cho dù Mỹ đã cảnh cáo về việc phong tỏa eo biển Hormuz sẽ gây ra hậu quả khó lường nhưng hải quân Iran tiếp tục tiến hành nhiều cuộc tấn công vào các tàu chở dầu dân sự của Kuwait và Ả Rập Saudi.
Hải quân Iran vào những năm 80 được xem là mạnh nhất trong khu vực Trung Đông với lực lượng tàu hộ vệ do Anh sản xuất (từ thời Pahlavi), đặc biệt là các tàu hộ vệ tên lửa lớp Alvand.
Trước tình hình này, Hải quân Mỹ bắt buộc phải tiến hành chiến dịch Earnest Will đưa các tàu chiến của Mỹ vào khu vực vịnh Ba Tư nhằm hộ tống các tàu dầu Kuwait khỏi sự tấn công của Hải quân Iran với lời cảnh báo cứng rắn: ''bất kỳ cuộc tấn công nào của Iran nhằm vào tàu chiến Mỹ sẽ bị đáp trả một cách quyết liệt và mạnh mẽ nhất".
Tàu hộ vệ Mỹ trúng thủy lôi, lý do cho chiến dịch 'Bọ Ngựa bắt mồi' khởi động.
Ngày 14/4/1988, tàu hộ vệ tên lửa USS Samuel B.Roberts của Hải quân Mỹ khi đang làm nhiệm vụ hộ tống tàu chở dầu mang cờ Kuwaitt rong vịnh Ba Tư thì đụng phải thủy lôi của Hải quân Iran rải tại đây. Vụ nổ gây ra vết thủng rộng 4,5m (15 feet) tại thân tàu, rất may là không có thiệt hại về nhân mạng nào xảy ra, tàu sau đó được câu vào Dubai ngày 16/4 để sửa chữa.
Sau vụ nổ, lực lượng người nhái của Hải quân Mỹ tiếp tục thu được thêm rất nhiều ngư lôi tại vùng biển này. Sau khi so sánh các số seri trên thân các ngư lôi này thì hoàn toàn trùng khớp với số ngư lôi mà Mỹ đã thu được từ tàu rải ngư lôi Iran Ajr của Iran bị Mỹ đánh chìm trước đó. Dựa vào những chứng cứ thu được, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan lập tức ra lệnh cho hạm đội Mỹ trong khu vực tấn công những mục tiêu của Iran trong khu vực vịnh Ba Tư.
Diễn tiến trận hải chiến
Ngày 18/4, hai nhóm tàu chiến Mỹ bao gồm cả Tàu sân bay USS Enterprise với Tuần dương hạm USS Truxtun đi bảo vệ trực chỉ hướng hai gian khoan dầu Sassan và Sirri của Iran.
Ngày 18/4, hai nhóm tàu chiến Mỹ bao gồm cả Tàu sân bay USS Enterprise với Tuần dương hạm USS Truxtun đi bảo vệ trực chỉ hướng hai gian khoan dầu Sassan và Sirri của Iran.
Cuộc chiến được bắt đầu với sự tấn công của 2 nhóm Thủy quân lục chiến:
- Một nhóm gồm khu trục hạm USS Merrill (gồm trong đó là đội không quân đa dụng, biệt đội 1- trực thăng vũ trang HSL35)
- USS Lynde McCormick cùng với tàu vận tải đổ bộ USS Trenton với lực lượng đặc nhiệm hàng không của nó và biệt đội 5 trực thăng vũ trang HSL44.
Với nhiệm vụ phá hủy vũ khí và các cơ sở quân sự đặt trên khu vực giàn khoan dầu Sassan.
Vào 8 giờ sáng, chỉ huy của Khu trục hạm Merrill phát đi một cảnh báo cho những nhân viên dân sự lẫn quân nhân Iran đang phòng thủ trên giàn khoan dầu, ra lệnh rút lui khỏi đó thời hạn là 20 phút, sau đó phía Mỹ sẽ nổ súng. Tại dàn khoan Sassan, lính Iran chống trả quyết liệt bằng đại liên 23 ly ZU-23, các ổ đại liên này nhanh chóng bị dập tắt bởi pháo của các tàu chiến Mỹ bao gồm: USS Merrill, USS Lynde McCormick và phi đội trực thăng vũ trang Cobra, cuối cùng thì lực lượng Iran cũng liên lạc xin ngừng bắn để rút lui, sau khi cho phép một tàu kéo di chuyển phần lớn số nhân sự trên giàn khoan, phía Mỹ tiếp tục tấn công, khi các ổ kháng cự cuối cùng bị diệt, lính thủy đánh bộ và biệt kích SEAL đổ bộ lên dàn khoan -chỉ tìm thấy một lính Iran sống sót bị thương nặng- và đặt bom xung quanh toàn bộ dàn khoan sau đó kích nổ, phá hủy toàn bộ giàn khoan.
Sau khi tiêu diệt giàn khoan Sassan đội tàu chiến Mỹ trực chỉ dàn khoan Rakhsh kế tiếp, đúng lúc này thì 2 chiếc F-4 của Iran vừa bay đến khu vực với ý định tấn công nhóm tàu chiến, gần như lập tức tàu khu trục USS Lynde McCormick lock 2 chiếc F-4 này vào tầm bắn của tên lửa đối không RIM-66 Standard, kết quả 2 chiếc F-4 sợ hãi rút lui, bay trở lại căn cứ mà không dám bắn phát súng nào vào hạm đội Mỹ. Trên đường đến giàn khoan Rakhsh hạm đội Mỹ được lệnh dừng cuộc chiến nhằm cho phía Iran thấy ý định xuống thang chiến tranh của Mỹ.
Lúc này tại giàn khoan Sirri một nhóm khác gồm tuần dương hạm tên lửa USS Wainwright, khu trục hạm USS Simpson và khu trục hạm USS Bagley, đã đồng loạt dùng hoả lực tấn công giàn khoan dầu Sirri. Lực lượng SEAL của Hải quân được giao nhiệm vụ đổ bộ tấn công, bắt giữ tù binh và phá hủy hoàn toàn giàn khoan dầu Sirri nhưng do thiệt hại quá nặng trước cuộc tấn công bằng hoả lực của hải quân, các chỉ huy đã xác định rằng không cần thiết có cuộc đổ bộ của biệt kích lên giàn khoan nữa.
Đáp lại hải quân Iran quyết định tấn công bằng chiến thuật 'du kích trên biển' bất ngờ áp sát mục tiêu bằng tàu cao tốc Boghammar (do Thụy Điển chế tạo) để tấn công các tàu mang cờ Mỹ, Anh và Panama trong khu vực này, trong đó có tàu tiếp liệu Willy Tide, tàu chở dầu York Marine, tàu hàng Scan Bay đều là các tàu dân sự. Trả đũa lại hành động liều lĩnh này của Iran, hai máy bay A-6E Intruder của Mỹ do Trung úy James Engler và Trung úy Paul Webb điều khiển được lệnh xuất kích từ Tàu sân bay USS Enterprise mang theo bom chùm CBU-100 nhằm tiêu diệt các tàu cao tốc này, 2 chiếc A-6E đánh chìm được 1 tàu cao tốc và làm hư hỏng nhiều chiếc khác, buộc nhóm tàu này phải tháo chạy, quay đầu về phía đảo Abu Musa.
Không sợ hãi, Hải quân Iran tiếp tục đưa tàu khu trục Joshan lên nghênh chiến với tàu USS Wainwright, mặc cho thuyền trưởng tàu Wainwright ra lệnh dừng tàu và đầu hàng nếu không sẽ đánh chìm, tàu Joshan bất ngờ khai hoả một tên lửa Harpoon về phía hạm đội Mỹ. Tàu USS Simpson và Wainwright lập tức bắn trả bằng 3 tên lửa Standard làm tàu Joshan hư hỏng nặng đồng thời giết chết toàn bộ lực lượng sĩ quan chỉ huy trên tàu, tàu Joshan trả đũa bằng một tên lửa Harpoon khác nhắm vào tàu USS Bagley nhưng trật mục tiêu, tàu USS Wainwright nhanh chóng áp sát và cùng với USS Bagley dùng hoả lực bắn chìm chiếc tàu Joshan đang bốc cháy rừng rực.
Tàu Joshan vừa chìm xuống đáy biển thì 2 chiếc F-4 nữa của Iran lại bay gần đến khu vực với ý định tấn công tàu USS Wainwright, khi còn cách tàu khoảng 48 km chiếc Wainwright bắn 2 hoả tiễn tầm xa nhằm xua đuổi 2 chiếc chiến đấu cơ, một chiếc ngay lập tức bỏ chạy khi bị lọt vào tầm ngắm của hệ thống radar, chiếc F-4 còn lại không kịp né tránh nhận 1 trái tên lửa nổ cự ly gần, làm một bên cánh hư hỏng và phần thân bị trúng mảnh đạn, hư hỏng nhưng chiếc F-4 này vẫn bay về được căn cứ tại Bandar Abbas.
Mặc dù liên tiếp thiệt hại, Hải quân Iran vẫn tiếp tục tung lực lượng chiến đấu, khu trục hạm Sahand (lớp Alvand do Anh sản xuất) lại được lệnh xuất kích từ Bandar Abbas, chiếc tàu Sahand này nhanh chóng bị 2 máy bay A-6E của chiến hạm USS Joseph Strauss Mỹ phát hiện khi đang bay tuần tra.
Một cuộc đấu tên lửa giữa Iran và Mỹ diễn ra, Sahand đã bắn tên lửa vào 2 chiếc A-6E Intruder, đáp trả các chiến đấu cơ bắn hai tên lửa Harpoon và 4 tên lửa Skipper dẫn đường bằng laser về phía tàu Sahand, tàu trúng đạn và bốc cháy, chiếc khu trục Sahand cháy từ mũi tàu lan đến đuôi và lửa nhanh chóng lan tới kho đạn của tàu gây nổ làm con tàu thứ hai của Iran chìm.
Xung đột vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, cuối ngày khi một tàu tên lửa khác của Iran là khu trục hạm Sabalan dùng tên lửa tấn công các máy bay A-6E của Mỹ, các chiến đấu cơ này đáp trả bằng cách thả một quả bom Mark 82 dẫn đường bằng laser tấn công tàu Sabalan, làm tàu này bốc cháy và hư hỏng hoàn toàn, đuôi chìm dưới nước, không thể tiếp tục chiến đấu.
Xung đột vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, cuối ngày khi một tàu tên lửa khác của Iran là khu trục hạm Sabalan dùng tên lửa tấn công các máy bay A-6E của Mỹ, các chiến đấu cơ này đáp trả bằng cách thả một quả bom Mark 82 dẫn đường bằng laser tấn công tàu Sabalan, làm tàu này bốc cháy và hư hỏng hoàn toàn, đuôi chìm dưới nước, không thể tiếp tục chiến đấu.
Để trả đũa các cuộc tấn công, Iran đã bắn tên lửa đất đối hải Silkworm từ các căn cứ trên đất liền chống lại hạm đội Mỹ ở eo biển Hormuz và chống lại USS Gary ở phía bắc vịnh Ba Tư, nhưng tất cả đều bị trật mục tiêu do kỹ thuật né tránh và ngụy trang của hạm đội. Thậm chí một tên lửa có lẽ đã bị bắn rớt bởi đạn súng 76 mm của tàu Gary.
Lầu Năm Góc và Chính quyền Reagan sau đó đã phủ nhận cuộc tấn công bằng tên lửa Silkworm đã xảy ra, có thể là để giữ cho tình hình không leo thang hơn nữa -vì họ đã hứa công khai rằng bất kỳ cuộc tấn công nào như vậy sẽ bị đáp trả vào các mục tiêu trên đất Iran- nhắc lại, chiến dịch Bọ Ngựa bắt mồi chỉ nhằm đánh các mục tiêu trên biển, phía Mỹ đã cảnh cáo Iran sẽ không tấn công Iran trên bộ nếu Iran không dùng các căn cứ trên bộ để tấn công hạm đội Mỹ.
Ngừng chiến
Nhận thấy phía Iran bị thất bại hoàn toàn, Hải quân Mỹ quyết định ngừng chiến dịch tấn công, nhằm tạo lối thoát cho Iran, ngay lập tức phía Iran chấp nhận ngừng bắn và bãi bỏ phong tỏa eo biển Hormuz.
Tổn thất của Iran trong cuộc chạm trán ngắn ngủi với Mỹ: 2 giàn khoan dầu bị phá hủy (giàn khoan bị cho là xử dụng cho mục đích tình báo), 3 tàu cao tốc tấn công nhanh Boghammar, một tàu khu trục tên lửa Sahand và một tàu khu trục Joshan bị bắn chìm hoàn toàn, tàu Sabala thì trúng bom laser hoàn toàn mất khả năng chiến đấu.
Phía Mỹ có 2 tổn thất nhân mạng xảy ra khi một máy bay AH-1T Sea Cobra gặp tai nạn trong khi đang bay trinh sát trên biển.
Trận hải chiến của Chiến dịch Bọ Ngựa bắt mồi này là một trong những trận hải chiến lớn nhất của Mỹ sau Thế Chiến II, nó cũng thể hiện sức mạnh vượt trội của Hải quân Mỹ so với các thế lực đối nghịch tại Trung Đông, đặc biệt là đập tan hy vọng ảo tưởng của Hải quân Iran với chiến thuật 'du kích trên biển' mà trước đó Iran thường rêu rao có thể tiêu diệt Hạm đội Mỹ bằng các tàu, ca-nô tốc độ cao áp sát tấn công.
Ngừng chiến
Nhận thấy phía Iran bị thất bại hoàn toàn, Hải quân Mỹ quyết định ngừng chiến dịch tấn công, nhằm tạo lối thoát cho Iran, ngay lập tức phía Iran chấp nhận ngừng bắn và bãi bỏ phong tỏa eo biển Hormuz.
Tổn thất của Iran trong cuộc chạm trán ngắn ngủi với Mỹ: 2 giàn khoan dầu bị phá hủy (giàn khoan bị cho là xử dụng cho mục đích tình báo), 3 tàu cao tốc tấn công nhanh Boghammar, một tàu khu trục tên lửa Sahand và một tàu khu trục Joshan bị bắn chìm hoàn toàn, tàu Sabala thì trúng bom laser hoàn toàn mất khả năng chiến đấu.
Phía Mỹ có 2 tổn thất nhân mạng xảy ra khi một máy bay AH-1T Sea Cobra gặp tai nạn trong khi đang bay trinh sát trên biển.
Trận hải chiến của Chiến dịch Bọ Ngựa bắt mồi này là một trong những trận hải chiến lớn nhất của Mỹ sau Thế Chiến II, nó cũng thể hiện sức mạnh vượt trội của Hải quân Mỹ so với các thế lực đối nghịch tại Trung Đông, đặc biệt là đập tan hy vọng ảo tưởng của Hải quân Iran với chiến thuật 'du kích trên biển' mà trước đó Iran thường rêu rao có thể tiêu diệt Hạm đội Mỹ bằng các tàu, ca-nô tốc độ cao áp sát tấn công.
42, tổng hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét