Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Die like a dog.

Trong video mới đây, khi Trump anh tôi công bố trước dân Mỹ về việc nhóm Biệt kích Mỹ đã thanh toán gọn mục tiêu từng là nỗi lo lắng của Mỹ, thủ lĩnh ISIS al-Baghdadi.

Sau khi nhiếc móc đủ điều: "trốn vào hang cụt, vừa chạy vừa rên rỉ và mếu máo, chạy trốn như một tên hèn nhát la hét suốt dọc đường và chết như một con chó -die like a dog-"

Theo nhận xét của mình, Trump anh tôi đã bị nhiễm quá nhiều phim chiến tranh của Hollywood nên đã cường điệu quá đáng khi mô tả về thủ lĩnh ISIS trong trận chiến cuối cùng của hắn ta.

Có lẽ ông Trump chưa bao giờ trực tiếp chiến đấu và trải nghiệm chiến trường, một người thủ lãnh sừng sỏ như al-Baghdadi (cầu mong hương hồn anh được về Thiên đàng đối diện với các nạn nhân của anh) chắc chắn không bao giờ có những phản ứng như Trum anh tôi tưởng tượng.

Trong trận đột kích như đã mô tả, dưới hoả lực của Biệt kích và sự chống trả của thuộc cấp, dĩ nhiên thủ lĩnh al-Baghdadi luôn phải gào lên để ra mệnh lệnh chứ không phải để rên rỉ khóc mếu, trong suốt trận đột kích cho đến lúc anh ý kích nổ dây 'suicide belt' trên người anh chắc chắn không còn thời gian để ra mệnh lệnh chứ nói gì đến sợ hay nói đến chuyện khóc lóc.

Thêm về thành ngữ die like a dog, To die in a manner that is unpleasant and demeaning. Một thành ngữ xưa dùng để chỉ một cái chết trong đau đớn và vô nghĩa (thời xưa này có thể bọn Mỹ cũng ăn thịt chó như xứ Việt hiện nay chăng?) Anh Trump tôi dùng thành ngữ này để mạt sát tên thủ lãnh ISIS, nhưng theo quan điểm hiện nay thành ngữ này có vẻ không hợp thời lắm, người Mỹ thời nay yêu chó gần như nhất thế giới rồi, Trump anh tôi dùng thành ngữ này không hợp cho lắm -ông Trump có kiểu mạt sát người khác hay ví von với thú vật, điểm trừ cho ông- trong các tranh luận.

Tuy nhiên mình vẫn ủng hộ Trump anh mình 2020, hí hí.

Video editing.



Video thử cài code: trump nói về vụ kill Isis:

Video gốc, embed:

<iframe width="1280" height="720" src="https://www.youtube.com/embed/GKKpkJansOA" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>





Video đã bỏ code vào: [Chạy từ 0:00 stop 0:24]

https://www.youtube.com/embed/GKKpkJansOA?start=000&end=024


Cách copy embed code của video rồi cài timming start và end:



https://www.youtube.com/embed/chElHV99xak?start=53&end=59



Các loại code cho video:

 developers.google.com/youtube/player_parameters#Parameters










Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019

Hướng về Hà Nội

Người miền Nam trước 75 yêu Hà Nội qua văn thơ nhạc và chính con người của người Hà Nội -những người di cư vào Nam năm 54- nhắc đến người HN thời đó, nét thanh lịch, giọng nói và sự lễ phép không người miền nào có thể sánh được (ngay tại Hải ngoại, nếu ai có lần coi được những video nói chuyện với người Hà Nội cũ sẽ thấy, điển hình như nữ diễn viên Kiều Chinh, Kim Tước)

Mình là một người sinh ra và lớn lên trong Nam đã không ngừng yêu Hà Nội như thế, hí hí

Nhạc phẩm "Hướng về Hà Nội" là một trong những bài được phổ biến và yêu mến có công rất lớn trong lòng người miền Nam, bài hát đã được phát hầu như hàng đêm trên đài phát thanh Sàigòn để đến mức những người không biết gì về Hà Nội đã yêu vô điều kiện một địa phương chỉ có trong thơ văn lẫn mộng tưởng. Cũng nhờ một phần công phổ biến và gìn giữ này, nhạc phẩm này đã không chết theo thời gian như những bài thơ, nhạc khúc khác đã chìm vào dĩ vãng. Số phận đã ưu đãi nó để ngày nay những người Hà Nội tự hào và những người không Hà Nội tiếp tục yêu vô điều kiện những cô "Hà Nội dáng kiều thơm" của một Hà Nội mãi trong tưởng tượng.

Tác giả nhạc phẩm là nhạc sỹ Hoàng Dương tâm sự: 
Vào những năm 1953 – 1954 khi ông đang hoạt động cách mạng tại đội tuyên truyền văn nghệ Thành bộ Hà Nội, chiến tranh nổ ra hết sức quyết liệt, đội của ông phải thường xuyên chạy trốn trước sự truy đuổi của quân thù. Lúc bấy giờ, Hoàng Dương có yêu một người con gái ở nội thành, tình yêu thời chiến chinh lãng mạn và đẹp vô cùng. Một đêm khi đang trú tại nhà của một người dân ở ngoại thành, trong tiếng pháo dội về thành phố, bồi hồi nhớ đến người yêu. Không nén được cảm xúc, ông liền ngồi vào bàn, viết lên những dòng nhạc cho bài hát “Hướng về Hà Nội”. Cảm xúc đến tự nhiên, dạt dào khiến Hoàng Dương viết rất rất nhanh và hoàn tất ca khúc ngay trong đêm hôm đó:

“Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi
Ánh đèn giăng mắc muôn nơi, áo màu tung gió chơi vơi
Hà Nội ơi, phố phường dài ánh trăng mơ
Liễu mềm nhủ gió gây thơ, thấu chăng lòng khách bơ vơ…”


Ca khúc đã vượt qua ranh giới cảm xúc cá nhân và chạm vào nỗi niềm chung của những người đã từng sống ở Hà Nội. Khi mới ra đời, cùng với “nỗi buồn tiểu tư sản”, ca khúc “Hướng về Hà Nội” không được biểu diễn công khai trong một thời gian dài. Thậm chí, ca sĩ Ngọc Bảo lại hát “Hướng về Hà Nội” trên đài phát thanh để nhắn gửi bạn bè trong Nam nên càng bị… cấm. Năm 1954, bài hát được phổ biến rộng rãi và nổi tiếng qua giọng hát của Kim Tước tại miền Nam. Ca khúc chất chứa trong lòng một nỗi niềm day dứt khôn nguôi, giai điệu mang đầy tính tự sự cùng với ca từ đẹp, giàu chất thơ khiến người nghe nhớ Hà Nội đến nao lòng:

“…Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi
Biết người có nhớ nhung chi
Hết rồi giây phút phân ly
Hà Nội ơi, dáng huyền tha thướt đê mê,
Tóc thề thả gió lê thê
Biết đâu ngày ấy anh về…”


Năm 1954, ca khúc “Hướng về Hà Nội” được Tinh Hoa Miền Nam xuất bản, ngoài bìa có hình vẽ một thiếu nữ chít khăn mỏ quạ màu nâu nhạt do hoạ sĩ Duy Liêm trình bày. Hai ca khúc “Tiếc thu” và “Hướng về Hà Nội” của Hoàng Dương đã được nữ danh ca Kim Tước trình bày lần đầu tiên, được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

Kể từ ngày ấy, ca khúc được lan truyền rộng rãi trong và ngoài nước, nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế tái bản nhiều lần mới đáp ứng được sự hâm mộ của độc giả. Những ca sĩ nổi tiếng một thời như Mai Hương, Duy Trác,… đã chinh phục người nghe bằng giai điệu trữ tình của “Hướng về Hà Nội”.

Mãi gần đây, những năm cuối cùng của thế kỷ 20, bài hát mới được cho phép hồi sinh và đón nhận nhiều yêu thích của khán giả. Vào năm 1994 trong chương trình “Nửa thế kỷ bài hát Việt Nam” do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức tại Nhà hát Lớn, ca khúc “Hướng về Hà Nội” đã may mắn được chọn trong danh mục biểu diễn. Ca sĩ Thu Hà đã giúp nhạc sĩ Hoàng Dương đưa ca khúc trở lại với công chúng, xóa đi lớp bụi thời gian của mấy chục năm về trước. Các nhà phê bình âm nhạc -bọn chuyên vuốt đuôi- đã không tiếc lời nhận định: “Hướng về Hà Nội” là sự kết tinh tài hoa, lắng đọng trong không gian thời gian và linh thiêng của sông núi:

“…Một ngày, mùa chinh chiến ấy,
Chim đã xa bầy,
mịt mờ bên trời bay…
Một ngày, tả tơi hoa lá,
ngóng trông về xa …
luyến thương hình bóng qua…”


Sưu tầm, trích/edit từ Dòngnhạcxưa.com
















Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

Khúc thụy du.

Khúc Thụy Du là tên ghép giữa chữ Thụy -tên lót của cô gái (Thụy Châu) và chữ Du- tên đầu trong bút danh Du Tử Lê của ông.

"Khi biến cố Tết Mậu Thân, 1968 xẩy ra, đó cũng là lúc cuộc tình của tôi và một nữ sinh viên trường Dược, ở Saigòn khởi đầu. Đầu tháng 3-1968, tôi bị chỉ định đi làm phóng sự một tiểu đoàn TQLC đang giải tỏa khu Ngã Tư Bảy Hiền.
Lúc đó, cả thành phố Saigòn vẫn còn giới nghiêm. Trên đường đi, từ cục TLC ở đầu đường Hồng Thập Tự, gần cầu Thị Nghè tới khu Ngã tư Bảy Hiền, đường xá vắng tanh. Khi gần tới ngã tư Bảy Hiền, ngoại ô Saigòn, tôi thấy trên đường đi còn khá nhiều xác chết. Đó là những xác chết không toàn thây, bị cháy nám; rất khó nhận biết những xác chết là dân chúng, binh sĩ hay bộ đội CS.

Khi tới gần khu ngã tư Bảy Hiền, dù không muốn nhìn, tôi vẫn thấy rất nhiều mảnh thịt người vương vãi hai bên đường. Có cả những cánh tay văng, vướng trên giây điện…Rất nhiều căn nhà trúng bị bom, đạn. Đổ nát. Tôi cũng thấy những con chó vô chủ gậm chân, tay xương người bên lề đường… Tất cả những hình ảnh ghê rợn này đập vào mắt tôi, cùng mùi hôi thối tẩm, loang trong không khí.

Khi tới vùng giao tranh, tôi gặp người trách nhiệm cuộc hành quân giải tỏa khu chợ Bảy Hiền. Đó là thiếu tá Nguyễn Kim Tiền. Anh vốn là một bạn học thời trung học của tôi. Tiền cho biết, đơn vị của anh đang ở giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. hai bên rình rập nhau, như trò cút bắt, để tranh giành từng gian hàng, từng ngôi nhà… Anh nói tôi phải rời khỏi khu chợ, lập tức. Vì anh không thể bảo đảm sinh mạng cho tôi, dù là bạn cũ….

Trên đường về, khung cảnh hoang tàn, đổ nát với xương thịt người vung vãi khắp nơi, cùng với mùi người chết sình thối…khiến tôi muốn nôn oẹ, một lần nữa lại gây chấn động dữ dội trong tôi…

Giữa tháng 3 – 1968, nhà văn Trần Phong Giao, Thư ký tòa soạn Tạp chí Văn, gọi điện thoại vào phòng Báo Chí, cục TLC, hỏi tôi có thể viết cái gì đó, cho Văn số tục bản.

Gọi là “tục bản” bởi vì sau số Xuân, khi biến cố mồng 1 Tết xẩy ra, báo Văn ngưng xuất bản. Lý do, các nhà phát hành không hoạt động. Đường về miền tây cũng như đường ra miền Trung bị gián đoạn. Sàigòn giới nghiêm. Tuy nhiên, ông nói, hy vọng ít ngày nữa, giao thông sẽ trở lại - - Thêm nữa, không thể để Văn đình bản quá lâu.

Sau khi nhận lời đưa bài cho Trần Phong Giao, tôi mới giật mình, hốt hoảng. Tôi nghĩ, giữa tình cảnh ấy, tôi không thể đưa ông một bài thơ tình, hay một chuyện tình. Mặc dù thơ tình hay chuyện tình là lãnh vực của tôi thuở ấy. Nhưng, tôi thấy, nếu tiếp tục con đường quen thuộc kia, tôi sẽ không chỉ không phải với người đọc mà, tôi còn không phải với hàng ngàn, hàng vạn linh hồn đồng bào, những người chết tức tưởi, oan khiên vì chiến tranh nữa…

Cuối cùng, gần hạn kỳ phải đưa bài, nhớ lại những giờ phút ở ngã tư Bảy Hiền, tôi ngồi xuống viết bài thơ ghi lại những gì mục kích trên đường đi. Viết xong, tôi không tìm được một nhan đề gần, sát với nội dung!

Bài thơ dài trên 100 câu. Nhưng khi Văn đem đi kiểm duyệt, bộ Thông Tin đục bỏ của tôi gần 1/ 3 bài thơ.

Thời đó, tôi viết tay, không có bản phụ, nên, sau này khi gom lại để in thành sách, tôi không có một bản nào khác, ngoài bản in trên báo Văn (đã kiểm duyệt.)
Tuy còn mấy chục câu thôi, nhưng nội dung bài thơ, từ đầu đến cuối, vẫn là một bài thơ nói về thảm cảnh chiến tranh. Người phụ trách phần kiểm duyệt vẫn để lại cho bài thơ của tôi những câu cực kỳ “phản chiến” như: “…Ngước lên nhìn huyệt lộ - bày quạ rỉa xác người - (của tươi đời nhượng lại) - bữa ăn nào ngon hơn – làm sao tôi nói được…” Hoặc: “…Trên xác người chưa rữa – trên thịt người chưa tan – trên cánh tay chó gậm – trên chiếc đầu lợn tha…” vân vân…

Nói cách khác, tình yêu chỉ là phần phụ; với những câu hỏi được đặt ra cho những người yêu nhau, giữa khung cảnh chết chóc kia, là gì? Nếu không phải là những tuyệt vọng cùng, tất cả sự vô nghĩa chói gắt của kiếp người?

Như đã nói, thời gian ra đời của bài thơ cũng là khởi đầu của cuộc tình giữa tôi và một sinh viên đại học Dược…Tôi lấy một chữ lót trong tên gọi của người con gái này, cộng với chữ đầu, bút hiệu của tôi, làm thành nhan đề bài thơ. Nó như một cộng nghiệp hay chung một tai họa, một tuyệt lộ.

Bài thơ ấy, sau đó tôi cho in trong tuyển tập “Thơ Du Tử Lê (1967-1972).

Cuối năm, tập thơ được trao giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn thi ca, 1973.

Năm 1983, tôi cho tái bản cuốn thơ này sau khi được một độc giả du học tại Mỹ trước năm 1975, cho lại. Cô nói, tôi phải hứa in lại và dành bản đầu tiên cho cô…
Sau đấy, một buổi tối, nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi ở quán Café Tay Trái (tọa lạc ngay ngã tư đường Trask và Fairview.) Ông nói, ông mới phổ nhạc bài “Khúc Thụy Du.” Ông cho tôi quyền chọn người hát. Ông nhấn mạnh: “Tôi có thể chỉ cho người đó hát…”

Thời gian đó, trong số bằng hữu giúp tôi điều hành Café Tay Trái, có nhạc sĩ Việt Dzũng. Lúc nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi, cũng là lúc Việt Dzũng có mặt; đang chuẩn bị cho chương trình ca nhạc buổi tối. Tôi giới thiệu hai người với nhau.

Khi ca khúc “Khúc Thụy Du” ra đời dạng casette, với tiếng hát của Việt Dzũng, tôi mới biết, nhạc sĩ Anh Bằng chỉ lọc, lựa một số câu thơ liên quan tới tình yêu mà, không lấy một câu thơ nào nói một cách cụ thể về chiến tranh, chết chóc… Chết chóc hay chiến tranh được hiểu ngầm, như một thứ background mờ nhạt.
Từ đó đến nay, thỉnh thoảng vẫn còn có người lên tiếng phản đối sự giản lược nội dung bài thơ của tôi vào một khía cạnh rất phụ: Khía cạnh tình yêu trong ca khúc “Khúc Thụy Du”…

Nhưng, hôm nay, sau mấy chục năm, nhìn lại, tôi thấy, ông cũng có cái lý của ông..."


Bonus:
Thụy của Khúc Thụy Du tên thật là Huỳnh Thị Châu (có tài liệu khác ghi là Huỳnh Thụy Châu), từng là chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Sài Gòn Nhỏ, tòa soạn đặt tại California, Hoa Kỳ. Cái tên Thụy Châu chỉ là một trong những bút danh của bà (các bút danh khác còn có Hoàng Dược Thảo, Đào Nương, Nghé Ngọ, ...). Ngoài ra, bà Huỳnh Thị Châu còn có họ tên tiếng Pháp là Brigitte Lauré Huỳnh, mang quốc tịch Pháp. Hiện cái tên phổ biến để gọi bà là Đào Nương Hoàng Dược Thảo.

Du Tử Lê và Đào Nương Hoàng Dược Thảo từng là vợ chồng và có với nhau 2 người con. Năm 1975 khi Du Tử Lê sang Hoa Kỳ thì năm 1978, nhờ có quốc tịch Pháp, bà Châu đi Pháp rồi qua Hoa Kỳ.
Năm 1980, Huỳnh Thị Châu và Du Tử Lê ly dị, sau đó bà tái giá mấy lần.



như con chim bói cá
trên cọc nhọn trăm năm
tôi tìm đời đánh mất
trong vụng nước cuộc đời

như con chim bói cá
tôi thường ngừng cánh bay
ngước nhìn lên huyệt lộ
bầy quạ rỉa xác người
(của tươi đời nhượng lại)
bữa ăn nào ngon hơn
làm sao tôi nói được

như con chim bói cá
tôi lặn sâu trong bùn
hoài công tìm ý nghĩa
cho cảnh tình hôm nay

trên xác người chưa rữa
trên thịt người chưa tan
trên cánh tay chó gặm
trên chiếc đầu lợn tha
tôi sống như người mù
tôi sống như người điên
tôi làm chim bói cá
lặn tìm vuông đời mình

trên mặt đất nhiên lặng
không tăm nào sủi lên

đời sống như thân nấm
mỗi ngày một lùn đi
tâm hồn ta cọc lại
ai làm người như tôi ?

mịn màng như nỗi chết
hoang đường như tuổi thơ
chưa một lần hé nở
trên ngọn cờ không bay
đôi mắt nàng không khép
bàn tay nàng không thưa
lọn tóc nàng đêm tối
khư khư ôm tình dài

ngực tôi đầy nắng lửa
hãy nói về cuộc đời
tôi còn gì để sống
hãy nói về cuộc đời
khi tôi không còn nữa
sẽ mang được những gì
về bên kia thế giới
thụy ơi và thụy ơi

tôi làm ma không đầu
tôi làm ma không bụng
tôi chỉ còn đôi chân
hay chỉ còn đôi tay
sờ soạng tìm thi thể
quờ quạng tìm trái tim
lẫn tan cùng vỏ đạn
dính văng cùng mảnh bom
thụy ơi và thụy ơi
đừng bao giờ em hỏi
vì sao mình yêu nhau
vì sao môi anh nóng
vì sao tay anh lạnh
vì sao thân anh rung
vì sao chân không vững
vì sao anh van em
hãy cho anh được thở
bằng ngực em rũ buồn
hãy cho anh được ôm
em, ngang bằng sự chết

tình yêu như ngọn dao
anh đâm mình, lút cán
thụy ơi và thụy ơi

không còn gì có nghĩa
ngoài tình anh tình em
đã ướt đầm thân thể

anh ru anh ngủ mùi
đợi một giờ linh hiển

(Cóp nhặt từ Atabook.com)

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Joe Biden

Bạn có từng nghe đến ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joseph R. Biden, người đã từng tố cáo việc Tổng thống Trump chống lại những người Trung Mỹ -Central America- với phong trào xin tị nạn hàng loạt thời gian qua, nhưng chính J Biden lại là người đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc tái định cư những người tị nạn Nam Việt Nam (những người đã giúp đỡ Hoa Kỳ trong chiến tranh có nguy cơ bị trả thù).

Theo Washington Examiner, trích dẫn hồ sơ từ thời chính quyền Tổng thống Gerald R. Ford, khi ông Biden đang là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, chính Biden đã từ chối việc tỵ nạn hàng trăm ngàn người Việt chạy trốn khỏi chiến thắng sắp đến của Bắc Việt và có khả năng bị đàn áp từ Cộng sản.

Ông Biden, lúc đó lập luận hoàn toàn trái ngược với những gì ông và đảng Dân chủ ngày nay lớn tiếng rao giảng là "những quy tắc đạo đức", lúc đó ông phát biểu rằng: "Hoa Kỳ không có nghĩa vụ, hoặc đạo đức hay nói một cách khác đi là nhiệm vụ di tản người nước ngoài" (người miền Nam Việt Nam).

Sau đó ông Biden lập lại: "Hoa Kỳ không có nghĩa vụ phải sơ tán một hay thậm chí một trăm lẻ một ngàn người Nam Việt Nam nào cả".

Trong một cuộc họp vào tháng 4/1975 tại Nhà Trắng của các quan chức về chính sách đối ngoại trong đó có Henry Kissinger, ông Biden nói rằng ông sẽ không bỏ phiếu để tài trợ cho việc di tản những người nào mà không phải là người Mỹ.

Ông nói: "Chúng ta nên tập trung vào việc rút quân Mỹ ra, việc cứu người Việt ra và viện trợ quân sự (cho chính phủ Nam Việt Nam) là chuyện hoàn toàn khác".

Ông Kissinger trình bày với ông Biden và những người khác trong phái đoàn Thượng viện rằng: "Chúng ta có trách nhiệm với khoảng từ 170.000 đến một triệu người Nam Việt Nam", nhưng ông thượng nghị sĩ Delaware, thành viên của Ủy ban Đối ngoại là ông Joe Biden đã phủ định điều này.

Hai tuần trước khi Sài Gòn sụp đổ, Biden đã phát biểu: "Tôi sẽ bỏ phiếu thuận cho bất kỳ số tiền nào để di tản người Mỹ ra ngoài, nhưng tôi không muốn liên quan với việc di tản người Việt".

Điều này đã làm Tổng thống Ford tức giận, ông gọi việc từ chối như vậy là sự phản bội các giá trị của Mỹ. Điều tương tự giống như những gì đảng Dân chủ đang nói về Trump vào năm 2019.

Tổng thống Ford nói: "Chúng ta đã mở cửa cho người Hungary, truyền thống của chúng ta là chào đón những người bị áp bức",

Trong một chuyên mục của Miami Herald tháng trước, ông Biden đã lên tiếng với chính quyền Trump trong nỗ lực ngăn chặn những người xin tị nạn ở biên giới "là hành động lật đổ các giá trị của nước Mỹ".

Nhưng ông Biden đã từng không đồng ý mở cửa nước Mỹ cho những người Nam Việt Nam đang gặp nguy hiểm.

Ông là một trong ba thành viên hội đồng đối ngoại bỏ phiếu chống lại yêu cầu tài trợ của Ford cho Việt Nam và là một trong số 14 người chống lại việc này tại Thượng viện.

Kết:
Có hơn 130.000 người Nam Việt Nam chạy trốn khỏi những người Cộng sản chiến thắng cuối cùng đã được sơ tán và được tị nạn tại Hoa Kỳ.https://www.washingtonexaminer.com/news/the-us-has-no-obligation-biden-fought-to-keep-vietnamese-refugees-out-of-the-us