Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

Điệp vụ trong bóng tối, Mua Ka-28 tại Lào.

Vào chuyện,
Một tối đầu tháng 5 năm 1997, một chiếc trực thăng Nga bay xuyên qua biên giới giữa Lào và Trung Quốc, trung tá Diêu Thành, 37 tuổi quân nhân của Trung tâm chỉ huy Hải quân Trung Quốc ngồi bên cạnh phi công và im lặng quan sát phong cảnh trôi qua dưới đất.

Ngoài cửa sổ trực thăng rừng nhiệt đới xanh tươi được bao quanh bởi những ngọn núi xanh xa xa,mặt trời lặn chiếu sáng các tán cây trên đỉnh núi, một khu nhà hoành tráng ẩn giấu trong rừng phát ra một ánh sáng quyến rũ. Diêu Thành chưa bao giờ thấy một phong cảnh đẹp như vậy trước đó và cũng sẽ không bao giờ có cơ hội thấy nó lần nữa sau này.

Chiếc trực thăng Kamov Ka-28 được sản xuất tại Nga là trực thăng chống ngầm tiên tiến nhất thế giới vào thời điểm đó và Diêu Thành vừa mới mua được chiếc này từ Lào, Hải quân Trung Quốc sẽ nghiên cứu chiếc trực thăng và sao chép công nghệ này để đưa vào sản xuất.

Diêu Thành rất vui mừng khi nghĩ về việc bản sao chiếc trực thăng này sẽ bay cùng với một tàu khu trục tên lửa của HQ Trung Quốc vào một ngày nào đó, nhưng điều mà anh không bao giờ dự đoán được là sau khi hoàn thành điệp vụ bí mật để có được chiếc trực thăng này, anh sẽ không nhận được bất kỳ hình thức khen thưởng nào từ chính quyền Trung Quốc, thay vào đó, Giang Trạch Dân Thủ tướng kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó đã cá nhân chỉ thị bắt giữ Diêu Thành, năm 1998 Thành bị kết án 7 năm tù.

Thành từng có tên là Tần Thủy Sơn hiện sống tại Los Angeles cay đắng kể câu chuyện về cách anh đã tìm cách lấy được công nghệ quân sự cao cấp cho chính quyền Trung Quốc nhưng lại bị trừng phạt vì điều đó.

Điệp vụ,
Năm 1993 Hải quân Trung Quốc thành lập "Phòng 933" nhằm chuẩn bị quỹ để mua hai tàu khu trục tên lửa và 24 trực thăng Kamov Ka-28 từ Nga, Trung tá Diêu Thành làm việc trong văn phòng này.

Trực thăng Kamov-28 này thuộc loại độc nhất vô nhị trên thế giới, giá xuất khẩu của Nga là 6,5 triệu đô la, trực thăng Nga tân tiến hơn rất nhiều so với loại mà Trung Quốc đang sản xuất thời điểm đó.

Kamov Ka-28 nhỏ hơn nhưng mạnh hơn, thời đó Hải quân TQ cần phải có hai trực thăng để tấn công một tàu ngầm -một chiếc trang bị sonar và dò từ trường để tìm kiếm tàu ngầm, còn chiếc kia đeo theo trái torpedo để tấn công- điều này rất không hiệu quả, riêng chiếc Kamov Ka-28 chỉ mình nó có đủ khả năng tìm kiếm và tấn công, vì vậy hải quân TQ muốn mua Kamov Ka-28 từ Nga, tuy vậy sau hai năm đàm phán vẫn không thành công.

Năm 1996, Đài Loan tổ chức cuộc bầu cử tổng thống dân chủ đầu tiên và Lý Đăng Huy -chủ trương độc lập- thắng cử, phía Nga nắm được chế độ Trung Quốc sẽ khó chịu về việc đảo Đài loan bầu cử ra lãnh đạo riêng của mình và sẽ tìm cách tăng cường quân đội nhằm ý định chiếm Đài loan, Nga đã lợi dụng cơ hội để tăng giá trực thăng lên đến 13,5 triệu đô la.

Lúc này, hải quân và nhà máy quốc doanh Harbin Aircraft Manufacturing Corp. (HAMC, hiện nay có tên Harbin Aircraft Industry Group aka Hafei) muốn dùng chiêu thức ăn cắp công nghệ trong kỹ thuật quân sự -chiêu thức thường dùng của TQ ở hầu hết công nghệ vũ khí quốc phòng của Trung Quốc được sao chép, thu lượm từ các công ty nước ngoài.

Nhiệm vụ đánh cắp máy bay được giao cho thiếu tá Thành, anh tốt nghiệp từ Viện Kỹ thuật Hàng không Hải quân Trung Quốc vào năm 1982 và nhanh chóng thăng tiến đến trung tâm chỉ huy Lực lượng Không quân Hải quân, anh luôn được chỉ huy Hải quân đánh giá cao.

Xâm nhập Lào,
Trước tiên anh được gửi đến thành phố Hạ Bình với một cái tên khác: Tần thủy Sơn, giả dạng thành một kỹ sư cấp cao trong phân nhánh trực thăng của HAMC, anh được phân công hợp tác với một đặc vụ đặc biệt thuộc Bộ Tổng tham mưu, cơ quan tình báo chính của Trung Quốc, đã từng là một điệp viên tại Nga.

Theo tình báo Trung Quốc tìm được sau khi Liên Xô tan rã, một số máy bay Kamov Ka-28 đã bị bỏ lại ở châu Á, có hai chiếc như vậy ở Lào, vì vậy Thành và đồng nghiệp của anh ta quyết định đến đó, nhưng khi tiếp cận được những chiếc trực thăng này, do đã bị bỏ phế không được bảo quản cẩn thận nên trực thăng đã xuống cấp trầm trọng không thể phục hồi, Thành và đồng nghiệp của anh ta cần phải tìm được một chiếc khác mới hơn.

Bộ Tổng tham mưu cung cấp thông tin cho biết con gái của chủ tịch Quốc hội Lào -nhân vật quyền lực thứ ba của nước Lào- đang học tại Trường Đại học Quốc tế Thượng Hải, nhằm tiếp cận với cô ấy Thành và đồng nghiệp của anh ta đợi ở Sân bay Côn Minh trong kỳ nghỉ của trường vào tháng 1 năm 1997 mà chắc chắn cô sẽ đi về Lào qua đó, cơ hội đến ngay khi Thành thấy cô ấy không có bút để điền vào một tờ khai đi du lịch, Thành đã đến và đưa một cây bút cho cô, sau khi lên máy bay Thành và đồng nghiệp của anh ta lấy ghế ngồi bên cạnh cô gái và bắt đầu trò chuyện với cô.

Họ giới thiệu bản thân là "Những doanh nhân Trung Quốc giàu có" đến Lào để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, khi họ yêu cầu cô nhận làm hướng dẫn dịch thuật, cô không đồng ý ngay lập tức, nhưng sau khi đề nghị trả $100 Dollars tiền công -tương đương với khoảng một tháng lương của một viên chức Lào- cô ấy cuối cùng đã chấp nhận.

Với sự giúp đỡ của cô gái trẻ này Thành đã tham quan các cơ quan chủ chốt như Bộ Quốc phòng, Không quân và Hội đồng Nhà nước của Lào, nhóm của Thành mang theo 300,000 Dollars và hàng ngày họ mời các quan chức Lào ăn nhậu, tiệc tùng vui chơi.

Điệp vụ hoàn tất,
Cuối cùng họ đã thỏa thuận được với quân đội Lào để mua một chiếc Kamov Ka-28 đã gần hết thời hạn sử dụng với giá 1,5 triệu đô la, các viên chức Lào vui mừng khi kiếm được số tiền không ngờ này thay vì vứt bỏ chiếc trực thăng hết hạn sử dụng.

Thành sắp xếp cho bốn phi công từ HAMC đến Lào và học cách lái chiếc trực thăng này trong một tuần, họ đưa máy bay đến biên giới Trung Quốc-Lào và chuẩn bị chuyến bay vào Trung Quốc bí mật trái phép. Điệp vụ này phải giữ bí mật tuyệt đối, không có nhiều người biết, chuyến bay sẽ không qua thủ tục hải quan bình thường và cũng không thông báo lộ trình chuyến bay cho không lưu Trung Quốc.

Nhóm điệp viên trên chiếc trực thăng khởi hành từ Lào, bay thấp để tránh ra đa và hạ cánh an toàn xuống sân bay Côn minh tỉnh Vân nam, cảnh sát vũ trang địa phương đã bao vây họ vì lầm tưởng họ là kẻ thù, vì cảnh sát biên giới chưa từng thấy loại máy bay như vậy trước đây nên họ ngay lập tức thông báo cho cấp trên.

Thành đưa số điện thoại liên lạc đặc biệt cho chỉ huy cảnh sát địa phương để đảm bảo rằng anh ta được ủy quyền bởi chính phủ TQ, người đứng đầu khu vực quân sự địa phương gọi và được nối với đường dây điện thoại trực của Phó đô đốc Lưu Trác Minh, con trai thứ hai của Đô đốc Lưu Hoa Thanh -Giám đốc Trung tâm chứng nhận Thiết bị Hải quân và là phó chủ tịch của Ủy ban Quân sự Trung ương, cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm về các vấn đề quân sự- Lưu Trác Minh xác nhận rằng hoạt động này là một chiến dịch của Hải quân và cảnh sát đã thả Thành và đồng nghiệp của anh ta.

Bè phái,
Tuy nhiên không may cho Thành khi bị lọt vào tranh chấp quyền lực, người đang trực tiếp giám sát Ủy ban Quân sự Trung ương vào thời điểm này là Trương vạn Niên, người đối đầu của Đô đốc Lưu Hoa Thanh.

Vào thời điểm đó Ủy ban Quân sự Trung ương có bốn phó chủ tịch: Lưu Hoa Thanh, Trương vạn Niên, Trương Chính và Trì hạo Thiên. 

Trương vạn Niên muốn triệt hạ Lưu hoa Thanh và dịp may đưa đế khi ông biết được về chiến dịch này của Hải quân, cả nhóm thực hiện chiến dịch bị truy vấn vì đã giữ bí mật một chiến dịch lớn như vậy mà qua mặt, không xin chỉ thị của Ủy ban Quân sự Trung ương.

Trương vạn Niên ngay lập tức báo cáo sự việc với Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương và lãnh đạo Giang trạch Dân và buộc tội Lưu hoa Thanh đã chủ mưu sự việc. Kết cuộc không một ai trong các giới chức hải quân thừa nhận về chiến dịch đánh cắp chiếc trực thăng, Đô đốc Lưu hứa Thanh khẳng định ông không biết, con ông phó đô đốc Lưu trác Minh cũng không biết gì về chiến dịch, tất cả đều cho rằng chỉ có Diêu Thành là người chịu trách nhiệm, anh ta đã tự thực hiện chuyện mua bán trực thăng và nhập khẩu bất hợp pháp đó vào TQ một mình.

Bung bét,
Đến lúc này tình báo Nga cũng biết được Trung Quốc vừa mua một chiếc Kamov Ka-28 từ Lào với giá thấp không tưởng, chính phủ Nga tức giận và đe dọa chấm dứt việc trao đổi vũ khí giữa Trung Quốc và Nga, điều này khiến lãnh đạo Đảng CSTQ lo lắng -Vì lệnh cấm vũ khí của NATO đối với Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc chỉ có thể mua vũ khí từ Nga- nếu Nga không bán vũ khí cho Trung Quốc chế độ Trung Quốc sẽ gặp khó khăn về trang bị, vì vậy Lưu hoa Thanh đã phải trực tiếp đến Nga và đảm bảo cùng các quan chức phía Nga rằng vụ việc mua bất hợp pháp chiếc trực thăng Kamov Ka-28 là do một sĩ quan hải quân cấp thấp tự ý làm.

Chính cá nhân ông Giang trạch Dân lãnh đạo đảng đã chỉ thị: "vụ việc lớn như thế này phải được làm rõ từng phần", điều này có nghĩa là ông Giang trạch Dân đã chấp nhận giải thích của Lưu hoa Thanh về tội phạm của Diêu Thành, lệnh của chủ tịch Giang được gửi xuống đơn vị và Thành ngay lập tức bị bắt giữ, từ một điệp vụ đánh cắp trực thăng cho Hải quân mà anh phục vụ, cuối cùng anh trở thành nạn nhân của một cuộc chiến chính trị.

Diêu Thành bị đưa vào Trung tâm giam giữ Chính trị tại Quận Quảng Dương ngay gần sân bay Bắc kinh vào tháng 8 năm 1997, chín tháng sau đó anh ta được chuyển đến nhà tù thành phố Hợp phì tỉnh An Huy và bị giam tại đó cho đến năm 2003, sau khi Giang bị ép từ chức thì Diêu Thành được thả ra khỏi tù trước thời hạn. Vào lúc này tất cả kỹ thuật từ chiếc Kamov Ka-28 đã hoàn toàn được sao chép và đưa vào sản xuất trong các nhà máy của quân đội.

Tự sự,
Năm năm sau điệp vụ của Diêu Thành Trung Quốc bắt đầu được mua trực thăng từ Nga, Diêu Thành đã trải qua hơn 5 năm trong tù, mặc dù anh ta trung thành với Đảng với quân đội nhưng anh vẫn bị trừng phạt và tương lai của anh ta đã bị phá hủy.

Diêu Thành cay đắng tâm sự: "Sau nhiều năm tháng phấn đấu, sự nghiệp quân đội của tôi đã bị mất tất cả, ngay cả danh dự của tôi, các đồng đội cũ của tôi coi thường tôi vì tôi là tội phạm đã bị giam giữ,"

"Ai đã chuyển cho Lào 1,5 triệu đô la để trả cho chiếc trực thăng? Ai đã cung cấp cho tôi một loạt các tài liệu giấy tờ giả để thi hành điệp vụ?"

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ Diêu Thành đã được đón tiếp bởi các quan chức cấp cao và giới truyền thông, nhưng không lâu sau đó ông bị bắt giữ và bị đưa ra tòa án quân sự. Trong phiên tòa ông bị kết tội là phản quốc và tiết lộ bí mật quốc gia.

Diêu Thành cho rằng mình đã bị sa thải vì đối đầu với một nhóm lãnh đạo đối lập trong quân đội Trung Quốc, ông đã chịu án 7 năm tù giam và được trả tự do vào tháng 8 năm 2004. Sau đó ông di cư đến Mỹ và sống ở Los Angeles, ông cho biết rằng ông vẫn tin rằng việc ông làm là đúng đắn và ông không hối hận về nó.

Tuy nhiên ông nói rằng ông hiểu rõ tầm quan trọng của an ninh quốc gia và không khuyến khích ai đó làm những việc tương tự mà ông đã làm. Theo ông Trung Quốc cần phải chấm dứt việc trộm cắp công nghệ của các quốc gia khác và thay vào đó phải tập trung vào việc phát triển nội bộ để trở thành một nước công nghệ cao độc lập.

42, Xin đừng hỏi nguồn, hí hí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét