Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

Lỗ hổng thị trường vũ khí.

Bàn chuyện chiến tranh,
Trong một năm qua chiến tranh Ukraine-Nga đã có tác động nặng nề đến nền kinh tế của Nga, ngành công nghiệp vũ khí là một nhánh quyền lực, chỉ riêng nó sử dụng 2,7 triệu nhân công. Nó đóng góp 47 tỷ USD vào xuất khẩu của quốc gia -nhưng vì chiến tranh- cùng với doanh thu năng lượng của Nga cả hai nguồn thu nhập đã suy giảm gần như hoàn toàn.

Các quốc gia khách hàng lớn đang sợ hãi nhìn vào những thiệt hại của Nga trên chiến trường và những vũ khí tệ hại mà họ đã mua trong những năm qua và đang tự hỏi làm thế nào để đối phó với nó chứ chưa tính đến việc có đặt mua thêm hay không!

Ấn Độ dự kiến sẽ nhận được hệ thống xuất khẩu S400 nhưng đã được phía Nga thông báo rằng họ sẽ không nhận được những thứ đó trong thời gian gần, ngoài các tàu ngầm thuộc loại Lada/Kilo được cải tiến hầu như không có thứ gì được xuất khẩu nữa.

Chiếc chiến đấu cơ mới Su-75 Checkmate giá rẻ và nhẹ được khen ngợi nhiều, được cho là thế hệ thứ 5 và ngang tầm với F-35 (?) bây giờ thậm chí còn không có kế hoạch sản xuất cho đến năm 2027 hoặc sau đó nữa, việc bị cắt nguồn cung cấp công nghệ cao, từ cảm biến GPS đến vi mạch đã làm giảm sản xuất các chi tiết công nghệ cao và đồng thời để sản xuất vũ khí.

Một sự tréo ngoe của cả tình huống là Nga đang phải trả tiền mua vũ khí để sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine nhưng lại bị mất đi nguồn thu nhập từ xuất khẩu vũ khí của mình trong lúc tiến hành chiến tranh.

Doanh số bán vũ khí của Nga đã giảm, những chiến đấu cơ xuất khẩu của Nga đã phải cạnh tranh với các phiên bản của phương Tây và thường không đạt được yêu cầu, chủ yếu do radar của chúng thiếu khả năng hiện đại hiện nay được coi là tiêu chuẩn, đặc biệt là radar để tấn công mặt đất, Algeria và Ai Cập đều từ chối các mẫu chào hàng của Nga và chọn nguồn cung cấp khác.

Ấn Độ đã rất lo lắng về hệ thống xe tăng dựa trên mẫu thiết kế T-72 của họ sau khi thấy các mẫu tăng T-72 của Nga bị nổ tung pháo tháp quá nhiều trên thực chiến tại Ukraine.

Trên mọi lĩnh vực vũ khí, Nga đang thông báo với các khách hàng rằng họ không thể giao hàng đúng thời gian và lịch trình, ngay cả khách hàng Trung Quốc -nước mua vũ khí Nga rất nhiều- cũng gặp phải điều đó.

Phép tính đơn giản ở đây: Nguồn thu 47 tỷ USD hàng năm bây giờ chỉ còn có thể kiếm được chừng 2 tỷ USD hoặc ít hơn, trong khi Nga đang phải chi tiêu hơn 100 tỷ USD mỗi năm cho cuộc chiến. Đúng ra Nga có ít nhất 45 tỷ USD doanh số bán vũ khí thêm để tài trợ cho cuộc chiến thì giờ đây thay vào đó nó thành ra số thâm hụt khổng lồ khác để cộng vào với chi phí cuộc chiến!

Cũng nên biết trước khi phát động cuộc chiến ở Ukraine, nền kinh tế của Nga còn nhỏ hơn cả Canada, mặc dù có nguồn khai thác dầu cùng khí đốt đồ sộ và sản xuất vũ khí, nó hầu như không có ngành sản xuất nào khác để xuất khẩu, ngành công nghiệp xe hơi của Nga gần như chỉ để bán trong nước, ai có thể nhớ được thương hiệu đồ dùng nào mà Nga thực sự đã sản xuất và bản thân muốn mua, Nga là một quốc gia chỉ dựa trên khai thác tài nguyên và bán vũ khí!

Nga còn có thể tài trợ cho chiến tranh bao lâu nữa? (câu hỏi tương tự đã được đặt ra với nước Đức vào năm 1944 -chỉ khoảng 10 tháng trước khi chiến tranh kết thúc, mặc dù sản xuất vũ khí của Đức tăng lên đến mức cao nhất từ trước đến thời điểm đó nhưng điều này không đủ để tạo ra sự khác biệt- những quỹ tiền lớn chủ yếu là trái phiếu được chính phủ Đức phát hành và số dự trữ vàng bị đánh cắp từ các quốc gia bị chiếm đóng trong quá trình xâm lược ban đầu của Đức). Nước Nga còn gì!

Lượm lặt, 42

1 nhận xét: