Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Ask not what your country can do for you!

Tổ quốc bạc đãi, trường hợp Hazel Ying Lee.

Hazel Ying Lee đã được nhận bằng Pilot ngay trong năm đầu tiên mà cô được ngồi vào buồng lái. Cô đam mê bay lượn, hơn một thập kỷ sau đó, cô đã chết trong khi làm công việc cô yêu thích. Là nữ phi công Mỹ gốc Trung Hoa đầu tiên bay cho quân đội, cô đã hy sinh trên đường giao một chiếc máy bay chiến đấu từ New York đến Montana trong Thế chiến II.

Lee sinh tại Portland, Oregon 1912, sau khi tốt nghiệp trung học, cô đã làm một nhân viên thang máy tại một cửa hàng bách hóa trung tâm thành phố, một trong những công việc chỉ dành cho cô gái gốc Hoa. Nhưng cô cũng tham gia câu lạc bộ bay Trung Hoa của Portland, thời điểm này chỉ có ít hơn một phần trăm phi công ở Mỹ là phụ nữ, theo đuổi đam mê cô dành dụm tiền và bắt đầu học bay.

1933, với bằng bay trong tay, Khi Nhật tấn công Mãn châu, Lee hưởng ứng phong trào chống Nhật, cùng với nhiều kiều bào khác đi Trung Hoa, cô đăng ký vào không quân chiến đấu chống Nhật Bản. Mặc dù nhu cầu rất cần phi công, cô đã bị từ chối, cô sống ở Canton và bay cho một hãng hàng không tư nhân. Nỗ lực xin vào không quân Trung Hoa vẫn bị từ chối ngay cả khi Nhật Bản xâm chiếm bốn năm sau. Cô trốn sang Hồng Kông, trở về Hoa Kỳ và cuối cùng trở thành phi công cho quân đội Mỹ sau vụ Nhật tấn công Trân Châu Cảng.

WASP-Đội nữ phi công hỗ trợ, là một nhóm các nữ phi công tình nguyện phục vụ trong Không lực Mỹ, vì thời chiến những nam phi công chiến đấu cần cho mặt trận, nên nữ được tuyển chọn để giao máy bay từ các nhà máy sản xuất, những người nữ phi công bay những chiếc máy bay mới đến căn cứ huấn luyện, đến bến cảng để vận chuyển ra nước ngoài hoặc đến các điểm trung chuyển khác.

Lee đã được tuyển và đào tạo lái chiến đấu cơ tại Avenger Field ở Sweetwater, và đó là dịp mà cô đã kịp ghi vào lịch sử WASP: "Một lần trong thời gian đào tạo, do máy bay trục trặc Lee đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp trên một nông trại, người nông dân lầm cô là phi công Nhật Bản lái máy bay xâm lăng Mỹ, đã dùng chiếc đinh ba rượt cô chạy lòng vòng chung quanh chiếc máy bay cho đến khi cô giải thích được mình là phi công Mỹ"

Tốt nghiệp, Lee gia nhập phi đội vận chuyển tại căn cứ không quân Romulus, Michigan. Cô là một trong khoảng 130 nữ có khả năng lái chiến đấu cơ tốc độ cao, trong đó gồm P-47, P-51 Mustang và P-63 Kingcobra.

1932

"Đối với phụ nữ để hầu như hàng ngày lái một máy bay với tốc độ gần 400 MPH xuyên khắp đất nước phải là người rất lãng mạn, khi ta biết rằng hầu hết phụ nữ và ngay cả đàn ông thời đó -thập niên 40- chưa bao giờ được ra khỏi tiểu bang, thậm chí có thể chưa từng ra khỏi làng.

Các cô gái trẻ, bị quyến rũ vì sự hấp dẫn khi là phi công bay lượn trên bầu trời, nhưng đây là công việc nguy hiểm, họ bay những chiếc máy bay trực tiếp từ dây chuyền lắp ráp, thường họ là người phát hiện quá trễ những lỗi lắp ráp trong khi bay giao hàng. Trong số 1.102 nữ phi công tham gia vào chương trình, 38 người đã chết và Lee là người cuối cùng tử nạn.

Tháng 11 năm 1944, Lee nhận nhiệm vụ bay chiếc P-63 từ nhà máy của Bell Aircraft tại Niagara Falls, New York. Vào khoảng 14:00 giờ, đến phi trường Great Falls, Montana cô nhận được lệnh hạ cánh, cùng bay trong nhóm nhiều máy bay nên đã xảy ra tình trạng lộn xộn, máy bay của cô đã đụng vào một chiếc P-63 khác trên đường băng hạ cánh và cháy. Cứu hỏa kéo cô ra khỏi chiếc máy bay cháy vụn, bộ đồ bay cháy xém khét lẹt, cô mất 2 ngày sau trong nhà thương.

Chưa hết, ngay sau đó gia đình cô cũng đồng thời nhận tin anh trai cô, Victor, đã tử trận ở Pháp, nơi anh ta chiến đấu trong kỵ binh Hoa Kỳ.

Nhưng khi gia đình chuẩn bị để chôn hai anh em trong một nghĩa trang ở Portland, Oregon. Những người quản trang cho là người châu Á không được phép chôn trong khu người da trắng. Nghĩa trang chỉ đồng ý cho chôn sau một trận tranh đấu dữ dội.

Mặc dù các nữ phi công đã bay dưới sự chỉ huy quân sự, những người này vẫn bị coi là thường dân và không nhận được bất cứ đãi ngộ nào từ quân đội. Họ thậm chí phải tự trả tiền phòng trọ, tự mua đồng phục bay. Jean Harman một cựu phi công nhớ lại, những nữ phi công đã phải quyên góp tiền để lo hậu sự khi một trong những bạn cùng phòng của họ bị tử nạn. "Chính phủ thậm chí không trả tiền cho đám tang của chúng tôi," cô kể "Chúng tôi đã phải góp tiền để chở xác đồng đội về quê nhà họ" Nhưng Harman cũng nhấn mạnh về tình yêu với bầu trời "Đó là một đam mê" cô nói. "Và ai nói rằng làm phi công vì yêu nước chỉ là thêm mắm dặm muối"

Hơn 30 năm sau, những nữ phi công trong WASP cũng được thừa nhận công lao, khi Hạ viện và Thượng viện đã bỏ phiếu chấp nhận cho họ đủ điều kiện hưởng quyền lợi cựu chiến binh.

King Cobra 
Tổng hợp 42.
(http://www.cbsnews.com/news/first-chinese-american-woman-to-fly-for-military-died-in-fiery-crash/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét