Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014
Năm điều bạn chưa biết về Jesus.
Ý kiến riêng của Linh mục James Martin (viết đặc biệt cho CNN)
(CNN) - Cùng với lễ Phục sinh đến gần, và bộ phim "Con Thiên Chúa" phát hành rộng rãi , bạn sẽ nghe rất nhiều về Chúa Giêsu trong những ngày này.
Bạn có thể nghe những tiết lộ từ cuốn sách mới có tựa đề là "những câu chuyện có thật" về Chúa Giêsu, ý kiến từ bạn bè, là những người thì thầm riêng với bạn rằng họ mới phát hiện ra một "bí mật" trên web về người Con Thiên Chúa, hoặc lập luận úp mở từ một đồng nghiệp, người mà có thể chứng minh rằng Giêsu chưa bao giờ tồn tại!
Hãy cẩn thận với hầu hết các tiết lộ này, nhiều người chỉ dựa trên suy đoán và tưởng tượng. Phần lớn những gì chúng ta biết về Chúa Giê-su đã được biết đến hơn 2.000 năm trước!
Tuy nhiên, ngay cả đối với Kitô hữu thuần thành vẫn có những bất ngờ được tìm thấy ẩn hiện trong các sách Phúc Âm và nhờ những tiến bộ về nghiên cứu lịch sử và khám phá khảo cổ, nhiều điều được biết đến hơn về thời gian và cuộc sống của Ngài.
Và đây là năm điều mà bạn có thể không biết về Chúa Giêsu:
1. Chúa Giêsu đến từ một thị trấn không tên.
Gần như tất cả các nhà khảo cổ ngày nay đồng ý thị trấn Nazareth chỉ có chừng 200-400 người. Quê hương của Chúa Giêsu đã không được nhắc đến trong cả hai sách Cựu Ước hay Talmud (sách biên niên sử Dothái), trong đó ghi chép hàng chục tên thị trấn khác trong khu vực nhưng không có tên thị trấn Nazareth.
Trong Tân Ước, tên Nazareth đôi lúc được nhắc đến chỉ như là một trò đùa.
Trong Tin Mừng Thánh Gioan, khi một người đàn ông tên là Nathananel nghe ngài tự xưng là "Giêsu thành Nazareth", ông ta đã hỏi kiểu chế nhạo: "Có thể có bất cứ điều gì tốt đến từ Nazareth?" ông ta đã diễu cợt một cách nhẹ nhàng về cái làng quê tù túng, vô danh của Chúa Giêsu.
2 . Chúa Giêsu có lẽ đã không biết tất cả mọi thứ.
Đây là một câu hỏi hóc búa thần học. Nếu Chúa Giêsu là Thiên Chúa, thì Ngài phải biết tất cả mọi thứ? (Trên thực tế, nhiều lần Đức Giêsu tiên đoán cái chết và sự phục sinh của mình)
Nhưng, nếu Ngài mang bản tính con người, Ngài cần phải được dạy một cái gì đó trước khi Ngài có thể biết điều đó. Tin Mừng Thánh Luca nói rằng khi Chúa Giêsu còn trẻ, Ngài đã "mở mang" trí tuệ. Điều đó có nghĩa là Ngài đã học điều gì đó. (Nếu không thì sao Ngài lại "mở mang")
Trong Tin Mừng của Thánh Mark, Chúa Giêsu ban đầu từ chối chữa cho con gái của một người phụ nữ không phải Do Thái, Ngài đã nói khá nặng: "Thật không công bằng khi lấy thức ăn của trẻ con trên bàn và ném cho chó dưới gậm bàn"
Nhưng khi cô này trả lời rằng ngay cả những con chó cũng có thể được những miếng bánh vụn từ bàn, Chúa Giêsu mềm lòng, và Ngài đã chữa lành cô con gái. Ngài dường như học được rằng sứ vụ của mình vượt ra ngoài những người Do Thái.
3 . Chúa Giêsu là người cường tráng.
Từ 12 đến 30 tuổi, Chúa Giêsu đã làm mộc tại Nazareth như một người thợ. Chính đám đông đã kinh ngạc thốt lên khi Ngài bắt đầu rao giảng tin mừng: "Đó không phải là người thợ mộc sao?".
Từ được sử dụng cho nghề nghiệp của Chúa Giêsu trong tiếng Hy Lạp ban đầu là TEKTON. Bản dịch truyền thống là "thợ mộc" Nhưng hầu hết các học giả đương thời nói đó có nhiều khả năng là một từ nói chung, một số thậm chí dịch là "lao động phổ thông"
Một Tekton (thợ mộc) có thể làm cửa ra vào, bàn ghế, giá để đèn và đẽo cày (bừa). Nhưng hắn có cũng có thể xây dựng những bức tường đá và phụ việc xây dựng nhà ở.
Đó là công việc cực nhọc, có nghĩa là phải mang vác đồ nghề, gỗ và đá trên khắp miền Galilê. Chúa Giêsu không chỉ đơn giản xuất hiện, sải bước lên sân khấu thế giới sau khi mơ màng rị mọ một mảnh gỗ và miệng thì hát dân ca. Trong 18 năm đó Ngài đã chăm chỉ làm việc - và làm việc nặng nhọc.
4 . Chúa Giêsu cũng cần "cõi riêng tư"
Các sách Tin Mừng thường xuyên nói về nhu cầu của Chúa Giêsu để "rút" khỏi đám đông, và thậm chí ngay với các môn đệ cuả ngài.
Ngày nay nơi biển Galilee chỗ Chúa Giêsu đã nhiều lần giảng dạy, bạn sẽ nhìn thấy rằng thị trấn ở rất gần, và nó đã phần nào giải thích rất hợp lý điều mà như trong Phúc âm đã mô tả về việc đám đông nhiệt tình đã "đeo bám" Ngài.
Không xa Capernaum, có một hang động trên bờ biển rất gần nơi Ngài hoạt động, nơi mà Ngài có thể lánh vào đó để cầu nguyện. Nó được gọi là "Eremos Cave" (Hang Eremos) được biết từ chữ "cô đơn" hay "đơn độc", từ đó chúng ta có được chữ "ẩn sĩ". Mặc dù Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngài cũng cần thời gian vắng một mình để cầu nguyện với cha mình.
5 . Chúa Giêsu đã không muốn chết.
Khi giờ tử nạn gần đến, và lúc đang khẩn thiết cầu nguyện trong vườn Gethsemane (Cây Dầu), Chúa Giêsu đã nguyện: "Xin hủy bỏ chén này" Đó là một lời cầu nguyện thẳng thừng nói với người cha, người mà Ngài trìu mến gọi Abba. Ngài thật đã không muốn chết!
Không giống như cách nhiều Kitô hữu miêu tả Chúa Giêsu yêu mến cái chết và thậm chí chờ mong nó, nhưng giống như bất kỳ người bình thường nào, ý tưởng về cái chết thực là đáng sợ. "Linh hồn ta buồn đến chết được", chính Ngài đã than thở! Nó có nghiã là "Ta rất đau khổ khi cảm thấy là ta sẽ chết". Nhưng một khi Chúa Giêsu nhận ra rằng đây là ý muốn của cha, Ngài đã chấp nhận chết, thậm chí trên thập tự giá.
Thật là tự nhiên nếu bạn muốn biết ngày càng nhiều về Chúa Giêsu, nhưng hãy cẩn thận khi gặp những tuyên bố kỳ lạ về Ngài, về người con của Thiên Chúa (Tỷ như Ngài là cha của vài đứa con, Ngài đã kết hôn với Mary Magdalene , Ngài đã từng ở Ấn Độ ....... )
Nhiều người với những tuyên bố mơ hồ đó, có xu hướng mong muốn hướng dẫn tâm trí chúng ta vào mê hồn trận, về một Giêsu khó để tìm hiểu đầy đủ và không thể xác định.
Cuối cùng, như các nhà thần học muốn nói, Chúa Giêsu không phải là một vấn nạn cần được giải đáp mà là một mầu nhiệm để suy nghĩ.
Linh mục James Martin thuộc Dòng Tên, biên tập viên của America magazine và là tác giả của cuốn sách mới "Chúa Giêsu: Một cuộc hành hương".
(http://religion.blogs.cnn.com/2014/03/15/five-things-you-didnt-know-about-jesus/?hpt=hp_c3)
Tiếng Việt XâyXậpZì.
Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014
Buổi Họp Cuối Cùng Với ông Bộ Trưởng Trương Như Tảng.
Bài cuả Luật sư Đoàn thanh Liêm,
Đầu năm 1976, tôi tham gia cộng tác với Trung Tâm Nghiên Cứu Luật Pháp thuộc Bộ Tư Pháp trong Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam, Bộ Trưởng là Ông Trương Như Tảng người trực tiếp điều hành bộ môn Tư Pháp của Trung Tâm này là Luật sư Nguyễn Long. Nhóm chúng tôi trong bộ môn này hầu hết là các luật sư và một vài thẩm phán đã từng hành nghề tại Miền Nam mà không phải đi học tập cải tạo, tất cả chừng 30 người trong đó có hai Cựu Thủ lãnh Luật sư Đoàn Tòa Thượng Thẩm Saigon là Luật sư Hồ Tri Châu và Luật sư Nguyễn Ngọc San, có Khoa trưởng Đại Học Luật Khoa Huế là Luật sư Nguyễn Sỹ Hải, Cựu Bộ Trưởng Lao Động là Nguyễn Lê Giang... đó là những vị Niên trưởng trong giới luật gia Miền Nam chúng tôi từ hồi trước 1975.
Chỉ có duy nhất 2 người từ ngoài Bắc trở về miền Nam cùng tham gia với nhóm chúng tôi, đó là Ông Phạm Ngọc Thuần và bà vợ là Bùi thị Cẩm. Ông Thuần đã có thời làm Đại sứ tại Đông Đức và là bào huynh của Ông Phạm Ngọc Thảo người được coi là một thứ “tình báo chiến lược” do Ông Lê Duẫn cài lại trong miền Nam.
Chúng tôi làm việc theo tinh thần tự nguyện, chứ không hề được hưởng một quy chế nào và dĩ nhiên là chẳng được lãnh lương hay trợ cấp gì hết, bởi lẽ chính Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời lúc đó cũng chẳng có quyền hành gì vì mọi quyết định quan trọng thì đều do giới Lãnh đạo ở Hà nội phụ trách trông coi hết. Biết rõ cái tư thế chênh vênh như vậy mà chúng tôi vẫn phải chui đầu vào cơ sở này vì dẫu sao có được một chỗ hội họp gặp gỡ, bàn thảo với nhau thì vẫn hơn là lêu bêu đi phất phơ ngoài đường phố ngày này qua tháng khác, đó là chưa kể còn bị nhòm ngó theo dõi với nghi kỵ khó khăn từ lớp cán bộ tại cơ sở phường khóm, nơi địa phương cư ngụ của mình.
Tuy ở cái thế tạm bợ như vậy, chúng tôi vẫn cố gắng cùng nhau tìm hiểu, nghiên cứu theo những đề tài do trưởng bộ môn là Luật sư Nguyễn Long truyền đạt. Đại khái như tìm kiếm tài liệu về vấn đề biên giới, góp phần soạn thảo cuốn “Tự điển danh từ Luật pháp-Kinh tế-Tài chánh”, góp phần vào việc soạn thảo Bản Dự thảo Hiến pháp mới cho nước Việt Nam thống nhất v.v…Vào cái thời gian đầy xáo trộn, căng thẳng ngột ngạt với sự nghi kỵ kềm sát của ngành an ninh bao trùm lên cả xã hội miền Nam hồi đó chúng tôi phải hết sức cảnh giác, phải giữ kẽ trong mọi cử chỉ lời nói của mình. Trong hoàn cảnh oái oăm như vậy công việc nghiên cứu trao đổi chuyên môn về luật pháp chung với các đồng nghiệp vốn đã quen biết nhau từ lâu quả là một lối thoát tương đối an toàn cho giới luật gia miền Nam chúng tôi.
Tôi vẫn còn nhớ lúc nhóm chúng tôi phụ trách mục “Quyền lợi và Nghĩa vụ của người Công dân” là một phần quan trọng trong bản Dự thảo Hiến pháp, thì phải tham khảo các bản Hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa khác. Chúng tôi phải chia nhau đi ra Thư viện để chép các bản văn Hiến pháp đó vốn đã được xuất bản ở ngoài Bắc hồi các năm 1958-59. Phần lớn các bản Hiến pháp này được ban hành vào đầu thập niên 1950 ở Đông Âu nên tương đối còn thông thoáng cởi mở khiến chúng tôi có thể dễ dàng trưng dẫn để làm cơ sở tham khảo cho lập trường tương đối tiến bộ của mình. Công việc đang tiến hành thì văn phòng Quốc hội từ ngoài Bắc lại gửi vào cho chúng tôi một lô những bản Hiến pháp mới ban hành ở Đông Âu vào đầu thập niên 1970. Tra cứu các bản văn mới này chỉ được phổ biến dưới dạng in roneo, chúng tôi thấy rõ là so với các bản Hiến pháp cũ hồi đầu thập niên 50, thì các điều khoản trong các bản Hiến pháp mới nói về quyền lợi và nghĩa vụ người công dân lại có phần ngặt nghèo hạn chế và o ép hơn rất nhiều, do vậy mà chúng tôi lại vẫn dựa vào tinh thần cởi mở tiến bộ của các Hiến pháp cũ hơn là vào các Hiến pháp mới đó. Sự đồng thuận này chứng tỏ rằng giới luật gia miền Nam chúng tôi vẫn còn giữ được tinh thần dân chủ đã được phổ cập tại nhiều quốc gia trên thế giới kể từ sau thế chiến thứ hai kết thúc và nhiều nước đã thoát được chế độ thực dân nô lệ và tái lập được chủ quyền quốc gia của riêng mình.
Vào giữa năm 1976, sau cuộc bàu cử Quốc hội trên toàn quốc, thì Đảng Cộng sản cho tiến hành việc thành lập chính phủ thống nhất chung cho cả hai miền Nam Bắc và trước khi phái đoàn Chánh phủ Cách Mạng Miền Nam ra Hà nội để cùng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Miền Bắc hoàn thành tiến trình thống nhất này thì Bộ Trưởng Trương Như Tảng yêu cầu chúng tôi soạn thảo Bản văn về “Nguyện vọng tâm tư của giới Luật gia miền Nam” để Bộ Trưởng có thêm tài liệu trình bày với Chính Phủ mới và chúng tôi đã hoàn thành tài liệu này rồi đệ trình cho văn phòng Bộ Trưởng. Sau khi đã đọc Bản Nguyện Vọng này thì Bộ Trưởng đã tới họp với chúng tôi tại trụ sở của Trung Tâm Nghiên Cứu Luật Pháp hồi đó tọa lạc tại góc Đường Phan Đình Phùng và Pasteur, đó là cơ sở cũ của Tham Chính Viện thời Việt Nam Cộng Hòa.
Sau khi nghe ý kiến của mấy vị Niên trưởng của Nhóm Luật gia chúng tôi, thì Bộ Trưởng đã trấn an anh chị em chúng tôi đại để như sau: “Các anh chị em Luật gia hiện cộng tác với chúng tôi trong Bộ Tư Pháp này đều là 'vốn quý của đất nước', do vậy mà Nhà Nước Cách Mạng sẽ tìm cách sử dụng đúng mức cái nguồn vốn này. Tôi xin đoan chắc với quý anh chị em là bây giờ ta có hòa bình rồi, thì trong Chánh phủ mới sẽ có Bộ Tư Pháp để phụ trách quản lý toàn bộ khối công tác thuộc lãnh vực pháp lý, chứ không như trong thời kỳ chiến tranh thì bộ máy Nhà nước đã bị giản lược đi rất nhiều để dành ưu tiên cho nhu cầu của chiến trường. Như vậy là giới luật gia chúng ta sẽ có chỗ đứng, có vị trí xứng đáng trong guồng máy Nhà nước, anh chị em có thể chọn phục vụ trong ngành Thẩm phán hay làm Luật sư tùy theo sở thích của mỗi người v.v…”
Nghe Bộ Trưởng trấn an như vậy, hầu hết chúng tôi đều thở phào nhẹ nhõm với sự tin tưởng là trong tương lai sắp đến giới Luật gia miền Nam sẽ có công việc làm tương xứng với khả năng chuyên môn của mình. Cuộc sống như vậy sẽ lần hồi đi vào giai đoạn ổn định, gia đình con cái bớt được nỗi hoang mang xáo trộn, như đã bắt đầu nảy sinh từ khi chế độ Miền Nam sụp đổ vào ngày 30 Tháng Tư 1975.
Và rồi Ông Bộ Trưởng cùng với Phái đoàn Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam ra họp ở Hà nội. Khoảng một tuần lễ sau chúng tôi theo dõi sự tiến triển của tình hình thành lập Chính phủ thống nhất bằng cách nghe đài Phát thanh và rồi đọc báo hằng ngày và cuối cùng chúng tôi thật kinh ngạc khi được thấy rõ ràng là trong thành phần Nội các của Chính Phủ Thống Nhất vẫn không hề có Bộ Tư Pháp như ông Bộ Trưởng đã hứa với anh chị em chúng tôi mới cách nay có mấy bữa, mà chúng tôi cũng không hề thấy ông Bộ Trưởng được trao phó một nhiệm vụ nào trong thành phần Chánh phủ mới nữa. Có những tin đồn là nhiều nhân vật trong Chánh Phủ Miền Nam như Ông Bộ Trưởng đã bị coi là “thất sủng”, bị gạt ra rìa không còn giữ được một địa vị nào trong cơ cấu mới của guồng máy Nhà nước nữa rồi v.v…
Kết cục là sau đó, không bao giờ chúng tôi được gặp lại Ông Bộ Trưởng Trương Như Tảng nữa mà chúng tôi cũng chẳng hề được thông báo chính thức về các diễn biến trong nội bộ của bản thân Bộ Tư Pháp cũng như của Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam VN gì cả. Cuối cùng vài tháng sau đó, Trung Tâm Nghiên Cứu Luật Pháp của Bộ Tư Pháp cũng không kèn không trống mà tự động giải thể, lặng lẽ tan hàng. Điều này xét cho kỹ thì cũng không có gì lạ, bởi lẽ cả Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời lẫn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam hồi mấy năm trước đã được “tưng bừng khai trương” cho cả Quốc tế biết đến thì vào cuối năm 1976 này tất cả đều đã được “âm thầm dẹp tiệm” theo đúng kiểu “vắt chanh bỏ vỏ”, “qua sông bỏ đò”, đó là những chuyện ta thường thấy trong lịch sử con người từ xưa đến nay mà thôi.
Mấy năm sau, thì chính bản thân Bộ Trưởng Trương Như Tảng cũng đã phải vượt biên, như bao nhiêu thuyền nhân khác từ Miền Nam trốn thoát khỏi chế độ hà khắc Cộng sản và có thể nói là “Bộ Trưởng Trương Như Tảng là một nhân vật cao cấp nhất trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản đã phải liều mình xuống ghe vượt thoát khỏi Việt Nam”. Bạn đọc muốn biết thêm về chuyện này, thì có thể tìm đọc ngay cuốn Hồi ký của Ông viết bằng tiếng Pháp với nhan đề “Memoires d'un Vietcong”, sách có bản dịch ra tiếng Anh.
Little Saigon, Tháng Mười Hai 2007
(http://vietbao.com/p112a119707/buoi-hop-cuoi-cung-voi-ong-bo-truong-truong-nhu-tang-p1#pDetail)
Đầu năm 1976, tôi tham gia cộng tác với Trung Tâm Nghiên Cứu Luật Pháp thuộc Bộ Tư Pháp trong Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam, Bộ Trưởng là Ông Trương Như Tảng người trực tiếp điều hành bộ môn Tư Pháp của Trung Tâm này là Luật sư Nguyễn Long. Nhóm chúng tôi trong bộ môn này hầu hết là các luật sư và một vài thẩm phán đã từng hành nghề tại Miền Nam mà không phải đi học tập cải tạo, tất cả chừng 30 người trong đó có hai Cựu Thủ lãnh Luật sư Đoàn Tòa Thượng Thẩm Saigon là Luật sư Hồ Tri Châu và Luật sư Nguyễn Ngọc San, có Khoa trưởng Đại Học Luật Khoa Huế là Luật sư Nguyễn Sỹ Hải, Cựu Bộ Trưởng Lao Động là Nguyễn Lê Giang... đó là những vị Niên trưởng trong giới luật gia Miền Nam chúng tôi từ hồi trước 1975.
Chỉ có duy nhất 2 người từ ngoài Bắc trở về miền Nam cùng tham gia với nhóm chúng tôi, đó là Ông Phạm Ngọc Thuần và bà vợ là Bùi thị Cẩm. Ông Thuần đã có thời làm Đại sứ tại Đông Đức và là bào huynh của Ông Phạm Ngọc Thảo người được coi là một thứ “tình báo chiến lược” do Ông Lê Duẫn cài lại trong miền Nam.
Chúng tôi làm việc theo tinh thần tự nguyện, chứ không hề được hưởng một quy chế nào và dĩ nhiên là chẳng được lãnh lương hay trợ cấp gì hết, bởi lẽ chính Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời lúc đó cũng chẳng có quyền hành gì vì mọi quyết định quan trọng thì đều do giới Lãnh đạo ở Hà nội phụ trách trông coi hết. Biết rõ cái tư thế chênh vênh như vậy mà chúng tôi vẫn phải chui đầu vào cơ sở này vì dẫu sao có được một chỗ hội họp gặp gỡ, bàn thảo với nhau thì vẫn hơn là lêu bêu đi phất phơ ngoài đường phố ngày này qua tháng khác, đó là chưa kể còn bị nhòm ngó theo dõi với nghi kỵ khó khăn từ lớp cán bộ tại cơ sở phường khóm, nơi địa phương cư ngụ của mình.
Tuy ở cái thế tạm bợ như vậy, chúng tôi vẫn cố gắng cùng nhau tìm hiểu, nghiên cứu theo những đề tài do trưởng bộ môn là Luật sư Nguyễn Long truyền đạt. Đại khái như tìm kiếm tài liệu về vấn đề biên giới, góp phần soạn thảo cuốn “Tự điển danh từ Luật pháp-Kinh tế-Tài chánh”, góp phần vào việc soạn thảo Bản Dự thảo Hiến pháp mới cho nước Việt Nam thống nhất v.v…Vào cái thời gian đầy xáo trộn, căng thẳng ngột ngạt với sự nghi kỵ kềm sát của ngành an ninh bao trùm lên cả xã hội miền Nam hồi đó chúng tôi phải hết sức cảnh giác, phải giữ kẽ trong mọi cử chỉ lời nói của mình. Trong hoàn cảnh oái oăm như vậy công việc nghiên cứu trao đổi chuyên môn về luật pháp chung với các đồng nghiệp vốn đã quen biết nhau từ lâu quả là một lối thoát tương đối an toàn cho giới luật gia miền Nam chúng tôi.
Tôi vẫn còn nhớ lúc nhóm chúng tôi phụ trách mục “Quyền lợi và Nghĩa vụ của người Công dân” là một phần quan trọng trong bản Dự thảo Hiến pháp, thì phải tham khảo các bản Hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa khác. Chúng tôi phải chia nhau đi ra Thư viện để chép các bản văn Hiến pháp đó vốn đã được xuất bản ở ngoài Bắc hồi các năm 1958-59. Phần lớn các bản Hiến pháp này được ban hành vào đầu thập niên 1950 ở Đông Âu nên tương đối còn thông thoáng cởi mở khiến chúng tôi có thể dễ dàng trưng dẫn để làm cơ sở tham khảo cho lập trường tương đối tiến bộ của mình. Công việc đang tiến hành thì văn phòng Quốc hội từ ngoài Bắc lại gửi vào cho chúng tôi một lô những bản Hiến pháp mới ban hành ở Đông Âu vào đầu thập niên 1970. Tra cứu các bản văn mới này chỉ được phổ biến dưới dạng in roneo, chúng tôi thấy rõ là so với các bản Hiến pháp cũ hồi đầu thập niên 50, thì các điều khoản trong các bản Hiến pháp mới nói về quyền lợi và nghĩa vụ người công dân lại có phần ngặt nghèo hạn chế và o ép hơn rất nhiều, do vậy mà chúng tôi lại vẫn dựa vào tinh thần cởi mở tiến bộ của các Hiến pháp cũ hơn là vào các Hiến pháp mới đó. Sự đồng thuận này chứng tỏ rằng giới luật gia miền Nam chúng tôi vẫn còn giữ được tinh thần dân chủ đã được phổ cập tại nhiều quốc gia trên thế giới kể từ sau thế chiến thứ hai kết thúc và nhiều nước đã thoát được chế độ thực dân nô lệ và tái lập được chủ quyền quốc gia của riêng mình.
Vào giữa năm 1976, sau cuộc bàu cử Quốc hội trên toàn quốc, thì Đảng Cộng sản cho tiến hành việc thành lập chính phủ thống nhất chung cho cả hai miền Nam Bắc và trước khi phái đoàn Chánh phủ Cách Mạng Miền Nam ra Hà nội để cùng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Miền Bắc hoàn thành tiến trình thống nhất này thì Bộ Trưởng Trương Như Tảng yêu cầu chúng tôi soạn thảo Bản văn về “Nguyện vọng tâm tư của giới Luật gia miền Nam” để Bộ Trưởng có thêm tài liệu trình bày với Chính Phủ mới và chúng tôi đã hoàn thành tài liệu này rồi đệ trình cho văn phòng Bộ Trưởng. Sau khi đã đọc Bản Nguyện Vọng này thì Bộ Trưởng đã tới họp với chúng tôi tại trụ sở của Trung Tâm Nghiên Cứu Luật Pháp hồi đó tọa lạc tại góc Đường Phan Đình Phùng và Pasteur, đó là cơ sở cũ của Tham Chính Viện thời Việt Nam Cộng Hòa.
Sau khi nghe ý kiến của mấy vị Niên trưởng của Nhóm Luật gia chúng tôi, thì Bộ Trưởng đã trấn an anh chị em chúng tôi đại để như sau: “Các anh chị em Luật gia hiện cộng tác với chúng tôi trong Bộ Tư Pháp này đều là 'vốn quý của đất nước', do vậy mà Nhà Nước Cách Mạng sẽ tìm cách sử dụng đúng mức cái nguồn vốn này. Tôi xin đoan chắc với quý anh chị em là bây giờ ta có hòa bình rồi, thì trong Chánh phủ mới sẽ có Bộ Tư Pháp để phụ trách quản lý toàn bộ khối công tác thuộc lãnh vực pháp lý, chứ không như trong thời kỳ chiến tranh thì bộ máy Nhà nước đã bị giản lược đi rất nhiều để dành ưu tiên cho nhu cầu của chiến trường. Như vậy là giới luật gia chúng ta sẽ có chỗ đứng, có vị trí xứng đáng trong guồng máy Nhà nước, anh chị em có thể chọn phục vụ trong ngành Thẩm phán hay làm Luật sư tùy theo sở thích của mỗi người v.v…”
Nghe Bộ Trưởng trấn an như vậy, hầu hết chúng tôi đều thở phào nhẹ nhõm với sự tin tưởng là trong tương lai sắp đến giới Luật gia miền Nam sẽ có công việc làm tương xứng với khả năng chuyên môn của mình. Cuộc sống như vậy sẽ lần hồi đi vào giai đoạn ổn định, gia đình con cái bớt được nỗi hoang mang xáo trộn, như đã bắt đầu nảy sinh từ khi chế độ Miền Nam sụp đổ vào ngày 30 Tháng Tư 1975.
Và rồi Ông Bộ Trưởng cùng với Phái đoàn Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam ra họp ở Hà nội. Khoảng một tuần lễ sau chúng tôi theo dõi sự tiến triển của tình hình thành lập Chính phủ thống nhất bằng cách nghe đài Phát thanh và rồi đọc báo hằng ngày và cuối cùng chúng tôi thật kinh ngạc khi được thấy rõ ràng là trong thành phần Nội các của Chính Phủ Thống Nhất vẫn không hề có Bộ Tư Pháp như ông Bộ Trưởng đã hứa với anh chị em chúng tôi mới cách nay có mấy bữa, mà chúng tôi cũng không hề thấy ông Bộ Trưởng được trao phó một nhiệm vụ nào trong thành phần Chánh phủ mới nữa. Có những tin đồn là nhiều nhân vật trong Chánh Phủ Miền Nam như Ông Bộ Trưởng đã bị coi là “thất sủng”, bị gạt ra rìa không còn giữ được một địa vị nào trong cơ cấu mới của guồng máy Nhà nước nữa rồi v.v…
Kết cục là sau đó, không bao giờ chúng tôi được gặp lại Ông Bộ Trưởng Trương Như Tảng nữa mà chúng tôi cũng chẳng hề được thông báo chính thức về các diễn biến trong nội bộ của bản thân Bộ Tư Pháp cũng như của Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam VN gì cả. Cuối cùng vài tháng sau đó, Trung Tâm Nghiên Cứu Luật Pháp của Bộ Tư Pháp cũng không kèn không trống mà tự động giải thể, lặng lẽ tan hàng. Điều này xét cho kỹ thì cũng không có gì lạ, bởi lẽ cả Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời lẫn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam hồi mấy năm trước đã được “tưng bừng khai trương” cho cả Quốc tế biết đến thì vào cuối năm 1976 này tất cả đều đã được “âm thầm dẹp tiệm” theo đúng kiểu “vắt chanh bỏ vỏ”, “qua sông bỏ đò”, đó là những chuyện ta thường thấy trong lịch sử con người từ xưa đến nay mà thôi.
Mấy năm sau, thì chính bản thân Bộ Trưởng Trương Như Tảng cũng đã phải vượt biên, như bao nhiêu thuyền nhân khác từ Miền Nam trốn thoát khỏi chế độ hà khắc Cộng sản và có thể nói là “Bộ Trưởng Trương Như Tảng là một nhân vật cao cấp nhất trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản đã phải liều mình xuống ghe vượt thoát khỏi Việt Nam”. Bạn đọc muốn biết thêm về chuyện này, thì có thể tìm đọc ngay cuốn Hồi ký của Ông viết bằng tiếng Pháp với nhan đề “Memoires d'un Vietcong”, sách có bản dịch ra tiếng Anh.
Little Saigon, Tháng Mười Hai 2007
(http://vietbao.com/p112a119707/buoi-hop-cuoi-cung-voi-ong-bo-truong-truong-nhu-tang-p1#pDetail)
Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014
Xót xa đất Việt! #2
Một
số người Mỹ từng ủng hộ Hà Nội đã làm ngơ hoặc cố tìm cách giải thích về những cái chết này, như vô số bi kịch khác đã không được biết đến sau 1975, nhiều khả năng hơn cả là họ sẽ tiếp tục duy trì sự im lặng của họ để
tránh bị vỡ mộng khi phải tự đối diện sự thật về Việt Nam. Cay đắng thay nếu tự do và dân chủ vẫn là mục tiêu xứng đáng để đấu tranh tại Philippines, Chile, Nam Hàn hay tại Nam Phi, thì nó lại không xứng để bảo vệ tại các nước cộng sản như Việt Nam, mọi
người đều nhớ rất nhiều các cuộc biểu tình phản đối sự tham gia của Hoa
Kỳ tại Việt Nam và các tội ác chiến tranh của chế độ Thiệu, nhưng
một số trong những người mà trước đó rất nhiệt tình tranh đấu cho
dân chủ và nhân quyền đã biểu lộ một sự thờ ơ lạ lùng về giờ đây những
nguyên tắc đó đang bị chà đạp trong chế độ cộng sản Việt Nam.
Ví dụ, nhà hoạt động phản chiến William Kunstler từ chối ký một bức thư ngỏ tháng 05/1979 gởi tới nước CHXHCN Việt Nam (trong đó có nhiều nhà hoạt động chống chiến tranh trước đây, bao gồm cả Joan Baez) để phản đối những vi phạm nhân quyền của Hà Nội. Kunstler nói:'' Tôi không tin vào những điều công khai chỉ trích chính phủ xã hội chủ nghĩa, thậm chí nếu thật có sự vi phạm nhân quyền'' và '' Toàn bộ chiến dịch cuả Baez có thể là một âm mưu cuả CIA''. Tuyên bố này làm tôi nhớ lại các lập luận được xử dụng bởi chế độ Thiệu để đàn áp đối lập: ''Các phong trào hòa bình và các hoạt động đối lập đều là tay sai của cộng sản".
Còn một ảo tưởng khác về chế độ hiện hành tại Việt Nam mà mọi người nên tỉnh ngộ, nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh là một nhà dân tộc chủ nghiã và cộng sản Việt Nam độc lập với Liên Xô. Tôi đã tin như thế trước khi cs chiếm miền Nam, nhưng chân dung của các nhà lãnh đạo Xô Viết có mặt tại khắp nơi công cộng, trường học và các cơ quan hành chính trên toàn nước "Việt Nam độc lập''. Ngược nhớ lại thời trước ta không bao giờ thấy hình ảnh của bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào trong cái mà gọi là "chế độ bù nhìn" của Tổng thống Thiệu.
Mức độ lệ thuộc cuả chính phủ hiện nay đối với người bảo trợ Liên Xô được khuyến khích bởi một bài thơ của nhà thơ nổi tiếng Tố Hữu, ủy viên bộ chính trị và chủ tịch ủy ban văn hóa, đọc nó chúng ta có cơ hội để lắng nghe sự khóc than cuả thi sĩ cao cấp Việt về cái chết của Stalin:
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười(Đời đời nhớ ông - Tố Hữu)
Không thể tin được một bài thơ như vậy đã được viết ra ở Việt Nam, nơi mà truyền thống gia đình được tôn trọng, cùng với lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, tuy thế bài thơ này đã chiếm một vị trí nổi bật trong tuyển tập thơ Việt Nam đương đại xuất bản gần đây tại Hà Nội.
Hơn nữa Lê Duẩn bí thư thứ nhất của đảng phát biểu trong báo cáo chính trị ở Quốc hội thống nhất năm 1976: ''Cuộc cách mạng Việt Nam là để thực hiện các nghiã vụ quốc tế'' và đúng như vậy chính trong nghị quyết đảng năm 1971 đã có cụm từ ''dưới sự lãnh đạo của Liên Xô'', cùng với việc tô hồng cuộc sống ở Liên Xô trong thực tế cũng là mục tiêu của cộng sản Việt Nam.
Ngay sau khi Sài Gòn sụp đổ, chính phủ đã đóng cửa tất cả các hiệu sách và nhà hát. Tất cả các sách xuất bản dưới chế độ cũ bị tịch thu hoặc bị thiêu hủy, các tác phẩm văn học cũng không ngoại lệ, bao gồm cả sách của Jean-Paul Sartre, Albert Camus và Dale Carnegie. 'Cuốn theo chiều gió' cuả Margaret Mitchell cũng cùng số phận văn hoá phẩm đồi trụy. Chế độ mới thay thế nền văn học đó với những cuốn sách được viết để huấn luyện trẻ em và người lớn theo ý tưởng mà "Liên Xô là một thiên đường của xã hội chủ nghĩa".
Một lập luận khác của các nhà biện luận phương Tây có liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam, một điều khoản trong hiến pháp mới của Việt Nam được thông qua tuyên bố rằng “nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng” viện dẫn điều này, Lê Duẩn đã nhiều lần tuyên bố: ''chế độ hiện nay cuả chúng ta một triệu lần dân chủ hơn bất kỳ chế độ khác trên thế giới". Trong thực tế đã xảy ra chuyện báng bổ tại một ngôi chùa Phật giáo, việc một người phụ nữ khỏa thân, theo lệnh của chính phủ, đi vào chùa khi đang hành lễ. Khi Hòa Thượng Thích Mẫn Giác, một nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng phản đối, chính phủ đã không ngần ngại cáo buộc các Phật tử là kẻ thù của nền dân chủ, vi phạm 'tự do vô thần'. Hoà Thượng Thích Mẫn Giác, người đóng vai trò là cầu nối giữa Phật giáo và nhà nước cộng sản, đã phải vượt thoát Việt Nam bằng thuyền vào năm 1977 và nay đang định cư tại Los Angeles
Tất cả những người ủng hộ MTGPMN cảm thấy họ đã bị phản bội và lừa dối. Trước đó khi Harrison Salisbury của tờ The NewYork Times đến Hà Nội vào tháng 12/1966, các nhà lãnh đạo tại Hà Nội nói với ông: ''cuộc đấu tranh ở miền Nam là của người miền Nam chứ không phải do người miền Bắc'' và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói với Salisbury: ''Không ai ở miền Bắc có cái ý định ngu ngốc, bất lương này trong tâm trí '' rằng miền Bắc muốn thôn tính miền Nam.
Tuy nhiên, trong một bài phát biểu Ở lễ kỷ niệm chiến thắng vào 19/05/1975, Lê Duẩn nói:''Đảng ta là đảng lãnh đạo duy nhất tổ chức kiểm soát và chi phối toàn bộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ ngày phôi thai của cuộc cách mạng''. Trong báo cáo chính trị ở Quốc hội thống nhất tại Hà Nội ngày 26/06/1976, Lê Duẩn cho biết: ''Các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới này là thống nhất đất nước và đưa cả nước tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản''.
Năm 1976, Chính phủ cách mạng lâm thời được thành lập bởi MTGPMN đã bị xoá sổ, miền Nam và Bắc được thống nhất dưới sự cai trị cộng sản. Thời điểm này, trong số 17 thành viên của Bộ Chính trị và 134 thành viên của Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, không có bất cứ ai trong MTGPMN (không kể có một số thành viên đã được đảng Cộng sản Bắc Việt cấy vào MTGPMN), thậm chí Nguyễn Hữu Thọ cựu chủ tịch của MTGPMN chỉ được chức Chủ tịch nước làm vì, một vị trí chỉ dùng để chào đón du khách và tham gia lễ hội, nhưng vị trí này rồi cũng bị bãi bỏ theo hiến pháp mới.
Hãy nghe Trương Như Tảng, 57 tuổi, một trong những người sáng lập của MTGPMN, cựu bộ trưởng Bộ Tư pháp Chính phủ cách mạng lâm thời, là một trong những thuyền nhân. Ông Tảng vượt biên tháng 11/1979 và hiện đang sống tại Paris. Trong một cuộc họp báo ở Paris vào tháng 06/1980, ông nói với các phóng viên về kinh nghiệm của mình. Ông kể về chuyện mười hai năm trước đó, khi ông đang bị tù bởi chế độ Thiệu vì các hoạt động cộng sản của ông, cha ông đến thăm và hỏi: '' Tại sao con lại từ bỏ tất cả mọi thứ, công việc tốt, gia đình giàu có để theo cộng sản? Con có biết rằng cộng sản sẽ phản bội con và bắt bớ các con, và cuối cùng khi con hiểu được, sẽ là quá muộn!'' ông Tảng đã trả lời cha: '' Điều tốt nhất giờ đây là cha hãy giữ im lặng và chấp nhận sự hy sinh của một trong những người con trai của cha cho nền dân chủ và độc lập của đất nước. ...''
Sau Tết Mậu Thân năm 1968, Tảng đã được trao đổi với ba đại tá người Mỹ là tù binh bị bắt bởi Việt Cộng, sau đó ông biến mất vào rừng theo MTGPMN. Ông đã đại diện MTGPMN đi nhiều nước cộng sản và thế giới thứ ba trong thời gian chiến tranh.
Ông Tảng cho biết trong cuộc họp báo của mình: ''Tôi đã nhận thức rõ rằng MTGPMN là một bình phong cuả cộng sản bắc việt, và tôi đã đủ ngây thơ để tin rằng Hồ Chí Minh và đảng của ông sẽ đặt lợi ích quốc gia lên trên ý thức hệ và sẽ đặt lợi ích của nhân dân Việt Nam trên đảng, nhưng mọi người kể cả tôi đều đã sai lầm''.
Trương Như Tảng, với kiến thức của riêng mình đã nói về cách thức hoạt động của cộng sản: "Những người cộng sản là chuyên gia trong nghệ thuật quyến rũ, chừng nào mà họ chưa kiểm soát được quyền lực họ sẽ làm bất kỳ cách nào để thu hút bạn ngả về phía họ, nhưng một khi họ đạt được quyền lực thì đột nhiên họ trở nên khắc nghiệt, vô ơn, hoài nghi và tàn bạo''. Ông Tảng tóm tắt tình trạng hiện nay ở Việt Nam : ''Các gia đình chia rẽ, xã hội chia rẽ, ngay cả đảng cũng chia rẽ''.
"Nhìn lại về cuộc chiến Việt Nam giờ đây, tôi cảm thấy không còn gì ngoài sự hổ thẹn cho những ngây thơ của mình khi tin rằng đám người cộng sản là những nhà cách mạng thực sự. Trong thực tế, họ đã phản bội nhân dân Việt Nam và lừa dối giới cấp tiến trên toàn thế giới. Chính tôi phải chịu trách nhiệm cho những bi kịch đã nhấn chìm đồng bào, đất nước tôi . Và bây giờ tôi chỉ có thể làm chứng cho sự thật này để tất cả những người đã từng ủng hộ Việt Cộng có thể chia sẻ trách nhiệm của họ với tôi".
Trong thời gian tôi ở trong tù, Mai Chí Thọ, một Ủy viên Trung ương đảng thuyết trình trước một nhóm các tù nhân chính trị chọn lọc, ông nói với chúng tôi : ''Hồ Chí Minh có thể là một người xấu xa, Nixon có thể là một người tuyệt vời, người Mỹ có thể đã có lý do chính đáng, chúng ta có thể không có chính nghĩa, nhưng chúng ta đã giành thắng lợi và người Mỹ đã bị đánh bại bởi vì chúng ta đã thuyết phục được mọi người rằng Hồ Chí Minh là người tuyệt vời, rằng Nixon là một tên sát nhân và người Mỹ là những kẻ xâm lược''. Ông kết luận rằng: “Yếu tổ chủ chốt là làm thế nào kiểm soát người dân và ý tưởng của họ, chỉ có chủ nghĩa Mác Lê mới có thể làm được như vậy, không ai trong các anh đã từng biết đến một sự kháng cự nào đối với chế độ Cộng sản, bởi vậy không nên nghĩ đến điều đó nữa. Hãy quên chuyện chống đối đi, giữa các anh -những nhà trí thức ưu tú- và tôi, tôi đã nói với các anh sự thật”.
Và đúng là ông ta đã cho chúng tôi biết sự thật. Từ năm 1978, những người cộng sản Việt Nam đã chiếm đóng Lào, xâm lược Campuchia và tấn công Thái Lan, trong khi Liên Xô đi xâm chiếm Afghanistan. Trong tất cả cuộc cướp phá đó, những người Cộng sản đã tô vẽ bản thân họ tuyệt vời như kẻ giải phóng, vị cứu tinh và tấm khiên bảo vệ chống ngoại xâm và mỗi lần như thế dư luận thế giới vẫn giữ yên lặng.
Nhưng ở Việt Nam, người ta có câu: '' Đừng tin những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn những gì họ làm". Ông Nguyễn Văn Đường, một đảng viên cs miền Nam, người đã bị Pháp giam giữ 15 năm, thời ông Diệm 8 năm và tù 6 năm thời ông Thiệu, đến ngày nay vẫn còn đang ở trong tù cộng sản, nói với tôi: ''Để hiểu được những người Cộng sản, trước hết phải sống dưới chế độ Cộng sản'', Vào một đêm mưa trong nhà tù Lê Văn Duyệt, Sài Gòn ông nói với tôi: ''Giấc mơ của tôi bây giờ không phải là mong được tự do, không phải là để nhìn thấy gia đình của tôi, ước mơ của tôi giờ là tôi có thể trở lại trong một nhà tù của Pháp 30 năm trước đây''. Đó là một trong những mong muốn của một người đàn ông 60 tuổi, người đã dành toàn bộ thời thanh niên của mình ra vào tù vì chiến đấu cho tự do và độc lập của đất nước mình, giờ này có thể ông đã chết trong phòng giam của mình hoặc đã bị khử bởi đám lãnh đạo mới.
Nhân dân miền Nam mong muốn một cuộc cách mạng thực sự, họ không muốn chủ nghĩa cộng sản, các hành động trả thù từ những người Cộng sản đã là nguyên nhân làm hàng ngàn người Việt Nam trốn chạy khỏi đất nước. Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, trong suốt những năm tháng chiến tranh, ngay cả trong nạn đói thảm khốc năm 1945 khi hai triệu người bị chết đói, người Việt đã không ai đành đoạn rời bỏ quê hương mồ mả tổ tiên của họ, làn sóng tị nạn hiện nay là hậu quả trực tiếp từ sự khủng bố của chế độ hiện tại.
Hãy lắng nghe một người tị nạn, ông Nguyễn Công Hoan cựu thành viên mặt trận và đại biểu Quốc hội thống nhất được bầu năm 1976: ''Chế độ hiện hành này là vô nhân đạo và áp bức nhất đã từng được biết đến''. Ông Hoan vượt biên vào năm 1977 sau khi từ bỏ vị trí của mình trong nội các, ông tuyên bố: ''Quốc hội chỉ là bù nhìn, các thành viên chỉ biết nói có chứ không bao giờ dám nói không".
Trong số những thuyền nhân sống sót, kể cả những người đã bị hãm hiếp bởi hải tặc và những người phải chịu cực khổ trong các trại tị nạn, không ai hối tiếc về việc trốn khỏi chế độ hiện tại, tôi tin rằng một ngày nào đó sự thật về Việt Nam sẽ được công bố, nó luôn sẵn cho những ai muốn tìm hiểu. Như Solzhenitsyn đã nói:'' Sự thật cũng nặng nề như trái đất vậy'' Và Việt Nam là một bài học về sự thật!
Hết.
42 chuyển ngữ.
Nguồn: A Lament for Vietnam, The New York Times, March 29, 1981.
Ví dụ, nhà hoạt động phản chiến William Kunstler từ chối ký một bức thư ngỏ tháng 05/1979 gởi tới nước CHXHCN Việt Nam (trong đó có nhiều nhà hoạt động chống chiến tranh trước đây, bao gồm cả Joan Baez) để phản đối những vi phạm nhân quyền của Hà Nội. Kunstler nói:'' Tôi không tin vào những điều công khai chỉ trích chính phủ xã hội chủ nghĩa, thậm chí nếu thật có sự vi phạm nhân quyền'' và '' Toàn bộ chiến dịch cuả Baez có thể là một âm mưu cuả CIA''. Tuyên bố này làm tôi nhớ lại các lập luận được xử dụng bởi chế độ Thiệu để đàn áp đối lập: ''Các phong trào hòa bình và các hoạt động đối lập đều là tay sai của cộng sản".
Còn một ảo tưởng khác về chế độ hiện hành tại Việt Nam mà mọi người nên tỉnh ngộ, nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh là một nhà dân tộc chủ nghiã và cộng sản Việt Nam độc lập với Liên Xô. Tôi đã tin như thế trước khi cs chiếm miền Nam, nhưng chân dung của các nhà lãnh đạo Xô Viết có mặt tại khắp nơi công cộng, trường học và các cơ quan hành chính trên toàn nước "Việt Nam độc lập''. Ngược nhớ lại thời trước ta không bao giờ thấy hình ảnh của bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào trong cái mà gọi là "chế độ bù nhìn" của Tổng thống Thiệu.
Mức độ lệ thuộc cuả chính phủ hiện nay đối với người bảo trợ Liên Xô được khuyến khích bởi một bài thơ của nhà thơ nổi tiếng Tố Hữu, ủy viên bộ chính trị và chủ tịch ủy ban văn hóa, đọc nó chúng ta có cơ hội để lắng nghe sự khóc than cuả thi sĩ cao cấp Việt về cái chết của Stalin:
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười(Đời đời nhớ ông - Tố Hữu)
Không thể tin được một bài thơ như vậy đã được viết ra ở Việt Nam, nơi mà truyền thống gia đình được tôn trọng, cùng với lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, tuy thế bài thơ này đã chiếm một vị trí nổi bật trong tuyển tập thơ Việt Nam đương đại xuất bản gần đây tại Hà Nội.
Hơn nữa Lê Duẩn bí thư thứ nhất của đảng phát biểu trong báo cáo chính trị ở Quốc hội thống nhất năm 1976: ''Cuộc cách mạng Việt Nam là để thực hiện các nghiã vụ quốc tế'' và đúng như vậy chính trong nghị quyết đảng năm 1971 đã có cụm từ ''dưới sự lãnh đạo của Liên Xô'', cùng với việc tô hồng cuộc sống ở Liên Xô trong thực tế cũng là mục tiêu của cộng sản Việt Nam.
Ngay sau khi Sài Gòn sụp đổ, chính phủ đã đóng cửa tất cả các hiệu sách và nhà hát. Tất cả các sách xuất bản dưới chế độ cũ bị tịch thu hoặc bị thiêu hủy, các tác phẩm văn học cũng không ngoại lệ, bao gồm cả sách của Jean-Paul Sartre, Albert Camus và Dale Carnegie. 'Cuốn theo chiều gió' cuả Margaret Mitchell cũng cùng số phận văn hoá phẩm đồi trụy. Chế độ mới thay thế nền văn học đó với những cuốn sách được viết để huấn luyện trẻ em và người lớn theo ý tưởng mà "Liên Xô là một thiên đường của xã hội chủ nghĩa".
Một lập luận khác của các nhà biện luận phương Tây có liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam, một điều khoản trong hiến pháp mới của Việt Nam được thông qua tuyên bố rằng “nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng” viện dẫn điều này, Lê Duẩn đã nhiều lần tuyên bố: ''chế độ hiện nay cuả chúng ta một triệu lần dân chủ hơn bất kỳ chế độ khác trên thế giới". Trong thực tế đã xảy ra chuyện báng bổ tại một ngôi chùa Phật giáo, việc một người phụ nữ khỏa thân, theo lệnh của chính phủ, đi vào chùa khi đang hành lễ. Khi Hòa Thượng Thích Mẫn Giác, một nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng phản đối, chính phủ đã không ngần ngại cáo buộc các Phật tử là kẻ thù của nền dân chủ, vi phạm 'tự do vô thần'. Hoà Thượng Thích Mẫn Giác, người đóng vai trò là cầu nối giữa Phật giáo và nhà nước cộng sản, đã phải vượt thoát Việt Nam bằng thuyền vào năm 1977 và nay đang định cư tại Los Angeles
Tất cả những người ủng hộ MTGPMN cảm thấy họ đã bị phản bội và lừa dối. Trước đó khi Harrison Salisbury của tờ The NewYork Times đến Hà Nội vào tháng 12/1966, các nhà lãnh đạo tại Hà Nội nói với ông: ''cuộc đấu tranh ở miền Nam là của người miền Nam chứ không phải do người miền Bắc'' và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói với Salisbury: ''Không ai ở miền Bắc có cái ý định ngu ngốc, bất lương này trong tâm trí '' rằng miền Bắc muốn thôn tính miền Nam.
Tuy nhiên, trong một bài phát biểu Ở lễ kỷ niệm chiến thắng vào 19/05/1975, Lê Duẩn nói:''Đảng ta là đảng lãnh đạo duy nhất tổ chức kiểm soát và chi phối toàn bộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ ngày phôi thai của cuộc cách mạng''. Trong báo cáo chính trị ở Quốc hội thống nhất tại Hà Nội ngày 26/06/1976, Lê Duẩn cho biết: ''Các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới này là thống nhất đất nước và đưa cả nước tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản''.
Năm 1976, Chính phủ cách mạng lâm thời được thành lập bởi MTGPMN đã bị xoá sổ, miền Nam và Bắc được thống nhất dưới sự cai trị cộng sản. Thời điểm này, trong số 17 thành viên của Bộ Chính trị và 134 thành viên của Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, không có bất cứ ai trong MTGPMN (không kể có một số thành viên đã được đảng Cộng sản Bắc Việt cấy vào MTGPMN), thậm chí Nguyễn Hữu Thọ cựu chủ tịch của MTGPMN chỉ được chức Chủ tịch nước làm vì, một vị trí chỉ dùng để chào đón du khách và tham gia lễ hội, nhưng vị trí này rồi cũng bị bãi bỏ theo hiến pháp mới.
Hãy nghe Trương Như Tảng, 57 tuổi, một trong những người sáng lập của MTGPMN, cựu bộ trưởng Bộ Tư pháp Chính phủ cách mạng lâm thời, là một trong những thuyền nhân. Ông Tảng vượt biên tháng 11/1979 và hiện đang sống tại Paris. Trong một cuộc họp báo ở Paris vào tháng 06/1980, ông nói với các phóng viên về kinh nghiệm của mình. Ông kể về chuyện mười hai năm trước đó, khi ông đang bị tù bởi chế độ Thiệu vì các hoạt động cộng sản của ông, cha ông đến thăm và hỏi: '' Tại sao con lại từ bỏ tất cả mọi thứ, công việc tốt, gia đình giàu có để theo cộng sản? Con có biết rằng cộng sản sẽ phản bội con và bắt bớ các con, và cuối cùng khi con hiểu được, sẽ là quá muộn!'' ông Tảng đã trả lời cha: '' Điều tốt nhất giờ đây là cha hãy giữ im lặng và chấp nhận sự hy sinh của một trong những người con trai của cha cho nền dân chủ và độc lập của đất nước. ...''
Sau Tết Mậu Thân năm 1968, Tảng đã được trao đổi với ba đại tá người Mỹ là tù binh bị bắt bởi Việt Cộng, sau đó ông biến mất vào rừng theo MTGPMN. Ông đã đại diện MTGPMN đi nhiều nước cộng sản và thế giới thứ ba trong thời gian chiến tranh.
Ông Tảng cho biết trong cuộc họp báo của mình: ''Tôi đã nhận thức rõ rằng MTGPMN là một bình phong cuả cộng sản bắc việt, và tôi đã đủ ngây thơ để tin rằng Hồ Chí Minh và đảng của ông sẽ đặt lợi ích quốc gia lên trên ý thức hệ và sẽ đặt lợi ích của nhân dân Việt Nam trên đảng, nhưng mọi người kể cả tôi đều đã sai lầm''.
Trương Như Tảng, với kiến thức của riêng mình đã nói về cách thức hoạt động của cộng sản: "Những người cộng sản là chuyên gia trong nghệ thuật quyến rũ, chừng nào mà họ chưa kiểm soát được quyền lực họ sẽ làm bất kỳ cách nào để thu hút bạn ngả về phía họ, nhưng một khi họ đạt được quyền lực thì đột nhiên họ trở nên khắc nghiệt, vô ơn, hoài nghi và tàn bạo''. Ông Tảng tóm tắt tình trạng hiện nay ở Việt Nam : ''Các gia đình chia rẽ, xã hội chia rẽ, ngay cả đảng cũng chia rẽ''.
"Nhìn lại về cuộc chiến Việt Nam giờ đây, tôi cảm thấy không còn gì ngoài sự hổ thẹn cho những ngây thơ của mình khi tin rằng đám người cộng sản là những nhà cách mạng thực sự. Trong thực tế, họ đã phản bội nhân dân Việt Nam và lừa dối giới cấp tiến trên toàn thế giới. Chính tôi phải chịu trách nhiệm cho những bi kịch đã nhấn chìm đồng bào, đất nước tôi . Và bây giờ tôi chỉ có thể làm chứng cho sự thật này để tất cả những người đã từng ủng hộ Việt Cộng có thể chia sẻ trách nhiệm của họ với tôi".
Trong thời gian tôi ở trong tù, Mai Chí Thọ, một Ủy viên Trung ương đảng thuyết trình trước một nhóm các tù nhân chính trị chọn lọc, ông nói với chúng tôi : ''Hồ Chí Minh có thể là một người xấu xa, Nixon có thể là một người tuyệt vời, người Mỹ có thể đã có lý do chính đáng, chúng ta có thể không có chính nghĩa, nhưng chúng ta đã giành thắng lợi và người Mỹ đã bị đánh bại bởi vì chúng ta đã thuyết phục được mọi người rằng Hồ Chí Minh là người tuyệt vời, rằng Nixon là một tên sát nhân và người Mỹ là những kẻ xâm lược''. Ông kết luận rằng: “Yếu tổ chủ chốt là làm thế nào kiểm soát người dân và ý tưởng của họ, chỉ có chủ nghĩa Mác Lê mới có thể làm được như vậy, không ai trong các anh đã từng biết đến một sự kháng cự nào đối với chế độ Cộng sản, bởi vậy không nên nghĩ đến điều đó nữa. Hãy quên chuyện chống đối đi, giữa các anh -những nhà trí thức ưu tú- và tôi, tôi đã nói với các anh sự thật”.
Và đúng là ông ta đã cho chúng tôi biết sự thật. Từ năm 1978, những người cộng sản Việt Nam đã chiếm đóng Lào, xâm lược Campuchia và tấn công Thái Lan, trong khi Liên Xô đi xâm chiếm Afghanistan. Trong tất cả cuộc cướp phá đó, những người Cộng sản đã tô vẽ bản thân họ tuyệt vời như kẻ giải phóng, vị cứu tinh và tấm khiên bảo vệ chống ngoại xâm và mỗi lần như thế dư luận thế giới vẫn giữ yên lặng.
Nhưng ở Việt Nam, người ta có câu: '' Đừng tin những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn những gì họ làm". Ông Nguyễn Văn Đường, một đảng viên cs miền Nam, người đã bị Pháp giam giữ 15 năm, thời ông Diệm 8 năm và tù 6 năm thời ông Thiệu, đến ngày nay vẫn còn đang ở trong tù cộng sản, nói với tôi: ''Để hiểu được những người Cộng sản, trước hết phải sống dưới chế độ Cộng sản'', Vào một đêm mưa trong nhà tù Lê Văn Duyệt, Sài Gòn ông nói với tôi: ''Giấc mơ của tôi bây giờ không phải là mong được tự do, không phải là để nhìn thấy gia đình của tôi, ước mơ của tôi giờ là tôi có thể trở lại trong một nhà tù của Pháp 30 năm trước đây''. Đó là một trong những mong muốn của một người đàn ông 60 tuổi, người đã dành toàn bộ thời thanh niên của mình ra vào tù vì chiến đấu cho tự do và độc lập của đất nước mình, giờ này có thể ông đã chết trong phòng giam của mình hoặc đã bị khử bởi đám lãnh đạo mới.
Nhân dân miền Nam mong muốn một cuộc cách mạng thực sự, họ không muốn chủ nghĩa cộng sản, các hành động trả thù từ những người Cộng sản đã là nguyên nhân làm hàng ngàn người Việt Nam trốn chạy khỏi đất nước. Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, trong suốt những năm tháng chiến tranh, ngay cả trong nạn đói thảm khốc năm 1945 khi hai triệu người bị chết đói, người Việt đã không ai đành đoạn rời bỏ quê hương mồ mả tổ tiên của họ, làn sóng tị nạn hiện nay là hậu quả trực tiếp từ sự khủng bố của chế độ hiện tại.
Hãy lắng nghe một người tị nạn, ông Nguyễn Công Hoan cựu thành viên mặt trận và đại biểu Quốc hội thống nhất được bầu năm 1976: ''Chế độ hiện hành này là vô nhân đạo và áp bức nhất đã từng được biết đến''. Ông Hoan vượt biên vào năm 1977 sau khi từ bỏ vị trí của mình trong nội các, ông tuyên bố: ''Quốc hội chỉ là bù nhìn, các thành viên chỉ biết nói có chứ không bao giờ dám nói không".
Trong số những thuyền nhân sống sót, kể cả những người đã bị hãm hiếp bởi hải tặc và những người phải chịu cực khổ trong các trại tị nạn, không ai hối tiếc về việc trốn khỏi chế độ hiện tại, tôi tin rằng một ngày nào đó sự thật về Việt Nam sẽ được công bố, nó luôn sẵn cho những ai muốn tìm hiểu. Như Solzhenitsyn đã nói:'' Sự thật cũng nặng nề như trái đất vậy'' Và Việt Nam là một bài học về sự thật!
Hết.
42 chuyển ngữ.
Nguồn: A Lament for Vietnam, The New York Times, March 29, 1981.
Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014
Xót xa đất Việt! #1
Tự sự được viết bởi Đoàn văn Toại,
Khi những người Cộng sản tiếp quản miền Bắc vào năm 1954, một triệu người tị nạn chạy trốn vào Nam, cá nhân tôi nghe những câu chuyện đau khổ đáng kinh ngạc của họ, nhưng giống với những người miền Nam khác tôi không tin họ. Một thập niên sau tôi cũng không thể tin vào Solzhenitsyn khi đọc cuốn 'The Gulag Archipelago', tôi đã coi nó như là những tuyên truyền chống Cộng sản. Nhưng sau này năm 1979, tôi đã xuất bản cuốn sách của riêng tôi: 'Ngục tù Việt Nam'. Có thể nào mà những người đã phải chịu đựng sự khủng khiếp của chủ nghĩa cộng sản thuyết phục được những người chưa hề có kinh nghiệm với nó không?
Kể từ ngày tôi được sinh ra năm 1945 ở huyện Cái Vồn, tỉnh Vĩnh Long khoảng 160km phía Nam Sài Gòn cho đến khi tôi rời Việt Nam tháng 5 năm 1978 tôi chưa bao giờ được hưởng hòa bình. Nhà của gia đình tôi đã bị đốt cháy ba lần trong cuộc chiến tranh chống Pháp. Để tránh chiến tranh, cha mẹ tôi di chuyển từ làng này sang làng khác trong suốt thời tuổi trẻ của tôi và giống như phần lớn những người Việt yêu nước, họ đã tham gia lực lượng kháng chiến chống Pháp.
Khi tôi lớn lên, bản thân tôi đã chứng kiến những người nông dân bị đàn áp bởi các quan chức địa phương chế độ Sài Gòn, cùng là những nạn nhân trong các cuộc oanh kích của Pháp. Tôi đã học về lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh chống lại sự đô hộ của Trung Quốc và hằng thế kỷ nỗ lực chống lại sự thống trị của phương Tây. Với nền tảng đó, tôi và các bạn đồng trang lứa của tôi cùng lớn lên với lòng căm thù về sự can thiệp của nước ngoài.
Khi các sinh viên tại Đại học Sài Gòn bầu tôi làm phó chủ tịch của hội sinh viên Sài Gòn vào năm 1969-1970, tôi tham gia vào các nỗ lực hòa bình khác nhau, tổ chức các cuộc biểu tình sinh viên chống lại chế độ Thiệu và chống lại sự can dự của Mỹ. Tôi xuất bản một tạp chí tên Tự quyết và vào tháng 01/1971 tôi đã đến California thuyết trình các bài phản chiến tại Berkeley và Stanford, vì những hoạt động đó tôi đã bị chính phủ Thiệu bắt và bỏ tù nhiều lần.
Trong thời gian đó, bản thân tôi tin rằng mình đã dốc hết nhiệt huyết của mình cho hòa bình và độc lập của đất nước, tôi cũng tin tưởng cương lĩnh của MTGPMN, hiện đang là tổ chức lãnh đạo cách mạng ở miền Nam. Tôi ghét những người cai trị của Sài Gòn, những người như Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tướng Đặng Văn Quang - họ là những cựu chiến binh của quân đội thực dân Pháp. Đây là những người mà người Pháp đã tuyển dụng trong năm 1940 để giúp tiêu diệt các kháng chiến quân Việt Nam, họ đã thăng tiến trong những năm qua để trở thành các nhà lãnh đạo, nhưng họ không có được sự tín nhiệm từ người dân, bởi vì họ thiếu sự ủng hộ từ dân chúng họ đã phải dựa vào lực lượng nước ngoài.
Với tư cách là một nhà lãnh đạo sinh viên, tôi cảm thấy tôi phải theo đuổi nguyện vọng dân của nhân dân Việt Nam về dân chủ, tự do và hòa bình.
Ngây thơ, tôi tin rằng chế độ Hà Nội ít nhất cũng là người Việt Nam, trong khi Hoa Kỳ là kẻ xâm lược nước ngoài giống như người Pháp trước đó. Như những người khác trong phong trào đối lập miền Nam tôi tin rằng chúng tôi sẽ có nhiều thuận lợi và dễ dàng thỏa hiệp những người cộng sản ở miền Bắc hơn là với người Mỹ. Ngoài ra tôi đã bị thôi miên bởi những gương hy sinh cá nhân và sự tận tâm của các nhà lãnh đạo cộng sản, ví dụ như Tôn Đức Thắng cựu chủ tịch nước của miền Bắc Việt Nam, đã bị cầm tù 17 năm trong một nhà tù của Pháp. Tôi cũng đã bị mê hoặc bởi các cương lĩnh chính trị của MTGPMN, trong đó gồm cả chính sách đối nội hòa giải dân tộc, không có sự trả thù và một chính sách đối ngoại trung lập. Sau hết tôi bị ảnh hưởng bởi phong trào tiến bộ trên toàn thế giới và các nhà trí thức có uy tín nhất ở phương Tây thời đó, ấn tượng của tôi là trong thời 60 và đầu những năm 70 ý tưởng của các nhà lãnh đạo phong trào phản chiến Mỹ đã cùng chia sẻ niềm tin giống tôi.
Niềm tin đó được củng cố qua việc ký kết hiệp định Paris 1973 và sự sụp đổ tiếp theo của chính phủ miền Nam hai năm sau đó. Khi giải phóng xảy ra, tôi là người đã nói với bạn bè và người thân không nên bỏ chạy ''Tại sao lại muốn bỏ chạy?" tôi đã hỏi: "Tại sao lại sợ những người cộng sản?''. Tôi chấp nhận một triển vọng gian khổ lâu dài để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh nên tôi quyết định ở lại Việt Nam và tiếp tục làm việc ở chức vụ quản lý chi nhánh tại một ngân hàng Sài Gòn -nơi mà tôi đã làm ở đó hơn bốn năm, viết những báo cáo bí mật phân tích về tình hình kinh tế ở Nam Việt Nam gởi cho MTGPMN- Sau khi rời đại học, tôi đã không bị động viên đi lính vì tôi là con trai duy nhất trong gia đình, và tôi đã không vô bưng vì lãnh đạo MTGPMN nhận thấy tôi có thể đóng một vai trò hữu ích hơn trong việc cung cấp báo cáo tài chính từ các ngân hàng.
Sau khi Sài Gòn thất thủ, tôi tham gia vào ủy ban tài chính cùng một nhóm trí thức mà công việc là để tư vấn cho Chính phủ Cánh mạng lâm thời về các vấn đề chính sách kinh tế, tôi đã tự nguyện tham gia với mức lương cắt giảm đến 90%. Nhiệm vụ đầu tiên của tôi là giúp xây dựng kế hoạch tịch thu tất cả tài sản tư nhân ở miền Nam. Thật sốc, tôi đề nghị rằng chúng ta chỉ nên tịch thu tài sản của những người cầm quyền chế độ cũ và những người đã lợi dụng chiến tranh để làm giàu và chúng ta nên phân phối số tài sản tịch thu đó cho người nghèo, cho các nạn nhân chiến tranh cho dù là cộng sản hay không cộng sản như nhau. Đề nghị của tôi tất nhiên đã bị từ chối, tôi đã đủ ngây thơ khi nghĩ rằng các cán bộ địa phương đã nhầm lẫn và cho rằng họ đã hiểu lầm ý định tốt của các nhà lãnh đạo đảng cộng sản (tại Hà Nội). Tôi đã nhiều lần đấu khẩu với họ, như tôi đã tin tưởng vào tuyên bố trước đó của Hà Nội ''Tình hình ở miền Nam là rất đặc biệt và khác biệt so với miền Bắc''. Một vài tháng trước khi giải phóng Sài Gòn, Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản đã nói: ''Miền Nam cần chính sách riêng của mình''.
Cuối cùng, tôi đã không thể tuân theo chỉ thị giúp sắp xếp việc tịch thu các tài sản cá nhân, một kế hoạch mà sau đó đã được thực hiện, một chủ trương như vậy thật là trái với nguyện vọng của người dân miền Nam và nó đi ngược lại lương tâm của tôi nên tôi quyết định từ chức. Nhưng không ai từ chức trong một chế độ cộng sản, sự chống đối là không thể chấp nhận với cộng sản. Khi tôi đệ đơn từ chức ông trưởng ban tài chính đã cảnh cáo tôi rằng hành động của tôi ''có tác động như tuyên truyền để kích động dân chúng, chúng tôi không cho phép làm như vậy''.
Vài ngày sau đó , trong khi tôi đang tham dự một buổi hòa nhạc tại nhà hát lớn quốc gia (trước đây là hội trường Quốc hội mà hội sinh viên chúng tôi đã chiếm rất nhiều lần dưới chế độ Thiệu). Tôi đã bị bắt không hề có án lệnh và không lý do gì.
Sau sự sụp đổ của Sài Gòn, nhiều trí thức tiến bộ và cựu lãnh đạo phản chiến tin rằng chế độ mới của Việt Nam sẽ mang lại dân chủ và tự do thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài, họ tin rằng chế độ mới sẽ theo đuổi các lợi ích tốt nhất cho nhân dân, tôn trọng lời hứa của mình về thực hiện một chính sách hòa giải dân tộc mà không ai bị trả thù.
Phủi sạch những lời hứa, các nhà lãnh đạo Cộng sản đã bắt giữ hàng trăm ngàn cá nhân -không chỉ là những người đã hợp tác với chế độ Thiệu- nhưng cả những người không hề hợp tác, bao gồm các nhà lãnh đạo tôn giáo và ngay cả các cựu thành viên của MTGPMN.
Việt Nam ngày này là một quốc gia không có luật pháp, hoạt động với chỉ thị tùy hứng của những người cầm quyền, không có luật dân sự, cá nhân bị giam giữ mà không có lệnh và không cần xét xử. Một lần trong nhà tù, các tù nhân được dạy rằng hành vi, thái độ của họ và ''cải tạo tốt'' là những yếu tố quan trọng trong việc xác định khi nào họ có thể được thả -bất cứ vì tội gì, kết quả là các tù nhân thường tuân theo các cán bộ một cách mù quáng với hy vọng được trả tự do sớm, trong thực tế họ không bao giờ biết khi nào họ có thể được thả- hoặc cả khi bản án có thể bị gia tăng thêm.
Hiện có bao nhiêu tù nhân chính trị ở Việt Nam hôm nay? Bao nhiêu người đã chết trong các nhà tù trong sáu năm đầu tiên của chế độ Cộng sản? Không ai có thể biết được con số chính xác? Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết hiện có từ 150.000 đến 200.000 tù nhân, những người tị nạn Việt Nam ước tính khoảng một triệu tù nhân. Hoàng Hữu Quỳnh, một trí thức, tốt nghiệp Đại học Moscow, người từng là giám đốc của một trường kỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ ), gần đây đã đào thoát sang Pháp trong chuyến công vụ qua các nước châu Âu, ông nói với báo chí Pháp: "Có ít nhất 700.000 tù nhân tại Việt Nam hiện nay''. Một nhân chứng khác Nguyễn Công Hoan, một cựu thành viên của Quốc hội thống nhất, được bầu vào năm 1976, đã vượt biên vào năm 1978, cho biết rằng bản thân ông biết ''khoảng 300 trường hợp các vụ hành quyết'' chỉ nội trong tỉnh Phú Yên cuả ông.
Năm 1977 , các quan chức tại Hà Nội cả quyết rằng chỉ có 50.000 người có mối đe dọa đối với an ninh quốc gia đã bị bắt giữ, tuy nhiên Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong một phát biểu trên tạp chí Pháp Paris Match vào 22/09/1978, ''Trong hơn ba năm, tôi đã trả tự do cho hơn một triệu tù nhân từ các trại", làm thế nào để có thể trả tự do cho hơn một triệu người sau khi chỉ bắt giữ có 50.000?
Khi bị bắt, tôi đã được ném vào một phòng giam cỡ 1x2m với tay trái còng vào chân phải và tay phải còng vào chân trái của tôi. Thực phẩm của tôi là cơm trộn với cát, khi tôi phàn nàn về cát các vệ binh giải thích rằng cát được thêm vào gạo để nhắc nhở các tù nhân về tội ác của họ, tôi phát hiện ra rằng đổ nước vào tô cơm sẽ làm cho cát lắng chìm xuống đáy, nhưng khẩu phần nước chỉ có một lít một ngày để uống và tắm rửa và tôi đã phải xài nó một cách thật cẩn thận. Sau hai tháng biệt giam tôi bị chuyển đến một phòng tập thể, phòng rộng 5m và dài 8m nhồi nhét từ 40 và có khi đến 100 tù nhân, ở đây chúng tôi phải thay phiên nhau nằm xuống ngủ, hầu hết các tù nhân trẻ khoẻ thì ngủ ngồi, trong cái nóng oi bức chúng tôi cũng thay phiên nhau ra khung cửa hẹp phiá trước hít một vài hơi không khí trong lành, mỗi ngày tôi chứng kiến bạn tù chết dưới chân tôi.
Vào tháng 03/1976, khi một nhóm các phóng viên phương Tây đến thăm nhà tù của tôi, các quản giáo di chuyển tất cả các tù nhân ra và thay thế bằng bộ đội miền Bắc. Ở phía trước của nhà tù, không có dây thép gai giăng, không có chòi canh, chỉ có một vài cảnh sát và một tấm khẩu hiệu lớn ngay lối vào với câu nói nổi tiếng nhất của Hồ Chí Minh: ''Không có gì quý hơn Độc lập Tự do''. Chỉ những người tù bên trong và những người công an canh gác mới biết những gì ẩn đằng sau cái khẩu hiệu này và mỗi tù nhân đều biết rằng nếu mình bị tình nghi có kế hoạch trốn trại, bạn tù của mình và người thân ở nhà sẽ bị trừng phạt chứ không phải chỉ là bản thân người đó.
Chúng tôi sẽ không bao giờ biết chính xác số lượng tù nhân đã chết, nhưng chúng tôi biết về cái chết của nhiều tù nhân nổi tiếng, những người mà trong quá khứ không bao giờ hợp tác với Tổng Thống Thiệu hay người Mỹ. Ví dụ Thượng tọa Thích Thiện Minh, nhà chiến lược của tất cả các các phong trào hòa bình Phật giáo ở Sài Gòn, một nhà hoạt động chống chiến tranh người đã từng bị kết án 10 năm tù dưới chế độ Thiệu, chỉ được trả tự do nhờ làn sóng phản đối từ những người biểu tình tại Việt Nam và những người chống chiến tranh trên thế giới, TT Thiện Minh đã chết trong tù Hàm Tân sau sáu tháng bị giam giữ vào năm 1979.
Một cái chết âm thầm khác nữa là của luật sư Trần Văn Tuyên, một lãnh đạo của phe đối lập tại Quốc hội Sài Gòn dưới thời Tổng thống Thiệu, nhà hoạt động nổi tiếng này đã chết dưới tay cộng sản năm 1976, mặc dù vậy đến cuối tháng 04/1977 thủ tướng Phạm Văn Đồng vẫn nói với các phóng viên Pháp rằng ông Tuyên còn sống và khoẻ mạnh trong trại cải tạo. Một trong những tổn thất lớn nhất là nhà triết học nổi tiếng Việt Nam Hồ Hữu Tường, ông là bạn cùng lớp của Jean-Paul Sartre ở Paris trong những năm 1930, ông cũng là nhà trí thức hàng đầu tại miền Nam. ông chết trong tù Hàm Tân vào ngày 26/06/1980. Ông đã bị bắt cùng với nhiều người khác thuộc giới tinh hoa và được kính trọng tại miền Nam, mục đích để tước bỏ bất kỳ mầm mống phản đối nào với chế độ cộng sản.
(còn tiếp)
42 chuyển ngữ.
Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014
Putin,
Tổng thống Nga Vladimir Putin là một nhân vật nổi tiếng nhưng là một người đa nhân cách, người đã thống trị chính trị Nga trong hơn một thập kỷ.
Putin đã từng là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hội đồng thành phố St Petersburg 1991-1994. Trước khi tham gia vào chính trị, ông là một cựu sỹ quan tình báo trong KGB, một cơ quan gián điệp thời Xô Viết.
Tổng thống Nga Boris Yeltsin, phải, bắt tay với Putin trong một buổi lễ chia tay tại điện Kremlin ở Moscow vào ngày 31/12/1999. Putin đã thăng tiến một cách nhanh chóng trên những bậc thang chính trị, trở thành tổng thống dân cử thứ hai của Liên bang Nga vào năm 2000.
Tổng thống Putin đang quan sát các bài tập chiến thuật của Hạm đội Bắc của Nga tại Barentsevo vào 06/04/2000. Ông đã nắm quyền nước Nga trong một thập kỷ tăng trưởng kinh tế được nuôi dưỡng bởi nguồn tài nguyên tự nhiên của dầu và khí đốt.
Một sinh viên sỹ quan Nga chụp hình với Putin ở Quảng trường Đỏ của Moscow vào 09/05/2007, trong một lễ kỷ niệm Đệ nhị thế chiến hàng năm. Putin đã thúc đẩy công cuộc hiện đại hóa quân đội Nga.
Putin tham dự lễ nhậm chức tổng thống mới đắc cử Dmitry Medvedev tại điện Kremlin ở Moscow vào tháng 7/2008. Hiến pháp đã bắt buộc Putin phải từ bỏ chức vụ tổng thống nhưng ông vẫn gắn bó với quyền lực, ông trở thành thủ tướng.
Putin trong kỳ nghỉ ở thị trấn Kyzyl, miền Nam Siberia năm 2009. Thời gian qua, ông đã giành được danh tiếng như là một "người hùng", ông đã huy động chiến dịch truy quét phiến quân Chechnya như là một ưu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình.
Tổng thống Barack Obama gặp Thủ tướng Putin tại nhà riêng ở Novo Ogaryovo, gần Moscow, vào ngày 07/07/2009. Putin cho biết phiá Nga đặt hy vọng vào Obama làm sống lại mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Một nhân viên đang gỡ một áp phích bầu cử khổng lồ vẽ chân dung của ông Putin xuống vào ngày 13/10/2009, tại Moscow. Bên phe Putin khẳng định chiến thắng trong các cuộc bầu cử ở địa phương, các quan chức cho biết, trong khi phe đối lập cáo buộc gian lận bầu cử.
Tổng thống Medvedev và Thủ tướng Putin trượt tuyết cùng nhau ở Krasnaya Polyana, gần khu nghỉ mát Biển Đen Sochi ở miền nam nước Nga, vào ngày 03/01/2010.
Putin tham gia một buổi tập judo tại một liên hợp thể thao ở St Petersburg, ngày 22/12/2010. Nhà lãnh đạo Nga đeo đai đen judo.
Putin đang khám tại Bệnh viện Smolensk vào ngày 25/08/2011. Putin cho biết ông bị chấn thương vai trong lúc tập luyện judo sáng.
Putin đang nói với những người ủng hộ mình tại một cuộc biểu tình Moscow vào ngày 23/02/2012. Ông đã giành được chức tổng thống vào kỳ bầu cử tháng Ba, chỉ dưới 65% số phiếu bầu. Cựu Tổng thống Medvedev trở thành thủ tướng của ông ta.
Một thiếu nữ biểu tình ngực trần hét vào Putin và Thủ tướng Đức Merkel, trong chuyến thăm của họ tới hội chợ công nghiệp Hanover ở miền trung nước Đức vào ngày 08/04. Các nhóm nhân quyền cho rằng tự do dân sự và các quyền tự do đã bị xâm phạm dưới sự cai trị của Putin.
Putin đang phát biểu trong chuyến thăm Hanover vào ngày 08/04.
Qua các cơ quan thông tấn vào ngày 06/06, Putin và vợ Lyudmila, kết thúc cuộc hôn nhân gần 30 năm của mình, chính thức ly dị.
Putin,chụp ảnh với các vận động viên Olympic Nga tại Sochi, vào ngày 24/02/2014. Nga tổ chức Thế vận hội Olympic muà đông và giành được nhiều huy chương nhất.
Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, trái, đang đi xem một cuộc tập trận tại Kirillovsky ở khu vực Leningrad của Nga vào ngày 03/03/2014.
Hình ảnh cuả CNN, dịch tiếng Việt do XâyXậpZì.
Hình ảnh mới về Ukraina
Hình 08/03/2014,
Cảnh sát chống bạo động Ukraina đứng bảo vệ bên ngoài tòa nhà hành chính nhà nước trong một cuộc biểu tình của những người biểu tình ủng hộ Nga trong thành phố phía đông Ukraina Donetsk vào Thứ bảy 08/03/2014. Các quan chức Ukraina và giới ngoại giao phương Tây cáo buộc Nga gửi hàng ngàn binh lính vào khu vực Crimea trong tuần qua, mặc dù Ngoại trưởng Nga hôm thứ Bảy khẳng định, "Cuộc khủng hoảng này không được tạo ra bởi chúng tôi." Bế tắc trong các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã làm sống lại mối quan tâm của thế giới về sự quay trở lại thời chiến tranh lạnh.
Hình 08/03/2014
Binh sĩ Ukraina đang chất vũ khí và tư trang vào thùng xe tăng ở vùng thành phố phía tây Ukraina Lviv vào ngày mùng 08/03/2014.
Hình 08/03/2014
Trong khi đang ở Key Largo, Florida, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói qua điện thoại với Tổng thống Pháp Francois Hollande vào ngày 08/03 để thảo luận về tình hình ở Ukraine.
Hình 07/03/2014
Những người lính vũ trang được cho là của Nga, đang hành quân ở một làng bên ngoài Simferopol, Ukraine, vào ngày thứ Sáu, 07/03.
Những người biểu tình ủng hộ Nga ở bên ngoài căn cứ không quân bên ngoài Belbek Sevastopol, Ukraine, vào Thứ Năm.
Hình 06/03/2014
Một sĩ quan Hải quân Ukraina đang nhìn chiếc tầu Nga bị đánh đắm ở vùng bờ Biển Đen bên ngoài thị trấn Myrnyi, Ukraine, vào ngày 06/03. Vào lúc sáng sớm của ngày, lính hải quân Nga đã đánh đắm tàu, phong tỏa cảng làm cho năm tàu hải quân Ukraina bây giờ bị mắc kẹt bên trong của Bộ chỉ huy Hải quân miền Nam.
Hình 06/03/2014
Một quân nhân của đội tuần tra quân sự của Nga vùng xung quanh Perevalne, Ukraine, vào ngày 06/03. Những quân nhân Nga, mặc quân phục khác với lính Ukraina.
Hình 06/03/2014
Những quân nhân (Nga?) bảo vệ một trạm kiểm soát tại một căn cứ Hải quân Ukraina trong Perevalnoe, Crimea, trên 06/03.
Hình 06/03/2014
Quân đội Ukraina bảo vệ căn cứ không quân bên ngoài Belbek Sevastopol, Ukraine, vào ngày 06/03.
Hình 06/03/2014
Một phụ nữ đi qua khu vực rào chắn đã được thiết lập bởi những người biểu tình chống chính phủ tại Quảng trường Độc lập của Kiev ngày hôm nay 06/03
Hình 05/03/2014
Một thủy thủ bảo vệ các tàu của Hải quân Ukraina Slavutych trong vịnh Sevastopol hôm Thứ Tư, 05/03/2014.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)