Trả giá lỗi lầm.
Chín tháng sau khi bùng nổ ra vụ Mỹ lai với 350 bị giết, đại úy William Calley bị tố cáo đã giết 22 dân thường không vũ khí, bị xử tù chung thân, Mỹ lai là gáo nước lạnh tạt vào chính sách can thiệp quân sự Mỹ ở VN, chỉ thêm chứng tỏ cuộc chiến vô ích không thể thắng.
Vào tháng 2/70 chừng một năm sau vụ Thạnh phong, 5 TQLC Mỹ trong một cuộc tuần tra ở thôn Sơn Thắng cách phía nam Đà nẵng 30km, đã bắn chết 16 phụ nữ và trẻ em, 2 người trong số bị truy tố gồm cả sỹ quan chỉ huy đã được tha bổng, buộc giải ngũ, số còn lại lãnh khoảng 10 tháng tù.
Quân lệnh rõ ràng, trực tiếp đại diện cho chính sách quân sự Mỹ trong chiến tranh, ghi rằng "Một chỉ huy không được phép giết tù binh vì lý do tù binh cản trở việc hành quân, hay do làm yếu đi khả năng chiến đấu vì phải cắt người canh gác, hay vì những tù binh đó ăn bớt thực phẩm của đơn vị, hay vì họ sắp được các lực lượng địch quân giải cứu. Do vậy, không được giết tù binh nhằm bảo vệ an toàn của mình, ngay cả trong những chiến dịch nhảy dù hay đột kích địch cho dù điều này làm thêm khó khăn cho việc canh giữ tù binh."
Kerrey, trong phỏng vấn khi trả lời về câu hỏi "có phải là nhóm biệt
hải đã xử dụng đúng những quy tắc của chiến tranh bí mật, hay hành động của nhóm là tội
phạm?" ông cho biết, "hãy để bọn họ phán xét cả về mặt quân sự lẫn đạo đức,
hãy để bọn đó tự tìm, vụ này chỉ là một trường hợp đã xảy ra"!
Kerrey nhấn mạnh, dù ở góc nhìn nào thì những hành động của toán biệt hải đã được cho phép với quy định chiến tranh thời đó "Nếu bắn bỏ tốt hơn bắt sống, chúng tôi được phép tiêu diệt mục tiêu" trong phỏng vấn này Kerrey nói thẳng thừng, "chúng tôi được chỉ thị, không mang theo tù binh"
Tiêu chuẩn chiến tranh, phải hiểu rằng bất cứ ai có mặt trong vùng "oanh tạc tự do đều là địch quân" và sẽ bị bắn bỏ. Kerrey kể, thượng cấp ra lệnh "phải tiêu diệt tất cả các chòi lá và người ở đó" nhưng Hoffmann (chỉ huy chiến dịch) nói rằng ông không ra lệnh giết đàn bà trẻ em. Nhưng ông cũng thêm vào là không cách gì bạn phân biệt được dân thường hay du kích quân. Kerrey cũng nhấn mạnh "Hãy nhìn những tên khắc trên bức tường VN (Vietnam Memorial in Washington) nhiều người có tên khắc trên đó vì đã không nhận ra rằng một người phụ nữ hay đứa trẻ có thể dấu súng trong người"!
Kerrey cũng cho thấy sự khó khăn của trưởng toán seals phải đối diện trong chiến dịch, Trách nhiệm đầu tiên của chỉ huy là sự an toàn của cả nhóm "với 7 chiến binh, nếu chỉ một bị thương và bạn phải cáng theo, điều này rất dễ dẫn đến thiệt mang toàn nhóm"
Kết, chính những sự việc xảy ra trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến trận đánh quyết định cuối cùng của Kerrey, mọi chuyện sai lầm ngay từ đầu vì Kerrey đã quyết tâm né tránh tình huống phải lựa chọn giữa việc phải chọn bắn bỏ hay bắt tù binh.
Vào ngày 14/03/69 nhóm biệt hải nhận lệnh đột kích bắt cóc nhắm vào một đơn vị vc tại Hòn Tằm, Cam ranh. Thận trọng, Kerrey đã ra lệnh cho toán chỉ được bắt tù binh những ai mà toán chạm trán chứ không được giết, sau những khó khăn trèo vượt qua khu vách đá gần như thẳng đứng cao khảng 100m, khi nhóm biệt hải chuẩn bị tấn công vc đã phát hiện trước toán seals đang tiếp cận và khai hoả dữ dội, trong mù mịt khói súng một trái lựu đạn phát nổ ngay dưới chân của Kerrey.
Y tá của toán, Lloyd Schreier cố gắng băng bó cho Kerrey và bơm tối đa Morphine nhằm chống kích ngất, sau đó trực thăng tải thương về Quân y viện 26 tại Cam ranh, cuối cùng là Quân y viện Hải quân tại Philadelphia.
...Kerrey tỉnh dậy với chân phải cưa đến đầu gối!...hết.
Chuyển ngữ XâyXậpZì.
(http://www.nytimes.com/2001/04/25/magazine/25KERREY.html?pagewanted=all)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét