Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Giải cứu bất thành.

Câu chuyện giải cứu Benge.

Tối 28/1/1968, Michael Benge, 37 tuổi leo lên chiếc xe Jeep, tự lái từ nhà lên thị xã Buôn Mê Thuột. Là nhân viên của cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID), công việc chính là cố vấn những kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến cho nông dân Việt Nam. Là nhân viên dân sự, Michael Benge vẫn chưa biết gì mấy về trận tổng công kích Tết Mậu Thân cho đến khi một toán du kích vũ trang xuất hiện, chặn xe anh ta lại và lôi anh ra khỏi xe.

Mặc dù bị trói tay, Benge vẫn cố gắng thuyết phục người chỉ huy toán VC rằng anh ta chẳng dính dáng gì đến quân đội, anh chỉ là nhân viên dân sự làm việc cho chương trình phát triển nông nghiệp, họ bắt tháo giày để anh khỏi chạy trốn và dẫn giải anh đi, mỗi khi đi chậm lại là mũi súng AK lại thúc vào lưng giục anh đi tiếp, Benge bị coi như tù binh và bị áp giải sang đất Campuchia.

Sau đó toán quân áp giải Benge nhập vào với một toán tù binh khác, chừng 12 người gồm cả người Việt Nam và người Thượng, ngày hôm sau, Benge được đưa đến một trại tù binh của VC nằm sâu trong rừng, tại đây anh ta chứng kiến Tòa án Nhân dân Giải phóng xử tội tù binh, một số người Việt bị tuyên án là biệt kích, ác ôn, có nợ máu với dân, cả tội phản quốc, những người này bị xử bắn tại chỗ. Vài ngày sau, Benge có thêm những bạn tù Mỹ. Trong số tù binh bị giam giữ tại trại, có cả những người khoác áo thầy tu, lý luận của VC cho rằng trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam có phần can dự của những người tù binh này, không phân biệt dù họ khoác áo gì hay dưới danh nghĩa nào đi nữa.

Lý luận của họ càng có cơ sở khi một tù binh người Thượng trốn thoát, anh ta lập tức tìm đến đơn vị của “Nhóm cấp cứu hỗn hợp” (JPRC) thuộc lực lượng đặc biệt (SOG), cung cấp thông tin xác định vị trí trại tù binh của đối phương. SOG tức tốc ra lệnh cho 5 toán biệt kích cùng 3 đại đội thuộc lữ đoàn dù 173 của Mỹ hành quân tìm kiếm những công dân Mỹ bị đối phương bắt. Giải cứu tù binh là mục tiêu lớn nhất, thường xuyên nhất và lâu dài nhất của chiến dịch Bright Light (giải cứu tù binh) của biệt kích.

Ngày 18/2/1968, LLĐB thả 5 toán biệt kích vào khu vực mà tay chỉ điểm người Thượng và những chuyên viên của LLĐB vừa đánh dấu trên bản đồ. Bốn toán không tìm được gì, đến ngày thứ 3, toán do Trung sĩ Larry White làm trưởng toán, cùng Grant Bollenback và 4 biệt kích Thượng phát hiện được 1 cái hang, họ nghe có người nói tiếng Việt, toán biệt kích bò lên quan sát, họ đếm được chừng 25 lính Bắc Việt, nhưng đối phương đã biết có biệt kích xâm nhập, đang báo động dàn quân ra để lùng tìm. Toán biệt kích bắn xối xả, khiến cho đối phương phải lui ra khỏi hang, dưới hoả lực dữ dội của đồng đội che chắn, White cố chạy lên tìm những tù binh Mỹ, anh chỉ đủ thời gian chụp được 1 nắm giấy tờ, nhét vào áo rồi rút chạy. Sau đó nhờ trực thăng vũ trang yểm trợ, White dẫn toán di chuyển đến bãi đáp và được bốc trở về an toàn.

Qua phân tích những tài liệu mang về, LLĐB cho rằng trong số những người bị bắt có 3 công dân Mỹ là Benge, Olsen và Blood (Olsen là nữ y tá tình nguyện tại trại cùi, Blood là nhà giảng đạo làm việc tại trại cùi Ban mê Thuột), cả 3 người đều còn sống, tuy nhiên còn sống thì không có nghĩa là khỏe mạnh. Ba người bị xích chung lại với nhau, không được ăn uống đầy đủ, làm cho họ yếu đi để không đủ sức chạy trốn và cả 3 vẫn tiếp tục bị áp giải hướng đến khu vực biên giới Campuchia. Một tháng sau ngày bị bắt, Benge ngã bệnh sốt rét, rồi Betty cũng lên cơn sốt.

LLĐB vẫn tiếp tục tìm dấu vết của họ để giải cứu, thêm một tù binh Thượng khác lại trốn thoát, dựa vào tin tức người này cung cấp, ngày 7/4/1968, biệt kích mở cuộc đột kích vào trại tù binh với thêm lực lượng tham gia là trung đội thám báo thuộc chương trình Phượng Hoàng, họ tìm được một chiếc lán bỏ trống và dấu vết của 3 người Mỹ mới được di chuyển đi nơi khác, chỉ trước đó khoảng 2 ngày.

Đến giữa tháng 5, hai người Thượng nữa trốn thoát, báo cáo cho biết Blood, Benge và Olsen bị giam giữ ở một địa điểm cách Buôn Mê Thuột khoảng 60km về hướng nam, lần này biệt kích và toán Phượng Hoàng vào tìm thì chạm trán với một đơn vị cấp đại đội của VC và phải rút chạy. Năm ngày sau, LLĐB thả hai toán biệt kích khác vào tìm nhưng địch quân đã di chuyển trại giam tù binh đi nơi khác.

Mùa mưa năm 1968, Blood chết trong trại tù vì bệnh sưng phổi. Benge và Olsen bị suy dinh dưỡng trầm trọng, răng rụng tóc rụng, cộng thêm khắp cơ thể bị ghẻ ngứa lâu ngày không khỏi. Cuối tháng 11/1968, LLĐB thả toán biệt kích gồm 15 người từ Sở chỉ huy Nam (Buôn Mê Thuột) đi lùng tìm trại tù binh lần nữa theo tin tức tù vượt ngục cung cấp, toán đụng độ với địch trước khi tìm được đến trại giam, địch quân lại di chuyển trại giam đến nơi khác.

Trên đường di chuyển trại, sức khỏe của Betty ngày càng yếu, đi không nổi, cô chết và xác vùi đâu đó trong rừng biên giới Campuchia, riêng Benge sau khi di chuyển vào lãnh thổ Campuchia thì hoàn toàn bặt tin, tin tức về Benge sau này được chính Benge kể lại nhờ ăn rễ cây, côn trùng mà Benge mới sống đến ngày được trả tự do năm 1973, từ miền Bắc.

42, tổng hợp trên mạng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét