a. Tổng số Quân cảnh thực chiến vào thời điểm chiến cuộc là 890 nhân viên. Trong tổng số này, có gồm cả 75 nhân viên, hoặc 8% thực chiến là quân nhân tăng phái, đang nghỉ phép, trị bệnh, hoặc tình trạng nghỉ khẩn cấp hay đang chờ hoàn tất khoá đào tạo. (Nhóm tăng phái gồm khoảng năm mươi người lính được tăng phái cho 3 đơn vị nơi xa khuất).
Lực lượng sẵn sàng chiến đấu hiện tại còn lại là 815 quân nhân, 457 người trong số đó đã có mặt tại nhiệm sở vào thời điểm địch tấn công (56%).
Sau khi đặt trong tình trạng báo động Đỏ lúc 1730 giờ, ngày 30/1/1968, tám đội phản ứng nhanh, mỗi đội 13 người được thành lập, trang bị và sẵn sàng để đáp ứng ngay lập tức trong trường hợp bị tấn công, tổng cộng nhóm này là 104 người, tức 13% sức mạnh của số quân nhân sẵn sàng chiến đấu.
262 Nhân viên quân cảnh còn lại, hay 32% sức mạnh của lực lượng sẵn sàng chiến đấu, được trang bị và trực chiến trong các doanh trại để sẵn sàng phản ứng ngay lập tức khi có lệnh.
b. Khi triển khai báo động Đỏ (Option I), ba đội đặc nhiệm Hoa Kỳ (Task Force 35, lực lượng tăng phái) đã được báo động và đặt ở tình trạng chờ 5 phút (five-minute standby status aka sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào), được dùng làm lực lượng dự phòng cho đội Quân cảnh 377. Các trung đội này, bao gồm mỗi trung đội 30 người, ngay lập tức được đặt dưới sự chỉ huy của chỉ huy trưởng đội 377 Quân cảnh An ninh, theo đúng với các kế hoạch phòng thủ được công bố và thông qua.
c. Với lực lượng hiện có, các đơn vị được chia thành hai ca trực chiến. Ca trực đêm, là ca đang thi hành nhiệm vụ tại thời điểm địch tấn công, gồm có hai sĩ quan và 446 quân nhân. Danh sách như sau:
(Phần này là danh sách, từng khu vực và số lính hiện diện tại đó, không cần thiết phải dịch có thể đọc trực tiếp từ Anh ngữ)
... chi tiết trong link (http://www.tsna.org/afteraction/jan311968.html)
Tóm tắt phần điểm danh quân số Mỹ là:
Quân nhân trực chiến tại các chốt, đơn vị 457
8 nhóm phản ứng nhanh, mỗi nhóm 13 người 104
Số cảnh sát an ninh 254
3 trung đội dự bị, mỗi trung đội 30 người 90
tổng cộng lực lượng Mỹ tham chiến là: 905 quân nhân.
9. (C) Diễn tiến trận đánh: - Đọc mô tả 'chi tiết trận đánh' đính kèm # 1
10. (C) Kết quả:
a. Thiệt hại phía địch:
- Phiá trong hàng rào vành đai, (đếm xác) lực lượng địch bị giết tại chỗ 157, và bắt được 9 tù binh do VNCH bắt giữ.
- Ngoài hàng rào chu vi vành đai, báo cáo đếm được 267 xác đối phương (việc đếm xác phải ngưng do các nhu cầu hoạt động cấp bách hơn).
- Tất cả các tù binh và tử sỹ này nằm trong số các đơn vị đặc công C-10, Tiểu đoàn 267, Tiểu đoàn 16 và Tiểu đoàn 90, tất cả đều được xác định phiên hiệu trong đoạn trên.
- Tiểu Đoàn 269 được xác định trong phần trên, đụng độ trực tiếp với Tiểu Đoàn 53 An ninh phi trường và được sự hỗ trợ của Trực thăng vũ trang do bộ tư lệnh liên hợp gởi tới, bị thiệt hại với 286 địch bị giết (do phía Hoa Kỳ đếm xác).
- Đơn vị VNCH và Mỹ trấn giữ cửa số 10 (gồm Tiểu đoàn 2 VNCH và đội đặc nhiệm Peter) báo cáo đếm được hơn 82 + xác địch quân.
- Tổng số thiệt hại của địch, kể cả số 170+ xác phiá trong hàng rào phòng thủ được đề cập đến trong đoạn 7b ở trên, tổng số là 962+ địch quân tử trận.
b. Tổn thất phía ta:
Lực lượng Hoa Kỳ:
USAF (Quân cảnh an ninh) 4 tử trận, 12 bị thương
US Army (Quân đội Hoa Kỳ) 19 tử trận, 75 bị thương
Quân đội VNCH:
Không quân VN 5 tử trận, 12 bị thương
Bộ binh VN 27 tử trận, 67 bị thương.
Tổng kết: Đồng minh, 55 tử trận, 163 bị thương.
c. Vũ khí: vũ khí địch thu lượm được trong chu vi vành đai gồm 145 súng và khí tài, trong đó có 43 vũ khí cộng đồng. Không có số liệu cho số vũ khí tịch thu được phiá ngoài vòng rào vành đai.
d. Máy bay Thiệt hại:
Máy bay Hoa Kỳ:
-AC-47 (USAF) 9
-C-47 (USAF) 1
-C-54 (USAF) 1
-C-117 (USN) 2
Tất cả chỉ bị thiệt hại nhẹ, không có máy bay nào bị phá hủy.
Không quân VN: Không bị thiệt hại.
e. Thiệt hại cơ sở:
- 4 conex sơn bị cháy (tổn thất)
- 1 xe Van bị đốt cháy (tổn thất)
- 1 Nhà di động bị đốt cháy (tổn thất)
- 1 nhà kho bị hư hỏng (sửa chữa được)
- Khoảng 400 ft cáp điện bị hư hỏng do cháy cỏ (sửa chữa được)
- Khoảng 50 đèn dọc sân bay (sửa chữa được)
f. Đường băng: Một lỗ thủng 3m x 10cm ở rìa đường băng bởi đạn nổ, đường băng vẫn hoạt động và thiệt hại đã được sửa trong ngày.
g. Báo cáo vũ khí tịch thu:
Số vũ khí tịch thu trong vòng rào vành đai:
- 22 mìn bẫy tự chế
- 8 mìn định hướng
- 12 mìn định hướng DH10
- 37 súng B40
- 84 trái B-40
- 38 tên lửa USSR B41
- 103 lựu đạn RKC-3TG
- 95 lựu đạn chày VC
- 40 lựu đạn tự chế của VC
- 13 khối thuốc nổ plastic
- 142 khối thuốc nổ TNT
- 17 Túi bộc phá
- 12.000 viên đạn rời 7.62
- 2.000 viên đạn trong băng 7.62
- 5 khẩu cối 81mm của Mỹ, đạn HE
- 45 lựu đạn US M26
- 15 trái sáng 81mm của Mỹ
- 65 viên đạn M79 của Mỹ
- 19 mìn claymore
- 5 khẩu súng trường 57mm của Mỹ
- 47 viên 50mm
Các đơn vị Xử lý Vật liệu nổ của Hoa Kỳ (EOD), thu thập và phá hủy các vật liệu nổ trong khu vực của hàng rào phía tây do địch quân bỏ lại, ước tính khoảng 100 lbs thuốc nổ.
11. (C) Hành động tiếp diễn của địch:
Hỏa lực nhẹ, bắn quấy rối và đối phương di chuyển xung quanh vòng đai tiếp tục với trận pháo kích Căn cứ Tân Sơn Nhất ngày 18/2/1968. Có 10 vụ báo cáo trong bốn ngày sau từ phòng cảnh báo an ninh (SAT), đơn vị này đã chạm súng địch quân.
Hai cuộc tấn công ghi nhận các vụ nổ thứ cấp ở vị trí của đối phương. Các lực lượng VNCH hoạt động bên ngoài vòng đai thường xuyên chạm súng với địch, các cuộc chạm súng nặng-nhẹ nhưng đều là một phần trong kế hoạch tấn công vào TSN và khu vực Sài Gòn. Tính đến ngày 23/2/1968, tổng số tử sỹ của địch đếm được chung quanh vùng Sài gòn là 5.519 xác.
Các hoạt động càn quét, dọn dẹp, và giải phóng do phiá VNCH tiếp diễn cho đến 4/3/1968.
Động thái của địch quân chứng minh rõ ràng cho những phán đoán rằng họ không hề có ý định rút khỏi khu vực và để cho tình hình trở lại an ninh như trước khi chiến sự xảy ra.
Những đánh giá này được hỗ trợ thêm bởi các tin tình báo hậu chiến cho thấy lực lượng tấn công của Việt Cộng không hề có kế hoạch rút lui các đơn vị của họ.
Hình mạng, hoả lực từ máy bay. |
Còn, 42
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét