Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

TSN-68, phần 3

12. (C) Rút kinh nghiệm:
Khái niệm căn cứ TSN chỉ có thể bị xâm nhập bởi các đơn vị nhỏ và địch chỉ có khả năng hoạt động quy mô nhỏ ở khu vực lân cận Tân Sơn Nhứt trở nên lỗi thời với trận tấn công ngày 31/1/1968 Tết Mậu thân, cùng loại chiến tranh mới của địch. Phải ngay lập tức đánh giá lại cách phòng thủ và mục tiêu cần thiết.

a. Các nhân viên quân cảnh và các đội tăng phái (TF-35) được trang bị kỹ năng cứu hỏa, kỷ luật và chiến thuật cơ bản, nhưng không đủ trang bị và đào tạo để chống lại cuộc tấn công của lực lượng lớn bộ binh địch. Cần phải tính đến huấn luyện bộ binh cho quân cảnh an ninh trước khi nhận nhiệm sở ở Đông Nam Á. Cần huấn luyện vũ khí hạng nặng, chiến thuật tấn công và cách hành quân. Việc huấn luyện hiện nay ở Mỹ và tại Đông Nam Á không trang bị đủ kỹ năng cho lực lượng quân cảnh An ninh để có thể đối phó hiệu quả các lực lượng địch có quy mô và được trang bị vũ khí như ta thấy trong trận vừa rồi.

b. Các khái niệm hiện nay về an ninh và bảo vệ cơ bản của Không lực Mỹ được thiết lập từ thượng cấp nên được xem xét lại. Theo chúng tôi, quá chú trọng vào phòng thủ cự ly gần, với vũ khí sẵn có của địch, phòng thủ gần là vô dụng. Lực lượng an ninh phải được di chuyển từ các khu vực nội vi và hạn chế ra khu chu vi vành đai, nơi mà họ có thể trực tiếp, hiệu quả hơn khi đụng độ địch quân. Hơn nữa, chúng ta phải có khả năng trả đũa với vũ khí được trang bị đúng cách. Kết luận, chiến thuật phòng thủ hiện tại của phi trường phải được đánh giá lại và thay đổi theo các chiến thuật của đối phương mà chúng ta vừa gặp.

c. Các quân nhân đã nhanh chóng phản công và ngăn chặn mũi tiến quân của đối phương. Điều này đạt được nhờ đang ở tình trạng báo động Đỏ tại thời điểm tấn công. Nếu tình trạng báo động dưới mức Đỏ hoặc Vàng, các mũi địch quân có thể đã thọc sâu vào trong căn cứ, địch có thể gây tổn thất lớn hơn nhiều. Chúng tôi khuyến nghị nên thành lập một đơn vị phản ứng dự phòng lớn hơn thay cho đội phản ứng dự phòng 12 người hiện nay (RSAT). Một lực lượng phản ứng 50 người được trang bị đầy đủ khả năng đáp ứng ngay lập tức như RSAT sẽ thực tế hơn, cho phép nhân viên Cảnh sát an ninh có đủ sức ngăn chặn địch ở khoảng cách chấp nhận được, xa hơn các mục tiêu ưu tiên.

d. Một khu vực hoả lực rõ ràng phải được thiết lập xung quanh chu vi vành đai của căn cứ. Nếu các vùng hoả lực được thiết lập thì địch sẽ không dễ dàng tiếp cận hàng rào vành đai và phần lớn hoạt động của vũ khí nhỏ sẽ không thể xảy ra. Những khu vực này cũng sẽ ngăn không cho địch vận chuyển vũ khí và đạn dược đến gần căn cứ TSN. Đề nghị rằng khu vực hỏa lực tự do phải được mở rộng ít nhất 1.000 mét xung quanh chu vi.

e. Nhân viên y tế cần sẵn sàng hơn. Việc đào tạo, quản lý và hoạt động của họ cần có khả năng hỗ trợ ngay lập tức cho việc phòng thủ cơ sở. Việc đưa các nhân viên y tế vào khu vực chiến sự và việc di tản thương binh là một vấn đề cấp bách trong trận đánh, nếu nhân viên y tế tiếp tục làm việc trong căn cứ và độc lập với các lực lượng còn lại, họ phải thiết lập và duy trì liên lạc chặt chẽ với quân cảnh an ninh để chắc chắn rằng họ nắm rõ về vị trí của các đơn vị phòng thủ và các tuyến đường của khu vực. Ngoài ra, nhân viên y tế phải được huấn luyện chiến đấu đầy đủ để có thể làm nhiệm vụ hiệu quả dưới hỏa lực địch.

f. Yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt hơn về vũ khí đối với lực lượng dân sự không phòng thủ ngay lập tức. Rất nhiều nhân viên dân sự này đã cản trở hoạt động của quân cảnh An ninh và trong một số trường hợp gần như bị nhầm lẫn với các lực lượng địch quân, nhân viên dân sự nên được hướng dẫn về tự bảo vệ, che chắn và không được giao vũ khí cho họ trừ khi ban bố báo động Đỏ (Tùy chọn II).

g. Báo cáo chiến trường tại thời điểm địch tấn công thâm nhập một số quân nhân của Tiểu Đoàn 2 VNCH đã bỏ chạy khỏi chốt phòng thủ. Đang điều tra về lý do của việc đào tẩu. Từ báo cáo này, rõ ràng là cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các lực lượng Hoa Kỳ và Việt nam trong nhiệm vụ phòng thủ căn cứ. Cần gấp một bộ chỉ huy chung cho việc phòng thủ trong vành đai.

h. Dữ liệu tình báo địa phương đã hoàn toàn bị vô hiệu, không có bất cứ thông tin liên quan đến kế hoạch tấn công và di chuyển của địch trong khu vực. Lực lượng phòng thủ phải luôn đặt trong tình trạng chuẩn bị cho tình huống thất bại tình báo như vừa rồi, trong tương lai không dựa quá nhiều vào tin tình báo.

i. Điều quan trọng nhất từ cuộc tấn công rồi, là nhu cầu thiết bị tốt hơn, cần phải có vũ khí mạnh hơn để có hiệu quả chống địch thâm nhập, tấn công:

- XM-148 (súng phóng lựu gắn kèm M16) rất khó hoạt động trong chiến đấu. Thao tác rất hạn chế trong đêm vì thiết kế của chúng không thể nhắm mục tiêu trong bóng tối, hoàn toàn vô dụng trong đêm tối. Đề nghị đưa phóng lựu M-79 vào cấp số không quân, và cần nhiều chủng đạn để sử dụng tối đa hoả lực (Nổ mạnh, chiếu sáng, đạn cháy...). Đề nghị thẩm định lại bộ nhắm của XM-148 và hiệu chỉnh ngay lập tức để có thể tác xạ đêm có hiệu quả.

- Đạn cối chiếu sáng cần cho chiếu sáng trực tiếp và đạn nổ mạnh HE cần có nhằm chống lại các lực lượng tấn công và các vị trí hỏa lực của địch quân.

- Các loại cối, đại bác không giật là vũ khí rất tốt trong việc tiêu diệt địch ở các vị trí nằm giữa phía tây và bên trong lô cốt 051. Nếu có các vũ khí này dùng để cầm chân địch, cuộc phản công đã được bắt đầu sớm hơn nhiều và tổn thất đã thấp hơn.

- Cần một số tên lửa hạng nhẹ, súng chống tăng hạng nhẹ (M72) được coi là lý tưởng để tiêu diệt các vị trí của địch. M72 nên được trang bị cho lực lượng an ninh, vũ khí dễ dàng sử dụng và dùng một lần. Cần trang bị ngay tức khắc.

- Cùng với trang bị vũ khí nặng hơn việc vận chuyển an toàn thiết bị và quân nhân cũng cần thiết. Các xe bọc thép (M113) là phương tiện thích hợp nhất cho việc chuyên chở này. Cần có để vận chuyển lính đến khu vực bị tấn công, vũ khí hạng nặng hỗ trợ và di chuyển thương binh. Mặc dù không mang lại an toàn tuyệt đối, nhưng nó sẽ bảo vệ khỏi các vũ khí tự động cỡ nhỏ.

- Rõ ràng hệ thống truyền tin hiện nay của Cảnh sát an ninh sử dụng là hoàn toàn không đạt yêu cầu, cần một hệ thống đủ mạnh để có thể liên lạc được tất cả các đơn vị liên quan đến phòng thủ, cần lắp đặt hệ thống với khả năng hoạt động dài giờ, không nhiễu tần số nhau, nhiều kênh liên lạc trong trường hợp căn cứ bị tấn công.

- Cần ngay lập tức hệ thống liên lạc trực tiếp với các đơn vị hỗ trợ (LFT, AC-47, Flare Ships, vv). Đây là điều cần thiết để có hiệu quả tối đa cho việc hỗ trợ tại hiện trường, giai đoạn đầu của trận chiến, yêu cầu và hướng dẫn hỏa lực hỗ trợ đã phải chuyển tiếp từ đơn vị tại hiện trường qua các kênh radio của quân cảnh an ninh tới JDOC, sau đó mới chuyển đến các đơn vị hỗ trợ, sự chậm trễ như trên đã làm cho hỗ trợ kém hiệu quả hơn so với liên lạc trực tiếp.

J. Kinh nghiệm trên đây là ở chiến trường Đông nam Á, Chúng tôi không ngụ ý rằng những khuyến nghị này sẽ áp dụng rộng rãi trong Không lực Mỹ.

(...phần này chưa giải mật...)

13. (U) Phân loại mật:
Báo cáo này được phân loại là mật/không báo cho đồng minh, vì nó phản ánh các thông tin chi tiết đến thiệt hại quân lực Mỹ do cuộc tấn công của địch và các biện pháp chống lại đối phương, chỉ được sao chép lại tài liệu này toàn bộ hoặc một phần khi có cho phép.

CHỈ HUY TRƯỞNG

BILLY J. CARTER, Lt Col, USAF
Trưởng phòng Quân cảnh An ninh.

Hình mạng, Đặc công.


Còn, 42

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét