Bộ tư lệnh hành quân không đoàn 377 yểm trợ hành quân- Không lực Hoa kỳ- KBC 96307 San Francisco.
Ngày 09/03/1968.
Báo cáo của: An ninh phi trường.
Chủ đề: Báo cáo chiến trường (RCS: MACV J3-32)(U).
Gửi tới: Sư đoàn 7 Không quân (IGS)
1. Hoạt động: Cối, hoả tiễn, súng cộng đồng/ cá nhân và tấn công bộ binh vào phi trường Tân Sơn Nhứt và yếu khu quân sự TSN (gọi tắt là: yếu khu TSN).
2. Ngày chiến sự: Lúc 0320 giờ sáng 31/01/1968 tới 2100 giờ tối 31/01/1968. Địch bắn súng cá nhân/ súng tự động và trinh sát thăm dò nhiều nơi trên vùng vành đai liên tục tới 09/02/1968.
3. Địa điểm: Phi trường TSN, khu vực lính VNCH, và lân cận yếu khu TSN. Mũi nhọn xâm nhập của địch nhắm vào vùng giữa của lô cốt 049 cho tới khu cổng số 051 ở phiá Tây vòng đai. Địch cũng thử tấn công xâm nhập tại cổng số 10 phía Đông nam vành đai và bộ chỉ huy MACV ngay gần cổng số 10.
4. Trụ sở và đơn vị chỉ huy chiến dịch: Bộ tư lệnh liên hợp yếu khu TSN.
5. Chỉ huy tham gia:
a. Trung tá tá Lưu kim Cương, Tư lệnh không đoàn 33 chiến thuật (chỉ huy trưởng yếu khu quân sự TSN)
b. Thiếu tá Phùng văn Chiêu, Phó chỉ huy trưởng yếu khu TSN
c. Đại tá Farley E. Peebles, Chỉ huy trưởng đoàn 377 yểm trợ chiến đấu.
d. Đại tá Luther J. Miller, cố vấn không đoàn 33 chiến thuật.
e. Trung tá Bernard L. Garred Jr., cố vấn yếu khu TSN
f. Trung tá Billy J. Carter, chỉ huy trưởng an ninh phi trường đoàn 377.
g. Trung tá Peter P. Borowski, Chỉ huy trưởng MACV.
h. Thiếu tá Ronald K. Kollhoff Chỉ huy trưởng không đoàn 120 trực thăng vũ trang.
6. Đơn vị tham dự:
- Tiểu đoàn 2 VNCH.
- Tiểu đoàn 8 Nhảy dù VNCH
- Tiểu đoàn 53 Địa phương quân.
- Tiểu đoàn 1 TQLC VNCH
- Tiểu đoàn 4 TQLC VNCH
- Đội 377 an ninh phi trường Mỹ
- Đội đặc nhiệm 35 Mỹ
- Đội đặc nhiệm Peter Mỹ
- Lực lượng thuộc phi đội 1, trung đoàn 11 Thiết kỵ Mỹ
- Chi đội 3, tiểu đoàn 4 kỵ binh (xe tăng), sư đoàn 25 BB Mỹ
- Tiểu đoàn 1/18 sư đoàn 1 BB Mỹ
- Tiểu đoàn 2/27 sư đoàn 25 BB Mỹ
- Tiểu đoàn 2/327 sư đoàn 101 Nhảy dù Mỹ
- Tiểu đoàn 1/27 sư đoàn 25 BB Mỹ
- Phi đội trực thăng vũ trang, không đoàn 120 Mỹ
- Radar phản pháo kích
- Bộ chỉ huy di động (kho Hạnh thông Tây)
- Trung đội đại bác 105 ly VNCH, Bộ chỉ huy phòng thủ liên hợp (JDOC)
- Trung đội đại bác 155 ly VNCH, (Cổ loa) JDOC
- Bộ chỉ huy hỗn hợp không đoàn 33 VNCH và JDOC
- Trung đội thiết giáp, thuộc không đoàn 33 phòng thủ.
- Các đơn vị nhỏ lẻ thuộc Yếu khu TSN và BCH liên hợp
- 150 quân nhân tăng phái cho 377 an ninh phi trường (để hộ tống cho nhân viên khu vực Sài gòn)
- Không quân VNCH và không đoàn 7 Mỹ
- Pháo đội 105 ly của sư đoàn 25 BB
- Nhóm thuộc phi đội 1, lữ đoàn 4 kỵ binh
- Nhóm cố vấn yếu khu TSN.
7. Tin tình báo:
a. Tình báo trước tấn công:
- Các báo cáo tình báo và thông tin thô nhận được bởi bộ chỉ huy liên hợp 30 ngày trước khi cuộc tấn công xảy ra cho biết: "theo mật độ di chuyển tiên đoán sẽ có một số hành động của đối phương xảy ra trong kỳ nghỉ tết. Theo ước tính tình báo, tổng hợp tình hình, cộng quân có khả năng tổ chức một cuộc tấn công bằng tên lửa hoặc súng cối với quy mô lớn cùng với một cuộc tấn công bộ binh với sức mạnh lớn hơn lực lượng một tiểu đoàn".
Một bài thực tập huấn luyện chiến đấu đã được thảo ra ngày 24/1/1968 và phát cho các Tư lệnh liên quan để thẩm định và thực hiện vào đêm 26-27/1/1968. Bài thực tập được thiết kế để kiểm tra khả năng của tất cả các lực lượng an ninh đang bảo vệ Yếu khu TSN. Cổng 0-51, được coi là điểm dễ bị tấn công nhất của vòng đai và là trục đường tiếp cận của địch dự kiến xâm nhập từ biên giới Cam-pu-chia sang.
Báo động VÀNG bắt đầu từ 0025 giờ, ngày 27/1/1968. Cuộc diễn tập Tết đã được tiến hành, gồm cả một cuộc họp rút kinh nghiệm của các chỉ huy vào 0500 giờ tại Bộ Tư lệnh phòng thủ liên hợp.
- Tin tình báo trong những ngày trước cuộc tấn công vẫn không có gì thay đổi bất bình thường. Không có thông tin đáng kể nào cho biết cuộc tấn công của địch vào Tân Sơn Nhứt sắp xảy ra. Các cơ quan thu thập thông tin nhận định không có thay đổi đáng kể về vị trí, động tĩnh, hoặc sức mạnh của lực lượng địch trong khu vực.
- Lúc 1020 giờ, ngày 30/1/1968, Chỉ huy đơn vị 377 An ninh phi trường, ra lệnh báo động Vàng toàn đơn vị của ông nhằm phản ứng với hoạt động của đối phương gia tăng trong thời gian Tết và sự cắt giảm quân số của các đơn vị lính VNCH đi phép nghỉ tết.
- Vào 1732 giờ, ngày 30/1/1968, bất ngờ đội An ninh phi trường 377 được đặt trong báo động Đỏ theo lệnh của Tư lệnh sư đoàn 7 Không quân. Bộ tư lệnh liên hợp (JDOC) đã cố gắng xác nhận báo động Đỏ của lực lượng an ninh phi trường thông qua các kênh của Quân đội Hoa Kỳ nhưng không được hồi báo. Tất cả các lực lượng còn lại trong yếu khu TSN vẫn ở trong tình trạng báo động Trắng, ngoại trừ đội An ninh phi trường 377 và đội đặc nhiệm 35 báo động Đỏ, tất cả các Lực lượng phòng vệ khu vực TSN khác đều chỉ báo động Vàng.
b. Tình báo hậu chiến: Những tin tức này được tổng hợp từ nhiều nguồn tình báo, gồm cả sư đoàn 7 không quân, MACV, những cơ quan trực tiếp hỗ trợ yếu khu TSN.
- Trận đánh vào sân bay TSN là một phần không thể tách rời của kế hoạch tấn công của cộng quân tấn công vào tỉnh Gia Định và vào chính quyền VNCH.
- Nhận định rằng kế hoạch tấn công vào Tân Sơn Nhứt được xây dựng và thảo luận bởi cán bộ Việt Cộng vào rất sớm, có thể từ 22/12/1967. Trong các cuộc họp tiếp theo của địch, cuộc tấn công đã được lên kế hoạch cho giai đoạn trước tết nguyên đán.
- Các nguồn tin tình báo cho biết rằng có khoảng 9 tiểu đoàn địch ở khu vực ngoại ô Sài Gòn, và ít nhất 7 đơn vị trong đó tham gia tấn công căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Các tiểu đoàn địch ở khu vực chung quanh Sài Gòn được tăng cường và hỗ trợ bởi khoảng 12 đại đội được xác định phiên hiệu hoặc các đơn vị với quân số lớn hơn thuộc Công trường 5 của Quân đội Bắc Việt.
- Mặc dù tất cả các đơn vị liên quan đến vụ tấn công vào Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất đã không được xác định rõ ràng, các mục tiêu cụ thể của địch và mũi tấn công của các đơn vị địch quân đã được thấy rõ. Vai trò của các đơn vị địch và đặc điểm của họ được thảo luận dưới đây:
(a) Các đơn vị không xác định của địch quân đã bắn súng tự động vào khu vực lắp đặt bãi chứa xăng dầu và khu vực đậu máy bay C-130. Hoả lực này xuất phát từ một vị trí ngoài vòng rào phía đông của sân bay gần các đường băng.
(b) Áp lực nặng nề của đại đội đặc công C-10 và Tiểu đoàn 2 du kích quân đã cố gắng tấn công vào Trụ sở BTM liên hợp, nằm sát biên giới phía Đông Nam của sân bay, và mũi tiến quân sau đó của hai đơn vị này đã được thực hiện qua phần hàng rào phía đông nam của khu tham mưu liên hợp.
(c) Hoả lực từ vũ khí cá nhân đã được tập trung rất mạnh nhắm tới cổng số 2 bởi các đơn vị địch không được xác định. Quân số tấn công này có thể là một bộ phận của mũi tấn công Tiểu Đoàn 2 du kích quân và đại đội đặc công C-10.
(d) Lực lượng địch khác, có thể là Tiểu đoàn 6 Du kích quân và đại đội đặc công C-10, đã tấn công trạm kiểm soát phía nam của khu trụ sở MACV, khoảng 250m phía đông nam của hàng rào khu vực. Quân số địch quân này được ước tính là một đại đội trang bị nặng (200+).
(e) Lực lượng địch tấn công vào phía Tây của Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất được ước tính gồm 4 tiểu đoàn trang bị nặng. Đơn vị tham dự và chiến thuật triển khai trận đánh được phân tích bên dưới. Ba cụm địch quân với đơn vị cỡ tiểu đoàn được chia thành từng mũi tấn công riêng:
- Một đơn vị thuộc đại đội đặc công C-10 tiếp cận hàng rào vành đai bằng xe Lambretta từ trên quốc lộ 1. Địch nhanh chóng chuyển các Torpedo Bangalore (bộc phá cây) và kích nổ phá hàng rào. Vụ nổ đã phá tung một phần hàng rào vành đai bên ngoài, từ cửa mở này địch quân đã liên tục xử dụng để làm bàn đạp đánh sâu vào khu vực. Lực lượng đặc công C-10 phối hợp cùng với lực lượng tấn công ban đầu và cùng xâm nhập vào khu trung tâm. Khu vực xuất phát của nhóm đặc công này từ xung quanh làng Phú Cường, khoảng 15km phía bắc căn cứ không quân Tân Sơn Nhất.
- Mũi tấn công chính, Tiểu đoàn 267 quân số trong đó có khoảng 25% là bộ đội Bắc việt, là tiểu đoàn chính và là lực lượng tấn công chủ yếu trong mũi tấn công tuyến phía tây. Tiểu đoàn này, giống như tất cả các tiểu đoàn tấn công khác, có quân số từ 450 đến 500 người, đơn vị này là mũi tấn công đã thọc sâu nhất vào khu vực TSN. Lực lượng này đã tập kết tại vùng 6km phiá Nam Đức Hoà, cách khoảng 18km về phía tây của căn cứ.
- Mũi tấn công chính, Tiểu đoàn 16, Việt Cộng tức D-16 (bộ đội Bắc việt), là đơn vị đứng thứ nhì trong lực lượng tấn công. Rất nhiều tử sĩ từ đơn vị này đã được xác định cả bên trong và phiá bên ngoài hàng rào vòng đai. Có khả năng tiểu đoàn này cùng phối hợp hoặc ít nhất là cùng mũi tấn công với tiểu đoàn 267 được nêu ở trên, vì việc phân định mũi tấn công của họ không rõ ràng và các xác chết của họ nằm lẫn lộn với nhau. Quân số đơn vị này đa số là Bộ đội Bắc việt.
- Mũi tấn công chính, Tiểu Đoàn 269 là đơn vị đánh tập hậu. lực lượng này đã ém quân chung quanh khu vực Đức Hoà để tiến đánh TSN. Đơn vị này trên đường tiến quân đã bị Tiểu đoàn 53 Địa phương quân phát hiện chặn đắnh trước khi đến hàng rào vành đai xung quanh.
- Tiểu Đoàn 90 thuộc Trung Đoàn 1 Bộ đội Bắc việt (KB-604) Trung đoàn nằm trong nhà máy dệt Vinatexco ở phía tây bắc của hàng rào vành đai bị phá. Tiểu đoàn này đã đặt 12 ụ cối ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam của nhà máy dệt, kết luận từ thẩm vấn các tù binh bị bắt sau này, đây được biết là lực lượng hỏa lực yểm trợ cho lực lượng tấn công vào TSN. Đơn vị này đã bị thiệt hại khoảng hơn 170 (+) cán binh phần lớn trong cuộc không kích vào nhà máy trong ngày 31/1/1968. Theo nguồn tin tình báo của phiá VNCH cho biết trong số những thương vong của địch tại nhà máy Vinatexco có 7 phi công của Bộ đội Bắc việt và 15 kỹ thuật viên máy bay của Bộ đội Bắc việt.
- Có sự hỗ trợ các của các lực lượng, đơn vị không xác định khác cung cấp hỗ trợ hỏa lực pháo binh cho các lực lượng bộ binh tấn công vào phi trường TSN.
Hình trên mạng |
(http://www.tsna.org/afteraction/jan311968.html)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét