Biệt đội B52 (Project Delta) tại Nha Trang – 1968 (Photo: John Link © Terrance Link)
Vào sáng sớm hôm sau, các đơn vị tập hợp lại điểm danh và chuẩn bị để rút lui, dẫn đầu là đội Delta Recon. Các toán quân, mà rất nhiều người trong số đó bị thương, bị tấn công dữ dội trong đêm với các chiến binh bị thương nằm rải rác khắp nơi trên khu vực đổ bộ tan hoang giờ mới bắt đầu có thể kiểm điểm quân số. Hôm đó là ngày 30 Tháng 03 năm 1968.
Di
chuyển lặng lẽ xuyên qua những rặng cây rừng mù sương, đoàn dài những chiến binh di chuyển hướng về một khu vực gần con suối cạn uốn vòng theo hướng mà họ cần đi. Rừng già bao phủ khoảng không trên cao. Không quân được gọi oanh kích dữ dội chung quanh nhằm che dấu hành tung cuả nhóm chiến binh đang hành quân, họ có thể nghe thấy tiếng bom nổ ầm ì chung quanh trong khi đang chuyển hướng đến một bãi đáp an toàn hơn để được trực thăng bốc ra khỏi khu vực. Những chiếc poncho -trong đó cuốn chặt những xác chiến binh chết hoặc làm võng cho những chiến binh bị thương- được cột hai đầu xỏ trên những khúc cọc tre như những chiếc võng lúc lắc cấn sâu vào xương vai cuả những người lính còn khoẻ mạnh đang khiêng.
Cánh
tay cuả thiếu tá Morris đã sưng tấy lên gấp ba lần kích thước bình thường và nhói lên đau đớn khủng khiếp mỗi lần ông cất bước cùng với nhóm lính bị thương đi bên cạnh. Y sỹ Taylor, một quân y sỹ khác trong nhóm cứu thương đi đến gần để kiểm tra về tình trạng ông ta, và nhân cơ hội này vị thiếu tá đã hỏi thăm về hai người lính trẻ mà ông đã cố gắng
để giúp đỡ hôm qua.
Trung sỹ John F. Link – “De Oppresso Liber” (Photo: © Terrance Link)
Liếc nhanh xuống đất, viên y sỹ thì thầm trả lời, "John Link chết sáng nay, lúc chuẩn bị rút lui. Merriman thì chắc sẽ qua khỏi, không sao"
"Tôi cảm thấy chán nản"..."không phải tự trách, chỉ là cảm thấy quá tệ... Không, thật là vớ vẩn! Tôi cảm thấy mình có lỗi ..." thiếu tá Morris nhớ lại.
Cuối cùng toàn nhóm đã đến khu vực bãi đáp mới vào cuối ngày. Họ đã phải luồn lách xuyên qua nhiều dặm dài của rừng già dày dặc, và cố tránh những cuộc tao ngộ chiến với địch quân. Đội
Recon đã giữ liên lạc chặt chẽ với lực lượng không quân yểm trợ, không quân đã phối hợp tung ra rất nhiều
cuộc không kích quấy rối nhằm
giữ quân Bắc Việt không ra khỏi vị trí ẩn núp cuả họ. Những nhóm chiến binh khác nhau cuả Biệt động quân Việt Nam, các cố vấn Mỹ, phi công Thủy quân lục chiến và hàng chục người lính bị thương đã kiệt sức. Rất nhiều chiến binh không thể di chuyển nổi. Mọi người ngồi ở bất kỳ nơi nào có thể được để dưỡng sức trong khi chờ đợi trực thăng đến. Ánh sáng
mờ dần dưới tán rừng, bóng tối như tô thêm cảm giác ảm đạm tại hiện
trường khi xác các chiến binh đã chết được khiêng đến, quấn chặt trong những chiếc poncho đẫm
máu của chính họ, tiếp theo sau là những chiến binh cuả toán đi bọc hậu. Hai chiến binh mang xác John Link nhẹ đặt xuống mặt đất khoảng 8 feet từ chỗ Morris đang nằm.
Một chiến binh mũ xanh với gương mặt ảm đạm đi tới và khuỵ gối xuống bên cạnh cơ thể Link, cởi chiếc nón vải sọc cầm tay, sau một chút lặng thinh, anh vỗ nhẹ lên đầu khúc tre được cột chặt vào chiếc poncho bó xác Link. "Hừ! John, bạn hiền" chàng chiến binh trẻ lẩm bẩm "đ.m." sau đó anh đứng
dậy, chụp chiếc mũ trở lại trên đầu của anh ta và bỏ đi trong im lặng. Một khoảng thời gian ngắn chỉ có âm thanh của gió vi vu trên cây, tiến chim rừng, và tiếng kêu rả rích không ngừng của côn trùng. Nếu trực thăng không đến bãi đáp trước khi trời tối, những người lính chiến sẽ phải nằm lại thêm một đêm trong rừng, và nếu điều đó xảy ra thì đã có thêm rất nhiều người chết, và Morris chắc chắn sẽ mất cánh tay vì vết thương không được chữa kịp thời.
Chiếc cáng thương cuả Al Merriman được hạ xuống mặt đất cách cái xác cuả Link vài feet, mắt anh nhắm hờ trong khi anh lặng lẽ hút một điếu thuốc, nhả ra những vòng khói màu xanh nhẹ nhàng bằng mũi và khóe miệng của anh ta! Chiếc quần rằn ri đã bị cắt hết ống lên đến trên đầu gối và hai chân đã bị băng cứng bằng băng cứu thương, bộ chiến y rằn ri đã bị nhuộm đen bởi máu đã khô cuả cả hai người -anh ta và John Link- nhưng không chắc là anh ta biết về điều này. Người lính trẻ đang tê liệt với sốc, cộng thêm với Morphine và Demerol .
Morris loạng choạng đứng dậy, choáng váng do mất máu nhiều, và nắm giữ chặt cánh tay bị thương của mình, cố gắng di chuyển dần về chỗ nằm cuả người lính trẻ, đứng nhìn xuống khuôn mặt của người lính đang nằm dài trên mặt đất. Ở tuổi 31, Morris là một cựu chiến binh thiện chiến, ông
đã được ân thưởng ba huy chương Purple Heart (Chiến thương bội tinh) trước khi Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng năm 1965. Merriman trông rất trẻ, và vẫn còn những vết ố cuả sơn ngụy trang màu xanh lá cây và đen dọc theo đường quai hàm
của anh ta. Với một chút do dự, ông nói: "Này, thật, tôi cảm thấy thật chó má khi rời khỏi các anh như thế"
Merriman mở mắt, lấy điếu thuốc lá ra khỏi miệng của mình, nhìn thẳng vào Morris anh chậm rãi lắc đầu và trả lời: "Quên đi, anh phải hành động như... tôi thấy những gì đã xảy ra mà"
"Điều này làm tôi cảm thấy đỡ hơn một chút!" Morris nhớ lại "nhưng không
nhiều" Ông dừng lại một chút , như thể cố gắng để quyết định là ông
muốn biết câu trả lời cho câu hỏi tiếp theo của ông. Sau đó ông hỏi, "bao lâu mới được cứu?"
Với
một cái cau mày nhẹ trên khuôn mặt, chàng lính trẻ dường như cố nhớ lại những khoảng khắc khủng khiếp đã trải qua. Nhắm mắt lại với một tiếng thở dài, sau đó với giọng thì thầm khàn khàn anh ta nói "mười lăm phút"
"Trời, lâu dữ vậy?" Morris khẽ rên lên. Merriman nhướng mắt lên một lần nữa và gật đầu, mắt lấp lánh nước trong khoé. "Đúng vậy, nhưng chúng tôi đã bị dính tràng đạn đó, lúc anh đang ở đó...chúng tôi chỉ nằm im sau đó, và địch đã không bắn thêm nữa"
Thiếu tá Jim Morris ở Việtnam (Photo: © Jim Morris)
***********************************************************************************
Năm 1968 tôi đang làm việc cho Eastern Air Lines và vẫn đang sống trong ký túc xá trường Concordia, Lonnie kết hôn, làm việc cho hãng hàng không quốc gia, và sinh sống tại Miami, Florida. Cả hai chúng tôi đã bay tới Iowa dự lễ tang của John tại nhà thờ Công giáo
Thánh Patrick ở Ottumwa hôm thứ Tư 17 Tháng 4 năm 1968. Johnny
Link, bạn thân và anh hùng của chúng tôi, đã được đề
nghị cho Medal of Honor, đã được trao tặng Distinguished Service
Cross và Purple Heart. Anh lúc đó 23 tuổi.
***********************************************************************************
"Tổng
thống Hoa Kỳ rất vinh dự trong việc tuyên dương "Distinguished Service
Cross" cho trung sỹ/quân lực Mỹ John Francis Link, cho những hành động anh hùng đặc biệt trong cuộc hành quân liên quan đến trận
xung đột với địch quân ở Việt Nam Cộng Hòa, trong
khi phục vụ tại biệt đội B52, tiểu đoàn 5 biệt kích (nhảy dù), thuộc lữ đoàn 1 lực lượng đặc biệt.
Trung sỹ Link đã tự khẳng định mình qua hành động đặc biệt dũng cảm vào ngày 29 tháng 03 năm 1968 trên cương vị là cố vấn biệt kích cho một trung đội VNCH trong trận tấn công vào đất địch. Khi đơn vị vừa hoàn tất đổ quân từ trực thăng xuống bãi đáp trống trải, bị tấn công bằng các loại vũ khí tự động, tên lửa, lựu đạn và súng cối từ trận phục kích cuả đối phương trên cả ba mặt cuả khu vực bãi đáp.
Dũng cảm vượt qua lửa đạn địch quân, trung sỹ Linh đã di chuyển băng qua khu vực trống trải cuả bãi đáp, tháo gỡ và thu hồi các thiết bị trên hai máy bay bị bắn rớt bởi hoả lực khốc liệt cuả địch quân, anh đã xử dụng hoả lực bắn chặn về phiá địch quân hầu có đủ thời gian để giải cứu ba chiến binh bị thương đến vùng gò cao an toàn nơi bià rừng, tại khu vực bãi đáp. Tiếp tục trực diện hứng chịu những đợt tấn công, trung sỹ Link và đồng đội đã đẩy lui nhiều đợt tấn công dữ dội cuả địch, hầu có đủ thời gian cấp cứu và di chuyển những chiến binh bị thương vào khu vực an toàn. Trúng hoả tiễn và đạn cối, anh bị hất văng xuống đất và bị thương nhưng đã dũng cảm tiếp tục chiến đấu và giúp cứu cấp các chiến hữu, trong khi cố che chắn cho một chiến binh đã bị thương khỏi tầm đạn đối phương, trung sỹ Link đã bị trọng thương".
***********************************************************************************
Cái
chết của John Link đã được ghi chép trong ít nhất ba cuốn sách về
chiến tranh Việt Nam và trong tập san "Soldier of Fortune" (tháng 8/1981). Bucky Burruss, trong cuốn sách của ông tựa đề "Mike Force" đã viết:
"Trở lại Nha Trang , tôi đã nghe đến lữ đoàn Biệt kích (trong chiến dịch Delta) đã đụng một trận rất nặng khi tấn công vào khu vực đường tiếp liệu cuả quân Bắc Việt. Một
số trực thăng CH46 cuả thủy quân lục chiến đã bị B40 bắn rơi khi đang đổ quân xuống bãi đáp, bị tổn thất nặng nề. Một trong số những tử sỹ là Trung sỹ John Link, một chuyên gia phá huỷ trẻ tuổi, người đã từng là đội viên trong nhóm cuả tôi tại Fort Bragg. Anh đã tử trận trong khi đang cố giải cứu một đồng đội bị thương dưới hoả lực địch từ bãi đáp trực thăng, che chắn người đồng đội khỏi hoả lực súng máy địch, do vậy, anh đã được truy tặng
huy chương Distinguished Service Cross".
John Link là một trong những chiến binh mà tôi ngưỡng mộ,
một chàng trai trẻ đã không có bất kỳ liên hệ gì giữa cái chết và sự tàn
phá của chiến tranh, chỉ có niềm tin mạnh mẽ vào những việc mà chúng ta đã làm. Phải đối mặt với các bài báo vớ vẩn cũ mèm, những hình ảnh cuả Link in trên các áo thung cùng một kiểu của bọn biểu tình hippy, tôi ngồi xuống bên ly rượu mạnh, viết bài thơ về người bạn trẻ:
Coi đây.
Đã bao giờ bọn mày nhìn thấy nước mắt chiến binh?
Khóc ư
Vì người bạn nằm xuống hôm nay -không chỉ là chiến hữu-
mà là thằng bạn trẻ thân.
Bọn mày sẽ không hiểu sao nó chết,
Sao tao khải khóc thương?
Bọn mày sẽ không bao giờ hiểu
Tại sao chúng tao ở đây?
Chỉ tao biết, nó biết.
Mong rằng ngày nào đó, như chúng mày,
Tao sẽ quên được -nếu tao sống đủ lâu.
Link
KIA - 1968
Ranger valley, Việt Nam Cộng Hòa.
[“Unlikely
Warriors: The Army Security Agency’s Secret War in Vietnam 1961-1973” by
Lonnie M. Long and Gary B. Blackburn is dedicated to Sgt. John F. Link.
This piece is based on the “Unlikely Warriors” dedication and these
additional sources: “War Story” – Chapter 32, by Jim Morris; “Mike
Force” – Chapter 8, by Lt. Col. L. H. “Bucky” Burruss; “The Ether Zone” –
Chapter 23, by R. C. Morris; projectdelta.net; and various family
sources.]
Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014
Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014
Chuyện Biệt kích, về Biệt đội B52/Delta #1
Chút tưởng nhớ Johnny Link, Biệt đội B52 (Chiến dịch Delta)
Sau Giáng sinh năm 1965, tôi rời Iowa để cùng với Lonnie đi học đại học ở Bắc Carolina. Có hai người bạn đi cùng với tôi, để phụ giúp lái chiếc Dodge Dart đời 60 và cùng chia đỡ tiền xăng với nhau. Cả hai đang ở trong quân đội: Reed Vass đến từ Eldon trong đơn vị vũ khí tại Aberdeen Proving Ground, Maryland, và John Link, tóc đỏ người Ireland đến từ Ottumwa, Washington đang trên đường đến trung tâm đào tạo lực lượng đặc biệt tại Ft Bragg.Cả ba chúng tôi lái xe thẳng một mạch đến tiểu bang Carolina và thay phiên nhau lái xe. Chúng tôi không có dư nhiều tiền cho nhà nghỉ dọc đường, và đường cao tốc liên bang trong thời đó vẫn còn ít.
Vào khoảng nửa đêm, tới phiên tôi được ra ghế sau nằm ngủ và bị đánh thức khi chiếc xe tắp vô lề, dừng lại ở bên của một đường cao tốc vắng vẻ ở vùng nông thôn Kentucky, tôi mơ hồ nhớ ánh đèn xanh nhấp nháy rọi vào bên trong xe của chúng tôi, những tiếng động của John xoay kính cửa sổ xe xuống, và một luồng không khí mát lạnh uà vào. Anh đang ở ghế tài xế, đang thọc tay phải vào túi tìm ví của mình và vừa dùng tay trái để quay kiếng xe xuống. Tôi không mường tượng được anh đã lái nhanh cỡ nào khi bị cảnh sát công lộ cuả Kentucky đuổi chặn xe, và tôi cũng không nghe thấy Johnny nói hay năn nỉ thế nào, nhưng cũng giống như thường lệ, anh đã sử dụng sự quyến rũ kiểu Ailen và cách nói sao đó mà không bị phạt! Vụ này thì anh có rất nhiều kinh nghiệm! Cả ba chúng tôi lại sớm bon bon trên đường và đến Greensboro sáng sớm hôm sau. Chúng tôi thả Reed tại trạm xe bus Greyhound và sau đó chúng tôi lái tiếp 85 dặm nữa để chở John tới trung tâm Lực lượng đặc biệt Trụ sở chính tại Ft Bragg, nơi mà anh sẽ bắt đầu trải qua khoá đào tạo của mình.
***
Năm 1979, Jim Morris, một cựu chiến binh đã xuất bản cuốn sách (sau này được giải thưởng) của ông có tựa đề "Chuyện chiến tranh" trong chương 32 biên niên sử một nhiệm vụ năm 1968 của lực lượng đặc biệt tinh nhuệ Biệt đội B52 (Chiến dịch Delta). Đội Delta Recon, tiền thân cuả lực lượng "Delta Force" sau này, được xử dụng trong nhiệm vụ cố vấn cho lực lượng 81 Biệt kích dù quân lực VNCH và đang trong cuộc hành quân "Samurai IV". Nhiệm vụ của họ là để ngăn chặn tiếp tế vật tư, quân tiếp viện cuả vc từ đường mòn Hồ Chí Minh chuyển xuống cho lực lượng bộ đội đang tấn công ở Huế. Họ liên tục can dự vào những đụng độ không dứt trong thung lũng A sâu nhiều tuần lễ qua.
Ngày 29 tháng 3 năm 1968, Biệt kích dù bị tấn công nặng nề khi những máy bay trực thăng CH46 của họ đổ quân xuống gần A lưới. Một số các trực thăng đã bị phá hủy, có nhiều người chết và bị thương. Thiếu tá Morris, một cựu lính mũ xanh, công việc lúc đó là phóng viên chiến trường, đang cùng làm nhiệm vụ và đã nghe nói tới những người ông gặp là "nhóm chiến binh tóc đỏ" đang ở giữa trận chiến.
Morris đã viết, "Anh ta cỡ vào khoảng hai mươi ba hay hai mươi bốn"..."theo sau anh ta là một chiến binh trẻ tuổi gọn gàng với mái tóc đen"
Chàng tóc đỏ đang gào về phiá mấy chiến binh biệt kích 81 và các cố vấn đang tìm cách che chắn giữa các thân cây. Anh nói là nhóm cuả anh cần sự giúp đỡ để di chuyển khoảng mười lăm chiến binh bị thương ra khỏi một hố bom, nghe được vậy Morris liền chạy theo hai người lính trẻ xuyên qua các tàng cây. Chàng tóc đỏ dẫn đầu nhóm, gào lên kêu gọi sự trợ giúp khi họ chạy ngang, nhưng không thấy có ai tình nguyện. Cuộc chiến đấu đang rất kịch liệt, hoả lực súng máy và tên lửa B40 bắn tới không ngừng nghỉ. Những chiến binh khác ngồi đó và nhìn chằm chằm như họ không nghe thấy gì! Morris và hai chiến binh chạy đến một bờ gò dốc mà qua đó nhìn ra khu vực hạ cánh, một vùng đất trống trải rộng. Từ gò nổi, Morris có thể thấy một hố bom rộng trong đó đầy những lính mũ xanh bị thương và các phi công máy bay trực thăng Thuỷ quân lục chiến. Họ đang bị ghìm chặt bởi hoả lực súng máy địch quân.
Vị thiếu tá nhớ lại "Có một vạt cỏ cao giữa chúng tôi và miệng hố bom đó". chàng tóc đỏ trượt xuống cái rãnh cỏ, và trườn qua khu rừng cây với chàng lính trẻ theo sát ngay phiá sau lưng. Từ bià rừng đến cái hố bom đó là hơn 100 feet đồng trống.
Hai chiến binh mũ xanh chia nhau chạy theo hai hướng tới miệng hố bom cùng với những tràng đạn súng máy đuổi theo cày tung tóe đất đỏ xung quanh họ. "Tôi không thấy hai người đó bị trúng đạn", Morris nói, "nhưng nếu thực họ bị trúng đạn, đó vẫn là một phép lạ!" Hai chiến binh chạy được đến cạnh hố bom, và họ chúi vào đó, nhưng họ sẽ không thể di chuyển trở lại bià rừng nếu không có đồng đội bắn chặn cho họ. Phiá sau cuả miệng hố bom có một chiếc trục thăng bị bắn rơi đang nằm đó, nhưng ổ súng máy cuả bô đội vc tại bià rừng phiá bên phải với tầm tác xạ rất rộng rãi, luôn sẵn sàng nhả đạn vào bất cứ ai có ý định băng qua trảng cỏ trống trải từ hố bom vào đến bìa rừng.
Morris và một lính mũ xanh khai hoả khẩu tiểu liên khi tóc đỏ và người bạn của mình bắt đầu di chuyển nhóm người bị thương xuyên qua khu đất trống. Nhóm đầu tiên đã thoát qua an toàn, vào khu gò cao và lọt vào tầm che chở cuả cây cối, cũng thật nhanh chóng, các nhóm chiến binh khác nối theo sau. Cuối cùng, chỉ còn lại hai hai chiến binh đang cố leo lên khỏi bờ hố bom lấm bẩn bụi mù, và cả hai đều bị thương.
"Cố lên!" Morris hét lên khi ông tiếp tục nã hết băng đạn từ khẩu súng cuả mình, ông chỉ còn lại mỗi một băng đạn cuối cùng.
"Thiếu tá, tôi đuối quá rồi. làm ơn kéo tôi lên!" Là tiếng cuả chàng chiến binh tóc đen, chàng chiến binh trẻ tuổi đang cố gắng rướn thẳng người và tóc đỏ đang cố giữ cho anh ta đứng được, hai người đã cố gắng để leo lên bờ cát dốc cuả hố bom và không giữ được, lại trượt xuống đáy. Morris biết rằng nếu ông ngừng bắn về phiá ổ súng máy, địch sẽ khai hoả trở lại, nhưng hai người chiến binh trẻ đang chảy máu rất nhiều và sức mạnh của họ đang dần suy yếu. Ông cần phải giúp!
"Tôi sẽ cố gắng đẩy phụ nó lên" chàng tóc đỏ nói. Thiếu tá Morris hạ thấp vũ khí của ông và cúi sát xuống để nắm lấy bàn tay đang cố với lên của người chiến binh trẻ. Trong khi hai người lính cố sức để vừa kéo vừa đẩy hầu nâng người lính trẻ bị thương lên, đạn súng máy cũng đồng thời bắt đầu bật tung toé chung quanh họ. Morris có thể nhìn thấy nỗi đau đớn và sự sợ hãi trong đôi mắt đen của chàng lính trẻ, mồ hôi làm thành những sọc dài các vết ố bẩn và sơn ngụy trang trên khuôn mặt của ông. Morris kéo với tất cả sức mạnh của mình, nhưng cũng không nâng nổi người lính trẻ. Tóc đỏ chợt ngừng thôi không đẩy nữa, xoài người tới, anh nằm phủ lên ôm chặt người chiến binh trẻ, lấy thân mình làm tấm chắn đạn cho người bạn chiến đấu!
Đột nhiên Morris cảm thấy một đòn rất mạnh giáng thẳng vào cánh tay dưới, đồng thời bàn tay đang giang ra nắm lấy tay người lính trẻ đang treo dưới hố bom cũng tuột mất. Hai người chiến binh văng ngược trở lại, mất hút khỏi tầm mắt cuả Morris, còn ông bật ngửa người văng ra. Nhìn vào cánh tay, đạn phá ra một lỗ to đang phun trào những máu là máu. Chảy máu đầm đìa, ông đã không có thể làm gì hơn! Viên đạn đã cắt đứt một động mạch ở cẳng tay dưới của ông, nếu không có cứu cấp ngay tức khắc, ông có thể bị chảy hết máu trong vài phút. Vừa kêu y sỹ ông vừa chạy để tìm sự giúp đỡ, và báo cho nhân viên quân y biết để hỗ trợ hai người lính trẻ.
"Dù tôi có ở lại đó, cũng không giúp gì cho họ được", ông đã buồn thảm kể lại "và tôi chắc chắn chết, nhưng tôi vẫn cảm thấy ân hận.... mũ xanh hay không là mũ xanh, chúng tôi cũng chỉ con người, không có siêu nhân và... mẹ nó... cũng rất ít anh hùng... hầu như không có ai!"
"Trong đêm đó, khi trung sỹ Roland Meder, thuộc đội quân y, đang cố gắng hết sức để cứu cánh tay Morris trong một bệnh viện dã chiến, đã cho ông biết về hai người lính trẻ mà ông đã cố gắng để cứu. Hai người đó tên là John Link và Albert Merriman. Link là người lính tóc đỏ và Merriman là chàng lính trẻ tóc đen.
Đầu óc mơ màng vì bị sốc và ngấm thuốc Morphine, Morris chợt giật mình hỏi "có cứu được hai người đó lên không?"
Người y sỹ gật đầu. "Có, Link bị ba phát ở lưng, anh ta bất tỉnh, Merriman bị ba viên ở chân"
Morris hỏi liệu họ có qua không? Meder im lặng một lúc, và rồi trả lời, " Merriman sẽ... nhưng tôi không chắc về Link"
Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014
Phù thủy ở Tuy Hoà #2
Trong một báo cáo phân tích tình hình chiến trường của Bộ tư lệnh sư đoàn (Mãnh hổ Đại hàn) trong khoảng thời gian từ ngày 23 tới 29 Tháng Giêng năm 1968 đã minh họa rõ ràng nhất về kỹ thuật của họ. Quân đội Hàn quốc trong trận đụng độ với lực lượng đối phương gần Phù Cát, "...nhanh chóng phản ứng... triển khai sáu đại đội cơ động để bao vây toàn bộ lực lượng đối phương. Quân đội Hàn Quốc từ từ xiết chặt vòng vây, liên tục tấn công địch trong suốt cả ngày và duy trì áp lực chặt chẽ vào ban đêm, ngăn chặn lối thoát của bất kỳ địch quân. Kết quả cuả sáu ngày chiến đấu, 278 quân Bắc Việt KIA (kill in action) với sự tổn thất của chỉ 11 lính Hàn Quốc, tỷ lệ thiệt hại giữa Bộ đội và lính Đại hàn là 25,3 trên 1".
Khi trận phục kích chiến nổ ra tại Tuy Hòa, chỉ có khoảng 50 trên tổng số 1.000 quân địch thoát khỏi cuộc tàn sát cuả đội quân Hàn quốc, những bộ đội sống sót thoát chạy khỏi chiến trường, thẳng hướng tới cây cầu chính của Tuy Hòa và lọt thẳng vào hoả lực súng máy, đại liên và M16 của Đại đội D/16th Thiết giáp. Toàn bộ quân số bộ đội chết hết, chỉ có một chiến binh Vc sống sót qua trận tổng tấn công này là một du kích 17 tuổi thuộc Tiểu đoàn 85 Bộ đội địa phương, đã cải trang thành thường dân trốn vào thành phố nhưng đã bị bắt không lâu sau đó. Trung đoàn 95 Bộ đội Bắc Việt bị tiêu diệt hoàn toàn.
Sau trận chiến, các tướng lĩnh Mỹ và Việt Nam đến từ khắp nơi, hoan hỷ đón nhận những lời ca ngợi cho chiến thắng vĩ đại của họ. Trong bối cảnh của tất cả các lời tán dương khen ngợi đó, vị Đại tá Hàn Quốc tìm kiếm Ed Minnock. Ông muốn tìm vị "Đại úy Quân báo" là người mà đã "bắt trúng tẩy" các vị tướng Bắc Việt. Sau những báo cáo tổng kết cuối cùng được đưa ra, Binh nhì Edward Minnock và Biệt đội Tác chiến Điện tử 404 đã được ghi công, cộng với chiến công tiêu diệt căn cứ đặt bản doanh Sư Đoàn 5 Bắc Việt, Binh nhì Minnock đã được tưởng thưởng Huy chương Đồng.
Binh nhì Edward W. Minnock Jr, là quân nhân cấp bậc Binh nhì trong quân đội Mỹ được trao Huy chương The Legion of Merit lần đầu tiên trong lịch sử. 'Legion of Merit' chỉ được trao tặng cho hành động đặc biệt trong việc thực hiện các nhiệm vụ thật xuất sắc và thành tựu, cũng là một trong hai Huy chương quân sự cao quý của quân đội Mỹ. Thông thường nó chỉ được trao tặng cho các sỹ quan và các chỉ huy đơn vị hay những chuyên viên cao cấp. Đôi khi có thể được trao tặng cho các cán bộ cấp bậc thấp hơn nhưng điều này cũng rất ít xảy ra. Chuyện thật là hiếm có khi nó được trao tặng cho một chiến công đặc biệt trong chiến đấu như trong trường hợp này: Cho một binh nhì Quân báo 19 tuổi xuất thân từ Massachusetts.
Khi nghe nói về huy chương trao cho mình được nâng cấp lên Legion of Merit, Minnock trả lời "tên nghe như là huy chương cuả Pháp, tôi muốn giữ Huy chương Đồng" Thật may cho anh đã không bị ghép tội bất tuân thượng lệnh trong quân đội vì phát biểu này. Quân nhân có cấp bậc có thể bị giáng cấp, nhưng may cho anh chỉ là binh nhì, cấp thấp nhất trong quân đội! Trong ngày Minnock nhận huy chương, vị đại tưóng đã ôm vòng qua vai chàng chiến binh trẻ và nói: "Anh đã làm những gì mà một vị đại tá nên thực hiện, nếu anh làm sai, cấp trên chúng tôi đã "thiến dái" anh rồi. Anh xứng đáng lãnh phần thưởng cấp đại tá"
Ed Minnock được ghi tên vào bảng danh dự (Hall of Fame) cuả Quân báo tại Ft Huachuca, Arizona vào năm 1990. Sharon Minnock em gái cuả ông cho biết: "Tôi biết cha tôi luôn rất tự hào về Ed, và Ed Jr cũng luôn rất tự hào về cha cuả ông. Ngay sau lúc được giới thiệu tên trên Hall of Fame vào năm 1990, tôi đã chúc mừng anh ấy, và anh ấy đã nói ngay rằng nên chăng là người cha cuả anh ấy được vinh danh, vì ông ta đã dành trọn ba mươi năm trong nghành tình báo quân đội, đã nghỉ hưu với cấp bậc E-9, Cấp bậc cao nhất có thể đạt được với một quân nhân, ông đáng được công nhận và vinh danh hơn người chỉ phục vụ một vài năm quân ngũ".
Tiến sĩ Ed Minnock, Jr đã qua đời vào ngày 02 tháng 8 năm 2011 ở tuổi 63.
Hết.
[Based on Chapter 17, "Unlikely Warriors: The Army Security Agency's Secret War in Vietnam 1961-1973" by Lonnie M. Long and Gary B. Blackburn]
Tiếng Việt, 42.
Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014
Phù thủy ở Tuy Hoà (Kể về Edward Minnock, Jr.) #1
Chuyện về ASA, Lực lượng Tác chiến Điện tử. Trận chiến đã cứu Tp. Tuy Hoà.
Ed Minnock, Jr Là một chú lính "nhóc" người đã chu du khắp nơi trên thế giới trước khi đến tuổi thiếu niên, điều rất tự nhiên khi anh nối gót theo cha (là lính) vào quân đội. Sau khi được đào tạo cơ bản ở ASA, Minnock theo chân người cha tại Việt Nam và trở thành một quân nhân trong đơn vị 404 Tác chiến điện tử, hoạt động dưới sự hỗ trợ của Lữ Đoàn 173 Nhảy dù. Cha của anh là Edward W. Minnock Sr, là một thượng sỹ hoạt động trong ngành tình báo quân đội.
Lữ đoàn 173 Nhảy dù thuộc cấp số tổng trừ bị, dùng để 'giải toả áp lực chiến trường' cho khắp các mặt trận ở miền Nam Việt nam, nếu bất cứ nơi nào trong nước bị áp lực địch quân, lữ đoàn 173 có thể sẽ được gửi đến để tham chiến nhằm giải toả áp lực cho dù đã có những đơn vị quân đội Mỹ khác đóng tại đó.
Có thể chỉ là một vài ngày, vài tuần, hay vài tháng, và bất cứ nơi nào mà Lữ đoàn 173 đặt chân tới, nhóm Tác chiến điện tử 404 luôn có mặt bên cạnh. Trong trận Tết Mậu Thân năm 1968, Lữ Đoàn 173 Dù đã gởi một nhóm đặc nhiệm để giải tỏa trại Lực Lượng Đặc Biệt tại Kontum và Dak To và sau đó là khu vực Pleiku - Ban Mê Thuột, các tiểu tổ TCĐT 404 luôn có một nhóm nhỏ đi cùng. Chính vì vậy, quân số cuả 404 bị san sẻ ra cực kỳ mỏng, chỉ có khoảng 40 chiến binh là quân số đơn vị, không ai trong đó có cấp bậc sỹ quan và đơn vị bị phân tán mỏng trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt nam.
Ed Minnock là người rất nhanh nhạy, vào tháng Ba năm 1968 khi mới chỉ là một binh nhì 19 tuổi, anh đã phải kiêm nhiệm trách vụ cuả một trưởng toán hoạt động, một vị trí mà chỉ dành cho chức vụ cỡ Thượng sỹ với đầy đủ kinh nghiệm. Minnock đã phải chịu trách nhiệm về 4 binh nhì khác trong tổ, là nhóm Tác chiến Điện tử đang hoạt động trong một cái lều dã chiến. Họ là đội duy nhất còn lại cuả nhóm TCĐT 404 tại căn cứ. Căn cứ bỏ trống gần như không có người này nằm gần Phú Hiệp, gần một thôn vắng người khoảng năm dặm về phía nam của Tuy Hòa. Công việc chính của nhóm là theo dõi thông tin liên lạc của đối phương trong khu vực Phú Yên và tìm kiếm những tin tức tình báo, hoạt động có thể đe doạ tới an ninh cho thành phố Tuy Hoà. Đơn vị TCĐT bị bỏ quên ở đó từ tháng Giêng với rất ít đồ tiếp vận, không có phương tiện xe cộ đi lại và rất hiếm khi Minnock liên lạc với Bộ chỉ huy Lữ đoàn. Khi cần thiết phải gặp, anh ta phải đi nhờ trực thăng, ké xe vận tải hay đi bộ.
Là thủ phủ của tỉnh, thành phố Tuy Hòa là mục tiêu chính cuả bộ đội cộng sản với một loạt các cơ sở chính phủ và các mục tiêu quân sự của QLVNCH nằm tại đây, một nhà tù rộng lớn với hàng ngàn tù nhân cộng sản , và căn cứ không quân lớn và quan trọng nhất cuả Mỹ ở Nam Việt Nam, nơi là phi đạo cho các chiến đấu cơ phản lực F100. Vấn đề càng phức tạp hơn khi khu vực bị hàng ngàn người tị nạn đã tìm cách tràn vào thành phố sau biến cố Tết Mậu Thân, thành phố chợt chen chúc với hơn 100.000 thường dân các loại tá túc.
Vào ngày 27 tháng 3 năm 1968 Minnock Bắt đầu nhận thấy sự khác biệt trong "tần xuất" hoạt động của các kênh thông tin liên lạc đối phương mà đội của anh vẫn thường xuyên giám sát. Dự kiến sắp có một chiến dịch quân sự lớn, anh phân tích và tái phân tích một lượng lớn dữ liệu thu thập được. Anh đồng thời yêu cầu các đồng đội chú ý tập trung mọi nỗ lực của họ vào những mục tiêu đã phát hiện và cung cấp cho anh ta càng nhiều tài liệu càng tốt. Cho đến ngày 31/03, anh và nhóm của mình đã thu lượm đầy đủ dữ kiện. Xử dụng những dữ liệu đã thu thập được, với trực giác và cái nhìn sâu sắc, Minnock đã viết một bản tường trình phân tích chiến thuật toàn diện, dự đoán tất cả trong đó về các đơn vị Bắc Việt, quân số tham chiến, thời điểm xảy ra cuộc tấn công, các tuyến đường mà địch sẽ dùng để tấn công cũng như rút lui, và mục tiêu chính trong cuộc công kích này của vc. Các mục tiêu bao gồm các căn cứ không quân Mỹ, một tiểu đoàn pháo binh QLVNCH, nhà tù với các tù nhân VC, và hai cây cầu lớn quan trọng. Các cuộc tấn công sẽ xảy ra trong mười ngày tới.
Binh nhì Minnock đã cố gắng để báo cáo theo hệ thống quân giai lên các chỉ huy Lữ đoàn Dù 173, nhưng những nỗ lực của anh đã không được chú ý tới. Các chỉ huy cấp thấp không nghe theo báo cáo cuả anh và anh đã phải thử mang báo cáo cuả mình vượt cấp, tìm cách trình bày ý kiến cuả mình 'bằng lối sau' cho một đại tá vừa mới nhận nhiệm sở trong khu vực.
Thông tin Minnock và nhóm của anh báo cáo được liệt vào loại tài liệu "tình báo đặc biệt" (SI) và có quy định rất chặt chẽ về việc phổ biến các thông tin như vậy. Chàng Binh nhất cố vạch ra sự thật mà anh biết cho đại tá, và những lý do để dự đoán về cuộc tấn công sắp tới của anh. Anh đã thử diễn giải về các hành động quân sự sắp tới cuả vc, nhưng vì không thể tiết lộ nguồn tin tuyệt mật cuả mình, anh đã không thể làm viên Đại tá tin vào anh ta cùng với mớ tiên đoán "hoang đường" cuả anh, và ngay cả với cơ quan Tình báo Quân đội mà anh đang phục vụ! Minnock đã sai lầm khi cố gắng thuyết phục vị Đại tá, anh đã đánh giá sai khi nghĩ rằng anh đang nói chuyện với một viên chức cao cấp với nhiều trí tuệ và kinh nghiệm, nhưng anh đã sớm nhận ra điều đó! Vị Đại tá đã nghĩ rằng, những người cấp thấp như anh binh nhì này làm sao có thể biết bất cứ điều gì có giá trị, và đuổi chàng lính trẻ ra ngoài với một bài thuyết trình nghiêm khắc về việc tôn trọng hệ thống quân giai trong quân đội.
Bị từ chối, nhưng quyết tâm tìm một người nào đó sẽ lắng nghe, Minnock nhớ ra về vị chỉ huy trưởng cuả Trung đoàn 26 thuộc sư đoàn Mãnh hổ Đại hàn, các đơn vị của Hàn Quốc đóng quân tại Tuy Hòa. Trung Đoàn 26 đang chuẩn bị để triển khai cuộc hành quân "tìm và diệt", sẵn sàng tung khoảng 3.000 lính bộ binh trong chiến dịch này, như thế thành phố Tuy Hòa sẽ còn lại rất ít quân phòng thủ. Việc huỷ bỏ cuộc hành quân không phải là một vấn đề dễ dàng cho viên chỉ huy trưởng đơn vị hoặc bởi chàng binh nhì cuả đơn vị ASA, người mà đang xin gặp mặt để trình bày với ông!
Ed Minnock không hề cố ý đánh lừa các chỉ huy Hàn Quốc. Thậm chí ngay khi còn là một đứa trẻ, anh đã luôn nghiêm chỉnh, và người cha quân nhân đã dậy anh phải biết tôn trọng quyền hạn và cấp bậc. Hầu hết các chiến binh trong Lữ đoàn Dù 173 và toán TCĐT 404 không ai đeo lon hoặc tên trên quân phục của họ, vì vậy sẽ không thể phân biệt được Minnock là một binh nhì hay một sỹ quan, và vị Đại tá Hàn Quốc đã không hề hỏi về cấp bậc, chỉ căn cứ vào thái độ tự tin cuả Edward Minnock Jr, và điều này thì không hề thiếu trong anh. Vị chỉ huy lắng nghe báo cáo cuả Minnock, đánh giá thái độ, sự thuyết phục cuả báo cáo, và mức độ nắm vững các sự kiện. Trên tất cả, ông rất ấn tượng bởi sự phân tích của chàng trai trẻ và cung cách, ý kiến xử lý tình hình. Sĩ quan tình báo Mỹ trẻ này rõ ràng là một nhà lãnh đạo biết rõ về công việc cuả mình, Viên chỉ huy Đại hàn đã nghĩ anh là một sỹ quan và chẳng hề nghi ngờ về chuyện này.
Tin vào những gì Minnock báo cáo và nhanh chóng nắm bắt được toàn bộ vấn đề nghiêm trọng cuả sự việc, vị chỉ huy tự biết những gì ông phải làm. Ông liên lạc ngay với cố vấn MACV (Bộ chỉ huy quân sự), phân tích tình hình và giải thích rằng ông đã thay đổi mục tiêu hành quân từ 'tìm và diệt' thành "tiêu diệt quân Bắc Việt" Kế hoạch hành quân của vị Đại tá là không đánh chặn quân Bắc Việt trên đường họ tấn công vào Tuy Hòa, nhưng là phục kích song song theo đường tiến quân của địch, để địch tiến sâu vào khu vực này thành một cái bẫy. Ông ra lệnh tắt liên lạc vô tuyến, tất cả thông tin, lệnh hành quân chỉ được chuyển nhận bằng tay. Để chắc chắn rằng địch quân không biết gì về kế hoạch hành quân này.
Bước
tiếp theo Minnock tìm cách để bảo vệ cây cầu chính vào thành
phố trong trường hợp một số đơn vị nào đó của quân đội Bắc Việt có thể lọt vòng vây của bộ binh Hàn
Quốc. Cây cầu được bảo vệ bởi một vài người lính VNCH, nhưng chắc chắn họ không thể ngăn chặn quyết tâm cuả lính chính quy Bắc Việt. Minnock đã tiếp xúc với Đại uý đại đội trưởng đđ. D/Tiểu đoàn 16 Kỵ binh, một đơn vị của Lữ đoàn 173 Nhảy dù. Vị Đại uý đang chỉ huy một đơn vị dưỡng quân tại Phú Hiệp là nơi đội 404 đang trú đóng, Minnock có hơi biết ông ta. Chàng binh nhì báo cáo tình hình địch quân cho vị Đại úy, nói với ông ta về kế hoạch triển
khai của Hàn Quốc và yêu cầu ông giúp bảo vệ cây cầu với các chiến xa bọc thép của ông. Vị Đại uý liên lạc với thượng cấp, chính là vị Đại tá mới đến nhậm chức đã từ chối Minnock trước đó, dĩ nhiên vị Đại tá không chấp nhận đề nghị. Ông cũng đồng thời từ chối ra lệnh hủy bỏ cuộc huấn luyện diễn tập cuả đại đội 3/Tiểu đoàn 503 trong khu vực lân cận.
Sau những đắn đo, và hoàn toàn lượng định những hậu quả cho mình nếu những tiên liệu cuả Minnock là sai lầm, vị Đại uý đại đội trưởng đđ. D/16th đã quyết định. Ông làm theo bản năng của người lính là khi đến ngày của cuộc tấn công xảy ra, ông sẽ sẵn sàng có hàng chục xe bọc thép dàn hàng, cộng với mười hai khẩu đại liên 50 và hai mươi bốn súng máy 7,62ly sẵn sàng trên con đường duy nhất để đến cây cầu.
Ba ngày trước cuộc tấn công, binh nhì Minnock gặp một người quen cũ đáng tin cậy, đó là Đại úy John Moon trước đây đã hoạt động trong đơn vị Tình báo Quân sự của Lữ đoàn Dù 173 mới trở về Phú Hiệp gần đây. Minnock đã hầu như hoàn tất mọi chi tiết kế hoạch của anh, nhưng nếu có bất cứ ý kiến hoặc giúp đỡ nào vẫn tốt hơn. Moon lắng nghe phân tích của Minnock, thẩm định tình hình và đề nghị thử tiến hành phá hoại khu trung tâm hành quân cuả sư đoàn 5 Bộ đội vc trước khi nó được chuẩn bị sẵng sàng để chỉ huy lực lượng của họ.
Đại úy Moon biết rằng trước khi tấn công, Bộ đội Sư đoàn 5 Bắc Việt sẽ triển khai bộ tư lệnh chiến trường đến một khu phức hợp gồm những điạ đạo và hang động bí mật tại phía tây nam của thành phố Tuy Hòa. Tình báo Quân sự đã xác định được vị trí cuả khu này, vấn đề là làm thế nào với khu vực hầm hố, hang động đã được xây dựng kiên cố dưới 15 feet đất và cây chèn.
Hai mươi bốn giờ sau đó, Minnock và Moon chưng ra một kiện hàng trong đó gồm 200 trái nổ loại công phá mạnh, quà tặng gom được từ các đội pháo binh Hàn Quốc, VNCH và Mỹ. Sau đó Không quân Mỹ đã thả những thùng đựng chất cháy hỗn hợp tương tự bom napalm, kích hoả và tiếp theo đó với bom 500cân. Bộ tư lệnh chiến trường bí mật hoàn toàn bị phá hủy. Làm thế nào Minnock và Moon hoàn thành việc này giờ chỉ là phỏng đoán và có lẽ tốt hơn nên để lại cho lịch sử. Hai người chiến binh không bao giờ nói về nó .
Còn tiếp...
[Based on Chapter 17, "Unlikely Warriors: The Army Security Agency's Secret War in Vietnam 1961-1973" by Lonnie M. Long and Gary B. Blackburn]
Tiếng Việt, 42.
Ed Minnock, Jr Là một chú lính "nhóc" người đã chu du khắp nơi trên thế giới trước khi đến tuổi thiếu niên, điều rất tự nhiên khi anh nối gót theo cha (là lính) vào quân đội. Sau khi được đào tạo cơ bản ở ASA, Minnock theo chân người cha tại Việt Nam và trở thành một quân nhân trong đơn vị 404 Tác chiến điện tử, hoạt động dưới sự hỗ trợ của Lữ Đoàn 173 Nhảy dù. Cha của anh là Edward W. Minnock Sr, là một thượng sỹ hoạt động trong ngành tình báo quân đội.
Có thể chỉ là một vài ngày, vài tuần, hay vài tháng, và bất cứ nơi nào mà Lữ đoàn 173 đặt chân tới, nhóm Tác chiến điện tử 404 luôn có mặt bên cạnh. Trong trận Tết Mậu Thân năm 1968, Lữ Đoàn 173 Dù đã gởi một nhóm đặc nhiệm để giải tỏa trại Lực Lượng Đặc Biệt tại Kontum và Dak To và sau đó là khu vực Pleiku - Ban Mê Thuột, các tiểu tổ TCĐT 404 luôn có một nhóm nhỏ đi cùng. Chính vì vậy, quân số cuả 404 bị san sẻ ra cực kỳ mỏng, chỉ có khoảng 40 chiến binh là quân số đơn vị, không ai trong đó có cấp bậc sỹ quan và đơn vị bị phân tán mỏng trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt nam.
Ed Minnock là người rất nhanh nhạy, vào tháng Ba năm 1968 khi mới chỉ là một binh nhì 19 tuổi, anh đã phải kiêm nhiệm trách vụ cuả một trưởng toán hoạt động, một vị trí mà chỉ dành cho chức vụ cỡ Thượng sỹ với đầy đủ kinh nghiệm. Minnock đã phải chịu trách nhiệm về 4 binh nhì khác trong tổ, là nhóm Tác chiến Điện tử đang hoạt động trong một cái lều dã chiến. Họ là đội duy nhất còn lại cuả nhóm TCĐT 404 tại căn cứ. Căn cứ bỏ trống gần như không có người này nằm gần Phú Hiệp, gần một thôn vắng người khoảng năm dặm về phía nam của Tuy Hòa. Công việc chính của nhóm là theo dõi thông tin liên lạc của đối phương trong khu vực Phú Yên và tìm kiếm những tin tức tình báo, hoạt động có thể đe doạ tới an ninh cho thành phố Tuy Hoà. Đơn vị TCĐT bị bỏ quên ở đó từ tháng Giêng với rất ít đồ tiếp vận, không có phương tiện xe cộ đi lại và rất hiếm khi Minnock liên lạc với Bộ chỉ huy Lữ đoàn. Khi cần thiết phải gặp, anh ta phải đi nhờ trực thăng, ké xe vận tải hay đi bộ.
Là thủ phủ của tỉnh, thành phố Tuy Hòa là mục tiêu chính cuả bộ đội cộng sản với một loạt các cơ sở chính phủ và các mục tiêu quân sự của QLVNCH nằm tại đây, một nhà tù rộng lớn với hàng ngàn tù nhân cộng sản , và căn cứ không quân lớn và quan trọng nhất cuả Mỹ ở Nam Việt Nam, nơi là phi đạo cho các chiến đấu cơ phản lực F100. Vấn đề càng phức tạp hơn khi khu vực bị hàng ngàn người tị nạn đã tìm cách tràn vào thành phố sau biến cố Tết Mậu Thân, thành phố chợt chen chúc với hơn 100.000 thường dân các loại tá túc.
Vào ngày 27 tháng 3 năm 1968 Minnock Bắt đầu nhận thấy sự khác biệt trong "tần xuất" hoạt động của các kênh thông tin liên lạc đối phương mà đội của anh vẫn thường xuyên giám sát. Dự kiến sắp có một chiến dịch quân sự lớn, anh phân tích và tái phân tích một lượng lớn dữ liệu thu thập được. Anh đồng thời yêu cầu các đồng đội chú ý tập trung mọi nỗ lực của họ vào những mục tiêu đã phát hiện và cung cấp cho anh ta càng nhiều tài liệu càng tốt. Cho đến ngày 31/03, anh và nhóm của mình đã thu lượm đầy đủ dữ kiện. Xử dụng những dữ liệu đã thu thập được, với trực giác và cái nhìn sâu sắc, Minnock đã viết một bản tường trình phân tích chiến thuật toàn diện, dự đoán tất cả trong đó về các đơn vị Bắc Việt, quân số tham chiến, thời điểm xảy ra cuộc tấn công, các tuyến đường mà địch sẽ dùng để tấn công cũng như rút lui, và mục tiêu chính trong cuộc công kích này của vc. Các mục tiêu bao gồm các căn cứ không quân Mỹ, một tiểu đoàn pháo binh QLVNCH, nhà tù với các tù nhân VC, và hai cây cầu lớn quan trọng. Các cuộc tấn công sẽ xảy ra trong mười ngày tới.
Binh nhì Minnock đã cố gắng để báo cáo theo hệ thống quân giai lên các chỉ huy Lữ đoàn Dù 173, nhưng những nỗ lực của anh đã không được chú ý tới. Các chỉ huy cấp thấp không nghe theo báo cáo cuả anh và anh đã phải thử mang báo cáo cuả mình vượt cấp, tìm cách trình bày ý kiến cuả mình 'bằng lối sau' cho một đại tá vừa mới nhận nhiệm sở trong khu vực.
Thông tin Minnock và nhóm của anh báo cáo được liệt vào loại tài liệu "tình báo đặc biệt" (SI) và có quy định rất chặt chẽ về việc phổ biến các thông tin như vậy. Chàng Binh nhất cố vạch ra sự thật mà anh biết cho đại tá, và những lý do để dự đoán về cuộc tấn công sắp tới của anh. Anh đã thử diễn giải về các hành động quân sự sắp tới cuả vc, nhưng vì không thể tiết lộ nguồn tin tuyệt mật cuả mình, anh đã không thể làm viên Đại tá tin vào anh ta cùng với mớ tiên đoán "hoang đường" cuả anh, và ngay cả với cơ quan Tình báo Quân đội mà anh đang phục vụ! Minnock đã sai lầm khi cố gắng thuyết phục vị Đại tá, anh đã đánh giá sai khi nghĩ rằng anh đang nói chuyện với một viên chức cao cấp với nhiều trí tuệ và kinh nghiệm, nhưng anh đã sớm nhận ra điều đó! Vị Đại tá đã nghĩ rằng, những người cấp thấp như anh binh nhì này làm sao có thể biết bất cứ điều gì có giá trị, và đuổi chàng lính trẻ ra ngoài với một bài thuyết trình nghiêm khắc về việc tôn trọng hệ thống quân giai trong quân đội.
Bị từ chối, nhưng quyết tâm tìm một người nào đó sẽ lắng nghe, Minnock nhớ ra về vị chỉ huy trưởng cuả Trung đoàn 26 thuộc sư đoàn Mãnh hổ Đại hàn, các đơn vị của Hàn Quốc đóng quân tại Tuy Hòa. Trung Đoàn 26 đang chuẩn bị để triển khai cuộc hành quân "tìm và diệt", sẵn sàng tung khoảng 3.000 lính bộ binh trong chiến dịch này, như thế thành phố Tuy Hòa sẽ còn lại rất ít quân phòng thủ. Việc huỷ bỏ cuộc hành quân không phải là một vấn đề dễ dàng cho viên chỉ huy trưởng đơn vị hoặc bởi chàng binh nhì cuả đơn vị ASA, người mà đang xin gặp mặt để trình bày với ông!
Ed Minnock không hề cố ý đánh lừa các chỉ huy Hàn Quốc. Thậm chí ngay khi còn là một đứa trẻ, anh đã luôn nghiêm chỉnh, và người cha quân nhân đã dậy anh phải biết tôn trọng quyền hạn và cấp bậc. Hầu hết các chiến binh trong Lữ đoàn Dù 173 và toán TCĐT 404 không ai đeo lon hoặc tên trên quân phục của họ, vì vậy sẽ không thể phân biệt được Minnock là một binh nhì hay một sỹ quan, và vị Đại tá Hàn Quốc đã không hề hỏi về cấp bậc, chỉ căn cứ vào thái độ tự tin cuả Edward Minnock Jr, và điều này thì không hề thiếu trong anh. Vị chỉ huy lắng nghe báo cáo cuả Minnock, đánh giá thái độ, sự thuyết phục cuả báo cáo, và mức độ nắm vững các sự kiện. Trên tất cả, ông rất ấn tượng bởi sự phân tích của chàng trai trẻ và cung cách, ý kiến xử lý tình hình. Sĩ quan tình báo Mỹ trẻ này rõ ràng là một nhà lãnh đạo biết rõ về công việc cuả mình, Viên chỉ huy Đại hàn đã nghĩ anh là một sỹ quan và chẳng hề nghi ngờ về chuyện này.
Tin vào những gì Minnock báo cáo và nhanh chóng nắm bắt được toàn bộ vấn đề nghiêm trọng cuả sự việc, vị chỉ huy tự biết những gì ông phải làm. Ông liên lạc ngay với cố vấn MACV (Bộ chỉ huy quân sự), phân tích tình hình và giải thích rằng ông đã thay đổi mục tiêu hành quân từ 'tìm và diệt' thành "tiêu diệt quân Bắc Việt" Kế hoạch hành quân của vị Đại tá là không đánh chặn quân Bắc Việt trên đường họ tấn công vào Tuy Hòa, nhưng là phục kích song song theo đường tiến quân của địch, để địch tiến sâu vào khu vực này thành một cái bẫy. Ông ra lệnh tắt liên lạc vô tuyến, tất cả thông tin, lệnh hành quân chỉ được chuyển nhận bằng tay. Để chắc chắn rằng địch quân không biết gì về kế hoạch hành quân này.
Sau những đắn đo, và hoàn toàn lượng định những hậu quả cho mình nếu những tiên liệu cuả Minnock là sai lầm, vị Đại uý đại đội trưởng đđ. D/16th đã quyết định. Ông làm theo bản năng của người lính là khi đến ngày của cuộc tấn công xảy ra, ông sẽ sẵn sàng có hàng chục xe bọc thép dàn hàng, cộng với mười hai khẩu đại liên 50 và hai mươi bốn súng máy 7,62ly sẵn sàng trên con đường duy nhất để đến cây cầu.
Ba ngày trước cuộc tấn công, binh nhì Minnock gặp một người quen cũ đáng tin cậy, đó là Đại úy John Moon trước đây đã hoạt động trong đơn vị Tình báo Quân sự của Lữ đoàn Dù 173 mới trở về Phú Hiệp gần đây. Minnock đã hầu như hoàn tất mọi chi tiết kế hoạch của anh, nhưng nếu có bất cứ ý kiến hoặc giúp đỡ nào vẫn tốt hơn. Moon lắng nghe phân tích của Minnock, thẩm định tình hình và đề nghị thử tiến hành phá hoại khu trung tâm hành quân cuả sư đoàn 5 Bộ đội vc trước khi nó được chuẩn bị sẵng sàng để chỉ huy lực lượng của họ.
Đại úy Moon biết rằng trước khi tấn công, Bộ đội Sư đoàn 5 Bắc Việt sẽ triển khai bộ tư lệnh chiến trường đến một khu phức hợp gồm những điạ đạo và hang động bí mật tại phía tây nam của thành phố Tuy Hòa. Tình báo Quân sự đã xác định được vị trí cuả khu này, vấn đề là làm thế nào với khu vực hầm hố, hang động đã được xây dựng kiên cố dưới 15 feet đất và cây chèn.
Hai mươi bốn giờ sau đó, Minnock và Moon chưng ra một kiện hàng trong đó gồm 200 trái nổ loại công phá mạnh, quà tặng gom được từ các đội pháo binh Hàn Quốc, VNCH và Mỹ. Sau đó Không quân Mỹ đã thả những thùng đựng chất cháy hỗn hợp tương tự bom napalm, kích hoả và tiếp theo đó với bom 500cân. Bộ tư lệnh chiến trường bí mật hoàn toàn bị phá hủy. Làm thế nào Minnock và Moon hoàn thành việc này giờ chỉ là phỏng đoán và có lẽ tốt hơn nên để lại cho lịch sử. Hai người chiến binh không bao giờ nói về nó .
Còn tiếp...
[Based on Chapter 17, "Unlikely Warriors: The Army Security Agency's Secret War in Vietnam 1961-1973" by Lonnie M. Long and Gary B. Blackburn]
Tiếng Việt, 42.
Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014
Trận đụng độ chiến xa ở Ben Het/ Đắc Tô.
Được xâu thành chuỗi như những viên ngọc trai trên chiếc vòng cổ với những cái
tên kỳ dị ma quái gợi nhớ đến những ngôi đền hoang, hay hầm mộ và
u ám nguy hiểm: Bu Prang, Đức Lập, Bản Đôn, Tiểu Atar,
Đức Cơ, Plei Djereng, và Ben Het. Ít
nhất là từ "nguy hiểm" rất đúng trong trường hợp của bảy trại Biệt kích nằm heo hút như đã được chạm khắc vào rừng già dọc theo các đỉnh núi tả tơi dọc theo vùng 3 biên giới của miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào. Nhiệm vụ của họ là giám sát và ngăn chặn đường xâm nhập cuả Bộ đội Bắc Việt di chuyển trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh.
Ben Het, với một đường băng trải dài phiá cực Bắc cuả trại lính nằm trên một đỉnh núi cằn cỗi ở Tây Nguyên, đây là một điểm chiến lược quan trọng bởi vì nó nằm ở vị trí khoảng 12 km về phía đông cuả điểm biên giới chung giữa Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam. Ben Het bình thường có quân số khoảng 12 lính biệt kích toán A và chừng 200 chiến binh người Thượng trong lực lượng Dân sự Chiến đấu, cùng với gia đình của họ.
Thỉnh thoảng hai chiếc tăng M107 tự hành gắn đại bác tầm xa 175 ly cuả đại đội 7/tiểu đoàn 15 Pháo binh, sẽ phối hợp thực hiện một cuộc "càn quét" ra khỏi Ben Het, thường một
cuộc hành quân có liên quan đến hai khẩu đại bác nhờ đặc điểm
di động cao, đến một vị trí mà họ có thể dễ dàng bắn 'quấy rối và cầm chừng' vào các mục tiêu cuả quân đội Bắc Việt ở nước láng
giềng Lào và Campuchia, sau đó họ sẽ rút về trú ẩn tương đối an toàn ở các trại Dân sự chiến đấu này.
Vào cuối tháng Hai năm 1969, một loạt các cuộc tấn công xảy ra trên toàn miền Nam Việt Nam như là một phần của chiến dịch mùa xuân cuả địch quân, và những cuộc tấn công bao gồm pháo kích những vị trí quân VNCH trong khu vực Đắc Tô - Ben Het. Các đơn vị Hoa Kỳ được lệnh tiến vào khu vực 'ngã ba biên giới' để thiết lập vòng đai phòng thủ ở đó và gia tăng quân tiếp viện bao gồm Đại đội B/Tiểu đoàn 1/Lữ đoàn Thiết giáp 69 dưới sự chỉ huy của Đại uý John Stovall.
Đại đội Bravo, bình thường đóng quân gần Dak To dưới sự chỉ huy của Lữ đoàn 2, Sư đoàn 4 bộ binh, được giao nhiệm vụ bảo vệ Ben Het và giữ an ninh cho đường 512, con đường duy nhất giữa doanh trại và Dak To.
Đại đội chiến xa đến các tiền đồn Lực lượng Đặc biệt vào ngày 25/2 và đã bị pháo kích gần như liên tục đến từ các vị trí quân Bắc Việt nằm cả trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam và từ bên kia biên giới Campuchia. Các chiếm binh hiếm khi có thể di chuyển xa hơn một vài mét từ xe tăng của họ mà không cần né tránh mảnh đạn hoặc đạn bắn tỉa, xe tăng và pháo binh Mỹ đã cố gắng để phản pháo, nhưng thu lượm rất ít thành công, hình như hầu hết các ụ súng cuả đối phương được đặt ngầm vào những vị trí chắc chắn bên trong biên giới Campuchia.
Vào ngày 1 tháng Ba, đột nhiên pháo binh Bắc Việt hoạt động chậm lại đáng kể, thương vong của lính Hoa Kỳ chỉ bị rất nhẹ gồm phần lớn là các vết thương từ miểng đạn. Các chiến binh được điều trị và trở về nhiệm sở, chỉ có một người cần tải thương là một trong những trung đội trưởng cuả trung đội thiết giáp bị trúng nhiều mảnh pháo và đã được tải thương đến Dak To.
Trung đội 1/ Đại đội Bravo trấn giữ phiá Tây quả đồi của căn cứ với bốn xe tăng M48 Patton, ba trong số đó được đào nằm chìm trong hầm gần đỉnh, đối mặt trực tiếp hướng tây. Nhiệm vụ quan sát khắp vùng thung lũng, nơi mà con lộ 512 uốn quanh về phía biên giới Campuchia. Do thiếu người chỉ huy vì người trung đội trưởng bị thuơng, Đại uý Stovall đã di chuyển về phía trước và thiết lập một trạm chỉ huy tạm thời trong một hầm trú ẩn gần đó.
Bên cạnh những tiếng gầm rú của đoàn xe tiếp tế đến từ Dak To và tiếng pháo kích quấy rối thường xuyên từ súng sơn pháo và súng cối cuả vc, ngày 1 và 2 tháng Ba chợt yên tĩnh đến kỳ lạ, các trận pháo kích nặng nề và thường xuyên đã quá quen thuộc khiến mọi người cảm thấy bồn chồn khi mãi lâu mà không bị pháo kích.
Vào lúc 2200 giờ ngày 2 tháng Ba, trung sỹ trung đội trưởng Hugh Havermale liên lạc với Đại úy Stovall và báo cáo rằng những chiến binh của mình đã nghe thấy tiếng máy xe cuả địch quân đang di chuyển về phía Tây của doanh trại, hai người chỉ huy tiến về phía trước và dùng kính hồng ngoại (Night-vision) để quan sát nhưng đã không phát hiện bất kỳ chuyển động gì, tuy nhiên Stovall có nghe thấy tiếng động cơ xe chạy khoảng 20 phút trước khi âm thanh tắt hẳn.
Nắng sáng phá vỡ lớp sương mù lấp đầy thung lũng nằm trải dài trước khu trại. Có rất ít hoạt động của đối phương vào ban ngày và một số đội trinh sát LLĐB đã được gửi đi về phía Bắc, phía Nam và phía Đông, trong cuộc họp thông tin tình báo hàng ngày chỉ huy căn cứ lưu ý các đơn vị khác là một cuộc tấn công của đối phương sắp xảy ra và có thể cả tấn công bằng chiến xa.
Khi bóng tối bao trùm khắp trại, quân trú phòng đã được báo động chuẩn bị sẵn sàng những đợt tấn công cuả quân Bắc Việt với lực lượng của các đơn vị địch mà họ chưa biết cấp số cũng như quân số.
Vào 2100 giờ, trại bắt đầu bị pháo bằng sơn pháo tiếp theo là đạn cối nặng và hỏa lực pháo binh, hoà với tiếng gầm thét của pháo binh, các đội chiến xa bắt đầu nghe thấy những âm thanh quen thuộc của động cơ và lần này nó được kết hợp với tiếng đặc trưng của xích sắt nghiến trên đá, Stovall dùng kính hồng ngoại quan sát toàn bộ khu vực, bất chợt một chiếc xe của đối phương đột nhiên bật cháy sáng, chiếc tăng đã vướng vào một bãi mìn sát thương cá nhân nằm khoảng 800 mét từ chu vi vòng ngoài của trại và chiếc xe bị bắt cháy, trong quầng sáng tạo ra bởi ngọn lửa, ba xe tăng khác cuả Bắc Việt và xe bọc thép có thể nhìn thấy rõ ràng, các xe đã gần tiếp cận các cuộn dây kẽm gai concertina bao bọc xung quanh chu vi trại và các chiến xa Mỹ khai hoả ngay tức khắc với loại đầu đạn công phá.
Đại úy Stovall cũng đồng thời nhận được báo cáo có một chiếc xe tăng thứ tư cuả địch tiến đến gần cánh trái vị trí biệt kích nằm gần phi đạo và một toán tuần tiễu LLĐB báo cáo một đoàn 10-15 chiếc xe phát xuất từ khu vực biên giới đang di chuyển về phía Đông tới căn cứ, anh ra lệnh cho đội súng cối bắn pháo sáng và các binh sỹ xe tăng tiếp tục tác xạ, hoả lực tác xạ trúng trực diện ít nhất hai trong số các xe tăng và xe bọc thép cuả Việt cộng khiến chúng bốc cháy dữ dội.
Stovall chạy đến để leo lên một trong những xe tăng Patton và khi vừa leo lên phía sau pháo tháp,
một trái đại bác cuả xe tăng địch bắn trúng nổ ngay đó ném anh văng ra khỏi nóc xe tăng, vụ
nổ cũng làm viên chỉ huy xe tăng văng ra khỏi vòm pháo tháp khoảng 3 mét phía sau của xe
tăng, Stovall và viên chỉ huy xe tăng đều bị thương nặng, vụ nổ cũng đồng thời giết chết tại chỗ người lính nạp đạn và người xạ thủ đang bắn khẩu đại liên gắn bên trên.
Chiếc tăng M48 này rõ ràng đã bị trúng đạn trực tiếp từ một trong những chiếc xe tăng Bắc Việt sau khi vị trí cuả nó bị lộ vì chính ánh sáng hoả châu, nhưng chiếc M48 vẫn còn khả dụng do đó nhóm chiến binh từ những xe khác đã nhẩy lên điền vào các vị trí chiến đấu và điều khiển nó quay trở lại với cuộc chiến.
Trao đổi hoả lực tiếp tục một thời gian ngắn, hoả lực của đối phương dần dần giảm xuống, những chiến xa Bắc Việt rút lui, các cuộc tấn công bộ binh đã không diễn ra như dự kiến, xe tăng Mỹ bắn thêm vài trái đại bác HE (đạn công phá) trúng hông một chiếc khác, biến nó thành một đống sắt vụn, vừa đúng lúc Trung đội 2/Đại đội B đến tiếp viện. Chuẩn uý Ed Nickels, chỉ huy trung đội 2, chịu trách nhiệm chỉ huy đại đội thay cho Đại uý Stovall bị thương nặng. Chiếc AC47 "ma quái" máy bay chiến đấu vần vũ trên bầu trời của trại, bắn chặn việc rút quân Bắc Việt và phần buổi tối còn lại khá trầm lắng với thỉnh thoảng một tràng súng bắn vu vơ vào không gian.
Vào sáng ngày hôm sau, nhóm trinh sát chiến trường phát hiện hai xe tăng Nga PT76 bị phá huỷ và một xe bọc thép BTR50 APC bi cháy rụi đã bị các lực lượng Bắc Việt bỏ lại khi rút lui, biệt kích tuần tra khu vực gần biên giới cũng tìm thấy một khu vực địch tập trung xe thiết giáp đã triệt thoái.
Dường như không có lời giải thích hợp lý nào cho lý do mà Bắc Việt đã tiến hành một cuộc tấn công vào Ben Het vào một đêm tháng Ba năm 1969 đó, vụ
tấn công bằng chiến xa rất ngắn gọn và không có đơn vị bộ binh tùng thiết với nó, vì vậy mục đích
của nó không rõ ràng nhưng chắc các đơn vị pháo binh Mỹ là mục
tiêu chính, trung đoàn xe tăng 202 Bắc Việt đã được giao nhiệm vụ phá hủy đội
pháo tự hành 175 ly và ngăn chặn những cuộc hành quân phối hợp 'càn quét' cuả nó.
Có thể trinh sát của các đơn vị Bắc Việt tại Campuchia đã không hề biết về sự hiện diện của đại đội chiến xa tại căn cứ, các đơn vị xe tăng mới chỉ ở đó một thời gian ngắn và đã được ngụy trang quá tốt, có thể chắc chắn không nghi ngờ rằng đối phương không hề muốn tung các nguồn lực xe tăng khan hiếm của họ để đối đầu với những xe tăng Patton M48 được đào hố phòng vệ kỹ càng, nếu họ biết có chúng ở đó!?
Trận chiến này, mặc dù ngắn gọn, đã đánh dấu kể từ chiến tranh Đại Hàn 16 năm trước lần đầu tiên một đơn vị thiết giáp của Mỹ đã đụng độ với xe tăng địch. Trong cả ba Lữ đoàn chiến xa của quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam, chỉ có Tiểu đoàn 1/69 trực tiếp đụng độ chiến xa trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ngày 03 tháng 3 năm 1969 tại Benhet.
Ben Het, với một đường băng trải dài phiá cực Bắc cuả trại lính nằm trên một đỉnh núi cằn cỗi ở Tây Nguyên, đây là một điểm chiến lược quan trọng bởi vì nó nằm ở vị trí khoảng 12 km về phía đông cuả điểm biên giới chung giữa Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam. Ben Het bình thường có quân số khoảng 12 lính biệt kích toán A và chừng 200 chiến binh người Thượng trong lực lượng Dân sự Chiến đấu, cùng với gia đình của họ.
Vào cuối tháng Hai năm 1969, một loạt các cuộc tấn công xảy ra trên toàn miền Nam Việt Nam như là một phần của chiến dịch mùa xuân cuả địch quân, và những cuộc tấn công bao gồm pháo kích những vị trí quân VNCH trong khu vực Đắc Tô - Ben Het. Các đơn vị Hoa Kỳ được lệnh tiến vào khu vực 'ngã ba biên giới' để thiết lập vòng đai phòng thủ ở đó và gia tăng quân tiếp viện bao gồm Đại đội B/Tiểu đoàn 1/Lữ đoàn Thiết giáp 69 dưới sự chỉ huy của Đại uý John Stovall.
Đại đội Bravo, bình thường đóng quân gần Dak To dưới sự chỉ huy của Lữ đoàn 2, Sư đoàn 4 bộ binh, được giao nhiệm vụ bảo vệ Ben Het và giữ an ninh cho đường 512, con đường duy nhất giữa doanh trại và Dak To.
Đại đội chiến xa đến các tiền đồn Lực lượng Đặc biệt vào ngày 25/2 và đã bị pháo kích gần như liên tục đến từ các vị trí quân Bắc Việt nằm cả trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam và từ bên kia biên giới Campuchia. Các chiếm binh hiếm khi có thể di chuyển xa hơn một vài mét từ xe tăng của họ mà không cần né tránh mảnh đạn hoặc đạn bắn tỉa, xe tăng và pháo binh Mỹ đã cố gắng để phản pháo, nhưng thu lượm rất ít thành công, hình như hầu hết các ụ súng cuả đối phương được đặt ngầm vào những vị trí chắc chắn bên trong biên giới Campuchia.
Trung đội 1/ Đại đội Bravo trấn giữ phiá Tây quả đồi của căn cứ với bốn xe tăng M48 Patton, ba trong số đó được đào nằm chìm trong hầm gần đỉnh, đối mặt trực tiếp hướng tây. Nhiệm vụ quan sát khắp vùng thung lũng, nơi mà con lộ 512 uốn quanh về phía biên giới Campuchia. Do thiếu người chỉ huy vì người trung đội trưởng bị thuơng, Đại uý Stovall đã di chuyển về phía trước và thiết lập một trạm chỉ huy tạm thời trong một hầm trú ẩn gần đó.
Bên cạnh những tiếng gầm rú của đoàn xe tiếp tế đến từ Dak To và tiếng pháo kích quấy rối thường xuyên từ súng sơn pháo và súng cối cuả vc, ngày 1 và 2 tháng Ba chợt yên tĩnh đến kỳ lạ, các trận pháo kích nặng nề và thường xuyên đã quá quen thuộc khiến mọi người cảm thấy bồn chồn khi mãi lâu mà không bị pháo kích.
Vào lúc 2200 giờ ngày 2 tháng Ba, trung sỹ trung đội trưởng Hugh Havermale liên lạc với Đại úy Stovall và báo cáo rằng những chiến binh của mình đã nghe thấy tiếng máy xe cuả địch quân đang di chuyển về phía Tây của doanh trại, hai người chỉ huy tiến về phía trước và dùng kính hồng ngoại (Night-vision) để quan sát nhưng đã không phát hiện bất kỳ chuyển động gì, tuy nhiên Stovall có nghe thấy tiếng động cơ xe chạy khoảng 20 phút trước khi âm thanh tắt hẳn.
Nắng sáng phá vỡ lớp sương mù lấp đầy thung lũng nằm trải dài trước khu trại. Có rất ít hoạt động của đối phương vào ban ngày và một số đội trinh sát LLĐB đã được gửi đi về phía Bắc, phía Nam và phía Đông, trong cuộc họp thông tin tình báo hàng ngày chỉ huy căn cứ lưu ý các đơn vị khác là một cuộc tấn công của đối phương sắp xảy ra và có thể cả tấn công bằng chiến xa.
Khi bóng tối bao trùm khắp trại, quân trú phòng đã được báo động chuẩn bị sẵn sàng những đợt tấn công cuả quân Bắc Việt với lực lượng của các đơn vị địch mà họ chưa biết cấp số cũng như quân số.
Vào 2100 giờ, trại bắt đầu bị pháo bằng sơn pháo tiếp theo là đạn cối nặng và hỏa lực pháo binh, hoà với tiếng gầm thét của pháo binh, các đội chiến xa bắt đầu nghe thấy những âm thanh quen thuộc của động cơ và lần này nó được kết hợp với tiếng đặc trưng của xích sắt nghiến trên đá, Stovall dùng kính hồng ngoại quan sát toàn bộ khu vực, bất chợt một chiếc xe của đối phương đột nhiên bật cháy sáng, chiếc tăng đã vướng vào một bãi mìn sát thương cá nhân nằm khoảng 800 mét từ chu vi vòng ngoài của trại và chiếc xe bị bắt cháy, trong quầng sáng tạo ra bởi ngọn lửa, ba xe tăng khác cuả Bắc Việt và xe bọc thép có thể nhìn thấy rõ ràng, các xe đã gần tiếp cận các cuộn dây kẽm gai concertina bao bọc xung quanh chu vi trại và các chiến xa Mỹ khai hoả ngay tức khắc với loại đầu đạn công phá.
Đại úy Stovall cũng đồng thời nhận được báo cáo có một chiếc xe tăng thứ tư cuả địch tiến đến gần cánh trái vị trí biệt kích nằm gần phi đạo và một toán tuần tiễu LLĐB báo cáo một đoàn 10-15 chiếc xe phát xuất từ khu vực biên giới đang di chuyển về phía Đông tới căn cứ, anh ra lệnh cho đội súng cối bắn pháo sáng và các binh sỹ xe tăng tiếp tục tác xạ, hoả lực tác xạ trúng trực diện ít nhất hai trong số các xe tăng và xe bọc thép cuả Việt cộng khiến chúng bốc cháy dữ dội.
Chiếc tăng M48 này rõ ràng đã bị trúng đạn trực tiếp từ một trong những chiếc xe tăng Bắc Việt sau khi vị trí cuả nó bị lộ vì chính ánh sáng hoả châu, nhưng chiếc M48 vẫn còn khả dụng do đó nhóm chiến binh từ những xe khác đã nhẩy lên điền vào các vị trí chiến đấu và điều khiển nó quay trở lại với cuộc chiến.
Trao đổi hoả lực tiếp tục một thời gian ngắn, hoả lực của đối phương dần dần giảm xuống, những chiến xa Bắc Việt rút lui, các cuộc tấn công bộ binh đã không diễn ra như dự kiến, xe tăng Mỹ bắn thêm vài trái đại bác HE (đạn công phá) trúng hông một chiếc khác, biến nó thành một đống sắt vụn, vừa đúng lúc Trung đội 2/Đại đội B đến tiếp viện. Chuẩn uý Ed Nickels, chỉ huy trung đội 2, chịu trách nhiệm chỉ huy đại đội thay cho Đại uý Stovall bị thương nặng. Chiếc AC47 "ma quái" máy bay chiến đấu vần vũ trên bầu trời của trại, bắn chặn việc rút quân Bắc Việt và phần buổi tối còn lại khá trầm lắng với thỉnh thoảng một tràng súng bắn vu vơ vào không gian.
Vào sáng ngày hôm sau, nhóm trinh sát chiến trường phát hiện hai xe tăng Nga PT76 bị phá huỷ và một xe bọc thép BTR50 APC bi cháy rụi đã bị các lực lượng Bắc Việt bỏ lại khi rút lui, biệt kích tuần tra khu vực gần biên giới cũng tìm thấy một khu vực địch tập trung xe thiết giáp đã triệt thoái.
Có thể trinh sát của các đơn vị Bắc Việt tại Campuchia đã không hề biết về sự hiện diện của đại đội chiến xa tại căn cứ, các đơn vị xe tăng mới chỉ ở đó một thời gian ngắn và đã được ngụy trang quá tốt, có thể chắc chắn không nghi ngờ rằng đối phương không hề muốn tung các nguồn lực xe tăng khan hiếm của họ để đối đầu với những xe tăng Patton M48 được đào hố phòng vệ kỹ càng, nếu họ biết có chúng ở đó!?
Trận chiến này, mặc dù ngắn gọn, đã đánh dấu kể từ chiến tranh Đại Hàn 16 năm trước lần đầu tiên một đơn vị thiết giáp của Mỹ đã đụng độ với xe tăng địch. Trong cả ba Lữ đoàn chiến xa của quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam, chỉ có Tiểu đoàn 1/69 trực tiếp đụng độ chiến xa trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ngày 03 tháng 3 năm 1969 tại Benhet.
Copyright © 2014 Gary B. Blackburn
Tiếng Việt, 42.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)