Xa ở phía tây nam Việt Nam sừng sững một dãy núi có tên gọi là Thất sơn và xa nhất về phía nam của những ngọn núi đó là một núi đá hoa cương được gọi là núi Cô Tô. Đầu năm 1969, các chỉ huy Đoàn 5 Lực lượng Đặc Biệt và Đặc Khu 44 Chiến Thuật đi đến quyết định rằng để bảo đảm an ninh khu vực, phải phá hủy các căn cứ đồn lũy của Việt Cộng trên đỉnh Núi Cô Tô và Tức Dụp (một đỉnh thấp hơn về phía tây nam).
Núi Cô Tô và Tức Dụp trên vùng Đồng Tháp Mười . |
Giai đoạn I. Sử dụng lực lượng Dân sự Chiến đấu (CIDG) từ trại A của Lực lượng Đặc biệt đang đóng trong khu vực và lực lượng cảnh sát quốc gia để cô lập và tìm kiếm địch ở các làng chung quanh. Mục đích để cắt đứt những nguồn cung cấp lương thực của địch, giải phóng dân chúng địa phương, và lùng tìm những VC nằm vùng tại địa phương.
Giai đoạn II. Sử dụng Tiểu Đoàn 1 và 2 của Lực lượng Tác chiến Cơ động (thuộc Mobile Strike Force 5 Command Nha Trang) để tấn công và phong tỏa đồi Tức Dụp. Các đồi được bao phủ bởi đá granite và những tảng đá khổng lồ đó có kích thước bằng ngôi nhà hai tầng và nó đã tạo nên những hang động được vc sử dụng như những căn cứ, mật khu. Những hang động này mãi luôn là một nơi trú ẩn và hậu cần lý tưởng nếu không bị cô lập.
Giai đoạn III. Tức Dụp phải được giải tỏa trước khi lực lượng bạn (Biệt động Quân VNCH) tiến vào để giải toả mục tiêu chính là núi Cô Tô. Đó là một kế hoạch đơn giản , nhưng trong thực tế không dễ dàng chút nào trong câu chuyện viết lại trận tấn công Núi Cô Tô và Tức Dụp này:
Biệt kích tại Tức Dụp (Photo: Mike Force History) |
Nương trong đám khói súng mờ mờ, hàng trăm chiến binh Mike Force cùng với các cố vấn mũ xanh lặng lẽ di chuyển qua những cánh đồng và vùng đầm lầy xung quanh đỉnh núi. Thượng sỹ Richmond Nail và các chiến binh của đại đội 6 dẫn đầu, tiếp theo đó là đại đội 4 của Trung sỹ John Talley, ẩn kín trong những tảng đá cao cỡ 250m các xạ thủ VC căng thẳng chú mục theo dõi và chờ đợi.
Lực lượng tham chiến gồm tiểu đoàn Tác chiến Cơ động trong đó bao gồm các đại đội riêng biệt của người Kờho, Chăm, Ra lai và Ra đê, cũng như người Nùng và Việt Nam, tham chiến cùng với họ là các cố vấn của Lực lượng Đặc biệt cho tiểu đoàn.
Nhóm lính đầu tiên tiến đến chân các khối đá và bắt đầu tấn công khi ánh sáng mặt trời vừa chìm trong sương mù, mới đầu chỉ là hoả lực bắn tỉa rải rác, nhưng vào khoảng 06:45 chiều Việt cộng đã đồng loạt nổ súng, đạn phóng lựu M79 và B40 rớt xuống như mưa trên đường tiến quân, hoà chung với hoả lực súng máy và vũ khí cá nhân. Hoả lực bắn chận từ khắp nơi, từ các hầm ngầm, các vết nứt của đá và hang động, bất cứ nơi nào trong tầm nhìn đều thấy hình như đạn từ khắp nơi đó bắn ra! Khoảng gần 40 người của của đại đội 200 người đã bị loại trong phút chốc và cuộc chém giết chỉ mới bắt đầu.
Tiếng địa phương của dân bản địa gọi đây là "Núi huông", bởi vì họ tin rằng nó được bảo vệ bởi những vong hồn không được siêu độ, lính Địa phương quân VNCH ở vùng này tin rằng linh hồn của những người bị giết ở đây sẽ lang thang mãi mãi trong vùng núi này và rằng đức Phật đã từ bỏ nó bởi vì các vách đá quá xấu xí, điều này đã rất đúng trong những nỗ lực hiện nay để tấn công các ngọn núi, ngọn núi hầu như đã giành được chiến thắng.
Chỉ trong vòng 6 tháng qua, đơn vị Tác chiến Cơ động 4 đã mất Joe Smith, Bobby Herreid, Gary Goudy, Roger Brown và Bob Stec trên đồi Tức Dụp, cao điểm này là một pháo đài thiên nhiên nhìn ra cánh đồng xung quanh và vùng Đồng Tháp Mười, cho đến nay nó hoàn toàn bất khả xâm phạm. Trung sỹ nhất Lực lượng Đặc biệt Albert Belisle, một trong những chỉ huy thuộc đại đội Strike Force người Thượng đã kể lại: "Khi chúng tôi bò trên các tảng đá lớn, những bộ đội bắn tiả Việt cộng đã tiả chúng tôi từng người một, chúng tôi đã cố gắng để bò, núp phiá dưới các tảng đá hầu tiến về phía trước, nhưng Việt cộng do họ đóng quân cao phía trên đầu, đã ném và lăn lựu đạn xuống chúng tôi ở phía dưới, các tay súng bắn tỉa ở khắp mọi nơi". Đại đội cuả Belisle đã mất hai đồng đội vì bắn tiả trước khi họ đặt chân được đến chân đồi. Khi nhóm Biệt kích cố gắng tiến xa hơn những khối đá khổng lồ ở chân núi, họ gặp phải sức kháng cự còn khốc liệt hơn nữa. Belisle nói: "... nhiệm vụ chúng tôi phải tấn công ngược lên đỉnh đồi" "nhưng...cứ mỗi 20m lại thiệt hại mất một người"
Trung sỹ nhất Al Belisle nhớ lại "Chúng tôi bò lách giữa những tảng đá với lựu đạn trong một tay và một tay khác rảnh để bò, chú ý lắng nghe âm thanh rít lên của chốt lựu đạn được kéo hoặc tiếng leng keng khi muỗng lựu đạn bật tung ra"... "Khi một quả lựu đạn bay đến phiá bạn với tiếng leng keng cuả muỗng lựu đạn bật ra, bạn chỉ có hai cơ hội, hoặc là chụp nhanh ném nó trở lại với bàn tay rảnh rang của mình hoặc chúi xuống giữa những tảng đá và cầu nguyện"
Đơn vị đã không thể tiến lên phiá trước, Belisle hỏi tìm 3 người tình nguyện bò ra ngoài và thử cố gắng tấn công xâm nhập từ phía sau vào khu trại Việt cộng nhằm giảm bớt áp lực, ba trưởng toán trẻ tuổi cuả trung đội người Thượng tình nguyện. Chuẩn úy Ha-Elyz, He-Non và Mang-Sơn cởi bỏ dây-ba-chạc, gỡ nón sắt và giao những khẩu M16 lại cho nhóm biệt kích, gài lưỡi lê vào thắt lưng của họ, họ nhồi đầy tất cả các túi áo và quần với lựu đạn và trượt đi êm thấm giữa các khe đá. Ba chiến binh Thượng trẻ tuổi chỉ bò một khoảng cách ngắn là họ bắt đầu nghe thấy chính xác từ đâu phát ra tiếng tác xạ của khẩu súng máy, lặng lẽ báo hiệu cho nhau bằng thủ lệnh, họ di chuyển như những bóng ma giữa những tảng đá granite khổng lồ như các căn nhà.
Cùng với những tiếng nổ gầm liên tục chung quanh, các chiến binh chợt thấy chính mình đang ở đằng sau một người bộ đội duy nhất ngay trước miệng của một cái hang nhỏ, người bộ đội đang qùy chân trên một gối và chăm chú bắn một khẩu súng máy cổ của Trung Quốc thông qua một kẽ hở hẹp, từ từ rút cây dao găm ngậm vào miệng, không một tiếng động nhỏ Ha-Elyz nhẹ nhàng bò lên từ phía sau người bộ đội và dùng dao giết hắn.
Có một cái khe hẹp có thể đi từ hang này lên phiá trên núi cao hơn, vì vậy bộ ba tiếp tục di chuyển theo hướng đó, họ không quên cầm theo khẩu AK47 từ người cán binh bị giết và di chuyển một cách nhanh chóng cố gắng giữ thật thấp để tránh bị trúng đạn từ các đồng đội đang bắn chặn cho mình, dán sát người vào các phiến đá nhóm 3 người Thượng đã vượt qua một số vị trí bắn tỉa bỏ trống trước khi bò đến được vị trí phía sau và hơi thấp hơn nơi có tổ súng máy đang khai hỏa liên hồi.
Khi ba người chiến binh nhỏ thó chăm chú quan sát phiá ngoài của mỏm đá thấp, họ nhìn thấy hai bộ đội VC trong đồng phục màu đen được treo bằng xích vào tường đá phía sau, hai người họ đang bắn một khẩu súng máy hạng nặng, một trong hai người bộ đội đang ôm một dây đạn để nạp vào súng, người còn lại là xạ thủ xúng máy, thân mình được móc vào sợi xích an toàn, người xạ thủ nhờ sợi xích buộc quanh bụng, chân chống vào vách đá nghiêng xa ra sang một bên cuả khe đá và tác xạ, chỉ có khẩu súng chià ra khỏi, trong khi toàn thân hoàn toàn được che chở bảo vệ bởi khối đá granite. Các sợi xích an toàn này được cột quanh vòng eo của những bộ đội, và gắn chặt vào các móc đục gắn vào trong đá, được dùng như dây an toàn treo họ trên vách đá!
Thật nhẹ nhàng kéo chốt trái lựu đạn, He-Non leo vòng lên qua gờ của phiến đá, di chuyển ra phía sau khối đá và ném trái lựu đạn... Hai xác chết bị bỏ lại treo lơ lửng cùng với đám xích sắt khi nhóm biệt kích nhỏ di chuyển hướng lên trên theo con đường mòn dọc khe đá.
Trong khi đó, mũi tấn công chính cuả đại đội Tác chiến Cơ động bị chặn đứng. Đạn súng máy, đạn cối và lựu đạn từ phiá trên không ngừng trút xuống làm tăng thêm số thương vong, tổn thất cuả đội quân phiá dưới và với cả các chỉ huy lính Mũ xanh. Trung sỹ Belisle thật đúng là đang kẹt "giữa hai tảng đá" và cả đại đội cuả mình đang bị tiêu diệt. Anh kể lại:"... Tôi đã phải gọi đại bác và bom Napan để đánh bật các cuộc tấn công cuả VC trở lại"..."tôi biết trong thời gian đó các trung đội trưởng người Thượng của tôi đang nằm đâu đó dưới những tảng đá đang bị tấn công dồn dập này!".
Khi những biệt kích tiếp tục nhiệm vụ dang dở, họ bất ngờ chạm trán một nhóm nữ du kích cùng với một người đàn ông mang một khẩu súng ngắn có lẽ là chỉ huy, có thể là một sĩ quan Việt cộng! Một trong ba chiến binh người Thượng đã giơ khẩu AK47 chiến lợi phẩm lên như một lời chào, làm viên chỉ huy VC tưởng lầm là đồng bọn, liền sau đó ông hỏi họ có bị thương hoặc cần nước uống không?
Ba biệt kích người Thượng không thể trả lời, bởi vì giọng nói của người Thượng cao nguyên của họ sẽ tự tố cáo họ là ai ngay tức khắc. Chỉ với một chút do dự, những người Biệt kích trẻ tuổi vừa giả bộ mỉm cười, cúi đầu và gật đầu trong khi một người nhanh nhẹn tung một trái lựu đạn vào giữa nhóm đối phương, và rồi cả ba người cùng chúi xuống lăn xa tìm chỗ tránh miểng lựu đạn...
Khi tìm đến được một nơi dường như là cửa vào chính của hệ thống hang động phức tạp Tức Dụp, ba biệt kích Thượng giết chết người vc bảo vệ cửa hang và nhanh nhẹn lẻn vào bên trong, khi lọt vào bên trong họ di chuyển từ phòng này sang phòng khác, lục soát và tìm hiểu về các ngõ ngách của hệ thống hang động.
Nếu họ gặp phải VC, các Biệt kích chỉ đơn giản thủ tiêu theo cách của họ và tiếp tục di chuyển, trước khi rời khỏi các hang động, họ cố lấy mang theo thật nhiều tài liệu mà họ có thể mang theo một cách gọn gàng nhất được và nhóm ba biệt kích đã theo kỹ thuật riêng của người Thượng leo xuống vách đá thoát ngược trở về với đồng đội.
Cùng với ánh nắng mặt trời từ từ chìm sau các đỉnh núi của miền nam Campuchia, cuộc chiến vẫn tiếp tục với đủ loại hoả lực gầm thét, ba biệt kích trẻ vượt qua trận địạ một cách an toàn trở lại vào khu vực kiểm soát dưới chân đồi của họ sau hơn 11 tiếng đồng hồ. Belisle kể lại: "Họ đã cung cấp cho chúng tôi tất cả các thông tin về thực địa mà chúng tôi cần biết để đại đội có thể tấn công vào các hang động" Belisle tự hào nói " ... Tôi không nghĩ rằng cả ba chiến binh có thể sống sót, nhưng ... họ đã trở lại, với chiến công là mười một Charlies thiệt mạng và họ vẫn còn dư bảy lựu đạn còn lại chưa dùng hết!"
Còn tiếp...
Chuyển ngữ XâyXậpZì.
(UnlikelyWarriors)
haha hay quá, cám ơn anh Xập
Trả lờiXóaHay quá, đcm VC dã man thật nó xích lính vào vách đá đéo chạy được chỉ có bắn. Mà Bốn mươi hai là năm sinh à Cậu, hay gì?
Trả lờiXóaHay ! VC buộc xích vào chân lính. Dân tộc VN là dân tộc anh hùng. Ặc..ặc.
Trả lờiXóaLàm gì có chuyện đó. Họ mang xích để có thể không bị rớt thôi. Góc nhìn một chiều như sờ đít voi. Lão quả quyết không có chuyện bị xích như vậy. Chiến tranh qua rồi, nỗi đau còn đó. Nhưng cứ làm sai lạc nó đi để làm gì?
Trả lờiXóaLão là một lính chiến và thấy chuyện này như bịa.
Ngày xưa người ta chiến đấu vì lý tưởng cao cả, sẵn sàng hy sinh thân mình vì tổ quốc. Nhưng ngày nay nhìn lại mới thấy bẽ bàng.
Sự thực vẫn phải là sự thực. Không có chuyện bị xích để chiến đấu đâu. ĐKM mấy thằng ngu.
Cô @ Con Cam, 42 lích lêm chứ có phải năm sinh đâu, cậu đâu già thế.
Trả lờiXóaCô @ Lão Bựa, theo bài tiếng Anh, cậu dịch ra không có ý nói là "xích chân vào đá". Theo cậu ý cuả người viết là mô tả hai vc cột xích vào bụng như dây an toàn, treo vào vách đá để dễ đưa người ra khỏi khe đá nhằm bắn súng, không có ý bôi bác gì ở đây cả, hehe.
Cô @ Lão Bựa. Hehe, đã sửa từ chữ 'bị' thành chữ 'được' cho nó nhẹ nhàng trong vụ xích vào vách đá.
Trả lờiXóaChưa đọc kỹ nhưng nhà cậu xập có cho chửi thề không?
Trả lờiXóaCho thì đọc kỹ. Đéo cho đéo đọc nữa ha ha
Hay quá cậu ơi! Có khi nào Tuk Chup là Tức Dụp bây giờ không Cậu? Tức Dụp có vị trí địa lý và địa hình y như trong bài miêu tả, chú Hải đã đến đó một lần cách đây khoảng mười hai năm. Xác dép râu và mảnh vải chiến y vẫn còn vương vãi khắp nơi. Nhang khói xì xụp từng hốc đá gốc cây, tuy đã mở đường xung quanh chân đồi nhưng không khí còn u ám lắm.
Trả lờiXóaCô Chú Hải, cậu biết đâu TukChup nằm kế ngọn núi Cô Tô, cậu chưa bao giờ đến đây.
Trả lờiXóa