Như là một thí nghiệm lịch sử: Một cơ quan đã được thành lập nhằm khai thác các hồ sơ bí mật của những cá nhân đã từng bị do thám thời Đông Đức. Nhưng mới đây giới hữu trách điều hành kho lưu trữ của "mật vụ Đông Đức" đã thừa nhận rằng cơ quan của ông vẫn còn đang sử dụng 37 cựu nhân viên Stasi làm nhân viên của mình.
Ủy ban Liên bang điều tra về Stasi được thành lập bởi chính phủ Đức năm 1991 có nhiệm vụ bảo vệ các tài liệu lưu trữ của Stasi khỏi ý định phá hủy hồ sơ của những cựu mật vụ nhằm xoá dấu vết hoạt động cuả họ, cũng như cho phép các công dân tìm hiểu nếu bất cứ ai có một lý do nghi ngờ rằng họ có thể đã bị nhà nước Đông Đức cũ theo dõi.
Năm 2007, một báo cáo của chính phủ Đức (bị rò rỉ) tiết lộ rằng các kho lưu trữ đó, từ khi thành lập đã sử dụng cỡ 79 cựu thành viên Stasi, một phần trong số họ ngay quốc hội Đức đã không hề biết đến, điều này càng thúc đẩy những nghi ngờ rằng có thể có nhiều hồ sơ có những bằng chứng phạm tội đã bị tiêu hủy hoặc bị chỉnh sửa.
Ông Roland Jahn, giám đốc hiện nay, trong bài phát biểu nhậm chức của ông tháng 3/2011, từng là một nhà báo bất đồng chính kiến, đã phát biểu là "không thể chấp nhận" điều mà nạn nhân Stasi khi tìm kiếm truy cập vào các hồ sơ của họ sẽ phải đối phó với những nhân viên cũ của mật vụ. "Mỗi cựu cộng tác viên Stasi vẫn còn làm việc trong cơ quan này," ông nói, "là một cái tát vào mặt của nạn nhân."
Nhưng tuần rồi nổi lên tin là trung tâm lưu trữ vẫn còn sử dụng 37 nhân viên đã từng làm việc cho Stasi trong tổng số 1.600 nhân viên của mình. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Tagesspiegel, ông Jahn đã thừa nhận rằng giải quyết vấn đề này trong thực tế khó khăn hơn so với dự kiến. Theo luật lao động của Đức, công chức chỉ có thể được chuyển sang "ngang nghạch" trong các cơ quan khác.
"Hiện vẫn còn 37 người ở đây. Năm (trong tổng số 48 người ban đầu) đã được chuyển đi, năm đã nghỉ vì lý do tuổi tác, và một đã chết. Những dịch chuyển khác cũng đang được tiến hành, nhưng nhiều nhân viên cho biết: không muốn thuyên chuyển đi, và như vậy toàn bộ sự việc dậm chân tại chỗ"
Vào lúc sụp đổ, Stasi ước tính có 91.000 nhân viên chính ngạch và cỡ 110.000 - 190.000 tình báo viên. Trong số nhiều người được nhận vào cơ quan chính phủ không chỉ kỹ thuật viên hoặc nhân viên lưu trữ, có ít nhất là hai sĩ quan cao cấp (cuả Stasi).
Những tiết lộ mới nhất cũng gợi lên những câu hỏi khó chịu cho tổng thống Đức, Joachim Gauck, người đã từng là giám đốc trung tâm lưu trữ dữ liệu Stasi giữa những năm 1990 và 2000. Trong cuốn sách của ông viết năm 1991 "The Stasi Files", Gauck đã bảo vệ việc tái tuyển dụng nhân viên Stasi cũ: "Chúng ta không thể vận hành mà không cần kiến thức chuyên môn của họ về một số chi nhánh và hệ thống lưu trữ của Stasi". Nguyên thuỷ là họ chỉ được thuê với hợp đồng ngắn hạn, chính ông Gauck đã đích thân vận động để làm cho công việc của họ thành công việc biên chế vào năm 1997.
Klaus Schroeder, nhà sử học tại Đại học Tự do Berlin, người tìm hiểu việc triển khai các cựu Stasi tại cơ quan trong năm 2007, nói với Guardian: "Trên hết, trách nhiệm về việc cho những người không được tín nhiệm truy cập vào các hồ sơ đặc biệt là do ông Gauck."
Jahn, giám đốc hiện nay, trong cuộc phỏng vấn mới đây cũng bác bỏ việc so sánh cuả tờ báo Tagesspiegel về hoạt động cuả NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, vụ scandal về nghe lén) và Stasi: "Tôi thấy thật vô lý để so sánh giữa NSA và Stasi - kiểu tung hoả mù. Việc này không hề làm trong sạch hơn vụ scandal về do thám ở Đức hiện nay, nó muốn làm nhẹ đi tác hại công việc của Stasi.
Stasi, họ không chỉ thu thập thông tin mà còn bắt bớ, bỏ tù những người chỉ trích nhà nước. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận quanh vụ NSA đã cho thấy tầm quan trọng của việc cất cao tiếng nói của bạn khi quyền con người cơ bản bị vi phạm"
Tiếng Việt 42, dịch từ Theguardian.
Ủy ban Liên bang điều tra về Stasi được thành lập bởi chính phủ Đức năm 1991 có nhiệm vụ bảo vệ các tài liệu lưu trữ của Stasi khỏi ý định phá hủy hồ sơ của những cựu mật vụ nhằm xoá dấu vết hoạt động cuả họ, cũng như cho phép các công dân tìm hiểu nếu bất cứ ai có một lý do nghi ngờ rằng họ có thể đã bị nhà nước Đông Đức cũ theo dõi.
Năm 2007, một báo cáo của chính phủ Đức (bị rò rỉ) tiết lộ rằng các kho lưu trữ đó, từ khi thành lập đã sử dụng cỡ 79 cựu thành viên Stasi, một phần trong số họ ngay quốc hội Đức đã không hề biết đến, điều này càng thúc đẩy những nghi ngờ rằng có thể có nhiều hồ sơ có những bằng chứng phạm tội đã bị tiêu hủy hoặc bị chỉnh sửa.
Ông Roland Jahn, giám đốc hiện nay, trong bài phát biểu nhậm chức của ông tháng 3/2011, từng là một nhà báo bất đồng chính kiến, đã phát biểu là "không thể chấp nhận" điều mà nạn nhân Stasi khi tìm kiếm truy cập vào các hồ sơ của họ sẽ phải đối phó với những nhân viên cũ của mật vụ. "Mỗi cựu cộng tác viên Stasi vẫn còn làm việc trong cơ quan này," ông nói, "là một cái tát vào mặt của nạn nhân."
Nhưng tuần rồi nổi lên tin là trung tâm lưu trữ vẫn còn sử dụng 37 nhân viên đã từng làm việc cho Stasi trong tổng số 1.600 nhân viên của mình. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Tagesspiegel, ông Jahn đã thừa nhận rằng giải quyết vấn đề này trong thực tế khó khăn hơn so với dự kiến. Theo luật lao động của Đức, công chức chỉ có thể được chuyển sang "ngang nghạch" trong các cơ quan khác.
"Hiện vẫn còn 37 người ở đây. Năm (trong tổng số 48 người ban đầu) đã được chuyển đi, năm đã nghỉ vì lý do tuổi tác, và một đã chết. Những dịch chuyển khác cũng đang được tiến hành, nhưng nhiều nhân viên cho biết: không muốn thuyên chuyển đi, và như vậy toàn bộ sự việc dậm chân tại chỗ"
Vào lúc sụp đổ, Stasi ước tính có 91.000 nhân viên chính ngạch và cỡ 110.000 - 190.000 tình báo viên. Trong số nhiều người được nhận vào cơ quan chính phủ không chỉ kỹ thuật viên hoặc nhân viên lưu trữ, có ít nhất là hai sĩ quan cao cấp (cuả Stasi).
Những tiết lộ mới nhất cũng gợi lên những câu hỏi khó chịu cho tổng thống Đức, Joachim Gauck, người đã từng là giám đốc trung tâm lưu trữ dữ liệu Stasi giữa những năm 1990 và 2000. Trong cuốn sách của ông viết năm 1991 "The Stasi Files", Gauck đã bảo vệ việc tái tuyển dụng nhân viên Stasi cũ: "Chúng ta không thể vận hành mà không cần kiến thức chuyên môn của họ về một số chi nhánh và hệ thống lưu trữ của Stasi". Nguyên thuỷ là họ chỉ được thuê với hợp đồng ngắn hạn, chính ông Gauck đã đích thân vận động để làm cho công việc của họ thành công việc biên chế vào năm 1997.
Klaus Schroeder, nhà sử học tại Đại học Tự do Berlin, người tìm hiểu việc triển khai các cựu Stasi tại cơ quan trong năm 2007, nói với Guardian: "Trên hết, trách nhiệm về việc cho những người không được tín nhiệm truy cập vào các hồ sơ đặc biệt là do ông Gauck."
Jahn, giám đốc hiện nay, trong cuộc phỏng vấn mới đây cũng bác bỏ việc so sánh cuả tờ báo Tagesspiegel về hoạt động cuả NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, vụ scandal về nghe lén) và Stasi: "Tôi thấy thật vô lý để so sánh giữa NSA và Stasi - kiểu tung hoả mù. Việc này không hề làm trong sạch hơn vụ scandal về do thám ở Đức hiện nay, nó muốn làm nhẹ đi tác hại công việc của Stasi.
Stasi, họ không chỉ thu thập thông tin mà còn bắt bớ, bỏ tù những người chỉ trích nhà nước. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận quanh vụ NSA đã cho thấy tầm quan trọng của việc cất cao tiếng nói của bạn khi quyền con người cơ bản bị vi phạm"
Tiếng Việt 42, dịch từ Theguardian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét