Thằng Hà đội 18 rau xanh, khu vực đội nó nằm cách khu đội tôi một khoảng xa phía hạ lưu con suối Lạnh, con suối mà không biết bao nhiêu người đã đủ liều để vượt qua và bỏ mạng mà nó là một trong số đó.
Hà tướng nhỏ con lớn hơn tôi 2 tuổi, nó bị bắt tội 'phục quốc' một tội danh mà rất nhiều trai gái thời mới giải phóng bị dính vào, theo tôi biết thì có một tổ chức gọi là "phục quốc" kết nạp rất nhiều thanh niên và thiếu nữ vào tổ chức, sau đó hầu như toàn bộ đều bị bắt và bị đi cải tạo, trải dài từ Sài gòn ra Vũng tàu cả vùng Biên Hoà Đồng Nai, các tỉnh khác tôi không biết vì không cùng hệ thống trại tù.
Nó người Biên Hoà thì phải -tôi không nhớ rõ- chúng tôi chỉ biết nhau vì ở lán gần nhau và là nhóm tù phản động trẻ tuổi, khác với nhóm tù sỹ quan học tập cải tạo thường lớn tuổi hơn nhiều, bọn tôi biết nhau chỉ thế. Nó chọn trốn trại vào mùa khô, chắc vì giòng suối Lạnh nước cạn dễ vượt và đường rừng dễ đi. Như bao nhiêu vụ trốn trại thành công khác nó mất tăm tích, các vệ binh săn lùng sau vài ngày cũng rút về.
Chừng nửa tháng sau một buổi sáng đội tôi đi làm vừa ra gần đến khu rẫy rau, hàng loạt súng nổ bên phía rẫy đội rau xanh 18, các vệ bịnh ra lệnh cho chúng tôi theo hàng ngồi xuống tại chỗ, lâu lắm thì lệnh ban ra, tất cả về trại nghỉ làm cấm ra khỏi lán, tin tức truyền đi nhanh không kém: tàn quân do thằng Hà dẫn về phục kích tại lán nghỉ ở rẫy của đội 18 rau xanh bắn chết vệ binh và cán bộ quản giáo rồi rút vào rừng.
Chiều hôm sau, văng vẳng đâu đó sâu trong khu núi Tàu súng nổ rộ từng chập, đêm xuống vệ binh kéo thằng Hà bị bắn về khu cổng trại -sau nghe kể lại là huyện đội và bộ đội cùng với vệ binh trại hành quân truy lùng, bắn chết nhóm tàn quân trong đó có thằng Hà, vì nó là tù trốn trại nên bị lôi về trại- mấy lán nằm sát cổng sau kể lại nghe thằng Hà rên cả đêm, gần sáng mới im chắc lúc đó nó mới chết!
Hôm sau trại huy động đội trực đi đào lỗ chôn, bọn bỏn về kể nhấc nó lên máu chảy tong tong, nó bị phạt chôn không hòm, đâu đó xa trại. Lâu quá không nhớ, hình như nó chết khoảng năm 1978 thì phải?!
Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018
Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018
Tao ngộ 18: Đại úy Tú
Ngày đầu bị cùm tôi bị chấn động đến không biết mình đang ở hoàn cảnh nào, thực tại rối tung lên đến độ tôi không biết ngày hay đêm, điều này rồi cũng chẳng quan trọng mấy với tù bị cùm, mốc thời gian không còn hiện diện nó chỉ được biết đến với hai cữ cơm nước nhét qua lỗ gió, đau vì cùm cộng với sự khó chịu trong các tư thế ngồi nằm khiến tôi chỉ thực kinh ngạc khi chợt phát hiện ra mình đang nghe tiếng thuyết trình với giọng lớn hết cỡ, giọng nói đã liên tục từ lúc tôi vào đây không nghỉ, tiếng nói trong không gian kín như được khuyếch đại hơn nhiều lần.
Đại úy Tú, người điên trong trại Z30C nằm trong biệt giam chỉ cách phòng tôi một bức tường, qua nói chuyện sơ với anh Lâm cùng phòng tôi biết về anh Tú, là Đại úy phi công chiến đấu, anh ngày trước đào hoa có 3 vợ -thời chiến nhiều ông tranh thủ có vợ ở khắp điểm đóng quân- sau khi đi trình diện học tập một thời gian, các cô vợ phát hiện ra sự thật và cả 3 cô bỏ rơi anh chàng phi công thất thế, anh thành con bà phước, nhà chỉ còn mẹ già lâu lâu cố đi thăm nuôi và từ đận đó anh phát điên.
Anh Tú trong cơn điên cứ thuyết trình với các thính giả tưởng tượng bằng giọng nói với hết cỡ âm lượng, như gào lên. Điều đặc biệt anh nói liên tục gần như suốt ngày chỉ một đôi khi anh ngưng thời gian ngắn rồi lại tiếp tục ngày này qua ngày khác đã từ lâu lắm trước khi tôi vào đây.
Tù bị điên chỉ có cách nhốt vào biệt giam, chăm sóc anh cũng là tù vài ngày một lần mấy người tự quản lại vào lôi ra vừa rửa ráy cho anh vừa ch̉ửi, anh thì cười khà khà, nghe các anh tự quản càm ràm anh ỉa lấy cứt trét lên tường và ô cửa còn cơm trại phát thì anh lại bỏ vào thùng đựng phân, anh hoàn toàn trần truồng không quần áo, hỏi anh Lâm cho biết anh ở đây từ trước khi anh vào.
Anh Tú nói lưu loát Anh và Pháp, anh cứ nói một đọan tiếng Anh rồi dịch sang Pháp xong lại qua tiếng Việt, giọng như gào suốt ngày đêm không ngừng. Tôi thoạt đầu cũng hơi khó chịu vì giọng nói suốt bên tai, nhưng chỉ ngày sau tự cảm thấy an ủi sự im lặng chết chóc của khu biệt giam sẽ ghê rợn hơn nhiều nếu không có tiếng người, những đêm không ngủ nghe anh gào lên bên kia phòng giam thấy cũng đỡ hơn là tiếng côn trùng đêm vắng.
Tôi không biết mặt anh Tú, chỉ nghe tiếng người, sau nửa tháng cùm tôi được thả về đội kèm lệnh cách ly cấm trại viên liên hệ 15 ngày -miễn lao động kèm theo lệnh cấm- thật là diễm phúc khi không phải lao động, tuy phần ăn có bị cắt ít đi nhưng không bị lao động là mơ ước của mọi người tù.
TB: À, lý do tôi bị cùm là bọn trẻ chúng tôi trong đội tổ chức mừng Giáng Sinh -chỉ nho nhỏ thôi họp nhau ca hát uống trà ăn đường tán- không biết tên anten nào báo cáo mà chỉ mình tôi bị cùm, quản giáo điều tra tới lui cũng chỉ có thế nên tôi bị cùm 15 ngày rồi thả, lệnh cấm tổ chức các nghi thức tôn giáo trong tù!
Tù học tập cải tạo có tiêu chuẩn ăn rất chặt chẽ, nếu đi lao động được tiêu chuẩn ăn lao động, đại khái là đói, còn ngày nào không lao động phần ăn sẽ bị cắt xuống thì sẽ đói hơn. Tự điển trong tù không có từ: "ăn no". Hí hí
Đại úy Tú, người điên trong trại Z30C nằm trong biệt giam chỉ cách phòng tôi một bức tường, qua nói chuyện sơ với anh Lâm cùng phòng tôi biết về anh Tú, là Đại úy phi công chiến đấu, anh ngày trước đào hoa có 3 vợ -thời chiến nhiều ông tranh thủ có vợ ở khắp điểm đóng quân- sau khi đi trình diện học tập một thời gian, các cô vợ phát hiện ra sự thật và cả 3 cô bỏ rơi anh chàng phi công thất thế, anh thành con bà phước, nhà chỉ còn mẹ già lâu lâu cố đi thăm nuôi và từ đận đó anh phát điên.
Anh Tú trong cơn điên cứ thuyết trình với các thính giả tưởng tượng bằng giọng nói với hết cỡ âm lượng, như gào lên. Điều đặc biệt anh nói liên tục gần như suốt ngày chỉ một đôi khi anh ngưng thời gian ngắn rồi lại tiếp tục ngày này qua ngày khác đã từ lâu lắm trước khi tôi vào đây.
Tù bị điên chỉ có cách nhốt vào biệt giam, chăm sóc anh cũng là tù vài ngày một lần mấy người tự quản lại vào lôi ra vừa rửa ráy cho anh vừa ch̉ửi, anh thì cười khà khà, nghe các anh tự quản càm ràm anh ỉa lấy cứt trét lên tường và ô cửa còn cơm trại phát thì anh lại bỏ vào thùng đựng phân, anh hoàn toàn trần truồng không quần áo, hỏi anh Lâm cho biết anh ở đây từ trước khi anh vào.
Anh Tú nói lưu loát Anh và Pháp, anh cứ nói một đọan tiếng Anh rồi dịch sang Pháp xong lại qua tiếng Việt, giọng như gào suốt ngày đêm không ngừng. Tôi thoạt đầu cũng hơi khó chịu vì giọng nói suốt bên tai, nhưng chỉ ngày sau tự cảm thấy an ủi sự im lặng chết chóc của khu biệt giam sẽ ghê rợn hơn nhiều nếu không có tiếng người, những đêm không ngủ nghe anh gào lên bên kia phòng giam thấy cũng đỡ hơn là tiếng côn trùng đêm vắng.
Tôi không biết mặt anh Tú, chỉ nghe tiếng người, sau nửa tháng cùm tôi được thả về đội kèm lệnh cách ly cấm trại viên liên hệ 15 ngày -miễn lao động kèm theo lệnh cấm- thật là diễm phúc khi không phải lao động, tuy phần ăn có bị cắt ít đi nhưng không bị lao động là mơ ước của mọi người tù.
TB: À, lý do tôi bị cùm là bọn trẻ chúng tôi trong đội tổ chức mừng Giáng Sinh -chỉ nho nhỏ thôi họp nhau ca hát uống trà ăn đường tán- không biết tên anten nào báo cáo mà chỉ mình tôi bị cùm, quản giáo điều tra tới lui cũng chỉ có thế nên tôi bị cùm 15 ngày rồi thả, lệnh cấm tổ chức các nghi thức tôn giáo trong tù!
Tù học tập cải tạo có tiêu chuẩn ăn rất chặt chẽ, nếu đi lao động được tiêu chuẩn ăn lao động, đại khái là đói, còn ngày nào không lao động phần ăn sẽ bị cắt xuống thì sẽ đói hơn. Tự điển trong tù không có từ: "ăn no". Hí hí
Hình mạng. |
Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018
Tao ngộ 16: Trung úy Lâm.
Tận cùng sui xẻo, gần tết năm 1980 sáng hôm đó như thường lệ cả trại tập họp điểm danh đi làm, cán bộ trại đọc tên danh sách bọn tù bị kỷ luật, trong đó có tên tôi. Bọn ba tên tù bị kỷ luật lên đứng trước hàng chờ đi cùm, tiếp sau đó cán bộ khác bắt đầu đọc lệnh tha, những người tù có tên trong lệnh tha vui vẻ đứng ra một bên, cho đến khi lệnh tha đọc có tên tôi, đất như sụt dưới chân! Cả trại từ từ đi ra cổng lao động, bọn có lệnh tha trở vào lán gom đồ đạc, 3 thằng bị kỷ luật đứng như phỗng chờ tự quản lột đồ.
Tôi bị cùm, bọn tự quản phát cho mỗi người một cái áo vải tám, quần đùi tự túc và một chiếc khăn mặt nhỏ bằng bàn tay, hàng trang đi cùm chỉ có thế. Bọn tôi bị dẫn vào khu kỷ luật là một khu tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, nằm chơ vơ giữa khu trống hoàn toàn chung quanh bao bằng các vọng gác của vệ binh.
Tôi bị nhốt chung với anh Lâm, Trung úy trình diện học tập người Bắc nhà đâu mạn chợ Tân Định, anh này đã nằm cùm đây trước tôi, phòng kỷ luật gồm cửa chính bằng thép cỡ 7 tấc, giữa là hành lang chia hai nửa phòng mỗi bên là một bệ xi măng dài cỡ 2m ngang khoảng 8 tấc, hai người tù nằm quay đầu vào trong chân quay ra cửa, phía cửa là hai cây cùm bằng thép tròn cỡ 2cm, được thiết kế cao hơn mặt bệ nằm khoảng một gang tay, trên đó là chếc cùm hình chữ U được xuyên qua để tù cùm chân vào -cùm được thay theo chân tù, có nhiều size cho mọi người- toàn bộ được xuyên ra ngoài và khoá từ phía ngoài, tù không thể đụng vào koá được.
Nói chút về kiểu hành xác này, trong post trước tôi có nhận xét "những người đã từng đi tù, khi họ thiết kế nhà tù cho lứa sau, họ trút tất cả oán hận vào đó" là ở những nơi như đây! Ai đó khi thiết kế thanh ngang cùm đã thiết kế hết sức độc đáo, khi cùm chân của tù phải để trên thanh ngang, tiết diện nhỏ nên thanh ngang cấn vào gót chân rất đau, vì thanh ngang ở độ cao khoảng một gang nên ngồi cũng khổ mà nằm cũng không được cộng thêm chiếc cùm chữ U được gắn vào khít với size của cổ chân tù nên không thể trở mình hay quay cổ chân, sự độc đáo của kiểu cùm này là thanh sắt được gắn cách tường khoảng 1 tấc chỉ đủ để bàn chân song song với tường, ở thế cùm này người tù không thể ngồi thẳng lên được, người tù khi bị cùm chỉ có một thế nằm là 'nằm ngửa' không thể trở mình và chân lúc nào cũng gác cao lên khoảng gang tay (tôi chỉ bị cùm có hai tuần mà sau khi ra cùm khoảng hơn 6 tháng sau gót chân vẫn còn vết chai thâm đen) khó chịu khác là khi ỉa đái, vì cùm một chân, bệ xi măng cao khảng nửa thước, khi ỉa đái phải một chân thò xuống chịu rồi ở thế nửa ngồi nửa đứng rặn vào cái lon để dưới đất, trời thương bọn tù bị cùm được ăn rất ít nên chẳng mấy đi cầu, chuyện không gay go lắm.
Tiêu chuẩn cùm là mỗi bữa một cục cơm không, gọi cơm cho sang miệng thôi tù ngoài ăn gì thì mình được thứ đó. Nước thì một lon gô muốn làm gì thì làm, một tuần được cởi cùm tắm một lần. Khi tôi vào thì anh Lâm đã bị cùm hơn 2 năm ở đây, anh người gầy đét gần như chỉ còn xương -điều này thật ra có lợi cho anh hơn vì anh có thể xoay chân trong cùm thoải mái- anh bị kỷ luật vì liên hệ với dân chúng chung quanh vùng trại, theo lời anh kể thế, nhưng chắc nguyên nhân chính ra sao tôi không rõ, vì bị cùm trên 2 năm thì tội không nhẹ!
Vì cùm quá lâu rồi nên anh được đặc cách mặc một chiếc ao bà ba vải dầy, một cảnh khổ thêm nữa trong nhà cùm là đêm xuống, cái lạnh của núi rừng, sàn xi măng như ướp đá, mặc chiếc áo kỷ luật bằng vải tám hầu như cả đêm tôi chỉ nằm run, run từ trong xương run ra chứ không phải chỉ là do trời lạnh, run do đói cộng với cái lạnh rừng ai đã từng trải qua sẽ thấm, sở dĩ tôi tả anh Lâm được đặc ân là thế, chiếc áo dầy làm cho cơ thể ấm hơn! Tôi bị cùm 15 ngày sau đó trở về đội và được thả đúng ngày 26 tết năm đó, từ ngày ra khỏi cùm tôi không nghe gì về anh cả, không biết sống chết ra sao!
Tôi bị cùm, bọn tự quản phát cho mỗi người một cái áo vải tám, quần đùi tự túc và một chiếc khăn mặt nhỏ bằng bàn tay, hàng trang đi cùm chỉ có thế. Bọn tôi bị dẫn vào khu kỷ luật là một khu tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, nằm chơ vơ giữa khu trống hoàn toàn chung quanh bao bằng các vọng gác của vệ binh.
Tôi bị nhốt chung với anh Lâm, Trung úy trình diện học tập người Bắc nhà đâu mạn chợ Tân Định, anh này đã nằm cùm đây trước tôi, phòng kỷ luật gồm cửa chính bằng thép cỡ 7 tấc, giữa là hành lang chia hai nửa phòng mỗi bên là một bệ xi măng dài cỡ 2m ngang khoảng 8 tấc, hai người tù nằm quay đầu vào trong chân quay ra cửa, phía cửa là hai cây cùm bằng thép tròn cỡ 2cm, được thiết kế cao hơn mặt bệ nằm khoảng một gang tay, trên đó là chếc cùm hình chữ U được xuyên qua để tù cùm chân vào -cùm được thay theo chân tù, có nhiều size cho mọi người- toàn bộ được xuyên ra ngoài và khoá từ phía ngoài, tù không thể đụng vào koá được.
Nói chút về kiểu hành xác này, trong post trước tôi có nhận xét "những người đã từng đi tù, khi họ thiết kế nhà tù cho lứa sau, họ trút tất cả oán hận vào đó" là ở những nơi như đây! Ai đó khi thiết kế thanh ngang cùm đã thiết kế hết sức độc đáo, khi cùm chân của tù phải để trên thanh ngang, tiết diện nhỏ nên thanh ngang cấn vào gót chân rất đau, vì thanh ngang ở độ cao khoảng một gang nên ngồi cũng khổ mà nằm cũng không được cộng thêm chiếc cùm chữ U được gắn vào khít với size của cổ chân tù nên không thể trở mình hay quay cổ chân, sự độc đáo của kiểu cùm này là thanh sắt được gắn cách tường khoảng 1 tấc chỉ đủ để bàn chân song song với tường, ở thế cùm này người tù không thể ngồi thẳng lên được, người tù khi bị cùm chỉ có một thế nằm là 'nằm ngửa' không thể trở mình và chân lúc nào cũng gác cao lên khoảng gang tay (tôi chỉ bị cùm có hai tuần mà sau khi ra cùm khoảng hơn 6 tháng sau gót chân vẫn còn vết chai thâm đen) khó chịu khác là khi ỉa đái, vì cùm một chân, bệ xi măng cao khảng nửa thước, khi ỉa đái phải một chân thò xuống chịu rồi ở thế nửa ngồi nửa đứng rặn vào cái lon để dưới đất, trời thương bọn tù bị cùm được ăn rất ít nên chẳng mấy đi cầu, chuyện không gay go lắm.
Tiêu chuẩn cùm là mỗi bữa một cục cơm không, gọi cơm cho sang miệng thôi tù ngoài ăn gì thì mình được thứ đó. Nước thì một lon gô muốn làm gì thì làm, một tuần được cởi cùm tắm một lần. Khi tôi vào thì anh Lâm đã bị cùm hơn 2 năm ở đây, anh người gầy đét gần như chỉ còn xương -điều này thật ra có lợi cho anh hơn vì anh có thể xoay chân trong cùm thoải mái- anh bị kỷ luật vì liên hệ với dân chúng chung quanh vùng trại, theo lời anh kể thế, nhưng chắc nguyên nhân chính ra sao tôi không rõ, vì bị cùm trên 2 năm thì tội không nhẹ!
Vì cùm quá lâu rồi nên anh được đặc cách mặc một chiếc ao bà ba vải dầy, một cảnh khổ thêm nữa trong nhà cùm là đêm xuống, cái lạnh của núi rừng, sàn xi măng như ướp đá, mặc chiếc áo kỷ luật bằng vải tám hầu như cả đêm tôi chỉ nằm run, run từ trong xương run ra chứ không phải chỉ là do trời lạnh, run do đói cộng với cái lạnh rừng ai đã từng trải qua sẽ thấm, sở dĩ tôi tả anh Lâm được đặc ân là thế, chiếc áo dầy làm cho cơ thể ấm hơn! Tôi bị cùm 15 ngày sau đó trở về đội và được thả đúng ngày 26 tết năm đó, từ ngày ra khỏi cùm tôi không nghe gì về anh cả, không biết sống chết ra sao!
Hình mạng. |
Tao ngộ 17: Trung úy Huyên.
Ông người đâu vùng Gia kiệm, miệng vẩu người khòng khoèo, kiểu người cao nhưng ốm nhách trong tù thiếu ăn nên nhìn như bị khòm xuống, chắc chịu đói không quen nên bao nhiêu mỡ và bắp thịt biến đi mất hết, ông có tướng đi bất hủ hai hàng mà tôi để ý hình như chỉ dân gốc Bắc mới có.
Ông cấp bậc Trung úy thuộc diện 'trình diện cải tạo' người Bắc di cư nhưng ông nói ngọng 'nàm nà', thời đói dọc đường đi các loại rau dại, cỏ dại mọc dọc mương nước ông hái tất, nấu lên và ăn tôi tò mò hỏi mấy loại rau cỏ đó tên gì, ông bảo tên "Tần u" tức cỏ nào tù ăn được là ăn. Từ các loại hoa mười giờ thơ mộng cho đến hoa mào gà sặc sỡ, mọi thứ đều vào lon Guigoz, thậm chí nhiều những thứ cỏ mọc xoà dưới đất cũng bị luộc tất.
Quần áo ông mặc mới là kinh dị, một số các ông tận dụng vỏ bao cát -loại bao đựng cát của Mỹ dùng để làm công sự- rồi may thành áo quần mặc, loại này rất bền nhưng mặc ngứa và nó chẳng che gì cả, nhìn các ông đi lại hàng họ lúc lắc bên trong thật ngộ, trong tù toàn đàn ông với nhau nên việc lộ hàng cũng chẳng ai quan tâm.
Tôi nhớ ông vì một hôm ông than vết mụn trên vai phía sau lưng của ông càng ngày càng sưng tấy và ngứa ngáy, nhân lúc nghỉ bọn tù xúm vào coi dùm ông, không biết ông bị trầy xước lúc nào nhưng do vết trầy nằm sau lưng quá tầm với cho nên ông không tự săn sóc được, giờ vết thương sưng tấy chảy mủ, chuyện chẳng có gì để nói nếu bọn bỏn không phát hiện vết thương của ông lúc nhúc dòi, con nào cũng béo múp cơ man là dòi. bọn tôi lấy que gạt được một mớ, sau đó về trại tôi không nhớ rõ là ở đâu bỏn tìm ra chút dầu hôi -loại để đốt đèn dầu- đổ vào lỗ thủng, bọn dòi bị ngộp trồi ra rồi nặn máu băng lại, như phép lạ vài ngày sau vết thương lành như chưa bao giờ có!
Tôi vẫn nhớ câu ông nói: "Vợ tao hay nàm món thịt nuộc", không hiểu ông gốc người ở đâu ngoài Bắc? Ngày tôi được thả ông vẫn còn trong trại. Hí hí
Ông cấp bậc Trung úy thuộc diện 'trình diện cải tạo' người Bắc di cư nhưng ông nói ngọng 'nàm nà', thời đói dọc đường đi các loại rau dại, cỏ dại mọc dọc mương nước ông hái tất, nấu lên và ăn tôi tò mò hỏi mấy loại rau cỏ đó tên gì, ông bảo tên "Tần u" tức cỏ nào tù ăn được là ăn. Từ các loại hoa mười giờ thơ mộng cho đến hoa mào gà sặc sỡ, mọi thứ đều vào lon Guigoz, thậm chí nhiều những thứ cỏ mọc xoà dưới đất cũng bị luộc tất.
Quần áo ông mặc mới là kinh dị, một số các ông tận dụng vỏ bao cát -loại bao đựng cát của Mỹ dùng để làm công sự- rồi may thành áo quần mặc, loại này rất bền nhưng mặc ngứa và nó chẳng che gì cả, nhìn các ông đi lại hàng họ lúc lắc bên trong thật ngộ, trong tù toàn đàn ông với nhau nên việc lộ hàng cũng chẳng ai quan tâm.
Tôi nhớ ông vì một hôm ông than vết mụn trên vai phía sau lưng của ông càng ngày càng sưng tấy và ngứa ngáy, nhân lúc nghỉ bọn tù xúm vào coi dùm ông, không biết ông bị trầy xước lúc nào nhưng do vết trầy nằm sau lưng quá tầm với cho nên ông không tự săn sóc được, giờ vết thương sưng tấy chảy mủ, chuyện chẳng có gì để nói nếu bọn bỏn không phát hiện vết thương của ông lúc nhúc dòi, con nào cũng béo múp cơ man là dòi. bọn tôi lấy que gạt được một mớ, sau đó về trại tôi không nhớ rõ là ở đâu bỏn tìm ra chút dầu hôi -loại để đốt đèn dầu- đổ vào lỗ thủng, bọn dòi bị ngộp trồi ra rồi nặn máu băng lại, như phép lạ vài ngày sau vết thương lành như chưa bao giờ có!
Tôi vẫn nhớ câu ông nói: "Vợ tao hay nàm món thịt nuộc", không hiểu ông gốc người ở đâu ngoài Bắc? Ngày tôi được thả ông vẫn còn trong trại. Hí hí
Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018
Tao ngộ 15: Ông Nghề, Thượng sỹ Quân Cảnh
Giải trí trong tù
Khi ra phòng tập thể là đã xong thời gian hỏi cung, hoặc cũng đã gần đến đọan cuối cuả việc kết tội, không còn gì để khai thác thêm nên tù rảnh rỗi cả ngày, hết tán phét, gãi ghẻ thì đánh cờ tướng uống nước, thường cá độ của một ván cờ là một lon guigoz nước, mới nghe thì không gì ghê gớm lắm nhưng tưởng tượng mà đánh thua chừng 5 ván cờ thì bụng cũng chang bang nước, chơi Domino cũng tương tự!
Thời gian tôi ở số 4, là trùng với thời điểm công an hốt đám văn nghệ sỹ miền Nam vào tù, nhờ thế bọn tôi có thêm những chương trình 'chiếu phim' liên tục từ những văn nghệ sỹ tên tuổi cuả Sàigòn. Chiếu phim aka kể chuyện, nhiều văn nghệ sỹ có lối kể rất hay, từ ngày này sang tháng khác, nghe không chán, đặc biệt ấn tượng với nhà báo Sơn Điền Nguyễn viết Khánh với câu truyện về chuyến du hành vào không gian ngược, ở đó thực tại bị trộn lẫn với quá khứ, không gian bị đảo ngược và câu chuyện thì dài lê thê chỉ chấm dứt khi ông bị chuyển phòng.
Nhà báo Sơn Điền NVK có lối kể chuyện làm bọn tôi lẫn lộn hoàng toàn không gian thực, không biết ông bịa ra hay từ một tác phẩm viễn tưởng nào mà ông dẫn đám thính giả tù trong phòng theo chân một đoàn tàu thủy, trôi trên tầng khí quyển và những con cá voi bơi trong không khí, những thủy thủ chìm tàu bơi hàng tuần trên mặt nước/không khí để khi chìm xuống mặt đất thì thấy mình nhìn lên trời theo những chiếc thuyền trôi trên mây...
Ngoài những lúc tán gẫu, thì bắt con ghẻ cũng là môn giải trí không tệ lắm, tôi còn nhớ ông Thượng sỹ Nghề, người Xóm Mới, đâu đó cùng xứ đạo với ông cụ Bảng -người mà chích kim băng vào tôi lúc ngủ- ông này tướng dân lao động, khổ người dềnh dàng chân tay bự chảng, ông bị cụt ngón cái bàn tay phải, là Thượng sỹ Quân cảnh, ông khoảng hơn 45 tuổi nói rất to và bị ghẻ kềnh càng, các kẽ ngón tay và chân của ông là ổ cái ghẻ, lòng bàn tay và chân ông bọn ghẻ đục chi chít như vẽ đường bản đồ.
Người nào đến phiên được bắt ghẻ thì được ưu tiên nằm hay ngồi chỗ ánh nắng chiếu vô phòng, cả phòng chỉ có một cửa sổ bằng bàn tay xoè ra, cỡ 15cmx20 cm. Bọn tôi chân tay còn ngon lành bắt đầu khượi ghẻ, con ghẻ chạy lòng vòng dưới da, thường ở lòng bàn tay, kẽ da nách khuỷ tay, chân, cùi chỏ làm người bị ghẻ rất ngứa, khó chịu. Soi ra nắng rất dễ thấy trên da những đường rãnh mà cái ghẻ đào, chặn ngay cuối đường gẩy ra là bắt được, con ghẻ màu trắng hình nhiều chân như con nhện, nhỏ li ti bằng đầu kim.
Tôi may mắn không có trải nghiệm được bắt ghẻ từ da mình, nhưng theo lời của những người được bắt ghẻ, như ông Nghề cho biết rất đã ngứa, bắt ghẻ cũng là một trải nghiệm tao nhã trong đời, cũng là một thú giải trí ở nơi tù túng! hí hí
Khi ra phòng tập thể là đã xong thời gian hỏi cung, hoặc cũng đã gần đến đọan cuối cuả việc kết tội, không còn gì để khai thác thêm nên tù rảnh rỗi cả ngày, hết tán phét, gãi ghẻ thì đánh cờ tướng uống nước, thường cá độ của một ván cờ là một lon guigoz nước, mới nghe thì không gì ghê gớm lắm nhưng tưởng tượng mà đánh thua chừng 5 ván cờ thì bụng cũng chang bang nước, chơi Domino cũng tương tự!
Thời gian tôi ở số 4, là trùng với thời điểm công an hốt đám văn nghệ sỹ miền Nam vào tù, nhờ thế bọn tôi có thêm những chương trình 'chiếu phim' liên tục từ những văn nghệ sỹ tên tuổi cuả Sàigòn. Chiếu phim aka kể chuyện, nhiều văn nghệ sỹ có lối kể rất hay, từ ngày này sang tháng khác, nghe không chán, đặc biệt ấn tượng với nhà báo Sơn Điền Nguyễn viết Khánh với câu truyện về chuyến du hành vào không gian ngược, ở đó thực tại bị trộn lẫn với quá khứ, không gian bị đảo ngược và câu chuyện thì dài lê thê chỉ chấm dứt khi ông bị chuyển phòng.
Nhà báo Sơn Điền NVK có lối kể chuyện làm bọn tôi lẫn lộn hoàng toàn không gian thực, không biết ông bịa ra hay từ một tác phẩm viễn tưởng nào mà ông dẫn đám thính giả tù trong phòng theo chân một đoàn tàu thủy, trôi trên tầng khí quyển và những con cá voi bơi trong không khí, những thủy thủ chìm tàu bơi hàng tuần trên mặt nước/không khí để khi chìm xuống mặt đất thì thấy mình nhìn lên trời theo những chiếc thuyền trôi trên mây...
Ngoài những lúc tán gẫu, thì bắt con ghẻ cũng là môn giải trí không tệ lắm, tôi còn nhớ ông Thượng sỹ Nghề, người Xóm Mới, đâu đó cùng xứ đạo với ông cụ Bảng -người mà chích kim băng vào tôi lúc ngủ- ông này tướng dân lao động, khổ người dềnh dàng chân tay bự chảng, ông bị cụt ngón cái bàn tay phải, là Thượng sỹ Quân cảnh, ông khoảng hơn 45 tuổi nói rất to và bị ghẻ kềnh càng, các kẽ ngón tay và chân của ông là ổ cái ghẻ, lòng bàn tay và chân ông bọn ghẻ đục chi chít như vẽ đường bản đồ.
Người nào đến phiên được bắt ghẻ thì được ưu tiên nằm hay ngồi chỗ ánh nắng chiếu vô phòng, cả phòng chỉ có một cửa sổ bằng bàn tay xoè ra, cỡ 15cmx20 cm. Bọn tôi chân tay còn ngon lành bắt đầu khượi ghẻ, con ghẻ chạy lòng vòng dưới da, thường ở lòng bàn tay, kẽ da nách khuỷ tay, chân, cùi chỏ làm người bị ghẻ rất ngứa, khó chịu. Soi ra nắng rất dễ thấy trên da những đường rãnh mà cái ghẻ đào, chặn ngay cuối đường gẩy ra là bắt được, con ghẻ màu trắng hình nhiều chân như con nhện, nhỏ li ti bằng đầu kim.
Tôi may mắn không có trải nghiệm được bắt ghẻ từ da mình, nhưng theo lời của những người được bắt ghẻ, như ông Nghề cho biết rất đã ngứa, bắt ghẻ cũng là một trải nghiệm tao nhã trong đời, cũng là một thú giải trí ở nơi tù túng! hí hí
Tao ngộ 14: Cụ Bảng
Phòng tập thể khu C.
Sau thời gian nằm biệt giam miệt mài gần 10 tháng, cuối cùng tôi cũng ra với thế giới ta bà, phòng tù tập thể, phòng tập thể ước chừng dài rộng gần bằng nhau khoảng chừng 5mx6m.
Nhìn từ ngoài vào, một cánh cửa làm bằng sắt miếng dày, kín bưng với một ô cửa nhỏ cỡ bàn tay chỉ có thể mở ra từ phiá ngoài, trong phòng không khí lúc nào cũng mờ mịt và đặc quánh lại toàn hơi người vì quá đông, được chiếu sáng 24/24 bằng ngọn đèn tròn từ cao cao trên trần, trần nhà được trang trí bằng sắt gân cỡ ngón tay được hàn thành ô vuông cỡ gang tay, đây là tôi đang tả về khu C, khu tù tập thể mới do sản xây đựng sau 75, khu cũ A và B như trong đoạn trước tôi tả thì cửa phòng làm bằng song sắt to hàn lại, có thể nhìn ra ngoài và thông gió, kiểu mới nên cửa phòng bịt kín luôn cho tiện!
Phòng được xây bệ bằng ximăng hình chữ U, chiều ngang bệ khoảng 1m8, chiều dài suốt dọc theo tường phòng, khoảng trống giữa phòng tên là phi đạo, là khu dành cho sinh hoạt tập thể hàng ngày, như đánh cờ tướng, đè nhau ra gẩy con ghẻ, đấm bóp hay thậm chí để móc đít nhau như tôi đã kể trước.
Tóm lại, khu chữ U nổi khoảng cao chừng 5 tấc là khu vực để nằm ngủ, khu lõm trong lòng chữ U là dùng để vui chơi và làm đủ thứ chuyện trong tù, ai nói trong tù không có chỗ vui chơi, giải trí!
Cuối khu chữ U là cầu tiêu dạng ngồi bệt, kế bên là hồ nước, cũng phải cám ơn đảng và nhà nước, nếu không có hồ nước trong phòng chắc còn khổ chán, nói về cầu tiêu trong phòng chút, tôi chưa từng thấy ở đâu có cái cầu tiêu sạch như ở trong tù, phải nói là sạch đến độ nằm ngủ trong đó còn được! Mà thật vậy, vì bọn Nam kỳ chống đối quá nhiều nên số người trong phòng giam luôn bị quá tải, nên những tù mới vào luôn bị cho nằm ngay cầu tiêu, vào phòng, nhìn chỗ nằm là biết đẳng cấp (nghĩa là ở lâu hay mới vào, chứ không phải đầu gấu, tù chính trị không có đánh nhau tranh giành thứ hạng)
Trong tù được cái thực thi câu nói trứ danh "mọi người đều bình đẳng" rất triệt để nên bất cứ ai, ngoài đời bất kể làm gì khi bước chân vào đây đều được hưởng bình đẳng, nếu là người mới thì nằm gần cầu tiêu!
Chỗ nằm.
Chỗ ngủ, tiêu chuẩn được chia cho hai người là một chiếc chiếu đơn (bảy tấc) trừ đi một tấc gối lên nhau của chiếc chiếu kế bên, còn lại chia hai, mỗi người được đúng ba tấc để nằm (30 cm) chiều dài thì thoải mái, hết thềm ximăng. Thử tưởng tượng hai người nằm ngược xuôi, chỉ nằm nghiêng, và nằm thẳng chứ không co người được, được gọi là nằm úp thìa, ngủ không thoải mái chút nào! Điều khó khăn cho người trẻ như tôi là ngủ hay giẫy duạ, trở mình rất bất tiện.
Ai may mắn thì nằm chung với một người gầy, số sui thì chia chiếu với người mập, nhưng riêng tôi ngủ chung với một cụ ông cỡ 70 tuổi, cụ tên Bảng là ông trùm/chánh cựu ở một xứ tại Xóm Mới can tội phản cách mạng, cụ củ nhẽ tuổi già chẳng thấy bao giờ ngủ, tối ngày ngồi-nằm lần hạt Mân Côi, mỗi khi tôi co chân hay trở mình là lãnh một cú kim chích đau điếng, kim băng! Không biết ông cụ dấu thế nào mà giữ được cây kim băng to tổ chảng, làm phiền tôi bị đau rất, nhưng với tuổi trẻ là chuyện nhỏ, tôi vẫn ngủ ngon tuy lâu lâu giả mơ ngủ đạp một cái, hay lên gối một cú thật mạnh (cụ giờ chắc chết rồi, tha thứ cho con, hí hí nhưng mà cụ hơi ác!). Tuy nhiên việc nằm chung với ai đó không kéo dài, vì trong tù việc chuyển phòng rất thường xuyên. Không lâu sau tôi chuyển phòng khác, cụ ở lại.
Tên cụ tôi không nhớ chắc, nếu trùng tên với ai, không có ý gì.
Sau thời gian nằm biệt giam miệt mài gần 10 tháng, cuối cùng tôi cũng ra với thế giới ta bà, phòng tù tập thể, phòng tập thể ước chừng dài rộng gần bằng nhau khoảng chừng 5mx6m.
Nhìn từ ngoài vào, một cánh cửa làm bằng sắt miếng dày, kín bưng với một ô cửa nhỏ cỡ bàn tay chỉ có thể mở ra từ phiá ngoài, trong phòng không khí lúc nào cũng mờ mịt và đặc quánh lại toàn hơi người vì quá đông, được chiếu sáng 24/24 bằng ngọn đèn tròn từ cao cao trên trần, trần nhà được trang trí bằng sắt gân cỡ ngón tay được hàn thành ô vuông cỡ gang tay, đây là tôi đang tả về khu C, khu tù tập thể mới do sản xây đựng sau 75, khu cũ A và B như trong đoạn trước tôi tả thì cửa phòng làm bằng song sắt to hàn lại, có thể nhìn ra ngoài và thông gió, kiểu mới nên cửa phòng bịt kín luôn cho tiện!
Phòng được xây bệ bằng ximăng hình chữ U, chiều ngang bệ khoảng 1m8, chiều dài suốt dọc theo tường phòng, khoảng trống giữa phòng tên là phi đạo, là khu dành cho sinh hoạt tập thể hàng ngày, như đánh cờ tướng, đè nhau ra gẩy con ghẻ, đấm bóp hay thậm chí để móc đít nhau như tôi đã kể trước.
Tóm lại, khu chữ U nổi khoảng cao chừng 5 tấc là khu vực để nằm ngủ, khu lõm trong lòng chữ U là dùng để vui chơi và làm đủ thứ chuyện trong tù, ai nói trong tù không có chỗ vui chơi, giải trí!
Cuối khu chữ U là cầu tiêu dạng ngồi bệt, kế bên là hồ nước, cũng phải cám ơn đảng và nhà nước, nếu không có hồ nước trong phòng chắc còn khổ chán, nói về cầu tiêu trong phòng chút, tôi chưa từng thấy ở đâu có cái cầu tiêu sạch như ở trong tù, phải nói là sạch đến độ nằm ngủ trong đó còn được! Mà thật vậy, vì bọn Nam kỳ chống đối quá nhiều nên số người trong phòng giam luôn bị quá tải, nên những tù mới vào luôn bị cho nằm ngay cầu tiêu, vào phòng, nhìn chỗ nằm là biết đẳng cấp (nghĩa là ở lâu hay mới vào, chứ không phải đầu gấu, tù chính trị không có đánh nhau tranh giành thứ hạng)
Trong tù được cái thực thi câu nói trứ danh "mọi người đều bình đẳng" rất triệt để nên bất cứ ai, ngoài đời bất kể làm gì khi bước chân vào đây đều được hưởng bình đẳng, nếu là người mới thì nằm gần cầu tiêu!
Chỗ nằm.
Chỗ ngủ, tiêu chuẩn được chia cho hai người là một chiếc chiếu đơn (bảy tấc) trừ đi một tấc gối lên nhau của chiếc chiếu kế bên, còn lại chia hai, mỗi người được đúng ba tấc để nằm (30 cm) chiều dài thì thoải mái, hết thềm ximăng. Thử tưởng tượng hai người nằm ngược xuôi, chỉ nằm nghiêng, và nằm thẳng chứ không co người được, được gọi là nằm úp thìa, ngủ không thoải mái chút nào! Điều khó khăn cho người trẻ như tôi là ngủ hay giẫy duạ, trở mình rất bất tiện.
Ai may mắn thì nằm chung với một người gầy, số sui thì chia chiếu với người mập, nhưng riêng tôi ngủ chung với một cụ ông cỡ 70 tuổi, cụ tên Bảng là ông trùm/chánh cựu ở một xứ tại Xóm Mới can tội phản cách mạng, cụ củ nhẽ tuổi già chẳng thấy bao giờ ngủ, tối ngày ngồi-nằm lần hạt Mân Côi, mỗi khi tôi co chân hay trở mình là lãnh một cú kim chích đau điếng, kim băng! Không biết ông cụ dấu thế nào mà giữ được cây kim băng to tổ chảng, làm phiền tôi bị đau rất, nhưng với tuổi trẻ là chuyện nhỏ, tôi vẫn ngủ ngon tuy lâu lâu giả mơ ngủ đạp một cái, hay lên gối một cú thật mạnh (cụ giờ chắc chết rồi, tha thứ cho con, hí hí nhưng mà cụ hơi ác!). Tuy nhiên việc nằm chung với ai đó không kéo dài, vì trong tù việc chuyển phòng rất thường xuyên. Không lâu sau tôi chuyển phòng khác, cụ ở lại.
Tên cụ tôi không nhớ chắc, nếu trùng tên với ai, không có ý gì.
Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018
Tao ngộ 13: Thằng Thiên.
Nó khoảng 25 lớn hơn tôi vài tuổi, người thấp và ốm yếu -trong tù không có người mập, chỉ có người khoẻ hay yếu hơn- nó cũng bị lệnh tập trung cải tạo, không rõ tội gì, vào Z30C từ tuyến tỉnh chuyển lên.
Trại nằm trong chuỗi trại tù do cấp bộ quản lý nên có mã đầu là chữ Z30C, miền quản lý thì mang chữ T20, tôi hiểu thế không biết đúng không, nói chung đều là trại tù cả cho dù là ai quản lý, trại tôi ở là trại có tiếng rắn nhất trong chuỗi ABCD bốn trại lao động cải tạo.
Thằng Thiên tướng cóm róm, có nhiều người khi đi lại cho ta cảm giác như hắn đang lén làm chuyện gì đó, tuy rằng hắn chẳng có ý gì cả, chỉ là do tướng đi cóm róm thôi. Thằng Thiên là như vậy, nó chẳng hại ai hay ăn cắp gì, nhưng tướng đi như sợ người khác bắt nạt nó vậy. Nhiều lần bọn tôi tò mò hỏi lý do vào tù, nó cứ úp mở là phản động rồi lại chối, tóm lại không ai biết nó tội gì. Có thể tâm lý ảnh hưởng đến tướng đi chăng!
Trong tù có màn hại não nhất là khai lý lịch, kiểm điểm. Một lần bạn tù bắt quả tang thằng Thiên khai là 'vô tôn giáo' trong khi nó đeo Thánh giá và vẫn đọc kinh tối trưước lúc ngủ, cả bọn xúm vào chửi nó, nó chỉ im lìm chịu trận, nhưng nhất định không chịu sửa.
Phải nói chút: Trong tù khi khai lý lịch, ở mục "Thành phần", ai cũng khai là 'bần cố nông' hay nhẹ nhất là 'vô sản thành thị', ai cũng biết mình xạo nhưng điều này chấp nhận được, riêng phần khai về tôn giáo nếu là Công giáo, không tín đồ nào chấp nhận khai là 'vô tôn giáo', như vậy là chối đạo, điều này không được tha thứ trong cộng đồng Công giáo.
Theo tôi, khai chỉ là thủ tục hành chánh, án tù được quyết định tận ngoài Bắc và họ không cần biết bạn theo tôn giáo nào hay cải tạo thế nào trong tù, trường hợp của tôi có dịp sẽ kể để chứng minh cho điều này.
Thằng Thiên vì tin tưởng vào hứa hẹn "Học tập tốt sẽ được khoan hồng" nên làm nhiều hành động mà bọn tôi chửi nó hoài, đội đang trên đường ra rẫy rau, nó thấy đống cứt bò ven đường là nhào ra lật nón lên, tay không hốt vào đặng mang ra rẫy để bón cho rau (nó nghĩ là hành động này cán bộ sẽ ghi điểm tốt cho nó). Tưới phân bắc cho rau, những cục phân chưa tan nó lấy tay không bóp nát ra để tưới. Nó không dám ca cóng như bọn tôi, một lòng chấp hành nghiêm nội quy.
Món phân bắc này thật kinh tởm, phân được lấy từ cầu tiêu trong trại mỗi sáng, mang ra đổ nước vào quậy lên rồi tưới rau, cứt cứ thế xoay vòng ăn-ỉa-ăn, không kịp hoai! không biết có liên hệ gì miền Bắc không mà mang cái tên này? Chịu.
Ngày tôi được thả về, tôi cho nó ít đồ thăm nuôi còn sót lại, tội nghiệp nó thuộc đám con bà sơ.
Trại nằm trong chuỗi trại tù do cấp bộ quản lý nên có mã đầu là chữ Z30C, miền quản lý thì mang chữ T20, tôi hiểu thế không biết đúng không, nói chung đều là trại tù cả cho dù là ai quản lý, trại tôi ở là trại có tiếng rắn nhất trong chuỗi ABCD bốn trại lao động cải tạo.
Thằng Thiên tướng cóm róm, có nhiều người khi đi lại cho ta cảm giác như hắn đang lén làm chuyện gì đó, tuy rằng hắn chẳng có ý gì cả, chỉ là do tướng đi cóm róm thôi. Thằng Thiên là như vậy, nó chẳng hại ai hay ăn cắp gì, nhưng tướng đi như sợ người khác bắt nạt nó vậy. Nhiều lần bọn tôi tò mò hỏi lý do vào tù, nó cứ úp mở là phản động rồi lại chối, tóm lại không ai biết nó tội gì. Có thể tâm lý ảnh hưởng đến tướng đi chăng!
Trong tù có màn hại não nhất là khai lý lịch, kiểm điểm. Một lần bạn tù bắt quả tang thằng Thiên khai là 'vô tôn giáo' trong khi nó đeo Thánh giá và vẫn đọc kinh tối trưước lúc ngủ, cả bọn xúm vào chửi nó, nó chỉ im lìm chịu trận, nhưng nhất định không chịu sửa.
Phải nói chút: Trong tù khi khai lý lịch, ở mục "Thành phần", ai cũng khai là 'bần cố nông' hay nhẹ nhất là 'vô sản thành thị', ai cũng biết mình xạo nhưng điều này chấp nhận được, riêng phần khai về tôn giáo nếu là Công giáo, không tín đồ nào chấp nhận khai là 'vô tôn giáo', như vậy là chối đạo, điều này không được tha thứ trong cộng đồng Công giáo.
Theo tôi, khai chỉ là thủ tục hành chánh, án tù được quyết định tận ngoài Bắc và họ không cần biết bạn theo tôn giáo nào hay cải tạo thế nào trong tù, trường hợp của tôi có dịp sẽ kể để chứng minh cho điều này.
Thằng Thiên vì tin tưởng vào hứa hẹn "Học tập tốt sẽ được khoan hồng" nên làm nhiều hành động mà bọn tôi chửi nó hoài, đội đang trên đường ra rẫy rau, nó thấy đống cứt bò ven đường là nhào ra lật nón lên, tay không hốt vào đặng mang ra rẫy để bón cho rau (nó nghĩ là hành động này cán bộ sẽ ghi điểm tốt cho nó). Tưới phân bắc cho rau, những cục phân chưa tan nó lấy tay không bóp nát ra để tưới. Nó không dám ca cóng như bọn tôi, một lòng chấp hành nghiêm nội quy.
Món phân bắc này thật kinh tởm, phân được lấy từ cầu tiêu trong trại mỗi sáng, mang ra đổ nước vào quậy lên rồi tưới rau, cứt cứ thế xoay vòng ăn-ỉa-ăn, không kịp hoai! không biết có liên hệ gì miền Bắc không mà mang cái tên này? Chịu.
Ngày tôi được thả về, tôi cho nó ít đồ thăm nuôi còn sót lại, tội nghiệp nó thuộc đám con bà sơ.
Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018
Tao ngộ 12: Không biết mặt.
Có những tao ngộ mà chính ta không biết gọi nó là gì, đó là những người mà cho đến giờ tôi chưa từng đối mặt, nhưng đã có cả một thời gian dài biết đến nhau, họ không là bóng ma nhưng cũng không thể gọi là người thật được.
Nhã Ca.
Tôi chỉ biết cô là một nhà văn, tôi thậm chí không nhớ mình có đọc cuốn nào của cô hay không. Khoảng cuối 76, hầu như toàn bộ văn ngệ sỹ miền Nam vào tù, lúc đó tôi đã ra khỏi biệt giam đang ở khu C/T20 (tên khác của 4 PĐL). Thường tù tập thể sẽ chỉ biết có người mới vào khi nghe tiếng cửa sắt của các phòng biệt giam mở -tiếng động rất ám ảnh- lần đó chỉ thấy thoáng bóng dáng một người đàn bà.
Chiều hôm đó, trong biệt giam một giọng nữ cất tiếng hát, những bài của TCS. Hát chán rồi cô tự giới thiệu là Nhã Ca, một thời gian dài cứ thế khi trời dịu nắng cô bắt đầu hát cho tới khi mệt thì nghỉ, cho đến một hôm tiếng hát biến mất như chưa từng, cô bị chuyển phòng, từ đó không một lần gặp mặt.
Có một điều đáng hận, nhiều người miền Nam yêu nhạc Trịnh, nhưng tên nhạc sỹ này là loại ăn cháo đái bát! tôi không thích hắn nên ghét cả nhạc của y.
Ali Hùng.
Tôi không hề trực diện với Ali Hùng bao giờ, chỉ biết anh qua tiếng nói, thấp thoáng sau khe cửa sắt phòng biệt giam bạn chỉ có thể biết là có người và con người đó hiện diện chỉ bằng tiếng động, âm thanh cùm lịch kịch, giọng nói chỉ vừa đủ nghe.
Nỗi cô đơn của tử tù, cùm và một mình trong biệt giam 24/24, những giây qúy báu khi anh biết chúng tôi phía ngoài cánh cửa biệt giam, anh nói như không chờ bọn tôi phải hiểu hay trả lời, chúng tôi phải canh cán bộ không để ý mới dám trả lời anh. Anh là một trong các tử tù vụ "Nhà thờ Vinh sơn".
Bọn tôi phòng bịnh B1 được ân huệ đặc biệt, mỗi ngày được ra phơi nắng ở hành lang khu B, phòng bịnh khi mở ta thì khoảng 2/3 là lết ra, số đi đứng được đếm trên đầu ngón tay, tôi là một. Dãy phòng biệt giam đối diện phòng bịnh, cách cái hành lang, dãy biệt giam này tôi đã từng nằm phía sau gần 10 tháng khi mới bị bắt. Khi chúng tôi phơi nắng là lúc mà Ali nói, thi thoảng chúng tôi trả lời anh.
Một lần anh xin con dao để tự tử -dao là nửa cái nắp lon mài sắc- anh cắt cổ tay rồi thò xuống bàn cầu cho máu chảy, không hiểu khi gần hôn mê anh vật vã sao mà tay rớt ra ngoài, máu tràn ra cửa bị phát hiện, sau này anh bị chuyển qua khu tử tội Chí Hoà và đời anh chấm dứt ở pháp trường đâu đó.
Chút kỷ niệm từ phòng tập thể nữ.
Tôi khi mới bị chuyển vào T20, bị nhốt biệt giam khu B, khu biệt giam là hai dãy phòng xây đâu đít vào nhau, dãy tôi nằm nhìn chéo vào phòng tập thể nữ, tôi bị nhốt khoảng giữa, cuối dãy nhốt Lm Nghị trong vụ 'Nhà thờ Vinh Sơn', ông này cũng bị tử hình chung với Ali Hùng sau này.
Trong tù nóng nên các cô lấy vải mùng may thành đồ lót mặc -loại vải mùng xưa, bằng sợi vải dệt chứ không phải loại sợi công nghiệp-, phòng tù nữ đợt này cũng đông nghẹt vì tù phản động nhiều, hôm đó tôi nghe một cô thông báo sẽ cho các anh tù phản động rửa mắt, tôi cũng háo hức chờ, một hồi sau từng cô cởi đồ ra đứng ngay cửa phòng tập thể, số tôi đen đúa, phòng tôi vì chéo với phòng nữ nên góc nhìn từ khe biệt giam tôi chỉ thấy thấp thoáng, thật ra không thấy gì cả, nhưng óc tưởng tượng đã thay thế, tôi cũng thầm cám ơn các cô. Chỉ béo các anh vệ binh canh gác!
Tôi không hề quen biết bất cứ nữ tù phản động nào!
À, khu B là khu cũ của Pháp, phòng có cửa lớn với song sắt, thoáng hơn nhiều với kiểu phòng sau giải phóng xây với thiết kế cửa bằng thép tấm, kiến chui không lọt, nằm trong đó như trong nấm mồ, kín bưng. Những người đã từng ở tù, khi xây nhà tù dành cho thế hệ sau thì họ thiết kế với tất cả oán hờn vào đó! Dĩ nhiên.
Nhã Ca.
Tôi chỉ biết cô là một nhà văn, tôi thậm chí không nhớ mình có đọc cuốn nào của cô hay không. Khoảng cuối 76, hầu như toàn bộ văn ngệ sỹ miền Nam vào tù, lúc đó tôi đã ra khỏi biệt giam đang ở khu C/T20 (tên khác của 4 PĐL). Thường tù tập thể sẽ chỉ biết có người mới vào khi nghe tiếng cửa sắt của các phòng biệt giam mở -tiếng động rất ám ảnh- lần đó chỉ thấy thoáng bóng dáng một người đàn bà.
Chiều hôm đó, trong biệt giam một giọng nữ cất tiếng hát, những bài của TCS. Hát chán rồi cô tự giới thiệu là Nhã Ca, một thời gian dài cứ thế khi trời dịu nắng cô bắt đầu hát cho tới khi mệt thì nghỉ, cho đến một hôm tiếng hát biến mất như chưa từng, cô bị chuyển phòng, từ đó không một lần gặp mặt.
Có một điều đáng hận, nhiều người miền Nam yêu nhạc Trịnh, nhưng tên nhạc sỹ này là loại ăn cháo đái bát! tôi không thích hắn nên ghét cả nhạc của y.
Ali Hùng.
Tôi không hề trực diện với Ali Hùng bao giờ, chỉ biết anh qua tiếng nói, thấp thoáng sau khe cửa sắt phòng biệt giam bạn chỉ có thể biết là có người và con người đó hiện diện chỉ bằng tiếng động, âm thanh cùm lịch kịch, giọng nói chỉ vừa đủ nghe.
Nỗi cô đơn của tử tù, cùm và một mình trong biệt giam 24/24, những giây qúy báu khi anh biết chúng tôi phía ngoài cánh cửa biệt giam, anh nói như không chờ bọn tôi phải hiểu hay trả lời, chúng tôi phải canh cán bộ không để ý mới dám trả lời anh. Anh là một trong các tử tù vụ "Nhà thờ Vinh sơn".
Bọn tôi phòng bịnh B1 được ân huệ đặc biệt, mỗi ngày được ra phơi nắng ở hành lang khu B, phòng bịnh khi mở ta thì khoảng 2/3 là lết ra, số đi đứng được đếm trên đầu ngón tay, tôi là một. Dãy phòng biệt giam đối diện phòng bịnh, cách cái hành lang, dãy biệt giam này tôi đã từng nằm phía sau gần 10 tháng khi mới bị bắt. Khi chúng tôi phơi nắng là lúc mà Ali nói, thi thoảng chúng tôi trả lời anh.
Một lần anh xin con dao để tự tử -dao là nửa cái nắp lon mài sắc- anh cắt cổ tay rồi thò xuống bàn cầu cho máu chảy, không hiểu khi gần hôn mê anh vật vã sao mà tay rớt ra ngoài, máu tràn ra cửa bị phát hiện, sau này anh bị chuyển qua khu tử tội Chí Hoà và đời anh chấm dứt ở pháp trường đâu đó.
Chút kỷ niệm từ phòng tập thể nữ.
Tôi khi mới bị chuyển vào T20, bị nhốt biệt giam khu B, khu biệt giam là hai dãy phòng xây đâu đít vào nhau, dãy tôi nằm nhìn chéo vào phòng tập thể nữ, tôi bị nhốt khoảng giữa, cuối dãy nhốt Lm Nghị trong vụ 'Nhà thờ Vinh Sơn', ông này cũng bị tử hình chung với Ali Hùng sau này.
Trong tù nóng nên các cô lấy vải mùng may thành đồ lót mặc -loại vải mùng xưa, bằng sợi vải dệt chứ không phải loại sợi công nghiệp-, phòng tù nữ đợt này cũng đông nghẹt vì tù phản động nhiều, hôm đó tôi nghe một cô thông báo sẽ cho các anh tù phản động rửa mắt, tôi cũng háo hức chờ, một hồi sau từng cô cởi đồ ra đứng ngay cửa phòng tập thể, số tôi đen đúa, phòng tôi vì chéo với phòng nữ nên góc nhìn từ khe biệt giam tôi chỉ thấy thấp thoáng, thật ra không thấy gì cả, nhưng óc tưởng tượng đã thay thế, tôi cũng thầm cám ơn các cô. Chỉ béo các anh vệ binh canh gác!
Tôi không hề quen biết bất cứ nữ tù phản động nào!
Mộ phần cha Nghị. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)