Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Chó Kiến.

Cây số 7 Phú bài, con đường nhựa ngăn khu xóm dân cư với phiá bên kia là đường rầy xe lửa, xa tít tắp hút tầm mắt là cánh đồng sim, và xa nữa làm nền cho toàn cảnh là ngọn núi thoai thoải phiá chân trời!

Hàng ngày, bọn con nít chúng tôi chạy vào rừng sim, lùng tổ chim trên mặt đất, bắt được chú chim non nào là vặt trụi lông, để chạy trên đất nghịch chán rồi mang ra nướng ăn!

Xa hơn về phía chân núi là khu vực lính tập quân sự, mãi xa vào phiá chân núi, bọn nhóc chúng tôi chưa bao giờ đến được chân núi, chỉ loanh quanh vùng rừng sim gần ngoài đường.

Bố tôi thời đó là giảng tập viên vũ khí, hàng ngày vào mãi chân núi trợ giảng cho lính mới nhập ngũ, một hôm bắt về cho chúng tôi một ổ 'chó kiến', giải thích chút: chó kiến là một giống chó rừng, nhỏ con hơn chó nhà lông màu vàng đất, cơ thể khẳng khiu, rất ít mỡ chân cẳng cao. Bốn con chó bé tý như bọn mèo con chưa mở mắt, chỉ mấy ngày sau chết sạch còn nhõn một con.

Chó Kiến, hình chôm trên mạng
Tôi đặt tên là ki ki, hí hí không biết nghiã là gì nhưng dân xóm chung quanh thường gọi chó nhà là ki ki nên mình bắt chước, trong miền Nam (thực ra lúc này gia đình đang ở miềng Trung, ý là từ vĩ tuyến 17 vào trong) không có thói quen mất nết là đặt tên người mình ghét cho chó, hí hí

Con ki ki lớn lên như cỏ dại mọc ngoài đồng, nó là con chó cái, những lúc vào rừng nó cũng hăng hái đuổi chim bắt bướm không thua gì bọn trẻ con chúng tôi, không lâu sau đó con ki ki mang bầu chang bang rồi đẻ ra một mớ chó đủ thứ màu, cả loang lổ vá vện. Thời cuộc thay đổi, sau thời điểm đảo chánh tổng thống Diệm, gia đình tôi chuyển vào miền Nam theo công tác bố tôi trong quân đội, con chó kiến và đàn con bị bỏ lại ở miền Trung. Một quãng tuổi thơ vào rừng hái hoa bắt bướm bỏ lại cùng hình ảnh con chó kiến vĩnh viễn ở lại dưới cánh phi cơ, hí hí tôi lần đầu được đi máy bay Hàng không Việt Nam năm 1964, thích quá cơ!

Khoảng 2 năm trước có địp đi qua sân bay và Cây số 7 Phú bài, bồi hồi nhớ lại số phận con chó kiến bị bỏ rơi nửa thế kỷ trước, hỏi thăm nhiều người địa phương thậm chí không biết đến giống chó rừng này còn tồn tại ở Phú bài hay không?

Buồn não lòng, hí hí 42

2 nhận xét: