Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Tao ngộ 11: Ba ông đạo diễn.

Đạo diễn Hoàng vĩnh Lộc.

Ông nhìn giống một con dơi rất to, ngồi xếp bằng hai tay chống xoè ra hai bên, lớp da hai bên từ hông xéo lên nách như hai cánh dơi phập phồng, miệng há vừa thở cùng tiếng ư ứ, khò khè từ trong lồng ngực lép, sương sườn từng dẽ nổi lên nhấp nhô theo nhịp, ông bị suyễn rất nặng.

Ông ý, theo như lời kể đã đoạt giải lực sỹ đẹp tại Hà nội thập niên trước khi Pháp thua trận, nhưng người đang ngồi đây là một trung niên râu ria, người to ngang cao khoảng 1,8m thân hình mỏng dẹp và rất nhiều da. Do ngày xưa ổng tập thể hình, đoạt giải vô địch lực sỹ đẹp Bắc phần, làm tài tử điện ảnh và đạo diễn phim, vào đây ông đang bị suyễn nặng và sụt ký nhanh nên bắp thịt teo lại, phần da hai bên ngực và nách trước kia làm cho bao đôi mắt cuả  các cô gái ngưỡng mộ nay chùng xuống như da hai cánh cuả con dơi xoè ra mỗi khi ông ổng ngồi thở khò khè ư ử!

Những lúc không bị cơn suyễn vật, hứng khởi lên ông kể lại những chuyện tình, những bóng hồng đi qua cuộc đời, ông là đạo diễn kiêm tài tử điện ảnh, lối kể chuyện xxx trần trụi hấp dẫn làm bọn tù trẻ như tôi nghe và nuốt nước miếng ừng ực, ông cứ ngày này nối ngày kia dẫn chúng tôi đi theo từng cuộc tình của ông với cô ca sỹ này, rồi đến minh tinh màn bạc kia, những hoa khôi từ Hànội vào đến Sàigòn suốt dọc theo những biến động của đất nước, từng chi tiết hừng hực hừng hực làm bọn tôi như lên đồng theo từng cú phiêu lưu tình ái cuả ông. Ông là tài tử đóng trong bộ phim 'Chúng tôi muốn sống' mà chắc nhiều người miền Nam còn nhớ?

Trong tù ngột ngạt, nóng và chen chúc như cá nhốt trong chậu, lại thêm bệnh suyễn được chữa bằng thuốc Xuyên tâm liên nhưng ông vẫn sống lai rai, chỉ là hơi khó thở chút, ông đặc biệt rất vui tính, những chuyện kể cuả ông về giới nghệ sỹ phim ảnh từ thời khai sinh non trẻ ngoài Bắc cho đến ngày gãy súng thật là cuốn hút, chen giữa những lúc kể chuyện là những cơn suyễn đến đều đặn.

Bình thường khi ông đứng người cao lớn nhìn rất oai dũng, nhưng khi cơn suyễn lên ông đạo diễn ngồi chống hai tay, người rướn tới phiá trước, cố sức lấy hơi để thở, lớp da ngoài cứ bập bùng như trái bóng bơm thiếu hơi, ông cố thở còn bọn tôi ngồi ngắm, nhìn ông như cái bong bóng phập phồng, bọn tôi chỉ biết ngồi chờ ông khoẻ lại kể tiếp chuyện xưa.

Đạo diễn Minh đăng Khánh.

Hai ông đạo diễn nằm cách nhau một chiếc chiếu, ông này thì lại khác hẳn, Ông Minh đăng Khánh có dáng trí thức với cặp kính và khổ người trung bình, ăn nói lưu loát, nhỏ nhẹ nhưng có vẻ dưới cơ, ông đang thao thao chuyện gì nếu đạo diễn Hoàng vĩnh Lộc chen vào là ông im liền nhường lại. Thời gian này thực hiện chủ trương triệt tiêu nền văn hoá miền Nam, nên đã có việc hốt gần như toàn bộ các văn nghệ sỹ miền Nam vào tù, sau này tôi biết cũng cùng thời điểm đó ở ngoài xã hội đồng thời là chiến dịch tiêu hủy đốt hầu như toàn bộ những văn hoá phẩm cuả miền Nam.

Tôi không có mấy ấn tượng với ông Minh đăng Khánh, tuy là hai người đạo diễn này cùng ở chung với tôi, chắc vì ấn tượng với ông Hoàng vĩnh Lộc quá mạnh nên những ký ức về ông này tôi không có nhiều, chỉ có điều là bất cứ trong mọi cuộc nói chuyện, khi ông Hoàng Vĩnh Lộc nói, thì ông Minh Đăng Khánh như lùi xuống bên cạnh chịu lép, có thể chỉ là cảm nhận riêng của tôi, hay là do đẳng cấp nghề nghiệp từ ngoài đời, nhưng điều dễ nhận thấy nhất là cái hào quang của người này hoàn toàn phủ mờ người kia, ở đây là hai ông đạo diễn phim của Sàigòn!

Cả hai đều đã chết sau khi ra tù, nghe kể lại ông Minh đăng Khánh chết trong nghèo khó, ông Hoàng vĩnh Lộc thì tôi không rõ!

Hình mạng: Hoàng vĩnh Lộc và gia đình.
Ông đạo diễn hồi chánh.

Ở Z30C trong đội tôi có một anh đạo diễn gốc từ VC, trong trại có một lần duy nhất chiếu phim tuyên truyền về Đồng tháp mười, cả trại bị bắt ngồi xếp hàng trong sân coi, phim quay thời chiến, chẳng có gì ngoài tuyên truyền về kháng chiến chống Mỹ, nhưng khi phim quay cận cảnh kể về đời-sống-chiến-đấu của những cán bộ cách mạng, bọn tôi ồ lên khi thấy một anh tù trong đội đang hiện diện chình ình trên màn ảnh lớn.

Mãi sau này, anh chàng tù mới tiết lộ thân phận, anh từ ngoài Bắc được đi du học về lớp đạo diễn điện ảnh bên Ba lan, tốt nghiệp xong anh được điều vào Nam làm phim trong vùng Đồng tháp mười, anh và cô diễn viên xinh đẹp trong đoàn làm phim yêu nhau, nhưng vì bị cơ quan đoàn thể cản trở nên hai người cùng đào thoát ra hồi chánh, sau 75 anh bị bắt vào đây.

Anh giờ thành khán giả bất đắc dĩ bị bắt phải coi lại cuốn phim do chính anh đạo diễn, chuyện đời lắm tao ngộ trái ngang! Hí hí

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Tao ngộ 10: Hoàng kim Quy

Ông người dong dỏng cao, ốm nhom, nói chuyện rất minh mẫn. Tôi vào phòng bịnh B1 thì ông đã ở đó, chiếu ông nằm xéo về bên phải của tôi. Thường ngày sinh hoạt trong phòng ông vui vẻ không lộ vẻ đau buồn hay thất vọng, chắc ông hiểu cuộc đời ông phải thế!

Ông bị đưa ra toà xử, thấy đi về nhiều lần, lần nào ông về cũng cười hơ hơ, kiểu bất cần. Lần cuối ông ra toà về, ông cười kiểu cay đắng nói: Chúng nó xử tôi tù chung thân!

Ông có một tính rất xấu, không hiểu do bị tù nên thành tưng tửng hay vốn tính ông như thế, nhưng ông rất chi li về chia đồ ăn trong phòng. Giờ cơm, các tù nấu bếp sẽ mang phát mỗi phòng một thau cơm, thau đồ mặn hay thau canh nếu có, anh em tù sẽ múc ra chia vào chén cho nhau, người ý kiến về chia chác không công bằng bao giờ cũng là ông. Ông được thăm nuôi đầy đủ, lúc bù khú vẫn kể là vợ và cô con gái giờ phải bán Ya-ua để thăm nuôi bố, nhưng ông có tính 'ăn độc' cực kỳ, tức là không bao giờ cho ai cái gì, không hiểu do khủng hoảng chăng -mà đồ thăm nuôi ông không chịu ăn cứ để dành- nhiệt độ nóng trong phòng tù làm đồ ăn rất mau hư, rất nhiều đồ của ông phải mang đổ vì hư hỏng, nhưng ông cứ thế, vất đi chứ không dám ăn.

Từ ngày ông bị kêu án chung thân, thấy ông có vẻ chán đời không còn cười nói nhiều, nhưng tính tình ông, nết ăn uống thì vẫn vậy. Thời gian ngắn sau khi có án, ông bị chuyển đi trại thụ án rồi sau trôi nổi nơi nào tôi cũng không biết, tôi nghĩ chắc ông chết trong tù! Năm đó khoảng 1977, tôi đoán không nhầm ông phải trên 65 tuổi.

Hình mạng: Cỏ úa.

Nhắc đến anh trưởng phòng bịnh B1 chút, anh Choé, người vẽ tranh hí họa nổi tiếng, anh tướng người tầm thước, mập so với những người khác trong phòng, anh rất vui vẻ, yêu đời. Trong tù không cho dùng giấy bút, nhưng anh làm thơ, ngâm cho bọn tù chúng tôi thưởng thức, tôi cũng cố học thuộc được vài bài thơ của anh, về tâm sự người chồng nhớ vợ, thơ anh tiên đoán về cảnh con gái lớn lên đi thăm nuôi bố (?)

Lúc rảnh anh cũng hay kể về quá khứ, cuộc đời. Điều làm tôi nhớ về anh là cặp kính cận đổi màu mà lần đầu trong đời tôi biết đến (tôi chưa từng biết đến có loại kính khi ra nắng lại đổi màu). Thơ anh tôi đã quên gần hết, mấy năm trước đọc báo mới biết anh có qua Mỹ ở gần nhà, nhưng là cáo phó, hỡi ơi!

Tôi còn nhớ lõm bõm không đầy đủ bài thơ 'con gái' của anh: "Ở nhà con tập viết, thư mẹ gởi vào ba, góc giấy thừa con viết, cho ba một chữ: ba..... Ở nhà con học toán, con cộng trừ nhân chia, mẹ đếm ngày tính tháng, con cộng hoài vẫn dư..... Con bây giờ đã lớn, thay mẹ đi thăm ba, ................, trơ cổng khám mưa sa!" anh viết cho con nhưng như lời dự báo cho rất nhiều số phận sau này.

Tôi không có duyên tái ngộ cùng anh, sau này anh có qua vùng Virginia ngay gần nhà tôi và mất tại đây, khi tôi biết được tin anh qua lời cáo phó trên báo, quá trễ để gặp mặt.

Anh yên nghỉ.







Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Tao ngộ 9: Anh Bốn.

Hình mạng. Cò miền Tây


Tôi được học kỹ thuật câu cắm từ anh, sống thành phố như tôi nếu không được chỉ dẫn từ anh thì chắc chẳng bao giờ tôi biết đến cách câu cắm của dân miền Tây, là dân miền tây chính gốc, nhưng tên của anh lại là Bốn chứ không Tư?

Anh lùn, đậm người đúng kiểu nông dân, mắt thì lé xẹ, cái tướng đi xà-bát của những người nông dân lội ruộng từ nhỏ. Gia đình anh chắc không khá giả, nhìn những đồ thăm nuôi của vợ anh gởi vào, món muối xả ớt hầu như là chính, ít con mắm và mớ thuốc rê. Anh là sỹ quan đồng hoá từ lực lượng Hoà Hảo với cấp bậc thiếu úy.

Anh cùng tiểu đội rau xanh với tôi, vài người cùng nhóm của anh cũng trong đội, anh rất khoẻ gánh nước dường như không biết mệt, làm việc nông từ bé chắc đã làm cơ thể anh quen với lao động nặng. Kỹ thuật cắm câu của anh phải nói đã đạt trình độ thượng thừa, những con cá lóc rừng đen trùi trũi, râu ria to gần bằng bắp chân nhìn đã thấy khiếp, con ba ba to bằng nón lá đều vướng lưỡi câu của anh, xuống suối tắm xong lên anh cầm theo cả chục con chem chép, thậm chí đang cuốc đất anh lồng lên rượt theo tay không tóm gọn con hổ đất dài gần 1,5m. Bọn cắc kè bông trên cây cũng không thoát tay anh, lâu lâu tôi cũng được thưởng thức món tôm đất của anh, những con rít thân to bằng ngón tay, dài khoảng gang rưỡi, tím lịm bỏ gô lắc nướng thơm phức. Chuột cống rừng là món thường xuyên anh đãi tôi, món chuột nướng xé phay ăn bên góc hố ủ phân bắc tuy hơi thối nhưng ngon hết biết!

Kể chút về đội rau xanh, tiểu đội tôi nhiệm vụ tưới rau, mỗi người được phát một đôi thùng loại 20lít bằng tôn gò có gắn vòi tưới, một đòn gánh ngắn cỡ 8 tấc, tiêu chuẩn mỗi ngày gánh 100 đôi, điều đáng nói là đoạn đường từ rẫy rau đến suối khỏang hơn trăm mét, và khó khăn nhất là từ mặt đất xuống đến mặt nước suối mùa khô, đó là cả một vực sâu trên dưới 5m. Cứ thế gánh từ dưới suối lên, đi khoảng trăm mét tưới rồi tiếp tục cho đủ chỉ tiêu. Tôi là chuyên gia ăn bớt, nắm tâm lý cán bộ quản giáo sợ bẩn, tôi thường chỉ tưới hai đầu luống rau nhiều nước, phần giữa luống chỉ tưới cho có -chẳng trách trong giấy ra trại của tôi bị phê "ý thức kỷ luật kém"- hí hí

Anh và các bạn chắc đi dài hạn, ngày tôi về các anh còn trong trại, không biết sau này ra sao. Những lúc vui hỏi thăm anh tiết lộ, các anh là nhóm chỉ huy cao cấp của lực lượng vũ trang Hoà Hảo, anh là sư phó của Sư đoàn 5 Thanh Long được thành lập nhằm chống cộng sau biến cố 75. Đến giờ tôi cũng không biết thêm gì về các anh từ ngày đó.







Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Billie Jean


She was more like a beauty queen from a movie scene
I said, "Don't mind, but what do you mean, I am the one"
Who will dance on the floor in the round
She said I am the one
Who will dance on the floor in the round

She told me her name was Billie Jean as she caused a scene
Then every head turned with eyes that dreamed of being the one
Who will dance on the floor in the round

People always told me, "Be careful of what you do,
and don't go around breaking young girls' hearts".
And mother always told me, "Becareful of who you love,
and be careful of what you do
'cause the lie becomes the truth".

Billie Jean is not my lover
She's just a girl who claims that I am the one
But the kid is not my son
She says I am the one
But the kid is not my son


For forty days and for forty nights, law was on her side
But who can stand when she's in demand
Her schemes and plans?
'Cause we danced on the floor in the round
So take my strong advice
Just remember to always think twice
Do think twice, do think twice.

She told, "My baby, we'd danced 'til three."
Then she looked at me
Then showed a photo of a baby cry
His eyes looked like mine. Oh! no
Do a dance on the floor in the round, baby

People always told me "Be careful of what you do
and don't go around breaking young girls' hearts"
Don't break no heart.
But she came and stood right by me
And just the smell of sweet perfume
And this happened much too soon
And she called me to her room

Billie Jean is not my lover
She's just a girl who claims that I am the one
But the kid is not my son


Billie Jean is not my lover
She's just a girl who claims that I am the one
But the kid is not my son
She says I am the one
But the kid is not my son


She says I am the one
But the kid is not my son


No, no, no

She says I am the one
You know what you did
She says he is my son
Breaking my heart, babe
She says I am the one


Billie Jean is not my lover...

Không phải cháu!
Nhỏ đó nhìn đẹp như Nữ hoàng trong phim đó
Cháu không hiểu gì, nhưng nó bẩu: Là cháu đó
Nó bẩu là của cháu
Con bé còn nói nó là người nhảy với cháu trên sàn.

Nhỏ kể tên là Bi Gi, nó nói là nó hấp dẫn tới độ mà
mấy thằng đứng chung quanh đều ước là được nhảy với nó trên sàn

Già hói thường dặn "làm việc phải cẩn thận
chớ có thả dê chạy rông rồi lừa tình
Má cháu có dặn, coi chừng bọn gái tơ mà con yêu
cẩn thận, hông thôi đồn riết thành thiệt đó nghen

Nhỏ Billie Jean đó hổng phải người yêu cháu
nó chỉ là đứa nhận vơ bẩu cháu là bồ
Đứa bé đó hổng phải con cháu
Nhỏ đó nói là cháu, nhưng đứa con không phải của cháu!

Chời ơi, suốt bốn chục ngày đêm
Nhỏ đó nó nắm lý lẽ trong tay nó
Nhưng rồi hổng ai chịu nổi lời ngoa nguýt về chuyện bịa đặt đó
Tại vì cháu với nó nhảy đầm trên sàn
Dzậy nên nhớ nè, luôn nghĩ kỹ, nghĩ kỹ
Nhớ nghĩ kỹ

Nhỏ còn kể: "cưng nè, mình nhảy tới 3 giờ sáng lận" rồi nó liếc xéo cháu
Móc ra tấm hình đứa bé đang khóc, nói là nhìn mắt đứa bé y chang cháu
Ra sàn nhảy đi, cưng

Già hói thường dặn "làm việc phải cẩn trọng" đừng có thả dê chạy rông lừa tình
Nhưng mà nhỏ đó đến ngay bên cạnh, thơm phức mùi nước bông
Chuyện sải ra nhanh như chớp, nó kéo cháu vô phòng.

Bi Gi, nhỏ này hổng phải bồ cháu, nó chỉ tự nhận là bồ cháu
Đứa bé không phải của cháu...

Nhớ về Micheal Jackson June, 25.

Bài hát được viết về tâm sự của Michael Jackson về những vụ lùm xùm khi nhóm Jackson Five nổi tiếng, nhiều cô gái theo đuổi và đòi anh của MJ phải nhận là cha đứa bé. Thời 60 đó (giờ chắc cũng còn) nhiều cô gái trẻ yêu thích thường tụ tập theo ban nhạc, và tìm cách cặp bồ với ban nhạc trên đường lưu diễn.

Câu chuyện của Billie Jean chỉ mô tả lại những phiền nhiễu mà các fan nữ đã gây ra, nhưng cuối bài ta cũng thấy đọan tả về sự cám dỗ và đoạn theo cô gái vào phòng, MJ ở đây cũng để ngỏ kết luận về những đồn thổi cám dỗ cũng như về cha đứa bé.

Trong bài có nhắc đến "Cô gái khi thưa kiện đã nắm công lý trong 40 ngày" trong clip cũng diễn cảnh thanh tra đi rình theo MJ từng bước, để tả lại những khổ sở khi bị thưa kiện.

Trong đời thật, thậm chí có fan nữ đã gởi hình con và khẩu súng ngắn, cùng hẹn ngày giờ tự tử chung để đi sang thế giới khác đoàn tụ (cô này sau bị cho vào nhà thương)

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

Tao ngộ 6, Ông giò chả.



Ông người Bắc chính gốc, khoảng 50, lùn to ngang, khuôn mặt nhỏ so với thân hình to ngang. Do nghề nghiệp chắc ông phải ngồi nhiều ít đi lại để xay giã giò nên thân hình ông thì mập tròn nhưng hai chân ông quá nhỏ so với thân hình, nhìn hơi dị dạng.

Ông bị bắt vào dịp đánh tư sản mại bản, chắc cái tiệm của ông có bề thế nên bị vào tầm ngắm - tôi không biết đến "Giò chả Nguyên Hương" cho đến khi gặp ông, tôi không nhớ tên ông nên từ đây tạm gọi ông là ông Nguyên Hương, một phần cũng vì trong phòng ai cũng gọi ông là ông Nguyên Hương.

Gia đình thăm nuôi ông rất khá, chắc của cải còn dấu được, ông sống vui vẻ với mọi người, một nghịch lý trong tù vì đói nên hễ có dịp là mọi người lại nhắc về đồ ăn, từ những mơ ước cao sang như mong được thử bíp-tếch-rượu-đỏ cho đến loại bình dân như bánh mì thịt góc đường, hình như kể ra để cho vơi bớt cơn đói lúc nào cũng hiện diện chung quanh

Kỷ niệm ông còn lưu lại với tôi là món "súp đuôi bò" trong tưởng tượng của ông, cứ vài ngày ông lại kể về món súp thần thoại đó, sau khoảng nửa tiếng mô tả về món ăn, bao giờ cũng kèm theo lời hứa 'tao sẽ nói vợ tao, lần thăm nuôi tới làm súp đuôi bò cho tụi mày nếm thử', chúng tôi bụng sôi lên vì đói, mơ về món súp đuôi bò của ông từ tháng này sang tháng nọ, riêng tôi cho đến lúc đó chưa từng ăn đuôi bò bao giờ, cũng không biết nó ngon đến chừng nào, nhưng cũng cùng với hơn nửa phòng tù ngày nào cũng mơ đến món súp thần tiên cho đến ngày ông Nguyên Hương bị chuyển phòng thì món súp cũng theo ông vào dĩ vãng.

Khoảng 20 năm sau, mãi đến khi qua Mỹ tôi mới biết đến hương vị của đuôi bò trong món phở (bên Mỹ phở nấu ở nhà và thường nấu với đuôi bò), đôi khi lúc gặm đuôi bò ký ức chợt tràn về những ngày cũ, tưởng tượng đến món đuôi bò chưa bao giờ có thật của ông Nguyên Hương!

Ông Nguyên Hương từ ngày chuyển đi  khỏi phòng B1, tôi không gặp lại, vài người bạn ở Sài Gòn có nói với tôi Giò chả Nguyên Hương cũng là một thương hiệu có tiếng trước 75, rất tiếc tôi chưa bao giờ được thử. không biết số phận ông rồi sao, thương hiệu này có còn tồn tại đến ngày nay, tôi nhiều lần về VN nhưng cũng không có dịp tìm hiểu về tiệm này?

À, mà tôi đến giờ cũng không biết nó nằm ở đâu tại Sài gòn!

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Tao ngộ 3, Bộ Lư

Trong đời, nếu may mắn bạn sẽ gặp một thiên thần cứu giúp trong trường hợp thập tử nhất sinh - bọn không may chết mẹ hết rồi - không nhất thiết là đẹp như tranh vẽ, thậm chí đối nghịch, nhưng người đó mang sứ mạng do Thượng đế đến để cứu ta, xong việc họ biến đi như chưa từng xuất hiện!

Con Bộ Lư.
Ai từng nhập số 4 PĐL thời 75/78 thì còn nhớ cô y tá trại, bọn tù gọi là Bộ Lư. Không biết tên thật là gì, cô này xuất thân là du kích được đôn lên làm y tá, trình độ không chắc biết đọc biết viết (?) nhỏ hơn tôi vài tuổi, cỡ 17. Người gầy gò, đen nhẻm, mang toàn bộ dáng vẻ của một gái nông dân trong bưng nhà nghèo, tóm lại Bộ Lư không cho ta bất cứ ấn tượng gì khi đối diện.

Sau 75, cùng đến với giải phóng, cả miền Nam bị ghẻ, trong tù ghẻ khinh hoàng gấp nhiều lần, lác đác vài tên bị ghẻ nhiều quá chết. Thời đó, ngoài thuốc "Xuyên tâm Liên" trị bá bịnh, Bộ Lư là thần dược đứng thứ nhì chuyên dùng trị ghẻ. Mỗi khi có thuốc, cô Bộ lư sẽ mang một hũ to vàng vàng hăng hắc, mở cửa gió của phòng đưa vào, bọn tù chuyền nhau bôi trét, cô y tá đứng chờ để lấy lại hũ mang qua phòng khác, cứ thế thành tên của cô.

Cơn bệnh đến với tôi từ từ như mọi lần cảm cúm, sốt liên tục, tôi bỏ ăn nằm bẹp một chỗ, trong tù chỉ có Xuyên tâm Liên và họa hoằn là tỏi giã ngâm nước nhỏ mũi. Tôi cứ thế không ăn gì, nhìn người bạn tù nằm kế hí hửng ăn phần cơm của mình mà đầu óc trống rỗng, bù lại hắn giúp tôi lau mình, vệ sinh và những việc vặt vãnh.

Đã hơn 2 tuần tôi không ăn gì, chỉ nước lạnh. Cơ thể thanh niên 21 tuổi cũng không còn thịt để cơ thể xử dụng, tôi chỉ còn da với xương, không còn ngồi lên được tôi nằm không cử động, nhiều lần bạn tù thử dựng tôi ngồi dậy, tôi gần như ngất đi. Trưởng phòng xin phép cán bộ cho tôi không phải xếp hàng ngồi điểm danh.

Ngày thăm nuôi, trong giỏ đồ có bịch chanh tươi, tôi nhờ người bạn tù cắt nửa chục chanh vắt ra nước cho tôi uống, không hiểu do đâu mà tôi tự nhiên thèm chua khinh khủng, uống xong ca nước cốt chanh, tôi vật ra không cử động được, trong đầu nghĩ: Thôi xong! Tôi tỉnh dậy trong phòng bịnh B1

Nằm chung chiếu với tôi là nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, ông suốt ngày rên đau khắp người, chắc do vã ken! Bộ lư bắt đầu để ý chăm sóc tôi từ đây. Bạn tù đoán tôi bị thương hàn, tôi cũng nghĩ thế, nhưng không chắc Bộ Lư biết tôi bị gì. Y tá trong tù chỉ chữa triệu chứng, không chữa bịnh! Hí hí

Tôi may mắn do không ăn gì nên không bị biến chứng lủng ruột hay gì gì mà bọn bạn tù hù doạ, nhưng bị đau bụng liên tục, không biết Bộ Lư tìm đâu ra một mớ Morphin ống của quân đội Mỹ, loại dùng ngoài chiến trường, mang vào chích cho tôi đỡ... đau bụng. Nó luôn miệng suýt xoa: Thương anh quá, còn đau hôn? Giọng nam nhão nhoét. Cơn bệnh lui dần, sức trai chiến thắng, tôi phục hồi rất nhanh. Sau hơn nửa tháng không ăn uống gì, giờ tôi thèm đủ thứ, giỏ thăm nuôi của tôi, khi chuyển phòng bạn tù đã không chuyển theo (sau này tôi có gặp lại vài người, họ nghĩ là tôi chắc chắn chết nên giữ lại chia nhau, cũng là chút phước mình có) tôi thèm đủ thứ.

Đối diện chiếu tôi nằm là ông Hoàng Kim Quy, đại tài phiệt miền Nam, mỗi lần giờ ăn nhìn ông mở đồ thăm nuôi ăn, ngửi mùi mắm muối mà mình cũng ngon miệng lây, nhưng ăn trả bữa mà không có đồ ăn thì thật là cực hình. Bộ Lư chắc cũng có nhạy cảm của phụ nữ, nó hỏi tôi có thèm gì, tôi thoạt đầu không hiểu sao chỉ thèm me ngào, hôm sau nó dúi vào tay tôi bịch me ngào. Mấy bữa sau tôi thèm hủ tíu, không biết bằng cách nào tối đó nó mang vào cho tôi ca hủ tíu nóng hổi. Xuyên tâm liên nó cho tôi cả vốc, uống no thì thôi. Không lâu sau tôi có thăm nuôi, tôi chủ động chấm dứt việc nó mua đồ vì tôi không thích dính líu ơn huệ gì với nó.

Tôi bị chuyển đi Hàm Tân thẳng từ phòng bịnh, lúc 2 giờ sáng. Bọn tôi cứ 2 người còng chung rồi tống lên xe tải bít bùng, ngồi trên sàn xe tôi ngó lại khung cảnh nhà tù, đèn Neon mờ mờ, thấp thoáng trong góc sân tôi vẫn thấy rõ dáng con Bộ Lư đứng trong góc sân nửa người chìm trong bóng tối.

Cuộc đời tôi sang khúc rẽ thê thảm hơn!




Tao ngộ 5, Ngao Song

Khu A/4 Phan Đăng Lưu.
Là một già làng gốc người Nùng từ Bắc di cư vào Nam 54 ở vùng Lâm đồng, khoảng 70 tuổi nhìn già nhăn nheo như gốc cổ thụ, suốt ngày ngồi im không nói, chỉ lầm rầm những từ khó hiểu, nghe như tiếng gừ gừ trong họng, khuôn mặt với quá nhiều nếp nhăn nhìn như trái táo phơi khô, tròn ủng nhưng lành tính ra phết, vì không biết tiếng Việt nhiều, già Song chỉ nói những câu cụt ngủn không đủ nghiã không đầu không đuôi, bọn tù chúng tôi cũng chẳng ai quan tâm già nói gì, tóm lại già Song chỉ gầm gừ như tiếng thú hoang kêu đêm. Nhìn già Song ngồi thu lu trong bóng tối nhiều lúc tôi tưởng tượng già Song như con thú đang rình mồi trong rừng rậm.

Không biết già Song do nguyên cớ gì có mặt ở đây, mấy người tù cũ nói già làm cho CIA, có người thì đoán là thuộc hạ Vàngpao bị bắt vào đây ngồi gãi ghẻ, hay cựu biệt kích Nùng cũng có khi, ở đây già chỉ suốt ngày ngồi một chỗ, miệng lẩm bẩm một mình mặc kệ ai làm gì, chỉ ngày hai bữa mang cái chén nhựa ra lãnh cơm rồi lại thu lu một chỗ cho đến giờ ngủ. Tiếng Việt không biết nói, còn làm gì được ngoài việc ngồi im và lâu lâu lẩm bẩm những câu tiếng lạ hoắc một mình?

Thời này, mỗi sáng tù phải ra ngoài để xếp hàng dọc theo bức tường phòng tù để điểm danh, đây là một đặc ân mà tù được may mắn hưởng, thời gian ngắn sau bị huỷ bỏ chỉ điểm danh ngay trong phòng. Sau một đêm ngột ngạt trong phòng như cá xếp trong hộp, thở ra hít vào những mùi, hơi thở hôi hám từ đám tù cùng phòng, được ra ngoài dù chỉ thời gian ngắn đúng đặc ân, tuy chỉ đủ thời gian điểm danh. Những ngày cán bộ đột xuất kiểm tra phòng, mọi người phải ngồi chờ ngoài hành lang thì thật đúng là hạnh phúc nhỏ nhoi bất ngờ.

Điểm danh chỉ là đếm số và xưng tên mình ra cho cán bộ kiểm soát, nhưng đúng là thời gian sung sướng nhất trong ngày, vì già Song không biết tiếng Việt, trưởng phòng luôn sắp cho già bao giờ cũng đứng đầu và dậy cho đúng có một câu để điểm danh : "Số một, Ngao Song"...sau đó mọi người vừa đếm số, xưng tên, vào phòng.

Tôi bị chuyển phòng không lâu sau đó, không bao giờ gặp lại già Song.

Update:
Thật tình cờ, tôi vừa đọc được chút đầu mối về quá khứ già Ngao song trong hồi ký "Nhà tù" của Duyên Anh. Già này chắc bị chuyển trại từ 4PĐL sang Chhí hoà.

Trích trang 22: "Vài nét về vài nhân vật của phòng mới của tôi do Phạm Quang Khai “lãnh đạo”. Những nhân vật đề lao mà tôi đã sống với họ như Phan Bá Thúc, Hà Năng Đắc… thì miễn kể. Niên trưởng phòng tôi là cụ Ngao Song, người Nùng, 80 tuổi, cựu đại úy Biệt khu Hải Yến. Nhi đồng phòng tôi là Nguyễn Ngọc Phước, 8 tuổi, móc túi ở bến xe đò. Đã có một tờ báo dành cho độc giả từ 7 đến 77 tuổi, phải có một nhà tù dành cho tù nhân từ 8 đến 80 tuổi. Trẻ không tha, già không thương là nhà tù Cộng sản."

Link đây nếu ai thích đọc:
 http://vietmessenger.com/books/?title=nha%20tu&page=1


Hình mạng

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Tao ngộ 4, Chim Sẻ

Chim sẻ.

Sau một hồi lách cách của tiếng mở khóa, cửa phòng tù bật mở ánh sáng chói chang tràn vào ngập căn phòng, cùng tràn vào với ánh nắng là một ông sư khất thực mặc bộ cà sa vàng ủng, tay khư khư ôm vạt áo trước bụng. Theo đà đẩy của cán bộ trại, ông bước vài bước vào hẳn trong phòng cùng với tiếng đóng sầm cửa, bóng tối ụp xuống như trước.

Bọn tôi im lặng chung quanh quan sát, đó là một nhà sư, còn rất trẻ, đầu cạo nhẵn bóng, tướng ốm yếu, được quàng quanh người bằng bộ áo khất thực màu vàng đã vấy bẩn nhiều chỗ, chắc cũng đã mặc lâu chưa giặt, tay cầm chiếc mũ vải cũng màu vàng giống bộ y phục, nhà sư trẻ cứ đứng im đầu gục xuống cằm không nhúc nhích, không nhìn ai!

Tôi nghĩ chắc bị quáng nhưng ông cứ thế đứng im, mãi sau anh trưởng phòng mới bước ra dắt ông ngồi xuống bệ xi măng, ông ngồi xuống xếp chân vào và cứ một thế ngồi im không cử động. Tôi tò mò quan sát ông, còn trẻ chắc khoảng 25 nhưng tôi cũng không chắc lắm, khuôn mặt dài, mũi nhọn, gầy ngẳng, nhỏ con.

Thời gian là lính tôi đã từng gặp những vị sư đi khất thực dọc đường chiến tranh từ Trảng bàng đến Tây ninh, giữa trưa nắng cháy hay trời mưa, đầu trần chân không tay ôm bình bát, các vị cứ thế ngón chân này đặt kế gót chân kia bước đi, không nhanh không chậm, nay một người bằng xương bằng thịt đang ngồi đây.

Bọn tôi xúm vào hỏi thăm, ông không trả lời, sau này mãi tận cho đến ngày chuyển trại vị sư trẻ này cũng không hề mở miệng nói một tiếng nào, đôi lần tôi thấy môi ông mấp máy, chắc đọc kinh, tôi có hỏi vài người bạn Phật giáo nói là vị này tu tịnh khẩu!

Vì không biết tên thật nên bọn tôi dựa vào hình dáng ông nhìn giống con chim sẻ, người gầy gò, đầu trọc lóc, mũi dài ra do khuôn mặt xương, không nhớ ai nghịch ngợm gọi là Kim Tước đại sư thay cho cái tên "thầy chim sẻ" bọn tôi đặt cho thầy!

Tiêu chuẩn nhập trại là một cái chén và muỗng nhựa, ông không nhận, thầy dùng cái mũ vải mầu vàng đội đầu để làm chén, chứ nhất định không dùng bất cứ gì cuả trại. Bạn tù ái ngại canh, cá... sợ dơ đựng ra chén ông trút tất cả vào mũ, thật kinh hoàng. Ông không nói đã đành, cả không tắm nữa và điều kinh khủng mà tôi vẫn nhớ là ông hầu như không tiêu, tiểu. Điều này, chuyện ít tắm thì bọn tôi phải đè thầy ra để tắm rửa vì vệ sinh toàn phòng, nhưng chuyện không đi tiêu tiểu và ăn uống trong cái mũ thì chịu! Ăn uống xong, thầy chim sẻ cũng không giặt hay rửa mũ, cứ thế đội lên đầu.

Một lần tắm rửa, một bạn tù sờ chim thầy, thấy còn múm, hắn lộn ra thử, đầu chim cuả thầy bao quanh một lớp ke dầy ụ, bọn tôi đè ông ra, bọn tù vừa rửa cho thầy vừa trầm trồ, thầy vẫn còn trinh!

Cán bộ quản giáo chắc cũng khó chịu vì bộ quần áo vàng cuả thầy nên đặc biệt phát cho ông một bộ đồ tù màu xanh nhạt,  ông nhất định không mặc, bỏn phải huy động mấy người tù lao động đè ra cởi cái áo tu để thay vào bộ đồ tù, bọn tôi chứng kiến từ đầu tới cuối lúc bọn tự quản đè ông ra lột quần áo ngay trước cửa phòng, thầy dẫy giụa thật lực nhưng không hề phát ra một tiếng nói nào, chỉ vài tiếng ú ớ từ cuống họng! Nhìn ông lọt thỏm trong bộ đồ tù mới bằng vải tám màu xanh lam, giống một phật tử hơn là thầy chuà, ông bẽn lẽn như lúc bị bọn tôi lột truồng ra tắm, nhìn thấy tội tội, thời gian ngắn sau thầy bị chuyển phòng, từ đó tôi không biết gì về thầy nữa.

Không biết giờ thầy ở Phật phương nào?

Hình trên mạng.


Tao ngộ 2, Nguyễn Mạnh Côn

Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn.
Tôi gặp ngài trong phòng bịnh B1 ở số 4 PĐL (4 Phan đăng Lưu, nơi chôn lấp đời trai, từ nay viết tắt), sở dĩ gọi là ngài, vì ngài đúng là một ông tiên nâu chính hiệu.

Một qúy ông tầm tầm, gầy đến độ da bọc xương hom hem đi đứng không vững, râu tóc lưa thưa chỗ bạc chỗ đen, luôn tròng vào người bộ bà ba nâu rộng thùng thình nói đặc giọng Bắc, tôi được xếp nằm cạnh ngài nên cũng hay hỏi những chuyện dớ dẩn.

Phòng bịnh B1 do hoạ sỹ Choé-Nguyễn Hải Chí làm trưởng phòng, phòng chứa đa số là già hói bệnh tật, tôi là một ngoại lệ, lúc đó tôi khoảng 21 tuổi nhưng bị thương hàn sắp chết nên được chuyển vào đây chờ chết.

Lan man tý, mỗi người có một số phận khi số bạn chưa đến hồi kết sẽ có một thiên thần hiện ra cứu bạn, không phải bao giờ tthiên thần cũng mang dáng đẹp như tranh vẽ, nhưng người đó sẽ giúp bạn chiến đấu với tử thần, mang bạn về với nhân gian, có dịp tôi sẽ kể lại về "con Bộ Lư" một 'kẻ thù' đã được thượng đế gởi đến giúp tôi phục hồi sau cơn bạo bệnh.

Một trong những chuyện ông kể là thời ông làm việc trong chính phủ miền Nam, chức vụ gì thì tôi quên, nhưng ông và một số người được giao trách nhiệm viết tổng kết về vụ đói năm Ất Dậu vì từ trước đến ngày đó chưa có ai làm chính thức một báo cáo hay một công trình đại loại như thế: "Chú mày biết không, cái số hai triệu người chết là do tao biạ ra đấy, vì vào thời điểm đấy làm chó gì có thống kê mà biết, lấy đâu mà tra với cứu, là hoàn toàn do tao biạ, chết thì nhiều nhưng không ai thống kê được là bao nhiêu" vụ này thì không biết ông nói thật hay bịa, Đọc cho vui thôi! Ông ở bên kia yên nghỉ, đừng trách.

Ngài vì gốc tiên nâu vã thuốc nên bình thường cử động chậm chạp, chân tay không buồn nhấc ruồi có đậu mép ngài cũng không buồn xua, luôn miệng than ê ẩm người. Tôi được cô y tá trại (mà bọn tôi gọi là con Bộ Lư) săn sóc đặc biệt, không hiểu nó nghe đâu tìm được mấy ống Morphin của lính mang vào độp cho tôi, cũng may nó chỉ bóp có nửa ống nên tôi chỉ bị phê phê không đến nỗi bất tỉnh, ông Côn thấy thế xin nửa còn lại độp ngay vào đùi của ngài. Tôi từ khi con Bộ Lư rút kim khỏi mông thì người như bay trên mây mơ màng, ông Côn thì trái lại, ngài như chim mới lột lưỡi tỉnh như sáo và tôi trong cơn mơ màng vì Morphin chìm dần vào giấc ngủ với giọng nói của ngài âm lượng như ngày càng cao và lớn. Có thể chút ảo giác tác động đến thính giác của tôi, nhưng rõ là Morphin đã như đánh thức cơ thể của ông hoạt động hết công suất. Sau đận đó con Bộ Lư còn chích cho tôi và ngài hưởng sái vài lần nữa.

Không hiểu nghiên cứu từ đâu, ông quả quyết là cộng sản có chương trình nhốt tù 3 năm một - nghĩa là bạn bị bắt sẽ tù 3 năm, bất kể tội gì. Sau đó sẽ gia hạn 3 năm khác, cứ thế - Sau này tôi nghe kể lại, ông chết vì tuyệt thực phản đối nhốt ông quá hạn của công thức 3 năm này. Tới đây mới nhớ, hình như ông kể là chuyên gia nghiên cứu về cộng sản trong chính phủ thời đệ nhất Cộng hoà thì phải?

Ông mãi yên nghỉ.



Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Tao ngộ 1, Doãn Quốc Sỹ

Trong suốt thời gian nằm tù tôi đã gặp, sống với rất nhiều bạn tù, ở đây tôi chỉ ghi lại theo những hồi ức bất chợt, có thể những đặc điểm cuả người này sẽ bị gắn cho người khác, nhưng đó là những cảm nhận cuả riêng tôi còn đọng lại về những nhận vật được mô tả.

Cần hiểu thời gian đã trải qua đối với người tù như tôi là một ý niệm rất mờ nhạt, hầu như được ép vào trong một khoảng ký ức rất ngắn nên những mốc thời gian chỉ tương đối, có những sự việc xảy ra sẽ không khớp vào nhau vì thời gian đã bị đảo lộn trong hồi ức cuả tôi. Chỉ có nhà văn mới viết cho mạch lạc được, người thường như tôi thì chịu!

Nhà văn Doãn quốc Sỹ. 
Ai cũng đã từng đọc bài thơ 'ông đồ già' trong văn chương VN, nên ông nhà văn này thực gợi cho tôi một liên tưởng mãnh liệt về hình ảnh đó. Dáng người gầy gò, cao mảnh khảnh, khuôn mặt toát lên vẻ trí thức qua cặp kiếng dầy cộp cộng với giọng nói chậm rãi, nhỏ nhẹ thật đã làm tôi không ngừng liên tưởng đến những câu thơ ' Mỗi năm hoa đào nở, lại thấy ông đồ già...' thực sự chả có gì liên hệ giữa người thật và cái hình tượng này nhưng thực là tôi đã giữ mãi cho đến ngày nay những cảm nhận về nhà văn như vậy, có những cảm xúc, cảm nhận mà mình thực không nghĩ ra tại sao lại thế. Tôi vẫn nhớ như in, cái dáng lòng khòng cuả nhà văn ngồi khi kể chuyện, chắc vì giống hình ảnh ông đồ già ở đây.

Nhà văn thì dĩ nhiên kể chuyện sẽ không bao giờ cùng, bọn tôi được nghe những kho chuyện này ngày này qua ngày khác mà không chán, trong tù lại được một điều là bọn tôi không còn bị thời gian, không gian và những lo buồn cơm áo lăng nhăng ngoài đời thường làm phiền muộn, nên cũng không ai thắc mắc chuyện cả ngày ngồi nghe chuyện, tán nhảm...... trong tận cùng cuả bất hạnh vẫn có những niềm an ủi là thế.

Từ ngày vào tù, nhà văn Doãn quốc Sỹ là một trong những người mà để lại ấn tượng mạnh cho tôi, vì sự uyên bác, tư cách ăn nói cuả ông đã làm cho tôi một người trẻ ngưỡng mộ, theo tôi nhớ nhà văn thời điểm đó có lẽ khoảng 50 tuổi.

Ông ở cùng phòng khu C trong trại 4 Phan đăng Lưu với tôi khoảng nửa năm thì bị chuyển đi, sau này tôi mới biết là ông bị chuyển qua Chí Hoà để ra toà xử cùng nhóm Hoàng Hải Thuỷ, bọn "Biệt kích cầm bút".

Ai từng đọc báo Công an thời đó chắc không quên loạt truyện-phóng-sự "Những tên biệt kích cầm bút" viết về các nhà văn thời VNCH nhằm chuẩn bị dư luận cho việc xử nhóm nhà văn, nhà báo chế độ cũ, mà ông là một.

Có những tao ngộ mà ta như cánh bèo trôi sông, chỉ bị cuốn vào nhau rất ngắn trong một vùng xoáy biến động rồi khi thoát được ra giòng chảy êm, mỗi người trôi theo một hướng không bao giờ có cơ hội tái ngô, tôi cũng không gặp lại ông từ hồi đó, đâu cũng quãng năm 1977. Âu cũng là duyên tận.

Hình mạng, Doãn Quốc Sỹ

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

Tao ngộ 8, Cụtlưỡi


Tôi vào Z30C thì đã thấy Cụtlưỡi bị bịnh nằm trong trạm xá. Cụtlưỡi hơn tôi cỡ 3 tuổi, năm đó tôi cỡ 22.

Cụtlưỡi người ốm nhách, khẳng khiu, toàn thân chỉ xương và da. Trước đây không biết hắn bao to, nhưng giờ như thây ma biết đi. Cụtlưỡi là một tên phản động, bị bắt vì tội phản cách mạng giống tôi, thời thởi như hắn như tôi, bọn trẻ trong miền Nam phản động như giòi, ở đâu cũng có vơ đâu cũng gặp!

Chỉ có điều là Cụtlưỡi bị một chứng bịnh chả ai biết, lưỡi cuả nó cứ rụng từng tý một, rụng từng tý một. Bọn tôi đôi lúc hiếu kỳ nói nó há miệng, mẹ ơi! lưỡi nó sưng sưng, lở loét gớm chết!

Bọn tôi nhìn nó, một ông người từ từ đi vào miên viễn, từng ngày từng ngày. Các bạn có nhìn ai chết từ từ từng ngày từng ngày chưa?

Thằng Cụtlưỡi, không nói được, lưỡi nó sưng lên đầy miệng, vỡ vụn từng miếng từng miếng nho nhỏ, nhiều khi bất chợt tôi nhìn thấy nó nhè ra một mẩu lưõi thối hoăng, tởm lợm! Tôi thật không hiểu sao nó sống dai thế, không ăn được nó chỉ sống nhờ uống chất lỏng trộn lẫn với những mẩu lưỡi cuả chính nó (là tôi nghĩ vậy! Hí hí)

Càng ngày nó càng gầy đi, như bộ xương cách trí, không đủ sức đi lại, nó nằm bẹp trong giường ở trạm xá với cái mùng giăng 24/24 để chống ruồi, bọn tôi những thằng tù trẻ hừng hực nhựa sống và bụng lúc nào cũng đói nhìn đống đồ thăm nuôi cuả nó mà thèm thuồng, nghĩ lại nhiều khi thấy bất nhẫn!

Một người, mất lưỡi, không nói được ăn không được, sống làm gì nhỉ? Thế mà nó cứ sống, tôi cũng không nhớ nó chết ngày nào, chỉ đến một hôm tình cờ bọn bạn tù nhắc đến nó, mới biết nó không còn sống nữa! Mạng tù chỉ đáng như bụi bay!

Tôi giờ vẫn vướng câu hỏi trong lòng, cái con người đó, lưỡi rữa nát ra từng ngày, hình dong như bộ xương khô, có gì nguy hiểm đến độ nhà nước phải giữ trong tù nhỉ, có thả về thì đỡ cho nhà nước cái hòm chứ?!

Cụtlưỡi, an nghỉ và nhớ tìm lại lưỡi bên bển!

6/2013 

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

"Baby One More Time"

Oh, baby, baby,
How was I supposed to know
T'something wasn't right?
Oh, baby, baby,
I shouldn't have let you go
But now you're out of sight,
Show me who you want it to be
Tell me, baby,
'Cause I need to know now,
My loneliness is killing me
I must confess I still believe
When I'm not with you I lose my mind
Give me a sign
Oh, darling hit me baby, one more time


Oh, baby, baby
The reason I breathe is you
Boy, you got me blinded
Oh, pretty dady
There's nothing that I wouldn't do
It's not the way I planned it
So won't y'tell me who you want me to be
Won't you tell me, baby
'Cause I need to know now, with you with'n love me

My loneliness is killing me
I do confess I still believe, I still believe
When I'm not with you I lose my mind
Give me a sign
Oh, why don't y'hit me baby, one more time

Hit me baby, one more time, hit me baby, one more time

Oh, anh yêu ơi, anh yêu ơi
Làm sao em biết được
Tình mình trái ngang
Oh, anh yêu ơi
Đúng ra không nên để anh đi
Nhưng giờ anh đã xa
Anh muốn em làm gì, nói đi anh, vì em muốn biết
Cô đơn giết chết em
Phải thú thật, em nghĩ vắng anh em điên mất
Cho em biết ý anh
Anh yêu, gặp em lần nữa đi.

Oh, anh yêu anh yêu
Em còn hơi thở là vì anh
Anh, em mù loà vì tình anh
Anh yêu, em hứa sẽ chiều anh
Em không hề muốn xa anh
Anh, hãy nói cho em biết anh muốn em sao
Nói đi anh
Em muốn biết, anh còn yêu em không

Cô đơn giết chết em
Phải thú thật, em nghĩ vắng anh em điên mất
Cho em biết ý anh
Anh yêu, sao không gặp em lần nữa

Anh yêu, về lại đây với em
Anh yêu, về lại đây với em

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

You don't own me

You don't own me
I'm not just one of your many toys
You don't own me
Don't say I can't go with other boys

Don't tell me what to say
And don't tell me what to do
Please, when I go out with you
Don't put me on display, no

You don't own me
Don't try to change me in any way
Oh, baby you don't own me
Don't tie me down cause I'd never stay

Don't tell me what to say
And don't tell me what to do
Please, when I go out with you
Don't put me on display

Nah, you don't own me
Don't try to change me in any way
Say, you don't own me
Don't tie me down cause I'd never stay

I don't tell you what to say
I don't tell you what to do
So just let me be myself
That's all I ask of you
I'm young and I love to be young
And I'm free and I love to be free
To live my life the way I want
To say and do whatever I please

Cus' you don't own me
Nah nah nah nah nah nah

You don't own me, you don't own me.

Anh không là người sở hữu em
Em không phải là món đồ chơi của anh
Em không chỉ của riêng anh
Đừng nói rằng không được hẹn với người khác

Đừng bắt em phải nói gì
Cũng đừng bắt em phải làm theo ý anh
Nhớ, khi em đi với anh
Chớ coi em như đồ trang sức của anh

Anh không là người sở hữu em
Đừng thử thay đổi em theo ý anh
Em không chỉ của riêng anh
Đừng mong giữ em, em sẽ không ở lại

Em không bắt anh phải nói gì
Cũng không bắt anh phải làm theo em
Vậy, hãy để em tự nhiên
Em chỉ yêu cầu vậy!
Em trẻ và em yêu tuổi trẻ của em
Em tự do và em thích tự do của em
em sẽ sống đời em như em muốn
Sẽ làm và nói điều em thích

Đó, anh không sở hữu em
Không...không...không...

Em không là của riêng anh, không là của riêng anh.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Anh cút đi

Hit the road Jack! aka Anh cút đi.

Câu chuyện xoay quanh một anh chàng đa tình, yếu địa, cua cả ba chị em nhưng cuối cùng thì lại đi chơi với cô thứ tư và bị cả ba chị em bắt gặp.

Bài hát được lặp lại liên tục câu "Anh cút đi và đừng quay lại nữa" kèm trong đó là những câu phản ứng yếu ớt của anh chàng (các câu của ba chị em được để trong ngoặc đơn, câu nói của anh chàng thất thế ngoài ngoặc đơn).

Nếu nghe đến khoảng 2:45 chúng ta sẽ thấy các cô gái - khởi sự từ cô da ngăm - giọng nhũn lại, mắng anh nhưng lại có vẻ nũng nịu hơn là một lời xua đuổi, cả ba cô tuy mắng anh nhưng vẻ hùng hổ xua đuổi gần như bay mất.

Kết luận: Đàn ông khi bị gái mắng, cứ lì đòn, mọi chuyện sau khi gái nguội đi là lại ổn cả, hí hí

(Anh cút đi, Jack và đừng bao giờ quay lại, nhớ nhé nhớ nhé nhớ nhé)
(Anh cút đi, Jack và đừng bao giờ quay lại)

Chời, cưng cưng à, đừng xử anh như vậy chớ
Em giống mẹ già, anh chưa từng biết đó
Em, có thiệt hông đó (Ừa)
Rồi, để anh dọn đồ đi (Đúng đó)

(Anh cút đi, Jack và đừng bao giờ quay lại, nhớ nhé nhớ nhé nhớ nhé)
(Anh cút đi, Jack và đừng bao giờ quay lại)
Thiệt hông đó
(Anh cút đi, Jack và đừng bao giờ quay lại, nhớ nhé nhớ nhé nhớ nhé)
(Anh cút đi, Jack và đừng bao giờ quay lại)

Nghe nè cưng, đừng xử anh theo kiểu này nghen
Ngày nào đó anh sẽ ngon lành cành đào
(Em hổng ke anh có sao, em biết thừa rồi)
(Anh hổng tiền có chó nó mê)
Em nói vậy thôi thua... (Ừa)
Anh sẽ dọn đi khỏi đây (Đúng vậy)...


(Hit the road Jack and don't you come back no more, no more, no more, no more)
(Hit the road Jack and don't you come back no more)

Woah Woman, oh woman, don't treat me so mean
You're the meanest old woman that I've ever seen
I guess if you said so (Uh huh)
I'd have to pack my things and go (That's right)

(Hit the road Jack and don't you come back no more, no more, no more, no more)
(Hit the road Jack and don't you come back no more)
What you say?
(Hit the road Jack and don't you come back no more, no more, no more, no more)
(Hit the road Jack and don't you come back no more)

Now baby, listen baby, don't ya treat me this-a way
Cause I'll be back on my feet some day
(Don't care if you do 'cause it's understood)
(You ain't got no money you just ain't no good)
Well, I guess if you say so... (Uh huh)
I'd have to pack my things and go (That's right)...