Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Phi hành gia vắn số.

 Vladimir Komarov, phi hành gia USSR
Các sỹ quan quân đội Soviet và xác Vladimir Komarov
Con đường chinh phục vũ trụ có những anh hùng ẩn danh, một trong số này là Phi hành gia Sôviết Vladimir Komarov. Chuyến bay trên Soyuz1 đã nêu tên ông là người Phi hành gia Sôviết đầu tiên đã bay vào không gian nhiều hơn một lần, và cũng là người đầu tiên tử nạn trong chương trình không gian, ông tử nạn khi phòng lái cuả phi thuyền Soyuz1 bị rớt trong chuyến về trái đất ngày 24/4/1967 vì lỗi kỹ thuật ở dù bung giảm tốc. Tuy vậy, ông không được biết đến là phi hành gia tử nạn "ngoài không gian" vì phòng lái phi thuyền rớt và nổ trên mặt đất.

Tấm hình trên cho ta thấy phần thân thể cháy nát còn lại cuả Vladimir Komarov đang được các sỹ quan Sôviết ngắm nhìn đặt trong chiếc quan tài mở tại tang lễ! Chỉ mỗi một mảnh xương gót chân cuả ông là còn nguyên vẹn.

Tất cả câu chuyện tai nạn vừa kể được bắt đầu bằng ngày lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên bang Xôviết, do đó nhà cầm quyền muốn rằng phải có thành tựu vĩ đại trong chương trình không gian nhằm phô trương thanh thế. Leonid Brezhnev, chủ tịch USSR, đề nghị thực hiện một cuộc ráp nối ngoạn mục trong không gian cuả hai phi thuyền Sôviết.

Kế hoạch sẽ là hai chiếc phi htuyền phóng lên không gian và tiến hành kết nối với nhau thành một khối sau đó các phi hành gia sẽ qua lại giữa hai phi thuyền. Chiếc đầu tiên phóng lên sẽ là Soyuz1 với Komarov cầm lái, ngày hôm sau sẽ là chiếc Soyuz2 phóng tiếp lên với hai phi hành gia khác, hai phi thuyền sẽ tiếp cận-kết nối-và Komarov sẽ bò từ chiếc này qua chiếc kia, đổi chỗ với một phi hành gia khác và sẽ về mặt đất bằng chiếc phi thuyền thứ nhì (Soyuz2) Leonid Brezhnev nhấn mạnh rằng ông muốn như thế!

Komarov được chọn lái chiếc Soyuz1 và Yuri Gagarin là phi hành gia dự bị. Cả hai đều biết rằng phi thuyền rất không an toàn để bay, nhưng mọi người làm việc trong chương trình không gian đều khiếp sợ khi nghĩ đến phản ứng cuả Brezhnev nếu chương trình bị chậm trễ hay hủy bỏ! Komarov đã nói với bạn bè rằng ông chắc sẽ chết, nhưng ông không muốn rút lui vì ông không muốn Gagarin chết, Vladimir Komarov là một trong số bạn nối khố cuả Gagarin. Cả hai gia đình thường họp mặt chung, đôi khi trong những dịp hiếm có, khi cả hai (...trốn vợ) cũng đi săn chung với nhau. Họ vừa là bạn thân vừa là thiểu số những người coi nhẹ cái chết khi chọn con đường thám hiểm không gian!

Vladimir Komarov và Gagarin, trong ảnh hai người cùng đi săn bắn.
Gagarin đã đề nghị nên hoãn lại chuyến thám hiểm không gian. Nhưng điều quan trọng là ai sẽ là người nói chuyện này với Brezhnev? Gagarin đã viết một bản tường trình dài 10 trang và gởi cho người bạn thân trong KGB tên Venyamin Russayev, nhưng không ai có đủ dũng khí để trình lên cấp trên cao hơn.

Với chỉ còn gần một tháng trước ngày bay, Komarov biết chắc rằng việc ngừng cuộc thám hiểm là không tưởng, một trong những người bạn thân cuả ông trong KGB còn khuyên ông là hãy từ chối bay-theo cuốn sách Starman (cuả Jamie Doran và Piers Bizony viết) Komarov đã trả lời: "Nếu tôi không bay chuyến này, họ sẽ điều người phi hành gia dự bị, mà người đó chính là Yuri Gagarin" là bạn thân, Vladimir Komarov sẽ không làm điều này với Gagarin-cuốn sách cũng viết tiếp, "hắn sẽ chết thay vì tôi, chúng ta phải thấy điều này" Komanov nói với ngấn...nước mắt!

Càng gần đến ngày phóng, mọi người càng cảm thấy bi quan hơn. Đầy những trở ngại kỹ thuật nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc điều chỉnh hướng cuả phi htuyền trong không gian. Chuyến bay thực nghiệm làm mọi người thất vọng, các chuyên viên kiểm định chiếc Soyuz1 đã tìm ra 203 lỗi kỹ thuật trong cơ cấu cuả phi thuyền. Một không khí u ám như linh tính cho những điều không hay bao trùm lên Cosmodrome (Trung tâm không gian).

Khi Vladimir Komarov leo lên chiếc xe van dùng để chở đến bệ phóng, một không khí định mệnh u ám bao trùm lên ông. Các bạn đồng sự cố gắng vực dậy sự vui vẻ, tìm cách đuà giỡn làm ông nở nụ cười. Họ bắt đầu hát, cố mời gọi ông tham gia, vài phút sau đó, đến khi họ tới khu vực bệ phóng thì ông đã cùng bắt nhịp hát với mọi người và tâm trạng u ám trước đây chừng như đã cải thiện rõ rệt!

Gagarin xuất hiện tại khu bệ phóng với trang bị sẵn sàng để bay và ông cố thuyết phục toàn đội để ông bay chuyến này, mọi người đều phản đối (trong đó gồm Komanov), và Komanov lên phi thuyền, gần như tức khắc ông biết chắc về khả năng mình sẽ chết. Tám phút sau, Vladimir Komarov đã ở trong qũy đạo trái đất điều khiển chiếc phi thuyền phức tạp nhất từ trước đến nay trong lịch sử thám hiểm không gian.

Trở ngại bắt đầu khi một trong hai cánh pin mặt trời cuả Soyuz không bung mở ra được, làm thiếu hụt đáng kể lượng pin dùng cho phi thuyền và đồng thời cản trở hoạt động cuả hệ thống dẫn đường (navigation equipment). Càng ngày trở ngại càng tăng nhiều thêm.

Cố gắng thứ nhất để chuyển quỹ đạo cho phi thuyền không thành công, chiếc phi thuyền bắt đầu xoay quanh nó và càng xoay nhanh hơn khi Komanov cố thử để khắc phục sự cố. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ bị mất điện, liên lạc với mặt đất trở nên khó khăn, ngắt quãng và thiếu hụt điện năng làm cho hệ thống định vị không gian (astro-orientation) không hoạt động. Nhận ra những trở ngại trên, trung tâm mặt đất đã quyết định ngưng phóng chiếc Soyuz2 và tìm cơ hội gần nhất có thể để mang Komanov trở về trái đất.

Komanov cố gắng trong tuyệt vọng để định hướng chiếc phi thuyền trong 5 tiếng đồng hồ, chiếc phi thuyền gởi về mặt đất những tín hiệu lộn xộn và liên lạc bị mất. Dùng những phương pháp mà ông cũng chưa bao giờ thử trong huấn luyện, Komanov đã chỉnh được hướng bay và tự khai hoả những hoả tiễn đẩy cuả phi thuyền. Bất chấp tất cả những nỗ lực anh hùng cuả ông nhằm cứu vãn chuyến thám hiểm, thảm hoạ vẫn xảy ra!

Ông đã thành công trở lại bầu khí quyển trái đất sau lần bay quỹ đạo thứ 19, nhưng khi phi thuyền rơi vào khí quyển, chiếc dù giảm lực nhỏ bung ra nhưng chiếc dù chính cuả phi thuyền lại kẹt cứng trong khoang, khi chiếc dù cấp cứu phụ bung ra thì chính nó lại rối xoắn với sợi dây cuả chiếc dù giảm lực ban đầu. Phi thuyền Soyuz phóng xuống đất với tốc độ kinh hoàng trên thảo nguyên Orenberg vào lúc 7 giờ sáng, giết chết Komanov. Chiếc phi thuyền nổ tung lúc chạm đất, khi Không quân Soviet đến nơi những gì họ nhìn thấy là một đống sắt cháy đen, chiếc vòng viền chung quanh phi thuyền Soyuz là phần cơ phận duy nhất mà họ có thể phân biệt được!

Soyuz 1 (hình nghệ thuật), hiện trường tai nạn và Vladimir Komarov.
Trên đường bay đến tử vong cuả ông, trạm nghe lén cuả Mỹ đặt tại Thổ nhĩ Kỳ đã nghe được Komarov gào khóc trong cơn giận dữ "nguyền rủa những người đã đặt ông trong chiếc phi thuyền khủng khiếp như vậy". Ông báo với trung tâm mặt đất rằng ông sẽ-bị-chết. Thủ tướng Sôviết  Alexei Kosygin liên lạc bằng video phone nói với ông rằng ông là anh hùng, vợ ông cũng đồng thời nói trên cuộc liên lạc về những nhắn nhủ sau này cho con cái họ.

Trong khi chiếc phi thuyền lao xuống trên đường bay đến tử huyệt, tình báo Mỹ đã nghe được Komanov gào lên "...nhiệt độ đang tăng bên trong phi thuyền" ông cũng đồng thời dùng từ "giết"-có lẽ là dùng để mô tả điều mà các kỹ sư không gian đã làm cho ông?!

Tóm lại, sau những sự kiện đã xảy ra, chỉ cho thấy một điều rằng toàn bộ chương trình đã bị tiến hành quá vội vàng trước khi phi thuyền Soyuz thực sự hoàn chỉnh. Cái chết cuả Vladimir Komarov hầu như đã được biết trước.

Yuri Gagarin đã nói gần như vậy trong cuộc phỏng vấn cuả báo Pravda một tuần sau sự kiện, ông chỉ trích mạnh mẽ những quan chức đã đồng ý để bạn mình bay. Gagarin cuả năm 1967 đã rất khác với chàng trai trẻ bất cần đời năm 1961. Cái chết cuả Komarov đã để lại một gánh nặng rất lớn về cảm giác tội lỗi trên vai ông. Có lúc chính Gagarin đã từng nói "tôi phải đích thân đến gặp riêng chủ tịch (Brexhnev)", ông đã từng rơi vào trạng thái chán nản (depress) vì tự trách mình đã không làm đủ cách nhằm thuyết phục Brezhnev ngưng chuyến bay định mệnh cuả Komarov. Một năm sau cái chết cuả Komarov, Gagarin tử nạn trong một chuyến bay phản lực!

Valentina Komarov, vợ goá cuả phi hành gia Vladimir Komarov,hôn vĩnh biệt tại tang lễ ở  quảng trường đỏ ngày 26/4/1967.
Komarov được vinh danh với quốc tang ở Moscow, tro cuả ông được đặt ở bức tường tại công trường đỏ. Những phi hành gia Mỹ yêu cầu được tham dự tang lễ nhưng đã bị từ chối.Komarov được truy tặng Huân chương Lenin đồng thời với danh hiệu Anh hùng Sôviết

Nhưng tại sao lại có tang lễ với hòm mở? Komarov đã đích thân yêu cầu như thế vì ông muốn gởi một thông điệp đến những giới chức nhà nước, người đã can dự đến cái chết cuả ông. Ông đã biết chiếc phi thuyền không an toàn và ông sẽ có nhiều khả năng bị chết, ông biết rằng ông sẽ không còn sống khi trở về nên ông đã yêu cầu như vậy trước khi lên giàn phóng. Cú "trả thù" cuối cùng cuả ông bắt buộc những cấp trên này phải nhìn lại những gì họ đã làm.

(Photo credit: RIA Novosti / Photo Researchers, Inc / AFP / Getty Images)
Tiếng Việt do 42 Bài cóp từ http://rarehistoricalphotos.com/

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Katarina Witt

Katarina Witt, là nữ vận động viên trượt băng Đông Đức.


Hình bià số báo Playboy đạt kỷ lục thứ nhì về số bán.

Khi Katarina Witt thắng hai huy chương vàng Thế vận hội, dường như cả thế giới ngưng lại để chiêm ngưỡng cô, nhưng không ai quan sát theo dõi cô lực sĩ trượt băng nghệ thuật Đông Đức này kỹ hơn cơ quan mật vụ Stasi.

Đông Đức đã quyết định rằng bằng mọi giá sẽ không để cho cô lực sĩ huy chương vàng này đào tỵ sang Tây Đức. Chỉ tới khi chế độ Đông Đức sụp đổ, cô Katarina mới khám phá mức độ bị theo dõi chặt chẽ như thế nào và cách mà những điều riêng tư nhất của cô đã bị theo dõi và ghi lại trong suốt 17 năm.
Cô Katarina, bây giờ 46 tuổi và là một người trong ban giám khảo cuộc thi nổi tiếng Dancing on Ice trên đài ITV.

"Tôi khám phá ra là Stasi đã theo dõi tôi từ khi tôi mới là một học sinh môn trượt băng nghệ thuật, tôi bị theo dõi trọn cuộc sống của tôi, bị quan sát, bị do thám, bị vận dụng. Khi tôi đọc được hồ sơ Stasi về tôi, đó là các báo cáo dày tới 3,000 trang, đựng trong 27 thùng. Tôi kinh hoàng vì mức độ theo dõi như thế, tôi đã trải qua tất cả mọi cảm xúc vì chuyện này: Nổi giận, không tin được, cười không nghỉ về tính phi lý của chuyện này". Bạn thử nghĩ xem: "Trời ạ, làm sao mà có thể tưởng tượng ai theo dõi đời bạn khi bạn mới chỉ là một em bé 8 tuổi?"

"Vâng, có thể chấp nhận rằng vào năm 19 tuổi, tôi là huy chương vàng Thế vận và cả thế giới biết tôi, nên chính quyền sợ là tôi sẽ đào tỵ và làm tai tiếng cho chế độ Đông Đức. Tôi có thể hình dung họ có thể theo dõi tôi như thế, nhưng không hình dung nổi là bị theo dõi khi còn là một em bé. Các hồ sơ báo cáo dày y như cuốn nhật ký, nhưng cũng đầy những huyền thoại không thật về tôi."

Căn chung cư của cô Katarina bị Stasi gắn máy điện tử để theo dõi, và báo cáo về các chuyển biến trong đời cô từ sức khỏe, tới những người bạn, tới cả quan hệ tình cảm sóng gió giữa cô và cựu huấn luyện viên Jutta Muller.

Trong một lần, các mật vụ Stasi báo cáo rằng họ lắng nghe khi Katarina đang làm tình và ghi cả thời gian cô khởi sự sex cùng thời gian kết thúc cuộc làm tình này.

Sinh tại Staaken, Đông Đức cô Katarina vào học trường chuyên dành cho trẻ em năng khiếu thể thao. Năm 1984 lúc 19 tuổi, cô thắng huy chương vàng Thế vận tại Thế vận Sarajevo và rồi thắng thêm huy chương vàng nữa tại Thế vận hội Calgary năm 1988.

Được gọi tắt là Kati, cô trở thành biểut ượng nổi tiếng nhờ nhan sắc và tài năng trượt băng nghệ thuật, tạp chí Time gọi cô là "khuôn mặt đẹp nhất của chủ nghĩa xã hội và sau đó là biểu tượng sex trên đôi hài trượt băng".

Cô thắng 4 giải vô địch thế giới và 6 giảỉ vô địch Châu Âu, nhưng rồi cô chuyển sang hoạt động tư nhân -trượt băng trình diễn hay mở lớp lấy lệ phí- vào năm 1988, một chuyển hướng phổ biến đối với các lực sĩ Đông Đức vào lúc đó, nơi hầu hết hoạt động đều là phục vụ quốc doanh.

Có tin đồn rằng cô bị mua chuộc bằng cách chính phủ trao tặng cô một số xe hơi, một căn hộ cao cấp và các ưu đãi khác để giữ chân cô đừng đào tỵ, Katarina đã bác bỏ các tin đồn mà cô nói là không có thật này.

Năm 1990, chế độ Đông Đức sụp đổ, hai miền thống nhất.

Năm 93 một nhà hoạt động chính trị tố cáo rằng cô làm việc cho mật vụ Stasi và đã từng phản bội các bạn của cô, bấy giờ cô mới yêu cầu lấy tất cả hồ sơ Stasi về cô trước khi các hồ sơ này giải mật, và rồi cô viết tự truyện để xóa các tin đồn quy chụp.

Cô giải thích, luôn có những người nào đó từ bóng tối xuất hiện ra và nói đủ thứ dối trá về quá khứ của tôi, tôi không thể trả lời hết mọi thứ qua phỏng vấn báo chí thế là tôi nghĩ tới việc viết hồi ký để xóa mọi tin đồn nhảm. Thật là tức cười khi tôi bắt đầu viết hồi ký vào năm 27 tuổi thay vì 60 tuổi hay 70 tuổi nhưng tôi buộc phải viết để nói ra sự thật. Tôi đã có một cuộc sống tuyệt vời, tôi sẽ không bao giờ nói rằng tôi đã sống trong một đất nước kinh hoàng -nơi tôi được nhà nước Đông Đức nuôi dưỡng để trở thành một lực sĩ mang tầm thế giới- nhưng sau khi đọc các hồ sơ công an mật và thấy cách tôi bị mô tả, tôi phải giảỉ thích cho ra sự thật mọi chuyện.

Cuốn tự truyện của cô có đoạn kể về một báo cáo do công an viết: "Giao cấu với ... xảy ra từ 20:00 giờ tới 20:07 giờ".

Một lần, cô lúng túng về bản báo cáo làm tình ngắn ngủi đó, nhưng cô đơn giản giải thích: "Dường như mọi chuyện xảy ra chớp nhoáng..."

Vào lúc đó, tôi phải cởi mở để đối phó với mọi lời dối trá nói về tôi và tôi rất cởi mở, bây giờ tôi không cảm thấy cần thanh minh thanh nga như thế hay nói gì nữa, tôi cố giữ riêng tư đời mình.


Năm 1988 cô khỏa thân trên báo Playboy. Đây là ấn bản thứ nhì trong lịch sử cuả tạp chí này bán hết sạch. Ấn bản đầu tiên bán hết là năm 1953, khi Marilyn Monroe khỏa thân chụp hình.

Cô bây giờ sống ở Berlin và chưa bao giờ kết hôn, từ năm 2008 cô đã ngừng không trượt băng nữa. Cô nói: "Thật khó khi phải trình diễn ở tầm mức (quốc tế) như thế vì tuổi tác nên bạn sẽ không bao giờ làm được một số động tác phức tạp nữa".

Qua chuyện đời cô, chúng ta có thể hiểu nhà nước Đông Đức đã theo dõi và mua chuộc những người nổi tiếng ra sao. Không chỉ thế, họ cũng bị những người kém nổi tiếng hoặc vô danh tung ra đủ thứ tin đồn vì ghen tức.

Phóng viên Rachael Witt viết 4-2-2012, Khải Đơn dịch.
Bài ăn cắp trên mạng.

Ex-Stasi #1

Cựu mật vụ Stasi cuả Đông Đức.

15 Years Since Storming of Stasi Headquarters
Một nhân viên tại khu lưu trữ thẻ dữ liệu cuả Stasi, mỗi thẻ chứa thông tin cuả một người (khoảng 5,1 triệu thẻ) nơi mà vẫn có 37 cựu nhân viên Stasi làm việc. Photograph: Sean Gallup/Getty

Như là một thí nghiệm lịch sử: Một cơ quan đã được thành lập nhằm khai thác các hồ sơ bí mật của những cá nhân đã từng bị do thám thời Đông Đức. Nhưng mới đây giới hữu trách điều hành kho lưu trữ của "mật vụ Đông Đức" đã thừa nhận rằng cơ quan của ông vẫn còn đang sử dụng 37 cựu nhân viên Stasi làm nhân viên của mình.

Ủy ban Liên bang điều tra về Stasi được thành lập bởi chính phủ Đức năm 1991 có nhiệm vụ bảo vệ các tài liệu lưu trữ của Stasi khỏi ý định phá hủy hồ sơ của những cựu mật vụ nhằm xoá dấu vết hoạt động cuả họ, cũng như cho phép các công dân tìm hiểu nếu bất cứ ai có một lý do nghi ngờ rằng họ có thể đã bị nhà nước Đông Đức cũ theo dõi.

Năm 2007, một báo cáo của chính phủ Đức (bị rò rỉ) tiết lộ rằng các kho lưu trữ đó, từ khi thành lập đã sử dụng cỡ 79 cựu thành viên Stasi, một phần trong số họ ngay quốc hội Đức đã không hề biết đến, điều này càng thúc đẩy những nghi ngờ rằng có thể có nhiều hồ sơ có những bằng chứng phạm tội đã bị tiêu hủy hoặc bị chỉnh sửa.

Ông Roland Jahn, giám đốc hiện nay, trong bài phát biểu nhậm chức của ông tháng 3/2011, từng là một nhà báo bất đồng chính kiến, đã phát biểu là "không thể chấp nhận" điều mà nạn nhân Stasi khi tìm kiếm truy cập vào các hồ sơ của họ sẽ phải đối phó với những nhân viên cũ của mật vụ. "Mỗi cựu cộng tác viên Stasi vẫn còn làm việc trong cơ quan này," ông nói, "một cái tát vào mặt của nạn nhân."

Nhưng tuần rồi nổi lên tin là trung tâm lưu trữ vẫn còn sử dụng 37 nhân viên đã từng làm việc cho Stasi trong tổng số 1.600 nhân viên của mình. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Tagesspiegel, ông Jahn đã thừa nhận rằng giải quyết vấn đề này trong thực tế khó khăn hơn so với dự kiến. Theo luật lao động của Đức, công chức chỉ có thể được chuyển sang "ngang nghạch" trong các cơ quan khác.

"Hiện vẫn còn 37 người ở đây. Năm (trong tổng số 48 người ban đầu) đã được chuyển đi, năm đã nghỉ vì lý do tuổi tác, một đã chết. Những dịch chuyển khác cũng đang được tiến hành, nhưng nhiều nhân viên cho biết: không muốn thuyên chuyển đi, và như vậy toàn bộ sự việc dậm chân tại chỗ"
 

Vào lúc sụp đổ, Stasi ước tính có 91.000 nhân viên chính ngạch và cỡ 110.000 - 190.000 tình báo viên. Trong số nhiều người được nhận vào cơ quan chính phủ không chỉ kỹ thuật viên hoặc nhân viên lưu trữ, có ít nhất hai sĩ quan cao cấp (cuả Stasi).

Những tiết lộ mới nhất cũng gợi lên những câu hỏi khó chịu cho tổng thống Đức, Joachim Gauck, người đã từng là giám đốc trung tâm lưu trữ dữ liệu Stasi giữa những năm 1990 và 2000. Trong cuốn sách của ông viết năm 1991 "The Stasi Files", Gauck đã bảo vệ việc tái tuyển dụng nhân viên Stasi : "Chúng ta không thể vận hành mà không cần kiến thức chuyên môn của họ về một số chi nhánh hệ thống lưu trữ của Stasi". Nguyên thuỷ là họ chỉ được thuê với hợp đồng ngắn hạn, chính ông Gauck đã đích thân vận động để làm cho công việc của họ thành công việc biên chế vào năm 1997.

Klaus Schroeder, nhà sử học tại Đại học Tự do Berlin, người tìm hiểu việc triển khai các cựu Stasi tại cơ quan trong năm 2007, nói với Guardian: "Trên hết, trách nhiệm về việc cho những người không được tín nhiệm truy cập vào các hồ sơ đặc biệt là do ông Gauck."

Jahn, giám đốc hiện nay, trong cuộc phỏng vấn mới đây cũng bác bỏ việc so sánh cuả tờ báo Tagesspiegel về hoạt động cuả NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, vụ scandal về nghe lén) Stasi: "Tôi thấy thật vô lý để so sánh giữa NSA Stasi - kiểu tung hoả mù. Việc này không hề làm trong sạch hơn vụ scandal về do thám ở Đức hiện nay, nó muốn làm nhẹ đi tác hại công việc của Stasi.  


Stasi, họ không chỉ thu thập thông tin mà còn bắt bớ, bỏ tù những người chỉ trích nhà nước. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận quanh vụ NSA đã cho thấy tầm quan trọng của việc cất cao tiếng nói của bạn khi quyền con người cơ bản bị vi phạm"

Tiếng Việt 42, dịch từ Theguardian.

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Cái chết đẹp – Evelyn McHale

Có cái chết nào đẹp?






Cái chết, tự tử được cho là đẹp nhất từ trước tới nay-Evelyn McHale, 1947


Tấm hình đặc biệt này được chụp bởi Robert C. Wiles và đăng trên nguyên trang cuả số báo Life ra ngày 12/5/1947 với chú thích: "Tại mặt đất dưới chân Empire State Building xác cuả Everlyn McHale nằm yên tĩnh trong chiếc quan tài kỳ lạ, cơ thể cuả cô đã rơi trúng mui xe hơi".

Everlyn McHale chắc là người tự tử nổi tiếng nhất trong những nạn nhân cuả Empire State Building, cô thiếu nữ trẻ xinh đẹp Everlyn đã nhảy từ đài quan sát cuả tầng 86 và rớt trúng mui chiếc xe Limo cuả Liên Hiệp Quốc đậu ở lề đường bên dưới.

Cơ thể nằm thoải mái yên ả, chân gác lên nhau chỗ mắt cá, trùng với phần kim loại cuả mui xe lõm xuống như cố tình khít với hình dáng đầu và cánh tay cuả cô, đây có lẽ là lý do tấm hình đã được gọi là "cú tự sát đẹp nhất". Lúc chết, cô vẫn đeo trên cổ chuỗi ngọc trai và đôi găng tay trắng.




Evelyn McHale


Sinh ngày 20/9/1923 ở Washington DC, nhà có 7 chị em, mẹ McHale đã phải rời gia đình sau ly dị. Cha cô một chuyên viên ngân hàng, giữ quyền giám hộ tất cả các con. Sau trung học McHale đã đăng lính và đóng quân ở Jefferson, Missouri.

Cô đã đến New York nơi cô làm nghề kế toán và lặng lẽ sống với anh trai và chị dâu ở Baldwin, Long Island. Cô gặp chồng chưa cưới là Barry Rhodes, một sinh viên đại học Pennsylvania mới giải ngũ từ không quân, nhân một chuyến phù dâu trong đám cưới của em trai của Rhodes.

Ngày 30/4/1947, Evelyn đi tàu từ New York tới Easton để thăm Barry nhân sinh nhật thứ 24 của anh. Tất cả dường như bình thường với đôi tình nhân, ngày hôm sau sau khi hôn tạm biệt cô bước lên chuyến tàu 07 giờ sáng tại ga Penn Station. "Khi tôi hôn tạm biệt cô ấy, cô ấy rất là hạnh phúc như bất kỳ cô gái mong chờ để được kết hôn." Đám cưới của họ đã được dự định tổ chức vào tháng 6 ở nhà anh trai của Barry ở Troy, New York.

Khoảng 10:40 sáng, cảnh sát John Morrissey kể lại: "đang điều khiển giao thông tại đường 34 và Đại lộ Fifth Avenue thì nhìn thấy một chiếc khăn màu trắng bay phất phơ từ các tầng trên của tòa nhà, ít phút sau tôi nghe nói một vụ tai nạn và thấy đám đông tụ trên đường 34th, khoảng 100m cách đại lộ Fifth Ave".

Một Học viên nhiếp ảnh bên kia phố là Robert C. Wiles, nghe một tiếng động lớn khi cơ thể cô va vào kim loại, và chạy qua. Anh lúc đó đang có máy ảnh trong tay liền chụp một bức ảnh của cô trên chiếc mui xe dúm dó.

Tấm hình được chụp chỉ 4 phút sau khi cô qua đời, dù rơi từ độ cao 320m nhìn cơ thể của cô còn nguyên vẹn. Đáng chú ý là cơ thể Evelyn hoàn toàn không có dấu hiệu của chấn thương, nhìn như đang yên bình nghỉ ngơi -như thể đang say ngủ- chung quanh cô thì trái lại mui xe kim loại dúm dó và mảnh kính vỡ văng tứ tung cho thấy sự hủy diệt dữ dội của cú nhảy. Sự tương phản này, chính là điều mà cho đến nay vẫn làm cho bức hình kỳ lạ và đáng nhớ.




Tấm hình đã được tô màu




Theo báo cáo, khi di chuyển cơ thể cuả cô đã "bể ra từng mảnh", bên trong cơ thể cô đã tan nát khi rơi xuống. Trên đài quan sát (nơi cô nhảy ra) thám tử Frank Murray tìm thấy chiếc áo khoác cuả cô gấp cẩn thận để trên tường, hộp trang điểm với đầy hình chụp gia đình, cùng cuốn sổ tay nhỏ viết:

"Tôi không muốn bất cứ ai trong gia đình nhìn thấy bất cứ phần cơ thể nào cuả tôi. Làm ơn xoá sạch thân xác tôi bằng cách thiêu. Tôi cầu xin bạn và gia đình tôi đừng cử hành bất cứ nghi lễ nào cũng như đừng nhớ đến tôi. Hôn phu cuả tôi đã cầu hôn và muốn cưới vào tháng 6, tôi không nghĩ rằng tôi sẽ là người vợ tốt, anh ấy sẽ tốt hơn nhiều nếu vắng tôi. Nhắn với ba tôi, tôi có quá nhiều điểm giống mẹ tôi."

Theo ý nguyện, cô đã được hoả táng và không có mộ phần.

Fact: Empire State Building từ khi xây dựng năm 1931 có khoảng 36 người đã nhảy lầu, trong đó gồm 17 người từ đài quan sát tầng 86. Evelyn là người thứ 12 tự tử cuả building và là người thứ 6 từ đài quan sát 86 này.

Cô là một trong 5 người chỉ trong thời gian 3 tuần đã tìm cách nhảy từ đài quan sát, nhằm đối phó với việc này, một hàng rào cao chừng 2,5m đã được bọc lại và các các bảo vệ được huấn luyện cách phát hiện du khách có dấu hiệu muốn nhảy lầu.

Sau những cố gắng chăng lưới, người ta đã không nhảy từ đó nhưng từ những chỗ khác cuả toà nhà, thường là từ cửa sổ văn phòng!

Tiếng Việt 42. Cóp trên mạng.

Sự cứu giúp từ vị linh mục!


Aid From The Padre



The priest and the dying soldier, 1962.
Linh mục và người lính trong thương, 1962
Linh mục Tuyên úy Hải quân Luis Padillo làm nghi thức cuối cùng cho một người lính bị thương bởi hoả lực bắn tỉa trong một cuộc nổi dậy ở Venezuela. Can đảm di chuyển trên đường phố dưới hoả lực  bắn sẻ, nhằm cử hành những nghi thức cuối cùng cho người hấp hối, linh mục gặp một người lính bị thương, người lính cố nâng mình lên bằng cách bám vào tấm áo của vị linh mục trong khi đạn vẫn bắn tung những mảnh bê tông xung quanh họ.  

Nhiếp ảnh gia Hector Rondon Lovera, đã phải nằm sát mặt đất để tránh bị bắn lúc đó, sau đó hồi tưởng lại rằng ông không nhớ làm thế nào ông chụp được hình ảnh này.  

Các linh mục Công giáo như cha Luis Padillo, di chuyển trên đường phố, thậm chí xuyên qua hoả lực bắn sẻ, ban những nghi thức cuối cùng cho các chiến binh. Bên cạnh sự dũng cảm của linh mục, ông chắc cũng biết đối phương sẽ không bao giờ có ý định bắn vào linh mục, vì các chiến binh đó cũng là tín đồ Công giáo.

Điều dữ dội hơn về bức ảnh này trong hình nền bảng hiệu cuả tiệm "carnicería" (cửa hàng bán thịt/lò mổ). Trong tiếng Tây Ban Nha carnicería vừa có nghiã là một "cửa hàng bán thịt" nhưng còn nghiã khác là "lò sát sinh, lò mổ"

Bức ảnh được chụp vào ngày 04/6/1962 do Hector Rondon Lovera, được giải thưởng
Pulitzer.
Despite the danger surrounding him, Luis Padillo walked around giving last rites to dying soldiers.
Bất chấp hiểm nguy, linh mục Luis Padillo di chuyển trên phố nhằm sức dầu cho các chiến binh sắp chết.
El Porteñazo (02/6/1962 - 06/6/1962) một cuộc nổi loạn quân sự ngắn ngủi chống lại chính phủ của Rómulo Betancourt Venezuela, phiến quân đã cố gắng để chiếm các thành phố Puerto Cabello Solano Castle.  

Hiến pháp Venezuela mới chỉ tròn một năm, 1962, nhưng đã có hai cuộc nổi loạn nhằm lật đổ chính phủ. Cuộc chiến đẫm máu giữa quân chính phủ và phiến quân du kích ở các căn cứ hải quân với sự hỗ trợ của các cư dân Puerto Cabello.  

Cuộc nổi dậy đã bị nghiền nát ngày 03/6/1962, khiến hơn 400 người chết và 700 người bị thương. Ngày 06/6/1962 thành lũy của phiến quân tại Solano Castle đã thất thủ.

Tiếng Việt XâyXậpZì. Cóp trên mạng.

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Cuba, hết đường chọn!

Cuba đã chọn lựa sáng suốt?

Một chương mới trong quan hệ Mỹ-Cuba mới bắt đầu sau động thái trả tự do cho Alan Gross, một người làm trong chương trình cứu trợ cuả Mỹ, đã bị tù 5 năm qua vì tội gián điệp.

Cùng trong một thời điểm, cả hai, TT Obama và TT Cuba Raul Castro tuyên bố các thay đổi quan trọng về đường lối kinh tế và chính trị, điều sẽ mang hai quốc gia gần nhau hơn.

Thoạt nghe, như hai nước đã vượt qua những dị biệt quan trọng.
Nhưng trong thực tế, Cuba đã không còn chọn lựa nào khác.

Nền kinh tế cuả Cuba đã dựa trên một đất nước cũng đang trên đà sụp đổ-một sự lặp lại thảm hại như mối quan hệ với Liênxô- ngày nay, mặc dù là một nước khác, nhưng đối tác đang dãy duạ chính là Venezuela.

Hai nước xã hội chủ nghiã đã từng là bạn bè từ lúc cựu TT Hugo Chavez còn sống. Venezuela đã từng cung ứng đến 20% GDP cho Cuba.

Bình thường, Venezuela chi cho Cuba 80,000 thùng dầu một ngày (tám chục ngàn thùng/một ngày) và nghiã vụ cuả Cuba là gởi các bác sỹ cùng những sản phẩm y tế tới Venezuela (Cuba tự hào về các chuyên gia y tế xuất khẩu họ trên khắp thế giới)
 
leopoldo lopez
Leopoldo lopez, nhà bất đồng chính kiến Venezuela, bị bắt tháng 2 và nay vẫn trong tù. Reuters.

Nhưng mọi chuyện đã không bình thường ở Venezuela-gần đây nhất, hồi tháng 2, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình làm rung chuyển đất nước hàng tháng trời, người chống đối bị bắt bỏ tù. TT Nicolas Marudo, bị người biểu tình hạch sách về tính hợp pháp cuả mình, đã cố sức nắm giữ quyền lực bằng cách làm người chống đối sợ hãi khi khép họ vào tội phản quốc.

Về kinh tế, tỷ lệ lạm phát của Venezuela đang đứng ở 60%, hàng hóa khan hiếm, dân chúng phải xếp  những hàng dài để vào cửa hàng tạp hóa của chính phủ. Công trái của nước này đã đạt mức thấp nhất trong 16 năm và chính phủ đang gặp khó khăn để thanh toán nợ.

Việc sụt giảm mạnh gần đây của giá dầu còn làm tơi tả thêm Venezuela, dầu thô chiếm 95% lượng xuất khẩu. Trái phiếu của các công ty dầu khí nhà nước, Petroleos de Venezuela SA, đã giảm hơn 40%.

Các kinh tế gia tại Wall Street nói rằng vỡ nợ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Một chuyên viên giao dịch chứng khoán Mỹ Latinh nói với Business Insider: "Tôi thực sự sợ hãi" và tiếp thêm "Vỡ nợ là hoàn toàn có khả năng xảy ra trong vòng 12 tháng, Sự sụp đổ giá dầu chỉ là nhát buá bổ thêm vào một đất nước màtình hình chính trị tài chính hoàn toàn rối loạn"


Maria Corina Machado
 Thủ lĩnh đối lập Maria Corina Machado, người bị tố cáo là tổ chức giết TT Nicolas Maduro. Reuters.

Các bác sĩ Cuba đã nhìn thấy gì ở Venezuela?

Nelia, một bác sĩ đa khoa 29 tuổi, nói với tờ The Los Angeles Timesrất ngạc nhiên với điều kiện y tế cuả Venezuela khi cô được gởi tới đó. Nó không có gì giống với những điều người ta nói cho cô biết khi cô ấy đang ở Cuba.

"Tất cả chỉ là một sự lừa bịp" Nelia nói với tờ The Times. "Họ mô tả với bạn đó là đất nước thật là tuyệt vời, và bạn sẽ có thể tự do mua đồ đạc như thế nào người Venezuela sẽ rất biết ơn vì bạn đã đến để làm việc, nhưng thực tế thì khác hẳn"

 
Khi cô ấy đến nhận việc ở bệnh viện tại Valencia, bệnh viện không có điều hòa không khí, và đa số các thiết bị siêu âm mà cô phải sử dụng để kiểm tra cho những thai phụ đều đã bị hỏng.

Trong khi tất cả những điều trên xảy ra, TT Venezuela Maduro vẫn tái khẳng định cam kết của mình rằng vẫn tiếp tục cung cấp các khoản trợ cấp dầu cho nước bạn. Điều đó càng hạn chế các lựa chọn của Venezuela trong việc tìm kiếm thêm tiền mặt trong cơn khốn khó.

Gần như chắc chắn Venezuela sẽ bán Citgo Petroleum, hãng lọc dầu cuả Mỹ, với giá 10 tỷ USD. Nhưng số lượng tiền mặt này sẽ không chiụ được lâu dài. Đất nước Venezuela cần tái cơ cấu toàn diện.

Tất cả những điều này có nghĩa là "62 dự án chung cho xã hội và phát triển kinh tế" giữa Venezuela Cuba đã ký cho năm 2015 có thể sụp đổ cùng với Venezuela. Sau đó Cuba sẽ thực sự chỉ còn một mình.

Theo bạn Havana có lựa chọn?



Đồng chí vắn số Hugo Chavez thời còn sinh tiền với Raul Castro.
Tiếng Việt, 42

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Soldier Of Fortune, Lãng tử.

...ước gì anh là lãng tử, để đừng đau khổ vì tình em!

  I have often told you stories
About the way
I lived the life of a drifter
Waiting for the day
When I'd take your hand
And sing you songs
Then maybe you would say
Come lay with me love me
And I would surely stay

Anh vẫn kể em nghe, câu chuyện đời
Về chàng lãng tử lang thang
Chờ đến một ngày,
Khi anh nắm tay em,
Hát lời yêu thương
Rồi thì em khẽ nói, yêu em và ở bên em,
Anh chắc sẽ dừng chân giang hồ.

But I feel I'm growing older
And the songs that I have sung
Echo in the distance
Like the sound
Of a windmill goin' 'round
I guess I'll always be
A soldier of fortune

Nhưng anh ngày già đi
Lời hát đó anh tặng em,
Vọng vào thinh không
Như tiếng thì thầm cuả chiếc cối xay 
Anh nhận ra mình mãi là lãng tử độc hành

Many times I've been a traveller
I looked for something new
In days of old
When nights were cold
I wandered without you
But those days I thougt my eyes
Had seen you standing near
Though blindness is confusing
It shows that you're not here

Anh đã phiêu du chân trời góc biển
Ngày xưa đó
Tìm những hình bóng mới
Vào những đêm giá lạnh,
Anh cô đơn tìm em
Những ngày đó mắt nhìn em bên cạnh,
Sao tâm tưởng mù loà, không thấy được em

Now I feel I'm growing older
And the songs that I have sung
Echo in the distance
Like the sound
Of a windmill goin' 'round
I guess I'll always be
A soldier of fortune

Giờ anh ngày càng già đi
Lời hát cũ anh tặng em,
Vọng vào thinh không
Như tiếng thì thầm cuả chiếc cối xay 
Anh nhận ra mình mãi là lãng tử độc hành

Yes, I can hear the sound
Of a windmill goin' 'round
I guess I'll always be
A soldier of fortune

Anh vẫn nghe
Chiếc cối xay vẫn rì rầm
Anh mãi là lãng tử độc hành

I guess I'll always be
A soldier of fortune...

Anh nhận ra mình mãi là lãng tử độc hành!...

Khi tình yêu tan vỡ, không chỉ đau khổ thuộc phía phụ nữ, mà day dứt không ít của nam giới, chỉ lả biểu hiện của hai phái khác nhau chút thôi, đây là tâm sự của một nam giới khi đánh mất tình yêu. Không là điển hình, nhưng cũng đại diện đa số, các người đẹp yêu kiều cũng nên biết!





Chuyển ngữ XâyXậpZì, từ cảm hứng cuả Le Novy.

Acapella, người tình keo kiệt!

"Acapella"

[Chorus:]
Used to be your baby, used to be your lady
Thought you were the perfect lover
All the harmony went fallin' out of key, so
Now you gotta find another
Now you're talkin' crazy, sayin' that you made me
Like I was your Cinderella
You and me are through though, watch me hit it solo
I'm a do it acapella, yeah [2x]

[Verse 1:]
Once upon a time, I met the perfect guy
He had that Colgate smile, he had that suit & tie
Mama always said, "Get a rich boyfriend,
You don't gotta love 'em, girl, you can pretend."
You bet I totes believed her, yeah, every word she said
Thought he was gluten-free, but all that I got was bread
Mama always said, "Nice guys finish last.
Beat him at his own game, honey, take the cash."

[Pre-Chorus:]
Ooh, and what a lucky girl you will be
But no, he didn't do jack for me
I want a bean with the beanstalk
And if the magic ain't right, time to walk

[Chorus:]
Used to be your baby, used to be your lady
Thought you were the perfect lover
All the harmony went fallin' out of key, so
Now you gotta find another
Now you're talkin' crazy sayin' that you made me
Like I was your Cinderella
You and me are through though, watch me hit it solo
I'm a do it acapella, yeah
Whoa-oh-oh-oh-oh, oh-oh-oh-oh-oh
I'm a do it acapella, yeah

[Verse 2:]
Out on our first date, he took me gourmet
We hit that Olive Garden, my Little Italy
Daddy always said, "Let the gentleman pay.
Never ever go Dutch at the buffet."
I saw his bad intention, he didn't wanna talk
He put the saucy on it (Oops!) time to check my watch
Daddy always said, "Money can't buy class.
You don't wanna get stuck takin' out trash."

[Pre-Chorus:]
Ooh, and yeah I guess it wasn't meant to be
Because he didn't do jack for me
I want a bean with the beanstalk
And if the magic ain't right, time to walk

[Chorus:]
Used to be your baby, used to be your lady
Thought you were the perfect lover
All the harmony went fallin' out of key, so
Now you gotta find another
Now you're talkin' crazy sayin' that you made me
Like I was your Cinderella
You and me are through though, watch me hit it solo
I'm a do it acapella

[Bridge:]
Whoa-oh-oh-oh-oh, oh-oh-oh-oh-oh
I'm a do it acapella
Whoa-oh-oh-oh-oh, oh-oh-oh-oh-oh
Watch me do it in falsetto
Whoa-oh-oh-oh-oh, oh-oh-oh-oh-oh
Oh-oh-oh-oh-oh
Never mind, bring the beat back

[Chorus:]
Used to be your baby, used to be your lady
Thought you were the perfect lover
All the harmony went fallin' out of key, so
Now you gotta find another
Now you're talkin' crazy sayin' that you made me
Like I was your Cinderella
You and me are through though, watch me hit it solo
I'm a do it acapella
Whoa-oh-oh-oh-oh, oh-oh-oh-oh-oh
I'm a do it acapella, yeah

                                                           ////////
# Acapella, Hát chay, hát không nhạc, ở đây dùng nghiã cô bé bỏ đi một mình.
# go Dutch, đi ăn kiểu phần ai nấy trả.
# sausy, tệ xấu, keo bẩn.

"Hát chay" Acapella.

Má ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu!

[Chorus:]
Hồi xưa em là người yêu bé bỏng, từng là bạn gái của anh
Em tưởng anh là người yêu hoàn hảo
Nhưng rồi ấn tượng rụng rơi, do đó
Giờ anh hãy tự đi tìm nhỏ khác
Anh giờ lại đang gào lên điên dại. Rằng anh đã giúp em...
Biến hình như vầy từ một cô bé lọ lem
Anh và em kể như xong, hãy coi em chơi solo mình em
Em đang tự mình chơi solo, yeah [2x]

[Verse 1:]
Nhắc lại xưa, em gặp anh chàng hoàn hảo
Ảnh có nụ cười sáng rỡ, ăn mặc chỉn chu
Má em luôn nói: "Kiếm thằng bồ đẹp trai giàu có,
Hổng cần tình yêu đâu con, giả bộ cũng được mờ!"
Em tin theo lời má, yea, em nghe mọi lời má dạy
Nghĩ rằng kiếm được hũ nếp, nhưng gặp anh keo
luôn dặn, "Cứ nũng nịu ăn tiền.
Nó muốn gì chiều nó, gái cưng, cái chính là ôm tiền mặt."

[Pre-Chorus:]
Ooh, và em tưởng là đời em may mắn.
Nhưng mà, ảnh đã không là hũ nếp
Em muốn những phép mầu châu báu
nếu không có phép mầu, thôi em chào anh

[Chorus:]
Hồi xưa em là người yêu bé bỏng, từng là bạn gái của anh
Em tưởng anh là người yêu hoàn hảo
Nhưng rồi ấn tượng rụng rơi, do đó
Giờ anh hãy tự đi tìm nhỏ khác
Anh giờ lại đang gào lên điên dại. Rằng anh đã giúp em...
Biến hình như vầy từ một cô bé lọ lem
Anh và em kể như xong, hãy coi em chơi "hát chay" (solo) mình em
Em đang tự mình chơi solo, yeah 

Whoa-oh-oh-oh-oh, oh-oh-oh-oh-oh
Em đang tự mình chơi solo, yeah
 

[Verse 2:]
Ngày hò hẹn đầu tiên, ảnh dẫn em đi Búp phết
Tới tiệm Olive Garden, tiệm ăn Ý cuả em
Ba em vẫn nói: "Hãy để đàn ông trả tiền.
Và đừng bao giờ đi buffet với trai mà phải tự trả tiền. "
Em biết ý tồi cuả anh ý, dù ảnh không nói
Ảnh thiệt keo bẩn mà (Oops!) Chắc phải chạy thôi.
Ba em luôn nói: "Tiền không mua thanh lịch.
Con không nên phí thời giờ nói mấy chuyện trời ơi."

[Pre-Chorus:]
Ooh, và em nghĩ chuyện đã không như ý
Nhưng mà, anh đã không là hũ nếp
Em muốn những phép mầu châu báu
nếu không có phép mầu, thôi em chào anh


[Chorus:]

Hồi xưa em là người yêu bé bỏng, từng là bạn gái của anh
Em tưởng anh là người yêu hoàn hảo
Nhưng rồi ấn tượng rụng rơi, do đó
Giờ anh hãy tự đi tìm nhỏ khác
Anh giờ lại đang gào lên điên dại. Rằng anh đã giúp em...
Biến hình như vầy từ một cô bé lọ lem
Anh và em kể như xong, hãy coi em chơi solo mình em
Em đang tự mình chơi solo,

 

[Bridge:]
Whoa-oh-oh-oh-oh, oh-oh-oh-oh-oh
Em đang thử "hát chay"
Whoa-oh-oh-oh-oh, oh-oh-oh-oh-oh
Coi em thử giọng cao..
Whoa-oh-oh-oh-oh, oh-oh-oh-oh-oh
Oh-oh-oh-oh-oh
Mà thôi...chơi nhạc lại đi

[Chorus:]

Hồi xưa em là người yêu bé bỏng, từng là bạn gái của anh
Em tưởng anh là người yêu hoàn hảo
Nhưng rồi ấn tượng rụng rơi, do đó
Giờ anh hãy tự đi tìm nhỏ khác
Anh giờ lại đang gào lên điên dại. Rằng anh đã giúp em...
Biến hình như vầy từ một cô bé lọ lem
Anh và em kể như xong, hãy coi em chơi solo mình em
Whoa-oh-oh-oh-oh, oh-oh-oh-oh-oh
Em đang tự mình chơi solo,yeah.




Hehe, 42.

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Giáng Sinh trước, Last Christmas.

"Last Christmas"
Tâm sự cuả một chàng trai bị phụ tình, Giáng Sinh năm trước cô ấy đã dùng chàng như bình phong, trong muà Giáng Sinh, để vui chơi với bạn bè, để trút nỗi buồn như "mượn một bờ vai để khóc", nhưng hỡi ơi, chàng lụy tình, chua chát nhưng không dứt được mơ mộng về cô gái bạc tình!

[Điệp khúc 2x]
Last Christmas
I gave you my heart
But the very next day you gave it away.
This year
To save me from tears
I'll give it to someone special.
Giáng sinh trước,
Anh trao em tim anh
Ngay hôm sau, em trao tình kẻ khác
Năm nay
Để lòng không rơi lệ
Anh trao tình mình cho người tri kỷ

Once bitten and twice shy
I keep my distance
But you still catch my eye.
Tell me, baby,
Do you recognize me?
Well,
It's been a year,
It doesn't surprise me
Một lần trải nghiệm cay đắng
Anh giờ như chim sợ cành cong,
Nhưng em vẫn cứ làm anh bồi hồi
Nói anh nghe, baby
Em còn nhận ra anh?
Ừ,
Cũng đã một năm
Anh cũng chả ngạc nhiên


(Merry Christmas)
I wrapped it up and sent it
With a note saying, "I love you,"
I meant it
Now I know what a fool I've been.
But if you kissed me now
I know you'd fool me again.
(Chúc mừng Giáng Sinh)
Anh bọc gói quà gởi đi
Kèm câu "I love you"
Anh tin vậy
Giờ mới thấy anh khờ thật
Nhưng giờ nếu em hôn anh
Anh thật, sẽ một lần dại thêm

[Điệp khúc 2x]
Last Christmas...

Oh, oh, baby.

A crowded room,
Friends with tired eyes.
I'm hiding from you
And your soul of ice.
My god I thought you were someone to rely on.
Me? I guess I was a shoulder to cry on.
Phòng đặc người
Bạn bè ngả ngớn
Em tránh anh
Người con gái bạc tình.
Trời ạ! anh cứ nghĩ có thể tin em
Còn anh? anh chỉ là "bờ vai để ai đó khóc" thôi!

A face on a lover with a fire in his heart.
A man under cover but you tore him apart, ooh-hoo.
Now I've found a real love, you'll never fool me again.
Anh yêu em với trái tim cháy bỏng
Mà em nỡ làm tan nát lòng anh, ooh-hoo
Giờ anh đã tìm được tri kỷ, đừng mơ lừa tình anh nữa

[Điệp khúc 2x]
Last Christmas...

A face on a lover with a fire in his heart (I gave you my heart)
A man under cover but you tore him apart
Maybe next year I'll give it to someone
I'll give it to someone special.
Anh yêu em với trái tim cháy bỏng
Mà em nỡ làm tan nát lòng anh, ooh-hoo
Có thể sang năm anh sẽ trao trái tim cho người khác
Ai đó, người tri kỷ............mà không phải em

Special...
Someone...
Tri kỷ...
 Ai đó...                              



Tiếng Việt do 42,

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

"(Where Do I Begin) Chuyện tình"

"(Where Do I Begin) Love Story"


Where do I begin?
To tell the story of how great a love can be
The sweet love story that is older than the sea
The simple truth about the love he brings to me
Where do I start?
Phải bắt đầu thế nào nhỉ?
Để tả về những thăng hoa mà tình yêu mang đến
Về chuyện tình ngọt ngào cũ hơn cả đại dương
Sự thật đơn giản mà tình yêu anh mang đến đời em
Em phải bắt đầu từ đâu?

Like a summer rain
That cools the pavement with a patent leather shine
He came into my life and made the living fine
And gave a meaning to this empty world of mine
He fills my heart
Như cơn mưa Hạ
Làm mát đất trời, rạng rỡ không gian
Anh đến bên em cho đời thêm thi vị
Lấp đầy những trống vắng hồn em
Anh tràn ngập tim em

He fills my heart with very special things
With angels' songs, with wild imaginings
He fills my soul with so much love
That anywhere I go, I'm never lonely
With him along, who could be lonely
I reach for his hand, it's always there
Anh làm ngập tim em với những điều kỳ diệu
Lời ca như cánh thiên thần, mê man hoang dại
Anh nhấn chìm em với quá nhiều yêu dấu
Góc phố, ven đường em giờ không thấy cô đơn
Với anh bên em, ai có thể đơn côi?
Cần vòng tay ấm, anh luôn cạnh em

How long does it last?
Can love be measured by the hours in a day?
I have no answers now, but this much I can say
I'm going to need him till the stars all burn away
And he'll be there
Tình ta sẽ mãi chừng nào?
Có thể nào đếm tình yêu bằng thời khắc?
Em biết nói sao, chỉ có điều này em chắc chắn,
Em cần anh mãi cho đến khi những vì sao tàn rụi
Anh sẽ mãi bên em.

He fills my heart with very special things
With angels' songs, with wild imaginings
He fills my soul with so much love
That anywhere I go, I'm never lonely
With him along, who could be lonely
I reach for his hand, it's always there
Anh làm ngập tim em với những điều kỳ diệu
Lời ca như cánh thiên thần, mê man hoang dại
Anh nhấn chìm em với quá nhiều yêu dấu
Góc phố, ven đường em giờ không thấy cô đơn
Với anh bên em, ai có thể đơn côi?
Cần vòng tay ấm, anh luôn cạnh em

How long does it last?
Can love be measured by the hours in a day?
I have no answers now, but this much I can say
I'm going to need him till the stars all burn away
And he'll be there
  Tình ta sẽ mãi chừng nào?
Có thể nào đếm tình yêu bằng thời khắc?
Em biết nói sao, chỉ có điều này em chắc chắn,
Em yêu anh cho đến khi những vì sao cháy rụi
Anh sẽ mãi bên em.



Tiếng Việt do 42 dịch. Bài được riêng tặng Lily and her lover.

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Nhà thờ Chúa cứu thế Moscow, lịch sử.



Lịch sử nhà Thờ chính toà Chúa cứu thế Moscow.
 





moszkva_megvalto_krisztus_szekesegyhaz_1.jpg 


1856. The Cathedral of Christ the Saviour in Moscow építése.jpg
                                     1856. Xây dựng nhà thờ Chính toà Chuá cứu thế.
 
Thiết kế,
Khi những người lính cuối cùng của Napoléon Bonaparte rời Moscow, Sa hoàng Aleksandr I đã kí một bản tuyên ngôn, 25/12/1812, tuyên bố sự quyết tâm của mình xây dựng một nhà thờ lớn nhằm tôn kính Chúa cứu thế "hầu biểu hiện sự biết ơn của chúng ta đến Thượng đế đã cứu giúp nước Nga khỏi sự tàn phá và đã che chở nó" và cũng để tưởng nhớ đến những hy sinh của người Nga qua cuộc chiến tranh.

Phải đến một thời gian sau, người ta mới bắt tay vào thiết kế và xây dựng nhà thờ. Đồ án kiến trúc cuối cùng được tán thành bởi Aleksandr I năm 1817. Đó là một thiết kế tân cổ điển mang nhiều dấu ấn và biểu tượng của Hội kín Freemason. Công việc xây dựng được bắt đầu trên Đồi chim sẻ, điểm cao nhất ở Moscow, nhưng điạ điểm này sau đó phát hiện kết cấu đất không an toàn cho tòa nhà.

Sau cái chết của Aleksandr I, em trai là Nikolai I lên ngôi. Là một người theo chủ nghĩa ái quốc và là tín đồ trung thành của Chính thống giáo, Sa hoàng mới không tỏ ra thích thú với thiết kế theo trường phái Tân cổ điển và Freemason trong đề án được chấp thuận bởi anh trai mình. Ông ta ủy nhiệm kiến trúc sư ưa thích của mình, Konstantin Thon để vẽ ra một thiết kế mới, lấy mẫu từ nhà thờ Hagia SophiaConstantinople. Thiết kế theo trường phái Tân Byzantine của Thon được phê chuẩn năm 1832, và một địa điểm mới, gần với Điện Kremli hơn, được lựa chọn bởi Sa hoàng vào năm 1837. Một chủng viện và nhà thờ tại đó phải được chuyển đi, vì vậy việc đặt viên đá đầu tiên để khởi công đã phải chờ đến năm 1839.
 
Vitberg_Cathedral.gif 
 
Xây dựng,
Công trình nhà thờ chính tòa mất nhiều năm để hoàn tất (khoảng 46 năm). Đỉnh nhà thờ vẫn chưa vươn cao hơn giàn giáo cho đến năm 1860. Các hoạ sĩ tốt nhất tại Nga tiếp tục thực hiện những bức tranh tường hoành tráng tô điểm thêm cho nội thất bên trong nhà thờ. Phải đến thêm hai mươi năm nữa, Nhà thờ lớn mới được làm lễ cung hiến vào đúng ngày Sa Hoàng Aleksandr III lên ngôi, ngày 26/5/1883. Một năm trước đó, bản Overture 1812 của Tchaikovsky được hoà tấu lên lần đầu tiên tại đây.

Chính điện bên trong của nhà thờ được bao bọc bởi một hành lang hai tầng, những bức tường của nhà thờ được lát bằng đá hoa cương, đá cẩm thạch và những loại đá quý khác. Hành lang tầng trệt của toà nhà được làm thành một khu vực tưởng niệm cuộc chiến tranh Nga chiến thắng Napoléon. Những bức tường được lát với hơn 1.000 mét vuông đá hoa cương Carrara trắng, trên đó ghi danh sách những người chỉ huy chính, những trung đoàn, và những trận đánh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc năm 1812 (với danh sách những huy chương và những tổn thất). Tầng hai của hành lang là dành cho đội hợp xướng nhà thờ.
 
Moscow_from_Taganka_Hill_in_1912.jpg 
                         Hình nhà Thờ ở góc trên trái trong một postcard in năm 1912.
   
www.tvn.hu_d4dbfe4cc2ed86cf86f27d1abcc75746.jpg 
                                     Mô hình Cung điện Sôviết với tượng đài Lênin trên nóc.
 
1931_2.jpg 
                   1931. Hình ảnh cuối cùng cuả nhà Thờ, vài tháng sau là bắt đầu phá hủy.
 
Phá hủy,
Sau Cách mạng tháng Mười và sau cái chết của Lenin, vị trí nổi bật của nhà thờ chính tòa giờ được các nhà lãnh đạo Xô viết chọn để xây dựng một biểu tượng vĩ đại mang tên Cung điện Xôviết vì đảng cộng sản chủ trương vô thần và cho rằng nhà Thờ Chính tòa chính là tàn dư xa xỉ của "tầng lớp phong kiến" và "sự bóc lột" của chế độ cũ. Cung điện này dự kiến sẽ được xây dựng nhiều tầng theo kiểu hiện đại nhằm làm bệ hỗ trợ một pho tượng khổng lồ của Lenin sẽ được dựng trên đỉnh cuả mái vòm, với hai cánh tay giơ cao!. Vào ngày 5/12/1931, theo lệnh của Kaganovich, Nhà thờ chính tòa Chúa Cứu thế đã bị phá huỷ tan tành bằng thuốc nổ Dynamite. 

Toà nhà đã bị phá hủy hoàn toàn sau vài lần dùng thuốc nổ, và mất chừng một năm để dọn dẹp đống đổ nát.

1931._1.jpg
         Các tác phẩm điêu khắc và phù điêu ở mặt tiền được gỡ xuống trước khi nổ mìn.
 
1931_1.jpg 
                                                      Phá hủy phần chỏm toà nhà.
 
Tiếp tục công việc phá hủy:

 
Christ_saviour_explosion.jpg
                                    Cú nổ mìn đầu tiên, và những cú tiếp theo nữa...

 
Thất bại,
Việc xây dựng Cung điện Xôviết bị ngưng trệ một phần vì sự thiếu vốn và bởi chiến tranh, cộng với nạn lụt từ sông Moscow gần bên cạnh, khiến phần nền bị ngập biến nó trở thành hồ bơi công cộng lớn nhất thế giới dưới thời Nikita Sergeyevich Khrushchyov.

Năm 1937 bắt đầu xây dựng toà Cung điệnviết, đó một hố đào khổng lồ. Các hố với đầy trắc trở và liên tục bị nước sông Moscow ngấm vào, làm cho công nhân không thể làm việc (ảnh dưới, công nhân làm việc tại công trường dưới mực nước sông, chỉ cách vài mét). Sau Thế chiến II việc xây dựng đã phải chấm dứt, nước đã ngập tràn hoàn toàn khu vực, cuối cùng nó biến thành khu hồ bơi ngoài trời vĩ đại.
 
100.jpg
                                             Công trường xây dựng toà nhà Xôviết.

 
100_1.jpg
                                         "Hồ tắm Moscow" vào thập niên 60.

 
102.jpg
                                                         Hồ bơi hoàn chỉnh vào thập niên 70.


Phục dựng,
Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ (năm 1990) Giáo hội Chính thống đã yêu cầu và nhận được phép để tái dựng lại nhà thờ vào tháng 2/1990.
 
Một qũy xây dựng được thành lập năm 1992 và nền móng được khởi công vào Thu năm 1994. Chi phí gần như hoàn toàn từ khoản tài trợ này, nhà Thờ đã được Cung hiến ngày 19/08/2000, nhà Thờ một bản sao chính xác của mẫu ban đầu, ít nhất là nhìn từ bên ngoài, bởi vì bên trong một số các phù điêu được làm bằng vật liệu rẻ tiền hơn.
 
103.jpg


9000.jpg


9001.jpg

Tiếng Việt do XâyXậpZì,
Xử dụng tài liệu trên mạng, hình ảnh copy từ, http://ritkanlathatotortenelem.blog.hu