Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

Điệp vụ trong bóng tối, chiến dịch Bão-333. Tâp 1

Đồng minh bội phản,
Liên Xô bắt đầu giai đoạn đầu tiên của cuộc xâm lược Afghanistan vào ngày 27 tháng 12 năm 1979, những phát súng mở màn của cuộc xung đột này đánh dấu sự khởi đầu của việc đưa đến kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Liên Xô bị kéo sâu hơn vào chính trị nội bộ Afghanistan khi Hafizullah Amin lên nắm quyền vào tháng 9 năm 1979. Sau khi hạ bệ nhà lãnh đạo thân cận  Liên Xô Nur Muhammad Taraki, Amin đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo tất cả các lực lượng đối lập.

Sơ lược tình hình:
(Vào ngày 28 tháng 4 năm 1978, Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) đã lật đổ chính phủ của Tổng thống Daud Khan của Afghanistan trong cuộc Cách mạng Saur. Cuộc đảo chính của đảng cộng sản này biến Afghanistan trở thành quốc gia cộng sản độc đảng do PDPA cai trị, Tổng thống Daud và gia đình ông đã thiệt mạng trong cuộc đảo chính này.
Tổng thống mới Nur Muhammad Taraki nắm quyền kiểm soát Afghanistan sau Cách mạng Saur, nhưng ông không thể kiểm soát tình hình và bị người đồng chí là Hafizullah Amin tước bỏ quyền lực vào ngày 14 tháng 9 năm 1979, Taraki bị truất phế và giết chết. Người đứng đầu Liên Xô lúc này là Leonid Brezhnev không hài lòng với cái chết của đồng minh thân thiết Taraki.
Một điều cần lưu ý là PDPA không phải là một đảng thống nhất, nó là tập hợp từ hai nhóm chính gồm  đảng Khalq mà cả hai ông Taraki và Hafizullah Amin đều trong đảng, nhóm còn lại là đảng Parcham mà một trong những người cầm đầu là Babrak Karmal. Sau khi nắm quyền, nhóm Khalq bắt đầu thanh trừng các nhóm khác kể cả nhóm Parchams mà họ đang liên minh và ông Babrak Karmal buộc phải chạy trốn khỏi Afghanistan, sau đó ông Babrak Karmal đã nhờ Liên Xô giúp đỡ để lật đổ tổng thống Hafizullah Amin.
Sau một vài vụ ám sát thất bại, Liên Xô xâm lược vào ngày 27 tháng 12 năm 1979. Hafizullah Amin bị giết và thay thế bằng Babrak Karmal và đảng Parchams của ông ta.
Lý do chính xảy ra cuộc xâm lược là sự kém cỏi của PDPA, đảng này đã mất kiểm soát tình hình ở Afghanistan, nó đã thanh trừng 
tất cả mọi phe đối lập Afghanistan sau khi chiếm được quyền lực nhằm tiêu diệt tất cả gồm những người theo chủ nghĩa quân chủ, những người theo chủ nghĩa quốc gia và tất cả những người khác chính kiến, tất cả những gì còn lại trong phe đối lập ở Afghanistan là Hồi giáo và  phong trào đang ngày càng đạt được sức mạnh, Liên Xô lo sợ một cuộc cách mạng Hồi giáo ở Afghanistan, gần nhất là một cuộc cách mạng Hồi giáo đã diễn ra ở Iran. Liên Xô lo sợ các lực lượng chống đối có khuynh hướng Hồi giáo khác của Afghanistan dọc theo biên giới phía nam của Liên Xô và đây là nơi tập trung phần lớn dân số Hồi giáo của Liên Xô, cuộc xâm lược này chủ yếu là để ngăn chặn một cuộc cách mạng Hồi giáo nổi dậy ở Afghanistan lây lan sang Liên Xô).

Trong các cuộc thanh trừng hàng ngàn người Afghanistan đã bị hành quyết, sự tín nhiệm của Amin đối với các khu vực bộ lạc Afghanistan giảm mạnh, ngay cả Liên Xô cũng kinh hoàng trước sự tàn bạo của ông ta, người dân ngày càng mệt mỏi với chế độ cộng sản và các cuộc nổi dậy công khai bùng nổ trên khắp đất nước (Mujaheddin là một trong nhóm chống đối). Amin đã yêu cầu sự giúp đỡ của Liên Xô và vui mừng khi quân đội Nga tiến vào đất nước trước mắt là để hỗ trợ chế độ cộng sản, ông tiếp tục tin tưởng Liên Xô cho đến khi kết thúc cay đắng, bỏ ngoài tai tất cả các báo cáo đáng lo ngại về một âm mưu xâm lược lớn hơn sắp xảy ra (mà ông coi như là tuyên truyền của bọn đế quốc).

Đêm định mệnh,
Vào tối ngày 27 tháng 12, Amin tổ chức một bữa tối xa hoa cho các bộ trưởng trong chính phủ của mình tại Cung điện Tajbeg sang trọng của ông, bộ trưởng Ghulam Dastagir Panjsheri vừa trở về từ Moscow với một tin tuyệt vời: “Các sư đoàn của Liên Xô đang trên đường đến đây, lính dù đang đổ bộ xuống Kabul, mọi thứ đang diễn ra rất tốt, tôi giữ liên lạc chặt chẽ với đồng chí Gromyko và chúng tôi vẫn đang làm việc với nhau trên đường dây liên lạc ra bên ngoài.”

Tổng thống Amin không biết rằng lúc đó các đơn vị biệt kích của KGB, nhóm Alpha và Vympel đã bao vây cung điện, các đơn vị spetsnaz tinh nhuệ này được hỗ trợ bởi “Tiểu đoàn Hồi giáo” mới thành lập được lệnh tấn công vào cung điện để tiêu diệt Amin.

Liên Xô đã cố gắng làm điều này một cách nhẹ nhàng hơn. Hai tuần trước vào ngày 13 tháng 12 một đầu bếp người Nga đã đầu độc bữa trưa của Tổng thống Amin, Quân đội Liên Xô chờ tín hiệu tổng thống đã chết, hy vọng sẽ tiếp quản các cơ sở quân sự quan trọng của chính phủ, khi không nhận được tín hiệu báo cáo KGB đã cố gắng tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra. KGB quyết định đánh điện cho Amin từ Moscow và thử tìm cách để xác định sức khỏe của tổng thống bằng cách chuyển một thông điệp đến cung điện. Sau khi một bức điện đặc biệt được gửi đi vào khoảng 11 giờ đêm, một sĩ quan tình báo quân đội và một thông dịch viên chuyển nó trực tiếp cho Amin.

Amin trông nhợt nhạt nhưng không có dấu hiệu ốm yếu nào khác, ông ấy lắng nghe người phiên dịch đọc bức điện, cảm ơn vị sỹ quan liên lạc và gửi lời cảm ơn của ông ấy tới Brezhnev, chủ tịch KGB Yuri Andropov và những người lãnh đạo Liên Xô.

Chất độc đã được hòa tan trong ly 
Coca Cola -thức uống yêu thích của Amin- nhưng nhờ bong bóng ga của coca đã làm cho độc tính gần như vô hại.

Liên Xô đã thử đầu độc thêm một lần nữa -ngay cả khi KGB đã tập trung sẵn sàng lực lượng biệt kích  của mình ngay gần cung điện- tại bữa tối ngày 27 tháng 12 các đầu bếp người Nga (là đặc vụ KGB đã thâm nhập vào đoàn tùy tùng của tổng thống) đã lén bỏ thuốc độc vào thức ăn. Lần này rất nhiều khách bao gồm cả Amin bị trúng độc và bất tỉnh. Trong một tình huống trớ trêu bất ngờ, một nhóm bác sĩ cao cấp của Liên Xô tình cờ có mặt ở Kabul, họ được triệu tập khẩn cấp đến cung điện nhằm cấp cứu cho tổng thống Amin và nhiều người khác đang đau đớn vật vã vì thuốc độc.


"Ông ta chỉ mặc độc chiếc quần lót, mồm há hốc và mắt trợn trắng, ông ấy hôn mê sâu và mạch đập rất yếu, ông ta trông như thể sắp chết. Các bác sĩ ngay lập tức can thiệp để cứu  ta, và đến 6:00 giờ tối họ đã thành công cứu tỉnh ông, khi mở mắt ra câu đầu tiên ông hỏi: “Chuyện gì vậy, có phải là một tai nạn hay phá hoại?"

Các bác sĩ Liên Xô nhận ra rằng có điều gì đó rất kỳ lạ đang diễn ra, vì vậy họ đã cho các y tá và nữ bác sĩ trở lại Kabul ngay tức khắc để tránh nguy hiểm và tất nhiên họ không biết rằng họ đã làm thất bại kế hoạch của KGB nhằm đơn giản hóa hành động quân sự của Liên Xô bằng cách loại bỏ tổng thống Amin trước khi chiến dịch can thiệp quân sự bắt đầu. Không còn chọn lựa khác đúng 6:00 chiều chiến dịch đẫm máu Storm-333 (Bão-333) nhận lệnh khởi động.

Còn tiếp
Đi nấu cơm, rảnh dịch tiếp.



Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2022

Lãng mạn Soviet -Hàng không mẫu hạm Kuznetsov- giấc mơ hay ác mộng.

Làm thế nào mà chiếc hàng không mẫu hạm chiếm đoạt từ Ukraine rồi dặt dẹo trong tay Nga.

Chút lịch sử,
Hàng không mẫu hạm Kuznetsov có một lịch sử thú vị, ban đầu khi nó được thiết kế trên bản vẽ, con tàu được mang tên "Soviet Union", năm 1982 khi con tàu bắt đầu thành hình tại Ukraine nó được đặt tên là "Riga", nhưng khi hạ thủy vào năm 1985 nó được gọi tên là "Leonid Brezhnev", rồi đến giai đoạn thử nghiệm hải hành trên biển có tên khác là "Tbilisi" và cuối cùng có tên là "Đô đốc Kuznetsov".

(Vào thời điểm chiếc Tbilisi đưa vào sử dụng, hải quân Soviet vẫn chưa sẵn sàng cho một chiếc hàng không mẫu hạm, họ không có không lực của hải quân -Navy airforce, nên chưa có không lưu riêng của hải quân, hàng không mẫu hạm (hkmh) không thể hoạt động nếu không có không lực, vượt trên tất cả các vấn đề trên thì Soviet chưa có cơ sở hạ tầng để phục vụ cho nó, thuyền trưởng Viktor Yarygin -đầu tiên của hkmh- đã phát biểu khi được báo chí Soviet phỏng vấn: "Hải quân Soviet chưa sẵn sàng với sự xuất hiện của một hkmh như chiếc Tbilisi")

Hàng không mẫu hạm Kuznetsov thực ra được định danh là "tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay" nhằm lách luật, việc chiếc tàu Kuznetsov được gọi là một tuần dương hạm chở máy bay là rất quan trọng vì theo công ước Montreux nó sẽ cho phép con tàu đi qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, theo công ước cấm các quốc gia đưa một 'hàng không mẫu hạm' nặng hơn 15.000 tấn qua eo biển, mà con tàu này được đóng tại Ukraine trong biển Đen nên chiếc Kuznetsov sẽ bị mắc kẹt ở biển Đen nếu Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cho phép đi qua eo biển vào Địa trung hải. Do công ước không hạn chế việc di chuyển các tàu chủ lực của các nước trong Biển Đen điều hành, Thổ Nhĩ Kỳ cho phép chiếc Đô đốc Kuznetsov đi qua eo biển, và trên thực tế không có bên ký kết Công ước Montreux nào đưa ra phản đối chính thức về việc phân loại nó như một tuần dương hạm chở máy bay.

Thiết kế,
Thiết kế của lớp Đô đốc Kuznetsov thực ra có một nhiệm vụ khác với nhiệm vụ của các tàu sân bay của Hải quân Mỹ, thuật ngữ được các nhà chế tạo của nó sử dụng để mô tả là "tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay" nhằm hỗ trợ và bảo vệ các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược, các chiến hạm khác và nhiệm vụ chở máy bay mang tên lửa của Hải quân Nga.

Không lực chính của chiếc hkmh này là loại đa năng Su-33 nhằm chiếm ưu thế trên không lẫn phòng thủ cho hạm đội và trực tiếp thi hành các phi vụ hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng đổ bộ đất liền, trinh sát hay đặt mìn phong tỏa hải phận... Nó cũng đồng thời mang theo trực thăng Ka-27 dùng săn ngầm, tìm kiếm và cứu nạn.

Để cất cánh máy bay trên hkmh Kuznetsov có thiết kế kiểu trượt tuyết ở mũi tàu, máy bay khi cất cánh sẽ tăng tốc về phía dốc và khai hỏa afterburner, điều này cho phép máy bay rời boong ở góc và độ cao cao hơn so với trên tàu sân bay (của Mỹ) có boong tàu phẳng và máy phóng. Việc cất cánh bằng kiểu trượt tuyết ít đòi hỏi thể chất của phi công hơn vì gia tốc khi phóng thấp hơn nhưng dẫn đến tốc độ bay chậm hơn chỉ là 120–140 km/h (75–87 dặm /giờ) dẫn đến yêu cầu kỹ thuật giữ cho máy bay không bị mất lực nâng ở tốc độ đó đưa đến việc máy bay không mang được nhiều vũ khí hay bom như thiết kế mặt đất.

Vào thời điểm tan rã của Soviet, lúc này Hải quân Soviet không muốn chiếc hkmh niềm hãnh diện Soviet mang tên một thành phố -Tbilisi- lúc đó đang trở mặt biểu tình chống đối Liên bang Soviet nên đã đổi tên chiếc Tbilisi và người em nó, chiếc Riga. Cuối cùng vào ngày 19/9/1990 tàu được đưa vào biên chế với tên gọi "Đô đốc Hạm đội Liên Xô Kuznetsov" hay "Đô đốc Kuznetsov" còn chiếc kia thành "Varyag" và đi vào hoạt động đầy đủ từ năm 1995.

Theo kế hoạch nó sẽ là tàu dẫn đầu của lớp Đô đốc Kuznetsov gồm hai tàu tuy vậy vì chiếc tàu em nó là Varyag vẫn chưa hoàn thành khi Liên xô tan rã năm 1991, nên chiếc sau đã được Ukraine bán cho Trung quốc và sau này nó được mang tên Liêu Ninh. Chiếc hkmh Kuznetsov không giống như hầu hết các tàu hải quân phương Tây sử dụng tua-bin khí hoặc năng lượng hạt nhân, chiếc Đô đốc Kuznetsov chạy bằng năng lượng thông thường sử dụng dầu Mazut làm nhiên liệu, dẫn đến kết quả nổi tiếng là thường tạo ra một vệt khói đen dày đặc có thể nhìn thấy ở khoảng cách rất xa.

**Mê tín của dân đi biển Âu châu từ xưa có lưu truyền: Mang chuối lên tàu xui xẻo, nhìn thấy cô nàng tóc đỏ trước khi lên tàu xui chí mạng, còn đổi tên con tàu thì xui tận mạng, hí hí.**

Chiếm đoạt,
Chiếc hkmh Kuznetsov bắt đầu vận xui khởi từ một âm mưu bí mật cướp đoạt nó khi Ukraine mới tách khỏi Soviet, vào ngày 24/8/1991 Ukraine tuyên bố độc lập khỏi Liên xô, ngay tức khắc bắt đầu nổi lên tranh chấp với Nga về Hạm đội biển Đen, vì gần như toàn bộ chỉ huy hạm đội là pro-Nga nên tổng thống Ukraine lúc đó -Leonid Kravchuk- tuyên bố hkmh Kuznetsov thuộc về Ukraine và ra lệnh cho chiếc hkmh tiếp tục neo tại Sevastopol cho đến khi chính phủ Ukraine đưa ra quyết định về số phận nó.

Phó tư lệnh Hạm đội phương Bắc Yuri Ustimenko khẩn cấp từ Bắc Cực đến để đánh tháo chính phủ Ukraine và ra lệnh cho chiếc hkmh Kuznetsov di chuyển đến Vidyayevo để giữ con tàu trong hạm đội Liên Xô, nên trong ngày trưng cầu dân ý 01/12/1991 trong khi 92% dân Ukraine đang bận rộn với sự kiện trưng cầu dân ý để độc lập, chiếc hkmh âm thầm rời khỏi biển Đen dưới sự điều động của Hạm đội phương Bắc Nga về hướng Murmansk với chỉ 1/3 quân số trên tàu, số thủy thủ còn lại ở lại Ukraine không đi theo. Con tàu lúc đó vẫn chưa hoàn tất, hkmh Kuznetsov đã thực hiện hải trình ngàn cây số rời bỏ cảng nơi nhà máy đóng tàu Chernomorsky đã xây dựng nó và tá túc vào một cảng thiếu hẳn hạ tầng cơ sở để phục vụ cho một chiếc hkmh lớn như nó, quyết định sau này đã mang nhiều hệ lụy cho nó.

Mặc dù chiếc tàu chưa thực sự hoàn tất nhưng vào ngày 20/1/1991 chiếc Kuznetsov vẫn được biên chế làm soái hạm của Hải quân Nga, lúc này nó chưa có bất kỳ máy bay nào cho mãi đến 2 năm sau và chỉ thực sự hoạt động đầy đủ sau 3 năm nữa.

Xui xẻo, thập niên 90. 
Từ ngày 23 tháng 12 năm 1995 đến ngày 22 tháng 3 năm 1996, hkmh Đô đốc Kuznetsov thực hiện đợt triển khai đầu tiên trong 90 ngày tại Địa Trung Hải với 13 chiếc Su-33, 2 chiếc Su-25 và 11 chiếc trực thăng trên tàu. Việc triển khai soái hạm của Hải quân Nga được thực hiện để đánh dấu kỷ niệm 300 năm thành lập Hải quân Nga (tháng 10 năm 1696). Việc triển khai này nhằm cho phép tàu sân bay -được hộ tống bởi một khinh hạm, khu trục hạm và tàu chở dầu- đến thích nghi với khí hậu Địa Trung Hải và thực hiện các hoạt động bay liên tục đến 9 giờ đêm mỗi ngày, cần nhớ là ở biển Barents của Nga, nơi đóng Hạm đội phương Bắc vì gần Bắc cực nên thời điểm này trong năm chỉ có khoảng một giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày.

Trong thời gian chiếc hkmh thả neo ngoài khơi cảng Tartus Syria, máy bay của nó thường thực hiện các chuyến bay sát bờ biển Israel và thường bị xua đuổi bởi những chiếc F-16 của Israel, trong quá trình triển khai này tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã xảy ra do hệ thống chưng cất lọc nước ngọt bị hỏng khiến 2,000 thủy thủ phải dùng nước hạn chế chỉ 20 phút/ngày, 10 phút cho buổi sáng và 10 phút cho buổi chiều, thậm chí có thời điểm Hải quân Mỹ đã phải bơm nước ngọt cho chiếc hkmh này (?).

(Tệ hơn nữa, hệ thống đẩy gồm 8 máy nén cao áp của hkmh Kuznetsov rất bất ổn, nhiều trục trặc, ngay trong lần triển khai đầu tiên chân vịt chiếc tàu đã không hoạt động chiếc tàu chết đứng giữa biển, cho dù được cố gắng sửa chữa nhưng cuối cùng phải dùng tàu kéo về cảng. Chính vì lý do này mà trong chuyến hải hành năm 2016 triển khai ở Syria chiếc Soái hạm của Hải quân Nga khi hải hành phải có một chiếc tàu kéo hạng khủng -tugboat tên Nikolay Chiker- đi kèm). 

Vào cuối năm 1997 nó án binh bất động trong xưởng đóng tàu của Hạm đội Phương Bắc, chờ tài trợ cho những sửa chữa lớn vốn bị tạm dừng khi mới hoàn thành khoảng 20% công việc vì thiếu tiền. Việc đại tu hoàn thành vào tháng 7 năm 1998, và con tàu quay trở lại hoạt động trong Hạm đội Phương Bắc vào ngày 3 tháng 11 năm 1998.

Thập niên Hai ngàn,
Chiếc Đô đốc Kuznetsov nằm tại cảng trong hai năm trước khi có lệnh chuẩn bị cho một đợt triển khai khác tại Địa Trung Hải dự kiến ​​vào mùa đông năm 2000, chương trình triển khai này đã bị hủy bỏ do vụ tai nạn nổ tàu ​​ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Kursk, tàu Đô đốc Kuznetsov cũng được điều động tham gia cứu hộ tàu ngầm Kursk, đây cũng là một cú đả kích lớn vào Hải quân Nga.

Các kế hoạch cho các hoạt động tiếp theo của Hải quân Nga bị hoãn hoặc hủy bỏ. Cuối năm 2003 tàu Đô đốc Kuznetsov ra khơi chạy thử, tháng 10 năm 2004 nó tham gia cuộc tập trận của Hải quân Nga ở Đại Tây Dương. Trong một cuộc tập trận tháng 9 năm 2005, một chiếc Su-33 khi đang tiến hành phi vụ thực tập lúc đáp sợi cáp giằng -dùng để kéo máy bay đứng lại khi đáp aka arresting cable- bị đứt khiến máy bay không dừng được bị rơi từ boong tàu xuống Đại Tây Dương. 

Ngày 27/9/2006 Hải quân Nga thông báo rằng tàu Đô đốc Kuznetsov sẽ trở lại phục vụ trong Hạm đội Phương Bắc vào cuối năm, sau một đợt tân trang hiện đại hóa khác để khắc phục một số vấn đề kỹ thuật. Đô đốc Vladimir Masorin Tổng tư lệnh Hải quân Nga cũng công bố các máy bay chiến đấu Su-33 được giao cho nó sẽ trở về sau khi trải qua quá trình bảo dưỡng và tái trang bị riêng.

Từ ngày 5/12/2007 đến ngày 3/2/2008 tàu Đô đốc Kuznetsov trong chuyến triển khai lần thứ hai đến Địa Trung Hải, vào ngày 11/12/2007 chiếc Đô đốc Kuznetsov khi đi ngang qua giàn khoan dầu của Na Uy ở Bắc băng Dương -cách 60 hải lý (110 km) bên ngoài Bergen- khi đang ở trong vùng biển quốc tế đã cố tình cho các máy bay chiến đấu Su-33 và trực thăng Kamov cất cánh từ hkmh Đô đốc Kuznetsov và đã làm các chuyến bay dịch vụ trực thăng của Na Uy tới các giàn khoan phải tạm dừng do nguy cơ sợ bị va chạm với máy bay Nga, hkmh Đô đốc Kuznetsov sau đó đã tham gia một cuộc tập trận trên Biển Địa Trung Hải phối hợp cùng với 11 chiến  và 47 máy bay khác của Nga, thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện chiến thuật sử dụng các vụ phóng tên lửa đất đối không và mô phỏng, chiếc Đô đốc Kuznetsov và các tàu hộ tống của nó quay trở lại Severomorsk vào ngày 3/2/2008. Sau khi được bảo dưỡng, nó quay trở lại biển vào ngày 11/10/2008 để tham gia cuộc tập trận chiến lược "Stability 2008" được tổ chức ở Biển Barents, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đến thăm con tàu trong cuộc tập trận.

Từ ngày 5/12/2008 đến ngày 2/3/2009, tàu Đô đốc Kuznetsov thực hiện đợt triển khai lần thứ ba tại Địa Trung Hải. Vào ngày 5/12/2008, tàu sân bay và một số tàu khác rời Severomorsk đến Đại Tây Dương để tham gia chuyến huấn luyện chiến đấu gồm các cuộc tập trận chung với Hạm đội Biển Đen của Nga và thăm một số cảng Địa Trung Hải. Ngày 7/1/2009 một đám cháy nhỏ bùng phát trên tàu Đô đốc Kuznetsov khi đang thả neo ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ, vụ hỏa hoạn do chập điện này đã làm thiệt mạng một thủy thủ do ngộ độc khí carbon monoxide.

Ngày 16/2/2009 khi thực hiện tiếp nhiên liệu trên biển từ một tàu chở dầu tiếp tế, cùng với các tàu hải quân khác của Nga, khi đang tiếp nhiên liệu ngoài khơi bờ biển phía nam Ireland, chiếc hkmh Kuznetsov đã làm tràn dầu ra biển -theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Anh và Bộ Giao thông vận tải Ireland đã thống nhất rằng khoảng 300 tấn dầu đã tràn ra ngoài- Hải quân Nga đã nhận trách nhiệm về vụ việc nhưng cho rằng chỉ khoảng 20-30 tấn dầu Mazut đã bị tràn ra ngoài trong khi rửa boong tàu, trong thực tế Hải quân Nga đã không thông báo cho bất kỳ cơ quan chức năng bờ biển nào về tai nạn vào thời điểm đó, vết dầu tràn trôi dạt về phía đông nam Ireland hoặc xứ Wales nhưng rất may nó đã tan vào nước biển trước khi đến đất liền. Ngày 2/3/2009 chiếc Đô đốc Kuznetsov quay trở lại Severomorsk và vào tháng 9/2010, nó rời ụ tàu sau khi bảo trì định kỳ và chuẩn bị cho nhiệm vụ huấn luyện ở Biển Barents vào cuối tháng đó.

Địa trung Hải và tàu kéo,
Vào tháng 11/2011 Bộ tham mưu Hải quân Nga thông báo rằng Đô đốc Kuznetsov sẽ bắt đầu triển khai đến Đại Tây Dương và Địa Trung Hải vào tháng 12 năm đó, tàu Đô đốc Kuznetsov sẽ dẫn đầu một hải đội đến quân cảng của Nga ở Tartus Syria.

Phát ngôn viên Hải quân Nga đã thông báo qua báo chí rằng "Không nên coi việc các chiến hạm Nga ghé thăm ở Tartus là một hành động liên quan đến chiến tranh đang diễn ra ở Syria, vì điều này đã được lên kế hoạch từ năm 2010 khi chưa có chiến sự xảy ra", "lưu ý rằng hkmh Đô đốc Kuznetsov đồng thời cũng sẽ thực hiện các chuyến thăm cảng ở Beirut, Genoa và Cyprus". Ngày 29/11/2011, Tướng Nikolay Makarov Tổng tham mưu trưởng Nga nói rằng các tàu Nga ở Địa Trung Hải là để tập trận chứ không phải tham gia chiến tranh ở Syria, và lưu ý rằng kích thước của chiếc Đô đốc Kuznetsov quá lớn không cho phép nó neo đậu ở Tartus.

Vào ngày 6/12/2011 tàu Đô đốc Kuznetsov và các hộ tống hạm của nó rời căn cứ Severomorsk của Hạm đội Phương Bắc nhằm triển khai ở Địa Trung Hải để tập trận với các chiến hạm từ Hạm đội Baltic và Biển Đen của Nga. Vào ngày 12/12/2011 hkmh Đô đốc Kuznetsov và các hộ tống hạm của nó được phát hiện ở phía đông bắc Orkney ngoài khơi bờ biển phía bắc Scotland, đây là lần đầu tiên nó được triển khai gần Vương quốc Anh, Hải quân Anh phải điều chiếc khu trục hạm HMS York kèm theo đoàn chiến hạm Nga từ xa trong suốt một tuần, do gặp thời tiết khắc nghiệt cả hạm đội đã phải trú ẩn tại vùng biển quốc tế ở Moray Firth, cách bờ biển Vương quốc Anh khoảng 50 km.

Tàu Đô đốc Kuznetsov sau đó đi vòng quanh đỉnh Scotland và vào Đại Tây Dương qua phía tây Ireland nơi nó thực hiện các chuyến bay tập trận bằng máy bay phản lực Su-33 'Flanker' và trực thăng Kamov Ka-27 trong không phận quốc tế. Vào ngày 8/1/2012 tàu Đô đốc Kuznetsov thả neo gần bờ bên ngoài cảng Tartus trong khi các chiến hạm khác từ đội hộ tống của nó vào cảng để tiếp nhiên liệu và bổ xung tiếp liệu tại cảng, vào tháng 2/2012 tàu Đô đốc Kuznetsov trên hải trình quay trở lại căn cứ quê hương Severomorsk, trong chuyến hành trình trở về khi đến Vịnh Biscay vùng Đông Bắc Đại Tây Dương chiếc hkmh Đô đốc Kuznetsov bị hư không chạy được, chiếc tàu kéo Nikolay Chiker đã kéo chiếc hkmh Đô đốc Kuznetsov quay trở lại cảng tại Nga.

Vào tháng 6/2013 Hải quân Nga thông báo rằng con tàu sẽ quay trở lại Địa Trung Hải vào cuối năm và vào giữa tháng 12 năm đó tàu Đô đốc Kuznetsov rời căn cứ đến Địa Trung Hải, nó cập cảng Síp vào ngày 28/2 và vào tháng 5/2014 con tàu và nhóm đặc nhiệm của nó gồm: Tuần dương hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân Pyotr Velikiy, tàu chở dầu Sergey Osipov, Kama và Dubna cùng tàu đổ bộ Minsk (thuộc Hạm đội Biển Đen), đặc biệt có thêm tàu kéo vượt đại dương Altay đi kèm, bất chấp những vấn đề về tài chính và kỹ thuật dẫn đến hoạt động của con tàu bị hạn chế, dự kiến hkmh ​​Đô đốc Kuznetsov sẽ vẫn được Hải quân Nga tân trang và dùng phục vụ tại ngũ cho đến ít nhất là năm 2030.

Cái tên "Hạm đội tàu kéo" được báo chí phương Tây đặt cho nó từ đây, vì chiếc hkmh này đi đâu cũng phải có tàu kéo đi cùng!

Syria 2016,
Sau quá trình bảo trì liên tục hkmh Kuznetsov đã khởi hành vào ngày 15/10/2016 từ Vịnh Kola đến Địa Trung Hải, cùng với bảy chiến hạm khác của Hải quân Nga bao gồm tuần dương hạm năng lượng hạt nhân Pyotr Velikiy và hai khu trục hạm lớp Udaloy. Chiếc hkmh được hộ tống bởi một tàu kéo đi biển để đề phòng có thể bị hỏng động cơ đẩy. Không lực trên hkmh gồm có 8 máy bay chiến đấu Su-33, 4 Mig-29, Trực thăng tấn công ải quân Ka-52K, Ka-31R máy bay trinh sát AEW&C và trực thăng tìm kiếm cứu nạn Ka-27PS. Tất cả các máy bay Su-33 trên hkmh đã được nâng cấp với hệ thống định vị Gefest SVP-24 dùng cho bom thông minh, giúp chúng có khả năng tấn công mặt đất chính xác hơn.

Ngày 21/10 khi hạm đội của hkmh Kuznetsov đi qua English Channel, Hải quân Hoàng gia Anh cho rằng phía Nga muốn "thử nghiệm" phản ứng của hải quân Anh nên đã cho các chiến hạm Anh đi kèm, ngày 26/10/2016 hạm đội đã đi qua eo biển Gibraltar và được tiếp nhiên liệu trên biển ngoài khơi Bắc Phi vào ngày hôm sau, ngày 3/11/2016 nhóm tác chiến hkmh Đô đốc Kuznetsov tạm dừng hoạt động ngoài khơi bờ biển phía đông đảo Crete. Ngày 14/11/2016 khi 3 chiến đấu cơ trở về sau phi vụ tác chiến, sau khi chiếc đầu đáp xong thì 2 trong 4 sợi của hệ thống cáp giằng bị đứt khi chiếc thứ nhì đáp khiến cho chiếc Mig-29K thứ ba không thể đáp được phải bay vòng trên trời chờ sửa chữa và cuối cùng rơi xuống biển vì hết nhiên liệu, phi công nhảy dù an toàn.

Ngày 15/11/2016 hkmh Đô đốc Kuznetsov đã tham gia chiến dịch tổng tấn công các cứ địa của các nhóm khủng bố Hồi giáo và Al-Nusra tại các tỉnh Idlib và Homs trong nội địa Syria, các máy bay Su-33 cất cánh từ hkmh Kuznetsov lần đầu tiên tham gia thực chiến -Bộ Quốc phòng Nga có báo cáo đã tiêu diệt ít nhất 30 chiến binh Hồi bao gồm cả 3 chỉ huy chiến trường, trong số đó có Abul Baha al-Asfari, lãnh đạo lực lượng dự bị của Al-Nusra ở các tỉnh Homs và Aleppo- Theo báo cáo các Su-33 đã sử dụng bom khôn chính xác 500kg trong các phi vụ tấn công.

Ngày 3/12/2016 một chiếc Su-33 khác đã lao xuống biển sau khi cố hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm, sau lần đầu thử hạ cánh bất thành, máy bay bị rơi trong lần thứ hai cố gắng hạ cánh xuống tàu trong điều kiện thời tiết tốt, phi công đã được trực thăng cứu nạn trục vớt an toàn. Ban đầu các chuyên viên nghi ngờ rằng phi công đã móc trượt dây giằng, nhưng sau đó người ta phát hiện ra rằng dây cáp hãm đã bị hư nên đã không giữ được máy bay. Sau 2 sự cố kỹ thuật nghiêm trọng các chiến đấu cơ phải chuyển lên sân bay trong đất liền tại căn cứ Không quân Hmeimim Syria để tiếp tục các hoạt động quân sự trong khi hệ thống cáp giằng của hàng không mẫu hạm sửa chữa.

Đầu tháng 1/2017 Hải quân Nga thông báo rằng hạm đội Nga gồm cả hkmh Đô đốc Kuznetsov sẽ ngừng hoạt động chiến sự ở Syria và quay trở lại Nga trong nỗ lực giảm bớt sự can thiệp của Nga vào cuộc xung đột. Trong quá trình triển khai ngoài khơi Syria, các máy bay của hkmh Đô đốc Kuznetsov đã thực hiện 420 phi vụ chiến đấu đã tấn công 1.252 mục tiêu địch. Sau khi biểu diễn một màn tập trận bắn đạn thật ngày 11/1 ở Địa Trung Hải ngoài khơi bờ biển Libya nhằm trình diễn cho giới lãnh đạo quân sự Libya, chiếc hkmh Đô đốc Kuznetsov quay trở lại Severomorsk Nga vào ngày 9/2.

Tái trang bị, vận xui đeo bám
Chiếc hàng không mẫu hạm được bắt đầu đại tu và hiện đại hóa vào quý 1 năm 2017 với dự kiến kéo dài thời gian phục vụ thêm 25 năm nữa, hkmh Đô đốc Kuznetsov sẽ được hiện đại hóa tại nhà máy sửa chữa tàu số 35 ở Murmansk từ năm 2020 đến năm 2021, nhằm nâng cấp giàn máy phát điện và hệ thống điện tử của tàu.

(Nói thêm về lý do tại sao hệ thống lọc nước, giàn máy phát điện và hệ thống máy nén cao áp dùng để đẩy chân vịt của tàu bị xuống cấp trầm trọng. Khi Hải quân Nga giành được chiếc chiến hạm họ đã không lường được một điều là các cảng biển của Nga chưa có chuẩn bị chỗ neo đậu cho chiếc hkmh lớn như chiếc Kuznetsov, không có hệ thống hậu cần đủ để phục vụ khi chiếc tàu neo trong cảng, đưa đến việc là cho dù tàu không di chuyển nhưng ngay cả khi đậu trong cảng nó vẫn phải chạy gần như toàn bộ hệ thống điện, hệ thống lọc nước cho thủy thủ đoàn sử dụng dẫn đến tiêu hao máy móc, trong thực tế chiếc tàu bình quân chỉ chạy được trên biển trung bình 15 ngày/năm)

Tai nạn xảy ra bất ngờ trong quá trình khi đang di chuyển tàu Đô đốc Kuznetsov dời khỏi ụ tàu, giàn ụ nổi lớn nhất của Nga PD-50 lúc đó đang dùng để nâng hkmh Kuznetsov bị mất nguồn điện cung cấp từ trong cảng nên đã không thể bơm cân bằng dẫn đến bị nghiêng và chìm, khiến một trong những cần cẩu 70 tấn của nó đổ vào đường băng trên boong tàu, để lại một lỗ thủng rộng 19 mét vuông, tai nạn làm một người mất tích và bốn người bị thương khi ụ tàu bị chìm ở Vịnh Kola.

(Tai nạn đúng ra có thể được ngăn ngừa, vì giàn ụ nổi có hệ thống máy phát điện khẩn cấp, nhưng hệ thống này sau đó được phát hiện là chưa bao giờ có một giọt dầu diesel trong máy, sau này ông tổng công trình sư phụ trách sửa chữa hiện đại hóa hkmh Kuznetsov bị bắt và đưa ra tòa về tội biển thủ 650,000$ Dollars tiền ngân quỹ nâng cấp chiếc hàng không mẫu hạm. Theo Alexei Rakhmanov vào đầu năm 2019, chủ tịch của United Shipbuilding Corporation, chi phí sửa chữa thiệt hại ước tính là 70 triệu RUB # khoảng 1 triệu USD).

Phải mất khoảng 3 tháng để dỡ bỏ các cần cẩu bị chìm, bảy tháng sau đến cuối tháng 5/2019, thông tin được đăng trên blog của Digital Forensic Research Lab cho biết công việc sửa chữa tàu sân bay đang được tiến hành. Nhà máy đã phải sát nhập 2 ụ nổi kề nhau thành một mới đủ chỗ để chứa chiếc hkmh Đô đốc Kuznetsov, riêng công việc sửa ụ này mất một năm rưỡi.

Tháng 12/2019 một đám cháy lớn đã bùng phát trên tàu Đô đốc Kuznetsov khi công việc đại tu con tàu vẫn đang tiến hành, tai nạn làm hai người chết và mười bốn người bị thương do lửa và ngạt khói, thiệt hại vật chất vì hỏa hoạn trên tàu Đô đốc Kuznetsov ước tính khoảng 8 triệu USD.

Theo Thông tấn xã TASS, 
Giám đốc điều hành Tập đoàn đóng tàu thống nhất (USC) Alexei Rakhmanov cho biết công tác sửa chữa, nâng cấp hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov đang được tiến hành đúng tiến độ, con tàu có thể được bàn giao cho Hải quân Nga vào quý 1 năm 2024.

Mới nhất, vẫn còn xui
Một vụ cháy khác mới đây chắc ai cũng biết vào ngày 22/12/2022, nhưng đã sớm được dập tắt không có thiệt hại về người hay vật chất. Còn điều gì chờ đợi chiếc hkmh Kuznetsov trong tương lai?

42 Tổng hợp.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

Thumb drive, ai đã phát minh ra nó!


Ai đã phát minh ra chiếc ThumbDrive?

Năm 2000, tại hội chợ thương mại ở Đức, một công ty của Singapore ít người biết đến có tên là Trek 2000 đã giới thiệu một con chip bộ nhớ thể rắn được bọc trong vỏ nhựa và được gắn vào một đầu nối USB. Con chip này có kích thước nhỏ gần bằng một thanh kẹo cao su, nó có thể chứa 8 megabyte dữ liệu và không cần nguồn điện bên ngoài, tự dùng điện trực tiếp từ máy tính khi được kết nối, nó được gọi là ThumbDrive.

Thiết bị đó hiện được biết đến với nhiều tên khác nhau gồm: memory stick, USB stick, flash drive hay  thumb drive thực sự đã thay đổi cách lưu trữ và di chuyển các file của máy tính, ngày nay nó đã quen thuộc trên toàn thế giới đến độ không ai không biết về ứng dụng của nó.

Chiếc  ThumbDrive đã thành công ngay lập tức khi được giới thiệu, nhận được hàng trăm đơn đặt hàng mẫu trong vòng vài giờ. Cuối năm đó công ty Trek niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Singapore và chỉ trong bốn tháng -từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2000- công ty đã sản xuất và bán hơn 100.000 chiếc ThumbDrive dưới nhãn hiệu riêng của mình.

Người dùng máy tính rất cần một thiết bị lưu trữ di động giá rẻ, dung lượng cao, khó hư hỏng, chiếc ThumbDrive có tất cả những thứ đó và hơn thế nữa, nó đủ nhỏ để nhét vào túi áo trước hoặc treo vào móc khóa và đủ bền để có thể lăn lóc, va chạm trong ngăn kéo hoặc túi xách mà không bị hư hại. Với tất cả những ưu điểm này, nó đã kết thúc kỷ nguyên của đĩa mềm -floppy disk- một cách nhanh chóng.

Nhưng Trek 2000 đã không trở thành một cái thương hiệu quen thuộc, và người phát minh ra chiếc ThumbDrive kiêm CEO của công ty Trek là anh Henn Tan đã không trở nên nổi tiếng như những người tiên phong về phần cứng khác thí dụ như Robert Noyce, Douglas Engelbart hay Steve Jobs. Ngay tại quê hương Singapore của anh cũng ít người biết đến tên anh Tan hay công ty Trek.

Lý do tại sao họ không nổi tiếng là do các đại công ty bao gồm IBM, TEAC, Toshiba và cuối cùng là Verbatim đã mua bằng sáng chế công nghệ của Trek về để sản xuất thẻ nhớ cho nhãn hiệu riêng của họ, và nhiều công ty khác đã sao chép sản phẩm bất hợp pháp và tung ra thị trường.

Thống kê năm 2021, doanh số toàn cầu của những chiếc ThumbDrive USB từ tất cả các nhà sản xuất đã vượt qua 7 tỷ đô la, con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 10 tỷ đô la vào năm 2028.

Link: https://blog.adafruit.com/2022/12/13/who-really-invented-the-thumb-drive-ieeespectrum/?fbclid=IwAR2yzQJ_7QVHSUGLG4F8IkfHpQk-614APln57-7gcCtFaaKZXJQsDG86Mh0

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Liên đoàn bóng đá Mỹ chơi đẹp.

 Liên đoàn bóng đá Nam USA chia tiền từ giải word Cup cùng với Liên đoàn bóng đá Nữ USA.

Với quyết định này, đoàn bóng đá nữ của Mỹ nhận được nhiều tiền hơn tổng cộng cả hai lần họ đá giải Word Cup nữ trước đây.

Liên đoàn bóng đá nam USA đến hôm nay đã được hưởng số tiền thưởng từ Word Cup là khoảng 13 triệu Dollars (có thể tăng lên 17 triệu trong trận kế nếu thắng Hà lan), số tiền này sẽ được chia một nửa cho chị em trong đoàn bóng đá nữ USA.

Hồi tháng 5 các đội tuyển bóng đá quốc gia Mỹ đã họp và thỏa thuận về việc chia đôi số tiền thưởng từ các cup thế giới, Liên đoàn bóng đá nam (LDBD Nam) nhận ra rằng việc trả lương không công bằng cho những công việc như nhau là sai và không muốn tiếp tục việc này, họ cũng nhận ra rằng họ được hưởng lợi từ việc các đội tuyển quốc gia chia sẻ tiền thưởng World Cup, trong quá khứ LDBD Nam đã không nhận được đồng nào khi không vượt qua được vòng loại giải đấu 2018 ở Nga trong khi Liên đoàn  bóng đá nữ (LDBD Nữ) mang về nhà 4 triệu đô la khi giành chiến thắng vào năm 2019.

Đội bóng chiến thắng ở WC Qatar kỳ này sẽ được thưởng 42 triệu Dollars.