Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

RIMPAC 2016

RIMPAC, Chương trình tập trận vòng đai Thái bình dương.

Theo lịch trình, cứ mỗi 2 năm một lần RIMPAC được tổ chức, tham dự lần này gồm có 27quốc gia, 45 tàu chiến, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay 25.000 người sẽ tham gia từ ngày 30/06 cho đến 04/08 xung quanh quần đảo Hawaii miền Nam California.

Là cương trình tập trận lớn nhất thế giới, RIMPAC cung cấp cơ hội duy nhất đào tạo đồng thời giúp những nước tham gia nuôi dưỡng duy trì mối quan hệ hợp tác rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn của các tuyến đường biển an ninh trên thế giới. RIMPAC 2016 là lần tập trận thứ 25 bắt đầu từ năm 1971.

Chủ đề của RIMPAC 2016 "Khả năng, thích ứng, hợp tác" Các quốc gia tham dự các lực lượng sẽ thực hiện một loạt các khả năng thể hiện sự linh hoạt vốn có của lực lượng hàng hải. Phạm vi từ cứu trợ thiên tai các hoạt động kiểm soát an ninh hàng hải và chiến đấu phức tạp. Chương trình đào tạo liên quan thực tế bao gồm các chiến dịch đổ bộ pháo binh, tên lửa, bài tập phòng thủ chống tàu ngầm máy bay, hoạt động chống xâm nhập, hoạt động rà phá bom mìn, tiêu hủy bom mìn, hoạt động lặn biển cứu hộ biển.


Tập trận năm nay bao gồm các lực lượng từ 27 nước: Úc, Brazil, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia,, Nhật bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Thái Lan, Tonga, Vương Quốc Anh Hoa Kỳ.

Đây lần đầu tiên Brasil, Đan Mạch, Đức và Ý đang tham gia vào RIMPAC. Đặc biệt đầu tiên sẽ bao gồm màn thực tập chỉ huy điều khiển các tình huống trên biển khác nhau kết hợp với một chiến dịch giải cứu tàu ngầm. Năm nay sẽ thực tập các hoạt động đổ bộ tại miền Nam California, biểu diễn bắn tên lửa đời mới từ tàu chiến và trình diễn các tính năng nổi bật mới nhất của hạm đội đổ bộ của Hải quân Hoa Kỳ

"Hạm đội xanh" nổi tiếng thế giới cuả Hải quân Mỹ sẽ đóng vai quan trọng ở RIMPAC, cũng là dịp trình diễn sáng kiến nổi bật toàn cầu bằng cách sử dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng hỗn hợp nhiên liệu thay thế để chứng minh làm thế nàotối ưu hóa năng lượng sử dụng nhằm tăng khả năng phục hồi sẵn sàng hoạt động. Trong thời gian tập trận, tất cả các đơn vị tham gia hoạt động sẽ được cho thử xử dụng nhiên liệu pha trộn thay thế.

RIMPAC 2016 sẽ được chỉ huy bởi Phó đô đốc Nora Tyson, chỉ huy trưởng hạm đội 3 (C3F), hạm đội Thái bình Dương, sẽ tư lệnh lực lượng đặc nhiệm kết hợp (CTF). Chuẩn đô đốc Scott Bishop cuả Hải quân Canada sẽ phục vụ như phó tư lệnh của CTF Chuẩn đô đốc Koji Manabe thuộc hải quân Nhật bản phó chỉ huy. Các lãnh đạo chủ chốt của lực lượng đa quốc gia sẽ bao gồm Thiếu tướng Malcolm Wise của Hải quân Hoàng gia Úc, Chuẩn tướng Blaise Frawley của Không quân Hoàng gia Canada sẽ chỉ huy các đơn vi máy bay lực lượng đặc nhiệm đổ bộ sẽ được lãnh đạo bởi Phó đề đốc Hải quân Hoàng gia New Zealand, James Gilmour.

Hí hí, 42 chuyển ngữ.
(http://www.navy.mil/submit/display.asp?story_id=94978#.V1BV_UEXx-o.facebook)

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Trương như Tảng, nhà cách mạng chạy trốn cách mạng.


Tháng 8/1978 vào cao điểm gió mùa ở Biển Đông, một chiếc ghe đánh cá rò rỉ nước giạt vào bờ biển Indonesia, 64 người tỵ nạn Việt Nam người ướt đẫm đói và mệt mỏi lê lết tiến vào bờ. Sự kiện này lẽ ra hầu như bị lãng quên trong lịch sử đau khổ mà thuyền nhân Việt Nam phải chịu đựng, ngoại trừ một điều trong 64 người sống sót ấy có Trương Như Tảng nhà lãnh đạo Mặt trận giải phóng miền Nam cao cấp nhất đào thoát sang Phương Tây.

Trong suốt sáu tháng kế tiếp ở trại tỵ nạn trên đảo Anambas, lý lịch của ông Tảng là người thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và là bộ trưởng tư pháp trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam vẫn còn là một bí mật mà chỉ vợ ông biết, bí mật ấy vẫn còn giấu kín ngay cả sau khi ông Tảng được phép định cư ở Pháp, nơi một ủy ban người Việt lo nhà cho ông ở tại Poitiers và việc làm công nhân cho ông ở nhà máy vỏ xe Michelin.

Mãi cho đến tháng 06/1980, ông Tương như Tảng mới trút bỏ vỏ bọc người tỵ nạn bình thường và thông báo lý lịch của ông tại cuộc họp báo Paris.

Trương như Tảng
Tự nhận mình “Là người đã dành trọn cuộc đời trưởng thành của mình cho sự nghiệp quốc gia Việt Nam,” ông tuyên bố “tôi phải nói cho quý vị biết rằng công cuộc giải phóng ở miền Nam Việt Nam đã bị phản bội.”

Để đào thoát ông Tảng đã phải trải qua bao giông tố ngoài biển khơi, tránh né công an Việt Nam và thậm chí cả một cuộc tấn công của hải tặc. Chấp nhận trải qua tất cả những khó khăn này, ông vẫn mơ về ngày ông có thể công khai nói thật ra những điều ông nghĩ ở Paris, và kêu gọi tất cả những người Việt Nam trong và ngoài nước hãy cùng nhau đấu tranh chống lại chế độ mới!

Thừa nhận Lê Duẩn (tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) và những người khác trong giới lãnh đạo Hà Nội vẫn kiểm soát chặt chẽ đất nước, ông Tảng tóm tắt một số nhân tố đang phá hoại sự ổn định của chính quyền của họ. Ông nhắc đến sự thiếu hụt lương thực nghiêm trọng, đàn áp chính trị, mà ông nói “thậm chí còn tệ hơn thời chế độ Thiệu ở Sài Gòn,” thương vong nặng nề trên chiến trường ở Cambodia, Liên Xô không cung cấp viện trợ kinh tế đầy đủ như đã hứa, và sự rạn nứt trong giới lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt về chính sách đối ngoại thân Liên Xô và lập trường thù địch đối với Trung Quốc của Việt Nam.

Trong ánh sáng lờ mờ trong căn nhà hầu như chẳng bày biện gì ở Poitiers, ông có vẻ như chẳng màng đến cái giá mà ông phải trả để được nói thẳng công khai. Khác với đa số những người tỵ nạn Việt Nam trốn thoát khỏi cảnh đói kém và đàn áp sắc tộc để có cuộc sống tốt hơn ở Phương Tây, ông đã đổi đời sống với căn biệt thự sang trọng có người giúp việc, xe hơi riêng, khẩu phần thịt và đường cao hơn bình thường để lấy sự tồn tại nghèo nàn và bấp bênh của một di dân ở Pháp.

Nói về lý do ông đào thoát: “Tôi không thể im lặng mãi, tôi không thể nào đứng nhìn một cách thụ động để thấy mọi thứ mà nhân dân tôi đã đấu tranh suốt 20 năm trời bị hủy diệt.”

Cách đây 20 năm Trương Như Tảng đã tự quay lưng lại với nền giáo dục Sài Gòn giàu có và với nền học vấn đại học ở Paris của mình để gia nhập vào Mặt trận giải phóng miền Nam, ông là một trong 60 người Miền Nam tham gia thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam vào năm 1960.

Chẳng lâu sau đó ông bị bắt, bị tù vì những hoạt động cách mạng, ông thoát khỏi tù tội dưới tay nhà cầm quyền Sài Gòn khi ông được thương lượng trao đổi lấy ba tù binh Mỹ vào năm 1968, sau khi được thả ra tại Sài gòn ông trốn vào bưng và biến mất theo Việt cộng.

Khi chính phủ Cách mạnh lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập vào năm sau, ông Tảng được bổ nhiệm làm bộ trưởng tư pháp. Mặc dù các biệt kích của đội tìm-và-diệt của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đã vài lần đã từng đột nhập đến gần công sự trong rừng của ông Tảng cỡ 100m, nhưng may mắn trong suốt thời gian chiến tranh ông yên ổn tập trung thảo ra những kế hoạch để chuẩn bị cho bộ tư pháp hoạt động ở miền Nam Việt Nam sau chiến thắng của Chính phủ Cách mạng Lâm thời sau này.

Chiến thắng đến như chúng ta đều biết, nhưng ông Tảng không bao giờ có cơ hội thực hiện những kế hoạch của mình, khi đứng duyệt binh từ lễ đài trong buổi lễ chào mừng chiến thắng ở thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ) vào tháng 05/1975, ông bị cú sốc lớn đầu tiên, "Lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và Chính phủ Lâm thời không nhìn thấy đâu cả". Khi ông hỏi tướng Văn Tiến Dũng đang đứng cùng trên khán đài về lý do tại sao chỉ có cờ Miền Bắc Việt Nam tung bay, tướng này đã trả lời ông một cách khinh thường “Quân đội đã được thống nhất.”

Tướng Trần văn Trà họp báo sau khi chiếm Sàigòn.
Giai đoạn kế tiếp là giai đoạn vỡ mộng đối với ông Tảng, ông cố gắng tập hợp ban chuyên gia pháp lý cho bộ tư pháp, nhưng những luật sư, những người mà các cán bộ cộng sản không thích đều lặng lẽ bị đưa đến các trại cải tạo. Những người dân thường gặp ông liên tục đặt câu hỏi với ông, cầu khẩn ông với tư cách bộ trưởng tư pháp, tìm cách can thiệp cho bạn bè và người thân của họ đang bị tịch thu tài sản hay cho những người bị bắt buộc phải di dân lên các vùng kinh tế mới.

Ông Tảng buồn bã nói: “Tôi chứng kiến một chế độ độc tài phát-xít đang được xây dựng lên,” ông tiếp “và mặc dù tôi đã tranh cãi, nhưng tôi chẳng thể làm được gì. Các mệnh lệnh đều xuất phát từ Hà Nội, còn quân đội và công an mật luôn luôn sẵn sàng ủng hộ họ.”

Vào năm 1976 Việt Nam được thống nhất theo cách ông Tảng mô tả là “bạo lực và trả thù” Hồ Chí Minh thường tuyên bố khi thống nhất đến quá trình thống nhất nên chậm và theo từng bước một, nhưng vào năm 1976 vấn đề thống nhất bị áp đặt lên Miền Nam và những người như ông không có cơ hội phản đối điều ấy.

“Lê Duẩn ra sức củng cố quyền lực rất nhanh chóng” ông Tảng cho rằng “Ông Duẩn không thể nào để Miền Nam phát triển thành nơi có những người cương quyết phản đối các chính sách của ông ta”

Trong số 24 thành viên của Chính phủ Lâm thời vào thời điểm hiệp định hòa bình Paris được ký vào năm 1973, chỉ có ba thành viên được trao cho những chức vụ trong chính phủ thống nhất sau năm 1976. Ông Tảng nói ngoại trừ một vài người khác là các viên chức quân đội, còn tất cả những người còn lại của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam đều bị đẩy đến việc sống trong cảnh hoàn toàn ẩn dật và trong lòng họ rất ghê tởm những gì đã diễn ra.

Nhằm cố gắng giữ ông trong cơ cấu sau thống nhất giới lãnh đạo Hà Nội ban cho ông chức vụ nhỏ trong bộ lương thực. Ông từ chối không muốn tiếp tục đồng lõa với chính quyền ông chống đối, ông cũng không muốn bị giám sát thường xuyên ở Hà Nội. Khi ông cuối cùng chấp nhận công việc làm giám đốc công ty cao su vào năm 1978, lý do ông làm thế là để tạo vỏ bọc nhằm tổ chức kế hoạch đào thoát khỏi Việt nam.

Trong sáu tháng ở trại tỵ nạn ông có nhiều thời gian suy nghĩ về chuyện biến mất của chính phủ Lâm thời của Mặt trận Giải phóng miền Nam. Giờ đây ông tố cáo giới lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã từ bỏ định hướng về thống nhất dân tộc và phi liên kết quốc tế được Hồ Chí Minh đề ra. Ông nói những từ ngữ mị dân Mác-xít chỉ là ngôn ngữ áp bức mới ở Việt Nam.

Ông nói thêm: “Ở Việt Nam hiện nay không có chuyên chính vô sản, chỉ có điều mà chúng tôi gọi bằng tiếng Việt là gia đình trị -tức độc tài của các dòng họ- trong trường hợp này đó là các gia đình của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ (trưởng ban tổ chức Đảng) kiểm soát tất cả mọi thứ”, để chứng minh điều này là đúng, ông Tảng kể ra danh sách gồm các con trai, anh em, anh em vợ của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đang giữ những chức vụ chủ chốt từ đứng đầu công an mật tới bí thư chính ủy lực lượng không quân.(?)

Sự trớ trêu cho ông Tảng khi nói về việc thành lập một mặt trận chung của nhân dân Việt Nam, Cambodia và Lào chống lại những kẻ mà ông gọi là “kẻ thù chung” tức giới lãnh đạo Hà Nội và những kẻ ủng hộ Liên Xô của họ. Ông chắc biết rằng lịch sử lại bắt đầu lại từ đầu như từ hội nghị thượng đỉnh của nhân dân Đông Dương vào năm 1970, nơi các nhà lãnh đạo Mặt trận Giải phóng Dân tộc Miền Nam Việt Nam, Miền Bắc Việt Nam, Cambodia và Lào đã gặp nhau ở Trung Quốc để thành lập liên minh chung chống lại Hoa Kỳ và chế độ Việt nam Cộng hòa.

Trên đất Pháp ngoại quốc, Trương Như Tảng lại bắt đầu lại từ đầu, làm những gì ông đã làm cách đây 20 năm ở Sài Gòn – đặt nền tảng cho cuộc cách mạng Việt Nam. Hí hí!

Chuyển ngữ từ “A revolution who fled the revolution” của Christian Science Monitor 08/1980.

http://www.csmonitor.com/1980/0828/082850.html

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Điệp vụ "Kẹp giấy"

Thư viện CIA, Operation Paperclip.

Khi Thế Chiến II bước vào giai đoạn kết thúc, trong cuộc đua với Liên xô các tổ chức điệp báo của Mỹ, Anh đã cùng nhau lùng sục khắp lãnh thổ nước Đức thua trận để thu lượm tất cả những nghiên cứu phát triển công nghệ, khoa học và quân sự mà họ có thể tìm được. Theo sát bước các lực lượng chiến đấu Đồng Minh, các tổ chức như Tiểu ban Tình báo Hỗn hợp (CIOS) đã bắt đầu thu lượm các loại tài liệu và vật liệu có liên quan đến cuộc chiến, thẩm vấn các nhà khoa học tại các cơ sở nghiên cứu của Đức mà quân Đồng Minh chiếm được.

Điệp vụ Kẹp Giấy (Operation Paperclip) ra đời nhằm tìm kiếm các nhà khoa học, kỹ sư và các chuyên viên kỹ thuật giỏi của Đức quốc xã, khoảng 1.600 nhà khoa học Đức trong danh sách đó (cùng gia đình của họ) đã được đưa sang Mỹ để làm việc cho nước này trong thời Chiến tranh Lạnh. Chương trình này được thực hiện nhằm mục tiêu thu thập nguồn lực tri thức Đức để giúp phát triển kho vũ khí hóa học, sinh học và tên lửa cho Mỹ, và để đảm bảo những thông tin mật đó không rơi vào tay Liên Xô. Mặc dù phê chuẩn chiến dịch song Tổng thống Harry S. Truman đã cấm tuyển dụng những thành viên của đảng Quốc Xã hay những người tích cực ủng hộ Quốc Xã. Nhưng trên thực tế, các nhân viên của OSS ̣(tiền thân của CIA) đã lờ đi chỉ thị này và tiêu hủy hoặc tẩy xóa mọi bằng chứng về tội ác chiến tranh nếu có trong hồ sơ của các nhà khoa học này, vì cho rằng giá trị kiến thức của họ có ý nghĩa sống còn với những công tác hậu chiến của Mỹ.

Những khoa học gia liên quan trong Operation Paperclip.

Vài trường hợp liên quan đến operation Paperclip,

Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất, xảy ra vào ngày 15/05/1945, khi chiếc Hộ tống hạm USS Sutton của Mỹ, bắt được chiếc tàu ngầm Đức U-234 đang trên đường tới Nhật Bản ngoài khơi Newfoundland. Trên chiếc Uboat có tiến sĩ Heinz Schlicke, Giám đốc thử nghiệm Hải quân tại Kiel, và số hàng hóa đặc biệt bao gồm các đồ án thiết kế cho bom bay Hs293, bom bay V1 (tiền thân của tên lửa hành trình), hoả tiễn V-2 (tiền thân của SCUD), phản lực cơ chiến đấu Me262 (chiến đấu cơ phản lực đầu tiên), thiết kế mới về tàu ngầm tàng hình, và trong một hộp bọc chì chứa đầy 2,400kg Oxit Uranium, thành phần chính chế bom nguyên tử. Schlicke, lúc đó tự khai là một nhân viên điện báo, trở thành một tù nhân bị nhốt tại Ft. Meade, MD.

Sarin được sản xuất tại Dyhernfurth (Dyhernfurth sau đó rơi vào tay Liên xô). Tên của nó là do ghép các chữ cái đầu của những người phát triển nó: Gerhard Schrader và Otto Ambros khoa học gia khét tiếng của công ty hóa chất IG Farben, là công ty sản xuất các loại khí giết người sử dụng ở các phòng hơi ngạt ở các trại tập trung, và từ tên của hai sĩ quan quân đội Đức, Gerhard Ritter và Van der Linder. Schrader kể về câu chuyện phát minh ra "tabun" một chất độc thần kinh có tên theo chữ tiếng Anh "Taboo" người Đức gọi nó là 9/91, về việc sau thất bại của Đức tại Stalingrad, đã nghiêm túc nghiên cứu xử dụng nó chống lại người Nga.

Cựu phó tổng thống và bộ trưởng thương mại Henry Wallace tin tưởng vào các nhà khoa học Đức có thể khởi động các ngành công nghiệp dân sự mới và sản xuất công ăn việc làm sau chiến tranh. Thật vậy, có thể kể vài sản phẩm mà các nhà khoa học Đức đã phát triển, cao su tổng hợp (được sử dụng trong vỏ xe hơi), hàng dệt kim mà trước thế chiến chưa có, nhiệt kế đo ở tai (ear thermometer), băng từ (tape), và các linh kiện điện tử vi mạch.

Một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất là Werner von Braun, giám đốc kỹ thuật tại Trung tâm Nghiên cứu Quân sự Peenemünde tại Đức, và là người có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển loại tên lửa V-2 vốn đã tàn phá nước Anh trong thời chiến. Von Braun và các nhà khoa học tên lửa khác đã được đưa đến Fort Bliss, Texas và White Sands, New Mexico để giúp quân đội Mỹ thí nghiệm tên lửa. Von Braun sau đó đã trở thành Giám đốc Trung tâm Phi hành Vũ trụ Marshall thuộc NASA và là người thiết kế chính của tên lửa đẩy Saturn V, loại tên lửa sau này đã đưa các phi hành gia Mỹ lên Mặt Trăng. Thời tổng thống Ford, von Braun đã được xem xét trao Huân chương Tự do, chỉ khi một trong những cố vấn cao cấp của Ford, ông David Gergen phản đối về quá khứ phát xít của von Braun, nên việc này đã không xảy ra.

Ít được biết đến hơn là nhà khoa học Kurt Debus, một người ủng hộ Đức Quốc xã cuồng nhiệt đã lãnh đạo khoảng 120 nhà khoa học, kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật góp phần phát triển hỏa tiễn đẩy Saturn V, hoặc làm việc tại giàn phóng Cape Canaveral, Florida. Trung tâm lắp ráp thẳng đứng (dùng để lắp ráp hỏa tiễn) là khu liên hợp có quy mô lớn hơn Lầu Năm Góc và cao gần bằng Washington Monument, được thiết kế bởi Bernhard Tessmann, nhà thiết kế cũ của cơ sở phóng tên lửa Đức tại Peenemünde.

Vài khoa học gia Đức nổi tiếng khác được tuyển dụng từ Operation Paperclip có:

Tiến sĩ Hubertus Strughold, người đóng một vai trò quan trọng trong y học không gian, đã thiết kế y phục không gian và các hệ thống hỗ trợ khác cho phi hành gia. Tháng 6/1948, con khỉ tên Albert đã được đặt trong phòng áp lực và phóng lên không gian bằng tên lửa V-2, bước đầu tiên trong nỗ lực để gửi con người vào không gian.

Tướng Reinhard Gehlen, cựu giám đốc tình báo Đức Quốc xã chuyên trách bộ phận chống Liên Xô, được quân đội Mỹ thu dụng tiếp tục điều hành 600 điệp viên cũ của Đức quốc xã ở khu vực của Liên Xô chiếm đóng. Mãi đến năm 1948, Giám đốc CIA Roscoe Hillenkoetter mới nắm quyền kiểm soát của Tổ chức Gehlen.

Tiến sĩ sinh học Kurt Blome được thu dụng để giúp quân đội Mỹ nghiên cứu phát triển khả năng tấn công và phòng thủ trong chiến tranh sinh học với Liên Xô.

Mặc dù có nhiều ý kiến ủng hộ cho chiến dịch này và cho rằng cán cân quyền lực đã có thể dễ dàng nghiêng về phía Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh nếu Mỹ không đưa những nhà khoa học Đức Quốc Xã này sang Mỹ và xử dụng họ, song cũng có nhiều người phản đối chiến dịch này vì cái giá đạo đức phải trả khi không trừng phạt hay bắt những nhà khoa học này chịu trách nhiệm vì những tội ác chiến tranh ghê tởm của họ, tranh cãi đến nay vẫn còn nóng hổi!

Chuyển ngữ XâyXậpZì.
(https://www.cia.gov/library/center-for-the-study-of-intelligence/csi-publications/csi-studies/studies/vol-58-no-3/operation-paperclip-the-secret-intelligence-program-to-bring-nazi-scientists-to-america.html)

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Tóc.

Tóc em dài em cài bông Thiên lý,

Các cô bé 17 đến 71, hí hí
Có thể các cô bé đã tự hỏi bao lâu thì mình cần phải gội đầu?
Câu hỏi thực khó trả lời, mỗi người trả lời khác nhau. Thí dụ khi được hỏi, Kim Kardashian đã trả lời "em chỉ 2 lần/tuần" (hí hí, là nói về gội đầu thôi!)

Ra khỏi phòng tắm, tóc của các bé sẽ dần dần sáng bóng hơn, sẫm màu hơn, và càng nhờn hơn, vậy tại sao nó xảy ra, và số lần gội đầu là bao nhiêu để giữ cho chất nhờn và mái tóc của các bé càng khỏe mạnh càng tốt?

Kim Kardashian

Gốc rễ của vấn đề
Tóc của bạn bị nhờn với cùng lý do khuôn mặt của bạn bị nhờn, các tuyến dưới da sản xuất ra một chất dầu gọi là "bã nhờn", bã nhờn là chất chính làm ẩm tóc và giữ cho nó khỏi bị khô. Các tuyến bã nhờn nằm bên cạnh chân tóc ở sâu dưới lớp da được gọi là lớp hạ bì. Các rãnh từ các tuyến bã nhờn dẫn đến các nang lông, đó là cách bã nhờn được tiết ra lên trên da đầu của bạn. Điều quan trọng về bã nhờn ở mỗi người chúng ta, tùy cơ địa sẽ sản xuất một số lượng nhiều ít khác nhau.

Phụ thuộc rất nhiều từ di truyền đến nội tiết tố, tuổi tác sẽ ảnh hưởng đến số lượng bã nhờn cuả cơ thể sản xuất tại từng thời điểm, theo bác sĩ da liễu Paradi Mirmirani (cuả Kaiser Permanente) cho biết, các hormone chịu trách nhiệm sản xuất bã nhờn phát triển rất mạnh trong tuổi dậy thì, đó là lý do nhiều mụn trứng cá và tóc có nhiều dầu nhờn, bóng hơn và mướt hơn trong những năm tháng đáng yêu của tuổi mới lớn.



Gội đầu bao nhiêu lần thì hợp với bạn?
Câu trả lời chính xác rất khác nhau cho mỗi người, nhưng một sự thật mà bác sỹ Mirmani nói là: "không ai cần phải gội đầu hàng ngày cả".

Gội đầu hàng ngày, thường xuyên trên thực tế có thể làm hại nhiều hơn lợi, theo bác sĩ da liễu và giám đốc phòng khám tóc của Trung tâm Y khoa Boston, Lynne Goldberg cho biết: "Thực là nghịch lý, nhưng những người gội đầu nhiều để khỏi bị tình trạng tóc nhiều dầu làm cho da đầu càng bị khô hơn, lại kích thích da của họ sản xuất dầu nhiều hơn tước".

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi thử xác định số lần gội đầu của bạn. Sau đây là ba yếu tố quan trọng chính,

1. Loại da, Skin type
Theo một đề mục về y tế của Đại học Columbia, nếu da và tóc của bạn là loại da bình thường (không phải siêu nhờn hay là siêu khô) để làm sạch chất  nhờn tóc, bạn chỉ cần gội một hoặc hai lần một tuần, dĩ nhiên nếu bạn có da đầu nhờn, bạn có thể cần phải gội đầu thường xuyên hơn.

2. Kết cấu tóc, Hair texture
Đây nói về loại tóc gợn sóng, thẳng hay xoăn tít, nói đến kết cấu bởi vì nó ảnh hưởng đến sự thẩm thấu nhanh hay chậm của bã nhờn từ chân tóc đi dọc theo chiều dài của sợi tóc của bạn, các chuyên gia tại Columbia cho biết, tóc xoăn dợn sóng, tóc sợi thô sẽ làm chậm sự lan tỏa của bã nhờn, nếu bạn có mái tóc như thế, bạn có thể chỉ cần gội một lần một tuần, ngược lại, những cô bé có mái tóc sợi nhỏ, thẳng có thể sẽ cần đến dầu gội đầu hai lần một tuần hoặc nhiều hơn.

3. Kiểu tóc, Styling
Theo bác sỹ Mirmirami, Bạn cần cân nhắc trước khi đi ra tiệm làm tóc, nhuộm tóc. Nếu tóc của bạn được xử lý-uốn, nhuộm-hoặc bị hư hỏng vì làm các kiểu tóc, bạn nên bớt thường xuyên gội đầu sẽ tốt hơn.

Câu trả lời tốt nhất có lẽ là gội đầu ba ngày một lần hoặc lâu hơn, hí hí!

Điều này có vẻ khó chịu lúc đầu nếu bạn là người vệ sinh hàng ngày, nhưng sau khoảng hai tuần, bạn sẽ nhìn thấy mình trong gương với mái tóc trông khỏe mạnh và không quá nhiều dầu, và điều quan trọng sau đó là có thêm nhiều thời gian rảnh rỗi để lên Facebook.

Đối với phụ nữ, trung bình gội đầu và làm tóc có thể mất khoảng một giờ. Hí hí.

...Sợi tóc vương chân người...
42 chuyển ngữ từ, Tech Insider.

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Đêm Thạnh phong, kết.

Trả giá lỗi lầm.
Chín tháng sau khi bùng nổ ra vụ Mỹ lai với 350 bị giết, đại úy William Calley bị tố cáo đã giết 22 dân thường không vũ khí, bị xử tù chung thân, Mỹ lai là gáo nước lạnh tạt vào chính sách can thiệp quân sự Mỹ ở VN, chỉ thêm chứng tỏ cuộc chiến vô ích không thể thắng.

Vào tháng 2/70 chừng một năm sau vụ Thạnh phong, 5 TQLC Mỹ trong một cuộc tuần tra ở thôn Sơn Thắng cách phía nam Đà nẵng 30km, đã bắn chết 16 phụ nữ và trẻ em, 2 người trong số bị truy tố gồm cả sỹ quan chỉ huy đã được tha bổng, buộc giải ngũ, số còn lại lãnh khoảng 10 tháng tù.

Quân lệnh rõ ràng, trực tiếp đại diện cho chính sách quân sự Mỹ trong chiến tranh, ghi rằng "Một chỉ huy không được phép giết tù binh vì lý do tù binh cản trở việc hành  quân, hay do làm yếu đi khả năng chiến đấu vì phải cắt người canh gác, hay vì những tù binh đó ăn bớt thực phẩm của đơn vị, hay vì họ sắp được các lực lượng địch quân giải cứu. Do vậy, không được giết tù binh nhằm bảo vệ an toàn của mình, ngay cả trong những chiến dịch nhảy dù hay đột kích địch cho dù điều này làm thêm khó khăn cho việc canh giữ tù binh."

Kerrey, trong phỏng vấn khi trả lời về câu hỏi "có phải là nhóm biệt hải đã xử dụng đúng những quy tắc của chiến tranh bí mật, hay hành động của nhóm là tội phạm?" ông cho biết, "hãy để bọn họ phán xét cả về mặt quân sự lẫn đạo đức, hãy để bọn đó tự tìm, vụ này chỉ là một trường hợp đã xảy ra"!

Kerrey nhấn mạnh, dù ở góc nhìn nào thì những hành động của toán biệt hải đã được cho phép với quy định chiến tranh thời đó "Nếu bắn bỏ tốt hơn bắt sống, chúng tôi được phép tiêu diệt mục tiêu" trong phỏng vấn này Kerrey nói thẳng thừng, "chúng tôi được chỉ thị, không mang theo tù binh"

Tiêu chuẩn chiến tranh, phải hiểu rằng bất cứ ai có mặt trong vùng "oanh tạc tự do đều là địch quân" và sẽ bị bắn bỏ. Kerrey kể, thượng cấp ra lệnh "phải tiêu diệt tất cả các chòi lá và người ở đó" nhưng Hoffmann (chỉ huy chiến dịch) nói rằng ông không ra lệnh giết đàn bà trẻ em. Nhưng ông cũng thêm vào là không cách gì bạn phân biệt được dân thường hay du kích quân. Kerrey cũng nhấn mạnh "Hãy nhìn những tên khắc trên bức tường VN (Vietnam Memorial in Washington) nhiều người có tên khắc trên đó vì đã không nhận ra rằng một người phụ nữ hay đứa trẻ có thể dấu súng trong người"!



Kerrey cũng cho thấy sự khó khăn của trưởng toán seals phải đối diện trong chiến dịch, Trách nhiệm đầu tiên của chỉ huy là sự an toàn của cả nhóm "với 7 chiến binh, nếu chỉ một bị thương và bạn phải cáng theo, điều này rất dễ dẫn đến thiệt mang toàn nhóm"

Kết, chính những sự việc xảy ra trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến trận đánh quyết định cuối cùng của Kerrey, mọi chuyện sai lầm ngay từ đầu vì Kerrey đã quyết tâm né tránh tình huống phải lựa chọn giữa việc phải chọn bắn bỏ hay bắt tù binh.

Vào ngày 14/03/69 nhóm biệt hải nhận lệnh đột kích bắt cóc nhắm vào một đơn vị vc tại Hòn Tằm, Cam ranh. Thận trọng, Kerrey đã ra lệnh cho toán chỉ được bắt tù binh những ai mà toán chạm trán chứ không được giết, sau những khó khăn trèo vượt qua khu vách đá gần như thẳng đứng cao khảng 100m, khi nhóm biệt hải chuẩn bị tấn công vc đã phát hiện trước toán seals đang tiếp cận và khai hoả dữ dội, trong mù mịt khói súng một trái lựu đạn phát nổ ngay dưới chân của Kerrey.

Y tá của toán, Lloyd Schreier cố gắng băng bó cho Kerrey và bơm tối đa Morphine nhằm chống kích ngất, sau đó trực thăng tải thương về Quân y viện 26 tại Cam ranh, cuối cùng là Quân y viện Hải quân tại Philadelphia.

...Kerrey tỉnh dậy với chân phải cưa đến đầu gối!...hết.

Chuyển ngữ XâyXậpZì.
(http://www.nytimes.com/2001/04/25/magazine/25KERREY.html?pagewanted=all)

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Đêm Thạnh phong 4

Khi Tiền sát viên Ambrose báo rằng anh ta thấy một người lớn tuổi cạnh cửa vào và 2 phụ nữ cùng 2 người đàn ông bên trong "tôi ra hiệu cho Klann tiêu diệt". Nhưng trong cuộc phỏng vấn, Klann cho biết tại túp lều đầu tiên khi nhóm seals đột nhập, trong đó một người đàn ông lớn tuổi, một người đàn bà lớn tuổi và 3 trẻ em cỡ 12 tuổi, chính Kerrey ra lệnh tiêu diệt.

Klann nhào tới tóm người đàn ông, tay bịt miệng và lôi hắn ra xa khỏi đám nhỏ để thanh toán, Klann kể "tôi đâm lưỡi lê vào sườn và tiếp vào phần trên lưng". Người đó xoay ngược lại và chụp cánh tay cuả Klann đang cầm lưỡi lê đẩy ra "hắn chưa chết, quậy cọ và chống cự" Klann ra hiệu cần giúp, trong lúc Ambrose vẫn cảnh giới, Kerrey nhào vô giúp đè người đó xuống đất, Kerrey dùng đầu gối chặn lên ngực hắn, Klann soẹt lưỡi lê ngang cổ hắn!

Khann kể lại rằng ông không nhớ rõ ràng, thứ tự việc gì xảy tiếp theo, trong khi ông tấn công người đàn ông, đồng đội khác tiêu diệt những người còn lại-người phụ nữ và 3 đứa trẻ.

Trong phỏng vấn với Kerrey, ông không hề nhớ về vụ tiêu diệt người đàn ông này, nhưng khi nhắc lại hồi ức cuả Klann và Ambrose này, Kerrey có nhận. Kerrey nhớ lại Klann có gặp chống cự khi cố thanh toán đối phương nhưng phủ nhận không can thiệp vào "Klenn đã gặp chống cự dữ dội khi cố tiêu diệt người này"


Kerrey, có nói rằng ông biết ai là người giúp Klenn, nhưng nhất định không nói ra "Mọi người nhóm tôi đều sát bên căn chòi đó, nhưng tôi không phải là người hạ thủ, cam đoan 100%", trong cuộc phỏng vấn này ông cũng nói "tôi không quy kết ai cả, tôi là sỹ quan chỉ huy nhóm, trách nhiệm trước tiên là tôi" Trong hồi ức của Klann nhớ là Kerrey giúp ông đè đối phương xuống, cả Ambrose cũng nghĩ vậy, nhưng sau này chính Ambrose cũng đã nghĩ lại "có thể là Bob?". Số 4 người còn lại trong lều bị giết, theo Kerrey là do Klann và Ambrose ra tay thanh toán, vì "toàn bộ toán viên đều ở ngoài với tôi" Ambrose đã không xác nhận về điều này!

Phạm thị Lãnh, được chương trình '60 minutes' phỏng vấn, đã kể câu chuyện tương tự như của Klann, về trình tự thời gian của các sự kiện và một số chi tiết quan trọng. Lãnh, năm đó khoảng 30 tuổi và là vợ của một cán bộ vc nói rằng cô đã chứng kiến ​​tất cả các vụ giết người, cô nói rằng cô nhanh chóng lẻn đến gần căn lều khi nghe tiếng kêu từ đó "Tôi đã ẩn đằng sau một bụi chuối, và tôi thấy họ cắt cổ  người đàn ông, như vầy như vầy," cô nói thêm "đầu anh ta vẫn dính ở phía sau." cô cũng cho biết cô chứng kiến những biệt hải giết người đàn bà và 3 đứa nhỏ. Cô Lãnh cho biết thêm, người đàn ông và đàn bà là ông bà của 3 đứa nhỏ!

Một phụ nữ khác tự nhận mình là thân nhân của các nạn nhân đã dẫn nhóm '60 minutes' tới một khu nghĩa địa, có 2 mộ phần tên Bùi văn Phát, vợ là Lưu thị Canh và gần đó là 3 ngôi mộ nhỏ hơn chôn các cháu của họ. Nhưng ngày chết ghi trên mộ phần là 10 năm sau vụ này (không có chứng cứ gì để khẳng định là 5 người này do nhóm biệt hải giết ngày 24/12/69)


Ambrose kể, sau vụ thủ tiêu tại chòi lá "tôi, Klann và Bob hội ý, tiếp tục hành quân hay hủy bỏ, vì chúng tôi đã gây ra khá nhiều tiếng động, tôi sợ nguy hiểm bị lộ" Tiếng động do la hét của nạn nhân, Ambrose đề nghị rút lui nhưng bị các toán viên khác bác bỏ, họ rất muốn tóm được tên huyện ủy vc.

Khoảng 15 phút sau nhóm biệt hải tới đám chòi lá của làng. Tới đây hai phiên bản chuyện kể của Klann và Kerrey khác nhau rõ rệt. Kerrey kể rằng bị bắn và toán biệt hải bắn trả từ khoảng cách 100m hay hơn thế! Nhưng Klann lại kể rằng, toán đã tập trung những phụ nữ và trẻ em ra giữa làng, tra hỏi về hành tung của tên huyện ủy sau cuộc lục soát sơ bộ các chòi mà không tìm thấy gì.


Klann nhớ lại toán biệt hải thực ra đang ở trong tình thế cực kỳ nguy hiểm hơn các tù nhân bị giữ kia, toán đang ở sâu trong lãnh thổ địch, trong tay là 15 tù nhân mà toán không thể mang theo "chúng tôi có rất ít hy vọng thoát ra an toàn" Klann kể, nhóm bàn các kế hoạch và quyết định "thủ tiêu nhân chứng, rút lui". Cô Lãnh kể lại lúc đó đang nấp gần bên để kiểm tra lại các con cô có an toàn hay không, đã tự nhận là núp đủ gần để chứng kiến vụ tàn sát. Klann cho biết, Kerrey ra lệnh khai hoả, cả nhóm đứng gần cỡ 6-10m và xả các loại súng tự động chừng 30 giây, họ nghe tiếng rên và lại tiếp tục thêm 30 giây nữa.

Klann kể tiếp, cuối cùng còn lại tiếng khóc của một đứa bé "đứa bé là người cuối cùng còn sống" lau nước mắt kể tiếp "máu và ruột gan văng tung tóe khắp nơi" Nhưng Klann không nhớ được ai là người đã bắn, đoạn sau giống như lời kể của Kerrey và trong báo cáo hành quân toán seals rút lui ngay sau đó.

Bàn chút về sự mâu thuẫn trong hồi ức của Klann, theo như lời kể vì sợ bị lộ nên đã tập trung và giết hết dân làng, chính hành động xả súng hàng loạt như thế đã chẳng tố cáo sự hiện diện của toán seals và càng làm cho toán khó có thể rút lui êm ả! Khó hiểu hơn, vì trước đó 2 tuần toán seals đã từng đến đây và điều tra dân chúng xong rút lui mà không bị gì, tại sao lần này họ lại "do sợ bị lộ nên thủ tiêu nhân chứng"?

Chuyện kể của Klann cũng cho câu lý giải hợp lý về hành động nhóm seals, có thể lần trước chỉ là đi điều tra rồi rút lui an toàn, nhưng lần này do đã giết người ở chòi lá đầu tiên, do sợ có nhân chứng về việc này nên giết hết, lý lluận cuả Klann "chúng tôi đã tự đưa mình vào tình huống nguy hiểm khi đã giết những người ở chòi lá"?

Trong một phỏng vấn sau này Ambrose một mực phản đối góc kể của Klann, về việc quây gom dân chúng và tàn sát họ, mặc dù ký ức về câu chuyện đã nhạt, nhưng ông kể lại sau khi xông vào một chòi lá và nhìn thấy toàn đàn bà, ngay lúc đó "bọn tôi lãnh nguyên tràng đạn từ phía sau chỗ Knepper và Peterson đứng, ai đó la lên bị tấn công, dĩ nhiên khi bị bắn bọn tôi bắn trả ngay tức thì"!

Sau đó, mọi việc hỗn loạn "mọi việc nháo nhào khi súng nổ, lúc đó phản ứng sinh tồn, trời tối đen, chỉ thấy bóng đen mờ mờ, không thể phân biệt nam hay nữ" cuộc chạm súng xảy ra rất gần, địch chỉ cách xa cỡ 20-50m, khi mọi tiếng súng im chỉ thấy xác phụ nữ và trẻ em.

Sau khi toán seals được bốc ra khỏi Thạnh phong, thuyền trưởng William Garlow lái chiếc canô với trưởng toán seals (Kerrey) cùng lên máy truyền tin báo cáo về bộ chỉ huy ở Cát lở, trong báo cáo của nhóm seals, chỉ đơn giản báo cáo tiêu diệt 21 vc, không nhắc gì tới dân chúng!

Tài liệu quân sự tìm thấy sau này, điện đàm 8pm 27/02/69 "Lưu ý, một ông già từ Thạnh phong đến gặp quận trưởng, yêu cầu xử lý về một vụ giết chóc đêm 25 và 26/02/69". Theo lời kể có 24 người bị giết tại Thạnh phong, trừ đi có 13 người là phụ nữ trẻ em và 1 ông già, số còn lại 11 người không được nhận diện, được mặc định là vc. Navy seals đang hoạt động trong vùng, đang điều tra" đây chỉ là một điện báo, không phải là báo cáo hành quân, cho thấy số người chết không chính xác!

Connolly, chỉ huy chiến dịch tại trung tâm Cát lở đã giải trình về cuộc điều tra của quân đội, việc bắn nhầm dân thường trong đêm là không tránh khỏi, vì trong bóng tối không thể phân biệt là dân hay địch. Tuy nhiên ông cũng thêm là chưa bao giờ trực tiếp nói chuyện này với Kerrey.


Còn...42