Thứ Tư, 8 tháng 2, 2023

Hậu khinh khí cầu chuyện.

Rất nhiều người tự hỏi tại sao Mỹ phí phạm một hỏa tiễn Sidewinder (giá khoảng 600,000 USD) chỉ để hạ chiếc khinh khí cầu, sao không dùng súng trang bị trên máy bay bắn lủng nó!

Phải chăng Mỹ quá dư tiền hay quá sợ chiếc khinh khí cầu? Tiền thì Mỹ không thiếu, sợ thì chắc là không, nhưng:

Hơn 25 năm trước, một khinh khí cầu khổng lồ trôi dạt đã tạo ra thách thức lớn cho hai máy bay chiến đấu khi cố gắng bắn hạ nó bằng đạn 20mm.

Câu chuyện 25 năm trước tháng 8 năm 1998, một quả bóng thám không đo lượng ozone ở Canada sau khi  bay qua không phận Canada thì bị bất khiển dụng, bộ phận chấm dứt hành trình không hoạt động, nó từ từ trôi dạt ra Đại Tây Dương rồi bay ngang qua không phận của Anh rồi đi vào không phận Iceland và trôi dạt về phía bắc.

Không quân Hoàng gia Canada (RCAF) đã điều hai máy bay chiến đấu CF-18 đi bắn hạ nó sau khi họ phát hiện ra nó trên vùng Newfoundland. Hai chiếc McDonnell Douglas CF-18 Hornet tối tân nhất trong biên chế Canada (lúc đó) đã bắn khoảng 1,000 viên đạn 20mm trang bị trên phi cơ. 

Quả bóng bay cuối cùng đã bị máy bay bắn rỗ như tổ ong, nhưng thay vì nổ tung và rơi xuống đất, nó chỉ rò rỉ khí heli rất chậm và lơ lửng trong không trung, nó tiếp tục trôi dạt về phía không phận Na Uy và Nga trước khi rơi xuống Phần Lan mãi hơn một tuần sau.

Trung úy Steve Wills người phát ngôn của không lực Canada phát biểu với báo chí, mặc dù chiếc khinh khí cầu đó (của Canada) có kích thước tương đương tòa nhà 25 tầng nhưng trong thực tế rất khó để nhắm mục tiêu vào nó vì trên không gian nó vốn đứng yên trong khi những chiếc CF-18 tốc độ bay rất - rất nhanh, thực tế rất khó để nhắm bắn nó.

Cũng nhắc về tên lửa, Thiếu tá Roland Lavoie của Không quân Canada cho biết những chiếc CF-18 trong nhiệm vụ săn lùng khinh khí cầu đều có trang bị tên lửa không đối không nhưng các phi công đã hạn chế sử dụng chúng vì sợ dân chúng sẽ không đánh giá cao việc có một quả tên lửa bay qua đầu họ nên đã không sử dụng chúng.

Khác với sự cố năm 1998, khinh khí cầu (gián điệp) được phát hiện mới đây trên nước Mỹ chỉ lớn bằng ba chiếc xe buýt lớn nhỏ hơn rất nhiều với chiếc khinh khí cầu của Canada. Tuy nhiên không giống như sự cố năm 1998, những chiếc F-22 Raptor của Mỹ đã xuất phát từ Căn cứ Không quân Nellis đã không cố gắng bắn hạ nó bằng súng.

Cuối cùng, F-22 Raptor của USAF đã bắn duy nhất một tên lửa Sidewinder vào khinh khí cầu Trung Quốc từ độ cao 58.000 feet, đây cũng là lần thực chiến đầu tiên của F-22 Raptor. Hí hí

42.