Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Hoàng đế Bokassa đệ nhất.


Anh lính Lêdương.
Họ tên đầy đủ của Bokassa là Jean Bedel Bokassa, thuộc bộ tộc M’Baka ở Phi châu và sinh ngày 22-2-1921 tại làng Bobangui, cách thủ đô M’Baiki của thuộc địa Phi Châu thuộc Pháp (Equatorial Africa) khoảng 80 cây số về phía bắc. Ông là con của một công nhân làm việc cho Công ty Lâm nghiệp Pháp. Năm 1927, cha của Bokassa bị bắt và bị kết án tử hình về tội phá rối trị an. Ít lâu sau, mẹ của cậu Bokassa cũng tự tử chết vì nghèo và tuyệt vọng. Thời điểm đó cậu bé đang học Tiểu học tại trường Sainte Jeane d’Arc ở M’Baiki, rồi tiếp theo là trường Trung học Saint Louis ở Bangui, do các tu viện Pháp tài trợ.

Khi Thế Chiến thứ II bùng nổ, nước Pháp bị Đức Quốc xã chiếm đóng, Bokassa gia nhập Lực lượng Nước Pháp Tự do, do De Gaulle lãnh đạo. Từ cấp bậc hạ sĩ, Bokassa được thăng hạ sĩ nhất khi tham gia chiến dịch giải phóng tỉnh Provence của Pháp, rồi được thăng trung sĩ và năm 1950, trung sĩ nhất Bokassa, binh chủng lính Lê dương (Légion Étrangère), đã từng được thưởng huân chương Bắc Đẩu bội tinh, Bokassa theo đội quân Lê Dương có mặt tại nhiều nước như Ma-rốc, Algierie rồi vào năm 1953 có mặt ở Việt Nam. Tại Việt Nam, Bokassa mang lon Trung sĩ nhất đóng quân tại Chánh Hưng Sài Gòn (Quận 8 bây giờ) vùng đất của quân đội Bình Xuyên Năm Lửa. Sau khi quân Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ, ký kết Hiệp định đình chiến ngày 20/7/1954, cam kết rút hết quân đội về Pháp. J.B. Bokassa lúc này đã lên cấp Thượng sĩ nhất cũng phải lên tàu trở về chính quốc.

Năm 1960, thuộc điạ Phi Châu Xích đạo (Equatorial Africa) giành được độc lập từ tay người Pháp. Vị tổng thống đầu tiên của quốc gia này là David Dacko–có họ hàng xa với Bokassa–quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Trung Phi (Central African Republic) rồi mời Bokassa đang ở Pháp về nắm quyền chỉ huy quân đội.

Với diện tích 662.984 km2, thủ đô là Bangui. Toàn bộ dân số nước CH Trung Phi vào khoảng 3 triệu người (tài liệu năm 2000). Tài nguyên thiên nhiên gồm các mỏ quặng chưa khai thác do chưa đủ tuổi gồm quặng kim cương, coban, sắt... nền kinh tế chủ yếu trông chờ vào các vụ thu hoạch chuối và cà phê, nước này soạn Hiến pháp theo chế độ Cộng Hòa, đứng đầu nhà nước với chức danh Tổng thống.

Mặt khác của Bokassa.
Trong thời gian làm vua, Bokassa có máu mê sưu tập vàng bạc, kim cương. Trong số những đồ châu báu mà ông thu thập được, có 2 viên kim cương thô rất lớn nhưng chưa bao giờ ông đồng ý cho mài giũa!?
Để mua chuộc các chính khách trong đó có cả Tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing (làm tổng thống từ 1974 tới 1981), ông đã dùng kim cương làm phương tiện hối lộ. Sau này, Bokassa tố cáo Tổng thông d’Estaing đã đứng đằng sau cuộc đảo chánh lật đổ ông!

Để thể hiện quyền lực của mình, Bokassa đặt tên cho nhiều công trình ở thủ đô Bengui bằng tên mình. Ví dụ, Cung thể thao Jean Bedel Bokassa, Đại lộ Jean Bedel Bokassa, Đại học Tổng hợp Jean Bedel Bokassa v.v… Bên cạnh đó, Bokassa còn cho xây dựng nhiều dinh thự dùng cho tổng thống như Villa Kolongo, Villa Berengo, đồng thời làm chủ nhiều nhà hàng ăn uống, xưởng dệt, trại nuôi gia súc. Hai hãng hàng không dân sự và một hãng độc quyền buôn bán ngà voi cũng là của ông.
Theo báo Le Figaro, Bokassa tự phong cho mình là “Đệ nhất nông dân” và “Đệ nhất thương gia” của Vương quốc Trung Phi.

Những người từng có thời gian thân cận với Bokassa kể lại rằng, ông ta tự cho mình có quyền làm hoàng đế suốt đời, kiêm nhiệm Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nội vụ và nhiều bộ khác. Tuy nhiên theo nhiều người biết chuyện kể lại rằng Bộ Quốc Phòng của Tổng thống Bokassa là vài căn nhà tôn bé tí.

Tại Pháp, Bokassa có nhiều bất động sản, như lâu đài Villemorant ở Saint Louls Chavanon, lâu đài Handicourt de La Cottenclère ở ngoại ô Paris, lâu đài Mezy sur Seine, lâu đài Nice và Nhà hàng khách sạn Le Montagne ở Romorantin. Và dĩ nhiên, là một người cường tráng, ông cũng có nhiều 'động sản' khác gồm các bà vợ bé (tiếng lóng của Bokassa dùng để gọi họ). Ví dụ vũ nữ Martine N’Douta, kẻ vẫn thường ganh tị với các bà vợ bé người Gabon, người Tunisie, người Pháp, người Đức, Bỉ, Lybie, Cameroon, Thụy Điển, Zaire, Trung Quốc v.v… Nhiều người trong số họ được các nhà lãnh đạo sở tại “tặng” cho Bokassa khi ông ta công du các quốc gia này, chẳng hạn bà vợ bé người Tàu là “quà tặng” của Tưởng Giới Thạch, lúc ấy là tổng thống Đài Loan.

Chuyện kể lại rằng, tại Gabon, trong phái đoàn ra sân bay đón tiếp “Hoàng đế Bokassa”, ông đặc biệt chú ý đến một cô gái tên là Joelle. Bỏ qua mọi nghi thức ngoại giao, Bokassa dặn Joelle “đừng đi đâu hết” rồi tiến đến trước mặt Tổng thống Omar Bongo và nói: “Hồi nãy tôi đến với tư cách quốc khách, còn bây giờ tôi gặp anh với tư cách riêng để xin cưới một công dân của anh làm vợ”. Dù muốn dù không, Tổng thống Omar Bongo cũng phải đồng ý.

Khi công du một quốc gia khác, Bokassa gặp cô vũ nữ tóc vàng Gabriela Brimba trong một vũ trường. Ngỏ lời cầu hôn nhưng bị cô từ chối, Bokassa bèn “bỏ nhỏ” với tổng thống nước này. Vậy là chỉ hơn một tháng sau, Gabriela Brimba được đưa tới Bangui rồi được Bokassa đổi tên thành Martine N’Douta hay ghen tị như chúng ta đã nói bên trên. Sau khi chế độ của Bokassa ở Vương quốc Trung Phi sụp đổ, Brimba trở về cố quốc, bỏ lại đứa con gái tên là Anne de Berengo cho Bokassa nuôi.

Trường hợp cô Nguyễn Thị Huệ ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Năm 1953, nhà nghèo, đi gánh nước mướn khổ quá, Nguyễn Thị Huệ gặp anh chàng trung sĩ nhất Lê dương Bokassa. Bokassa mê cô, luôn luôn tặng quà rồi ngỏ lời cầu hôn. Cô Huệ đồng ý. Gia đình cô tuy nghèo nhưng sợ mang tiếng nên cấm đoán, Bokassa xúi cô (có lẽ bằng tay vì cô không biết tiếng Pháp, hí hí) bỏ trốn sang Tân Thuận Đông, gần doanh trại của mình, thuê cho cô một căn nhà nhỏ nền đất, lợp lá. Khi cô Huệ có thai thì cũng là lúc Bokassa và cánh quân Lê dương được lệnh lên tàu về Pháp. Cô Huệ khóc hết nước mắt. Bokassa cũng khóc. Anh ta móc bóp, có bao nhiêu tiền đưa cả cho vợ rồi dặn sau này nếu sinh con gái thì đặt tên là Martine, nếu con trai thì đặt tên là Martin, hễ có điều kiện anh ta sẽ trở lại Việt Nam tìm vợ con, và ông đã giữ lời hứa!

Hoàng đế Bokassa Đệ I.
Tháng 1/1966, với lực lượng quân sĩ trong tay, Trung tá Bokassa đảo chính lật đổ David Dacko, tự phong Đại tá, tiếp đến là Đại tướng chỉ trong vòng mấy ngày đầu nắm chính quyền. Khi toàn bộ nước CH Trung Phi đã nằm trong tay tướng Bokassa, ông lại tự phong làm chủ tịch Hội Đồng Cách Mạng, Tổng Tư lệnh Quân Đội, xóa bỏ Hiến pháp để quân đội hoàn toàn nắm quyền hành cai trị đất nước. Coi như toàn bộ quyền bính đều nằm trong tay Bokassa và lên làm tổng thống, vẫn giữ tên nước là Cộng hòa Trung Phi như cũ. Năm 1968, dưới áp lực quốc tế, Bokassa tổ chức bầu cử Tổng thống, ông trở thành vị Tổng thống thứ hai của nuớc CH Trung Phi.

Năm 1972, TT Bokassa sửa đổi lại Hiến Pháp cho quyền được làm 'Tổng thống mãi mãi'. Cũng trong thời gian 1972, TT Bokassa nhờ Bộ Ngoại Giao Pháp tìm kiếm dùm ông đứa con rơi đang thất lạc tại Sài Gòn, cuối năm 1976, TT Bokassa không muốn làm Tổng Thống muôn năm, đã tuyên bố giải tán chế độ Cộng Hòa để lậ̣p nên Vương quốc Trung Phi, lấy chế độ Quân chủ lập hiến cai trị. J.B Bokassa tự xưng mình là Hoàng đế Bokassa, cùng với sự ngưỡng mộ Hoàng đế Napoleon, Bokassa tổ chức lễ lên ngôi rất lớn, lấy danh hiệu là “Hoàng đế Bokassa Đệ nhất”. Tuy nhiên, đa số các quốc gia đồng minh lân cận đều nghèo nên chẳng ai gửi quà mừng.
 
Buổi lễ đăng quang vào năm 1977 ước tính tiêu tốn ngân khố 20 triệu Dollars (80 triệu ngày nay), gần như làm phá sản đất nước, tốn khoảng 1/3 ngân quỹ quốc gia trong một năm. Gồm những thứ: Sắc phục cho hàng ngàn quan khách, một chiếc ngai vàng cao 1,5 mét-rộng 1 mét, nạm vàng kiểu Napoléon. Tám con ngựa trắng, một vương miện nạm kim cương có giá 5 triệu USD (20 triệu ngày nay) do nhà kim hoàn nổi tiếng bên Pháp là Arthus Bertrana thực hiện với những viên kim cương mà có viên lên tới 8 carats. Ngoài ra, còn có 2 bức chân dung “Hoàng đế Bokassa Đệ nhất” vẽ bởi họa sĩ danh tiếng Đức Hans Linus. Khoảng 24.000 chai rượu vang cao cấp 'Moet et Chandon' và 4.000 chai rượu vang siêu hạng 'Château Mouton Rothschild' được mua về phục vụ thực khách, cùng 60 chiếc Mercedes mang từ Tây Đức sang.

Trước sư lạnh nhạt của các nước đồng minh lân cận, Bokassa rất buồn bực trong lòng về số lượng nguyên thủ quốc gia đến tham dự. Khác với lễ đăng quang của Vua Haile Selassie xứ láng giềng Ethiopia hồi năm 1930 với hầu như toàn bộ các vua chúa, tổng thống, bộ trưởng các nước thân hữu đều hiện diện. Còn lễ đăng quang của “Bokassa Đệ nhất” chỉ có 600 trên 2,500 khách mời đến tham dự, ngay cả “người bạn thân” Omar Bongo, người đã từng tặng cô gái đẹp Joelle cho Bokassa, cũng vắng mặt. Bokassa cho rằng những người bạn này không đến vì họ ghen tị với ông, và đồng thời ông bị Tòa thánh Vatican từ chối không cho làm lễ đăng quang ở nhà thờ chính tòa Bangui.

Sau cuộc lễ lên ngôi của Hoàng đế Bokassa vĩ đại, cực kỳ tốn kém, trong 3 năm ông làm vua, dân chúng bất mãn, những cuộc biểu tình của sinh viên nổ ra, bị đàn áp đẫm máu, giết hại hàng trăm sinh viên mặc dầu dân số trong nước lúc ấy chỉ có 4,3 triệu người. Ông tàn ác tới độ tự mình đích thân giám sát cuộc hành quyết 100 sinh viên học sinh chỉ vì họ từ chối mua đồng phục do nhà máy của vợ sản xuất.

Việc quá ư tàn nhẫn đó khiến chính phủ Pháp phải hành động, cuối cùng ngày 20/09/1979 quân đội Pháp đã gửi Biệt kích và Nhảy dù (Operation Barracuda) vào sáng sớm, lật đổ Hoàng đế Bokassa và trao quyền lại cho TT Dacko. Sau cuộc đảo chính phần lớn các tài sản của Bokassa đều bị tịch thâu, nhiều nước từ chối cho ông tị nạn. Chỉ có tổng thống nước Bờ Biển Ngà là Felix Boigny chịu chứa chấp ông vì áp lực của Pháp. Bokassa lưu vong sang Pháp sau đó.

Về cát bụi.
Năm 1985, Bokassa làm lễ kỷ niệm 20 năm cầm quyền tại lâu đài Handricourt ở phía tây Paris, ở đó chỉ có ông và những đứa con.

Không có tiền mua thức ăn nuôi 15 đứa con,mỗi đứa một mẹ, khiến Bokassa than trời như bọng. Có lúc bí quá, ông làm đơn xin chính phủ Pháp tiền trợ cấp thời gian 6 tháng nằm điều trị vết thương tại một quân y viện ở Sài Gòn hồi thập niên 1950. May thay, mấy tháng sau khi nộp đơn, Bokassa được tòa án cao cấp Pháp trả lại chiếc xe hơi Corvette và một máy bay trị giá 6 triệu frăng. Lập tức, ông Bokassa rao bán để lấy tiền trở về Trung Phi.

Trước khi về, Bokassa viết thư cho Tổng thống Pháp là Francois Mitterand, tự nhận mình là công dân tự do, trở về Cộng hòa Trung Phi để phục vụ đất nước nếu được mời hợp tác.

Lúc xuống sân bay Bangui, Bokassa định đọc một bài diễn văn xác định mình vẫn còn là Hoàng đế Bokassa Đệ I thì bị bắt giữ. Tám tháng sau, tòa án Cộng hòa Trung Phi tuyên án ông tử hình, nhưng do sự can thiệp của chính phủ Pháp, án được giảm xuống còn tù chung thân, rồi 6 năm sau, Pháp can thiệp tiếp, ông được thả.
Bokassa bị nhồi máu cơ tim chết ngày 3/11/1996 tại nhà, ở Bangui, trong sự nghèo khó và thọ 75 tuổi. Tổng cộng ông có 17 người vợ, 50 người con.

Tổng hợp 42, trên mạng từ nhiều nguồn.
Đoàn Dự-Nguyễn Việt-New Histories-Wiki.



Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Số phận của hai "Cô bé lọ lem"

Câu chuyện về số phận hai cô công chúa Bokassa gốc Việt, thời Việt Nam Cộng Hòa.

Tổng thống Bokassa tìm con
Vào năm 1972, Jean Bedel Bokassa, Tổng thống nước Cộng hòa Trung Phi, nhờ Bộ Ngoại giao Pháp tìm kiếm giùm đứa con lai, kết quả của mối tình giữa ông thời đi lính Lê dương tại Việt Nam với một cô gái ở Sài Gòn, mà giờ đây 19 năm sau vì không biết tiếng Việt, ông không còn nhớ gia đình cô ở đâu tại Việt Nam.

Những nhân viên có trách nhiệm thuộc Bộ Ngoại giao VNCH lúc ấy hoàn toàn không có căn cứ gì để tìm kiếm, cuối cùng bí quá nên khi kiếm được một cô gái cũng lai da đen và cũng trạc 19 tuổi tên Baxi, con của bà Nguyễn Thị Thân aka Ba Thân ở Xóm Gà, Gia Định, đã giao cho Bộ Ngoại giao Pháp đưa sang Trung Phi, nhưng vì sợ lộ họ không dám cho bà Ba Thân đi theo. Tổng thống Bokassa tổ chức một tiệc mừng rất lớn để đón tiếp người con rơi gốc Việt.

Tin tức về việc Tổng thống Bokassa tìm được đứa con rơi được giới báo chí Sài Gòn đưa tin trang trọng. Không lâu sau đó, một người khách tới tòa soạn báo Trắng Đen xin gặp ông chủ nhiệm Việt Định Phương, người khách tự giới thiệu mình là cậu ruột của cô gái lai da đen tên Nguyễn Thị Martine mới là đứa con thật của vị tổng thống Trung Phi. Với sự nhạy bén trong nghề làm báo, ông Việt Định Phương phân công một dàn phóng viên hùng hậu vào cuộc. Câu chuyện tình yêu của anh lính lê dương Bokassa và cô thôn nữ Nguyễn Thị Huệ được các phóng viên thể hiện thành loạt điều tra nhiều kỳ liên tiếp trên báo. Số lượng phát hành của tờ Trắng Đen tăng lên vùn vụt tới 80.000 số/ngày, trở thành tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất Sài Gòn thời điểm đó.


Chuyện tình anh lính và cô gánh nước.
Jean Bedel Bokassa đăng lính Lê dương năm 18 tuổi, khi đó Trung Phi còn là thuộc địa của Pháp. Bokassa trong đội quân lê dương có mặt tại nhiều quốc gia trước khi đến Việt Nam vào năm 1953, lúc ấy ông 32 tuổi, mang lon trung sĩ nhất đơn vị đóng tại Chánh Hưng, Sài Gòn (quận 8 bây giờ). Có thời gian Bokassa được tăng cường về Biên Hòa làm nhiệm vụ gác cầu ở Cù Lao Phố. Hồi đó những làng mạc xa xôi hẻo lánh, người dân rất sợ các toán quân “Tây đen”, phụ nữ không may gặp họ trên đường hành quân càn quét là coi như hết thời...!?

Nhưng ở giữa thành phố hay những nơi thị tứ đông đúc thì dân chúng không sợ đám lính đánh thuê này. Những ông lính “Tây đen” có nhiệm vụ canh gác cầu Gành tại Cù lao Phố không dám giở thói côn đồ mà ngược lại, lại có vẻ dễ mến. Hồi đó ở gần cầu Gành có một máy nước công cộng để dân chúng trong vùng đến gánh về dùng. Trong xóm gần đó có cô gái nghèo nhưng xinh xắn tên là Nguyễn Thị Huệ, chuyên gánh nước mướn cho các gia đình, hết sức cực nhọc.

Sau giờ gác cầu, theo bản năng đàn ông Bokassa thường la cà đến bên chiếc phông-tên nước công cộng đó để tán gái. Các cô sen khác thấy Bokassa tới thì trốn biệt không dám đến gần. Lúc đầu, cô Huệ cũng trốn, nhưng sau đó vì chén cơm manh áo, cô đành liều cứ đến gánh nước... Anh lính lê dương không làm gì cả, đã vậy lại còn giúp cô hứng nước và tập tành nói tiếng Việt nghe rất tức cười, dần dà những cử chỉ ngô nghê, vụng về của anh lính da đen làm cho cô Huệ thấy có cảm tình, rồi cô dạy cho Bokassa nói tiếng Việt... Cô không còn cảm thấy ngại ngùng mỗi khi đối diện với anh lính Phi châu này nữa, mà những lúc rỗi việc cô còn trốn đi gặp anh. Lương của lính Pháp tương đối rất khá, Bokassa cũng biết cách lấy lòng phụ nữ, lúc thì anh mua tặng cô xấp vải, chiếc khăn, lúc thì chai dầu thơm, có khi anh còn cho cô cả tiền nữa, số tiền mà cô phải gánh nước oằn lưng cả tuần mới có thể có được. Hai bên dần dần yêu nhau, những ngày cuối tuần Bokassa rủ cô Huệ về Sài Gòn chơi…

Kết quả của mối tình Phi-Việt đó là cô Huệ mang thai. Ngày ấy con gái có bầu với lính Phi là chuyện không hay ho gì, cha cô không chịu nổi lời đàm tiếu, đánh cô một trận rồi bỏ nhà ra đi. Mẹ cô nước mắt lưng tròng, bỏ thì thương vương thì tội, cuối cùng cùng cũng không thể giữ cô ở nhà... Bokassa đưa người tình nhỏ về Tân Thuận Đông, Nhà Bè, nơi đơn vị anh đóng quân gần cầu Tân Thuận. Anh thuê nhà cho người yêu ở, hai người sống với nhau như vợ chồng...

Đến ngày đơn vị của Bokassa được lệnh về Pháp, anh trao tất cả số tiền dành dụm được cho vợ và dặn ít nữa nếu sinh con trai thì đặt tên là Martin, con gái thì Martine, sau này nếu có dịp anh sẽ sang Việt Nam tìm hai mẹ con, cô Huệ khóc hết nước mắt… chia tay...

Cô “lọ lem” bốc vác
Sau cuộc chia tay, Huệ sống lủi thủi một mình trong căn nhà thuê, rồi cô sinh đứa con gái và đặt tên là Nguyễn Thị Martine theo họ mẹ, vì không có hôn thú nên không thể khai sinh theo họ cha. Số tiền Bokassa để lại cũng không còn được bao nhiêu. Hết tiền, lại có con nhỏ, đời sống túng quẫn, cô quyết định bế con về sống với mẹ ở Cù lao Phố như cũ.

Thời gian này hoàn cảnh hai mẹ con cô Huệ hết sức bi đát. Cô phải thức khuya dậy sớm, làm đủ mọi việc để có tiền nuôi con. Nơi ăn ở cho bé Martine hoàn toàn không ổn định, cô đi làm ở đâu thì đem con đi theo, khi về Gia Định lúc xuống Thủ Đức, có lần cô phải bồng Martine xuống Sa Đéc ở nhờ nhà người bà con để làm ruộng. Cuối cùng cô về chợ Nhỏ Thủ Đức, sinh sống bằng nghề buôn bán rau cỏ lặt vặt.

Martine lớn lên. Mặc cảm về vấn đề “con lai”, nước da lai đen, cặp môi dầy, mái tóc xoăn tít… khác với mọi đứa trẻ khác khiến cô bé trở thành ít nói, không dám cởi mở với ai. Cô làm đủ thứ việc để phụ giúp mẹ, từ bán báo, bán đậu phộng rang đến bán bánh mì, trà đá, dù vất vả thế nào cô cũng cố gắng chịu đựng, mẹ con rau cháo qua ngày. Nói chung Martine là một đứa trẻ ngoan ngoãn!

Năm 1971, Martine 18 tuổi, cô xin vào làm công nhân khuân vác xi-măng trong Nhà máy xi-măng Hà Tiên Thủ Đức, dòng đời cứ thế lặng lẽ trôi cho đến một ngày... cuối năm 1972, một hôm, trong khi đang vác bao xi-măng chuyển ra kho, người cậu ruột đến tìm Martine, ông nói: “Cháu xin phép về ngay có công chuyện, có mấy ông nhà báo muốn gặp để hỏi gì đó, mấy ổng định can thiệp cho cháu được gặp cha cháu”. Cuộc đời cô Martine thay đổi từ đó!

Tổng thống Bokassa nhận con
Việc chuyển hồ sơ Martine qua cho tổng thống Bokassa được đặc phái viên Trắng Đen ở Paris thực hiện.
Hồ sơ, hình ảnh của bà Huệ và Martine gởi đi được TT Bokassa công nhận đúng chính ông và bà Huệ là người trong hình. Thế là hai công điện được gửi cho chính phủ VNCH (dưới thời của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) và báo Trắng Đen. Đại diện của tổng thống Trung Phi tới Sài Gòn để xúc tiến việc đưa Martine sang đất nước của cha. Chính quyền và Bộ Ngoai giao VNCH bị hố hàng vì chuyện đã lừa dối, đưa cô con lai giả sang.

Một đại diện cao cấp của Cộng hòa Trung Phi sang Việt Nam hướng dẫn phái đoàn đưa Martine qua gặp cha. Phái đoàn được thành lập gồm 5 người: Vợ chồng ông bà Việt Định Phương chủ nhiệm báo Trắng Đen, bà Nguyễn Thị Huệ, cô Martine, và một tùy viên sứ quán Pháp vừa đại diện cho Bộ Ngoại giao Pháp vừa làm thông dịch viên.

Tổng thống Trung Phi tiếp phái đoàn rất trọng thị, vui mừng đón nhận Martine và bà Huệ. Martine ở lại làm công chúa, bà Huệ trở về Việt Nam vì bà đã có chồng khác, riêng cô Baxi thì được ông nhận làm con nuôi. Sau khi về nước, bà Huệ được Tổng thống Bokassa trợ cấp mỗi tháng 200,000$ (tương đương với khoảng 5 lượng vàng vào thời đó), lãnh tại Pháp Á ngân hàng Sài Gòn.

Năm 1973, Tổng thống Bokassa công bố mở hội kén rể, chọn chồng cho con gái ruột là Martine và con gái nuôi là Baxi. Buổi lễ được tổ chức long trọng tại dinh thự quốc gia, với sự tham dự của lãnh đạo các cơ quan chính phủ, hàng trăm thanh niên Trung Phi ghi tên tham dự.

Kết quả, hai thanh niên được chọn là bác sĩ quân y Jean-Bruno Dévéavode làm chồng Martine, đại úy sỹ quan cận vệ Fidel Obrou, làm chồng Baxi. Sau đó, đám cưới được tổ chức linh đình cũng tại dinh thự quốc gia.

Martine Bokassa sinh được 3 con: con trai tên Jean-Barthélémy Bokassa Dévéavode (thường được gọi tắt là JBB), hai con gái tên Marie Catherine Bokassa Dévéavode và Marie-Jeanne Bokassa Dévéavode.

Baxi cũng sinh được một con trai -mà sau này được tiết lộ- bị chính bác sĩ quân y Jean-Bruno Dévéavode chích thuốc độc giết chết sau khi ra đời mới hai tuần lễ.


Số phận thương tâm của Baxi
Người biết rõ Baxi không phải là con của Bokassa chính là mẹ cô, bà Ba Thân ở Xóm Gà Gia Định, vì bà không có liên quan gì với Bokassa. Baxi chỉ là con mồi được các nhân viên Bộ Ngoại giao lúc đó đưa ra để gỡ thế bí. Tuy nhiên từ một đứa con lai thuộc một gia đình nghèo khó, cô được Tổng thống Bokassa nhận làm con nuôi rồi cũng trở thành một công chúa, sống trong cảnh giàu sang được một thời gian rồi sau đó số phận của cô hết sức bi đát.

Năm 1976, chồng của Baxi là đại úy Fidel Obrou, chỉ huy trưởng đội quân bảo vệ hoàng cung đã tham dự vào âm mưu lật đổ Bokassa, thất bại và bị Bokassa xử tử.
Ngày chồng chết cũng là ngày Baxi sanh đứa con trai đầu lòng, hai tuần sau đứa bé bị bác sĩ quân y Jean-Bruno Dévéavode chồng của Martine Bokassa giết chết theo lệnh của Bokassa, bằng cách chích một mũi thuốc độc.

Đúng một năm sau ngày chồng bị xử tử, Baxi được Bokassa cho phép trở về Việt Nam, trên đường ra phi trường vì biết cô có nhiều tiền và nữ trang mang theo cộng với việc thân phận cô giờ không ai đoái hoài đến -được ông Bokassa tha chết là may mắn cho cô rồi- nắm được chuyện này, nên hai cận vệ của Bokassa  đã bóp cổ, giết chết để cướp của và phi tang thi thể ở một nơi nào đó trên đường ra phi trường. Cô hưởng vinh hoa phú quý được khoảng 7 năm!

Năm 1987, sau khi bị lật đổ và mang ra xử án ông Bokassa đã khẳng định mình chưa bao giờ ra lệnh giết cô Baxi hay con cuả cô!

Số phận của Martine Bokassa
Ngày 21-9-1979, Pháp giật dây cho David Dakco tổ chức lật đổ “Hoàng Đế Bokassa Đệ nhất” và buộc ông phải sống lưu vong tại Côte d’Ivoire. Chồng của Martine tức bác sĩ quân y Jean-Bruno Dévéavode lần này bị David Dakco ra lệnh xử tử về tội đã theo lệnh Bokassa giết chết con của “Anh hùng Fidel Obrou”-người đã chống Bokassa và bị giết chết, tức là đại úy Fidel Obrou chồng của Baxi-và thuộc gia đình có nhiều tội ác.

Martine và 3 đứa con may mắn trốn thoát qua Pháp, sống trong lâu đài của họ là Hardricourt. Bà Huệ mẹ của Martine ở Việt Nam sau này được Martine bảo lãnh sang Pháp sống với con và các cháu.

Martine thấy cái họ Dévéavode của chồng xui xẻo quá nên xin đổi tên mới là Martine Kota. Hiện nay cô làm chủ hai nhà hàng rất lớn, một ở Paris và một ở đảo Corse do người con gái lớn đã lấy chồng ở đấy trông coi. Con trai của Martine tên là Jean-Barthélémy Dévéavode, sinh ngày 30-8-1974 tại Bangui, hiện đang sống tại Pháp. Anh ta biết nói tiếng Việt và viết cuốn sách tiếng Anh có tựa đề là The Diamonds of Treasons (Những viên kim cương của bội phản) kể về những tính nết tốt của ông ngoại nhưng bị nước Pháp phản bội.

42 tổng hợp từ (http://thoibao.com/co-cong-chua-ngay-ay-bay-gio-ra-sao/)
                         (https://cafevannghe.wordpress.com/2010/08/09/bokassa)

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

War crimes are defined by the winners.


Quyền lực trong tay người chiến thắng!

Bối cảnh,
Đó là khoảng năm 1965-66, thời chiến tranh lạnh đang cao trào. Năm 1959 tổng htống Sukarno triển khai "lộ trình dân chủ" nhằm thay thế hệ thống điều hành đất nước gặp khó khăn sau khi độc lập từ Hoà Lan. Thời gian này, lực lượng quân đội 'chống cộng' và đảng cộng sản Indonesia (PKI-Partai Komunis Indonesia) gần như cân bằng quyền lực!


Năm 1965, Đảng cộng sản Indo tuyên bố là có 3,5 triệu (ba triệu rưỡi) đảng viên, nó được coi là đảng cộng sản lớn nhất tại một quốc gia không cộng sản. Nó khai thác những bất đồng trong dân chúng, áp lực  tổng thống Sukarno tiến hành cải cách ruộng đất (giống Trung Quốc -Việt nam?). Khi chính phủ chậm trễ trong việc ccrđ, đảng cộng sản kích động dân chúng tự làm ccrđ. Đưa đến tình trạng bạo động ở  những vùng như Đông Java,  một phần vùng Bali.

Quân đội ngày càng nghi ngờ về khả năng cộng sản có thể nổi loạn, những nhóm tôn giáo thì nghi ngờ lập trường cuả cs về tôn giáo, họ sợ sẽ bị đẩy ra ngoài lề khi cs nắm quyền.

Năm 1965, ở Indonesia rộ lên tin đồn về một nhóm tướng lĩng quân đội cao cấp âm mưu đảo chánh, tình hình càng đáng lo ngại hơn khi Sukarno bị bịnh. Sáng sớm ngày 01/10/1965, một nhóm vũ trang đã bắt cóc rồi giết chết 6 vị tướng, 1 trung úy và thẩy xác xuống một giếng cạn ở Lubang Buaya tại Đông Jakarta. Nhóm này xưng tên là "nhóm 30/09" cầm đầu do trung tá Untung của Vệ binh Tổng thống (Cakrabirawa Presidential Guard) cùng một số sỹ quan bất mãn, họ chiếm đài phát thanh và phát đi những tuyên bố về một chính quyền cách mạng mới.

Đảng cộng sản Indo đã đứng sau cuộc đảo chính này, tướng Suharto là chỉ huy Lực lượng Tổng trừ bị đã nhanh chóng tiêu diệt nhóm 30/09, quân đội chính thức kết tội lực lượng cộng sản đã tổ chức đảo chánh và chính những tuyên truyền, lên án cuả quân đội đã dẫn đến cuộc tàn sát đảng cộng sản Indo sau này.


Biệt đội tử thần,
Quân đội Indo đóng vai chính trong vụ tàn sát này với sự giúp sức cuả các nhóm tôn giáo, các đảng phái chống cộng cùng các nhóm ủng hộ tổng thống Sukarno. Bạo lực giết chóc đã xảy ra nhiều nhất ở những nơi mà đảng cộng sản Indo hoạt động mạnh nhất như Java, Bali và Sumatra, đa số vụ giết chóc xảy ra khoảng từ tháng 10/1965 cho đến 03/1966.

Mặc dù tổng thống Sukarno không chịu chấp thuận đặt đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, nhưng tướng Suharto đã triển khai lực lượng biệt kích (Army Para Commando Unit RPKAD - sau này mang biệt danh 'Biệt đội tử thần') nhằm tìm và diệt thành viên đảng cộng sản Indo.

Ngoài quân đội, còn lực lượng Thanh niên Hồi giáo, một dạng dân quân vũ trang, Lực lượng Công giáo và lực lượng Dân quân không giáo phái, tất cả đều nhắm mục tiêu tàn sát đảng cộng sản Indo.


Nạn nhân,
Như trên đã biết, năm 1965 số đảng viên cuả cs Indo là 3,5 triệu người, ngoài ra nó còn khoảng 23,5 triệu thành viên trong các tổ chức trực thuộc và cảm tình viên. Theo ước tính, những người bị giết trong thời gian này vào khoảng 500,000 (năm trăm ngàn). Đặc biệt nhóm người gốc Hoa không bị nhắm giết trong toàn bộ chiến dịch này, thiệt hại phần lớn là các cơ sở thương mại hoặc kho tàng bị phá hủy, cháy!

"Thường thì các thành viên của đảng cs Indo và các tổ chức liên đới của nó đôi khi được báo cáo trực tiếp cho các cơ quan hữu trách khi bị bắt giữ, nhưng nhiều người khác bị bắt giữ tại nhà của họ bởi quân đội hoặc lực lượng dân quân vũ trang tôn giáo để thẩm vấn, thường là tra tấn. Họ bị giam giữ trong các nhà tù tạm thời và sau đó đưa vô rừng rồi bị thủ tiêu bằng dao, gậy, lưỡi lê, súng ống hay bị đánh chết. Xác họ bị vùi tại những ngôi mộ tập thể, hoặc xác chết bị vứt xuống biển, hang động, sông lớn, trong vài trường hợp xác vứt trên đường phố hoặc bị cắt xẻo và treo lên như một hình thức nhằm khủng bố tinh thần những người phe cộng sản. Sau khi chế độ Suharto chấm dứt, cho đến cuối năm 1990 người ta vẫn còn tìm thấy mộ tập thể rải rác.

Ngoài số 500,000 người cs và cảm tình với cs bị giết, còn khoảng từ 600,000-750,000 người bị bắt giam, có trường hợp bị giam giữ đến 30 năm! Quân đội đã phân loại tù nhân thành ba nhóm,
   Nhóm A, những đảng viên cao cấp cuả đảng cs, những người có liên quan đến vụ chính biến 30/09, toàn bộ số này bị giam giữ cho đến khi toà án quân sự được thiết lập, không ai được ân giảm, phần lớn bị tử hình.

   Nhóm B, những người đảng viên cộng sản cấp thấp được biết không liên quan đến vụ binh biến, bị đày đi những vùng kinh tế mới, hoàn toàn biệt lập với cộng đồng, một số tù khổ sai được dùng trong xây dựng cơ sở hạ tầng như làm đường xá.
   Nhóm C, những cảm tình viên, những người ủng hộ các tổ chức ngoại biên cuả đảng cs Indo (có 26 tổ chức như thế) họ bị giam giữ gần nhà, gia đình có thể giúp đỡ đồ dùng, thực phẩm cho họ, họ được trả tự do năm 1972, bị cấm bầu cử, hạn chế nghề nghiệp, hạn chế di chuyển và phải đăng ký quản lý tại địa phương!

Từ sau 1980 trở đi, sau khi hầu hết những tù nhân chính trị được phóng thích, chính quyền Indo cho đến ngày nay vẫn áp dụng chính sách thanh lọc. Con và cháu cuả những người có dính líu tới vụ binh biến 30/09 bị cấm làm việc trong một số ngành nghề như báo chí, giáo viên, luật sư, công chức và quân đội!


Nhân chứng,
Rất ít người nói về chuyện này, cho dù hầu hết người Indo, đặc biệt là ở Bali và Đông Java đều chứng kiến, cho đến 1998 sau chế độ Suharto chỉ vài tài liệu cuả những người sống sót kể về những gì họ chứng kiến trong thời điểm 1965-66.


Pipit Rochijat, kỹ sư cơ khí mô tả về giết chóc ở Kediri, East Java.
Vào thời điểm đó Rochijat là sinh viên, ông chứng kiến ​​vụ giết người, trong đó những người bạn của mình tham gia. Ông nhớ lại rằng các binh sĩ cùng các nhóm thanh niên dân tộc và tôn giáo, trong đó có các thanh niên từ các trường nội trú Hồi giáo, bao quanh một ngôi làng bị tình nghi là cộng sản như Pare ở Đông Java. Ngày hôm sau bạn sẽ thấy các xác chết, đôi khi bị cắt xẻo, trôi nổi trên sông Brantas thường là bị trói hoặc xuyên bằng gậy tre để xác sẽ nổi và được nhìn thấy. Ông cũng nhắc lại trên dọc đường phiá Tây Kediri, đầu người (đảng viên cs Indo) và bộ phận sinh dục nam treo tòng teng dọc đường! Một thành viên giấu tên cuả Lực lượng thanh niên cánh tả-có thể là Pemuda Rakyat, người đã may mắn thoát chết-đã xuất bản hồi ức về cuộc chém giết này tên "bên giòng Brantas" (By the Banks of the Brantas).

Kết,
Từ đó đến nay, vụ tàn sát người cộng sản Indo 1965-66 được ghi trong sách giáo khoa như là một phần trong biến cố tiêu diệt đảng cộng sản Indo, tổ chức bị kết tội đã gây ra biến cố 30/09, đã giết chết bảy vị tử sỹ, những người mà sau này được tôn vinh và tạc tượng thờ như các thánh tử đạo của Indo. Tượng đài cuả họ (The Sacred Pancasila Monument) được xây dựng để tưởng nhớ 7 người đã chết trong biến cố 30/09.

Nhiều tổ chức nhân quyền đã đề nghị phải coi vụ tàn sát này như tội diệt chủng, nhưng theo các cơ sở định nghiã cuả LHQ, giết người vì liên quan đến những mục tiêu chính trị thì không được kể là diệt chủng!

Ngược với những ý kiến trên, Yusuf Hasyim, đồng sáng lập viên liên minh chống cộng Indo, trong hai năm 2001 và 2003 đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm vạch trần đảng cộng sản Indo nhằm tố cáo sự man rợ và phản bội cuả nó! Nhà thơ Taufiq Ismail, với nhiều bài thơ chống cộng trong thời điểm 1966, thời mà ông tham gia trong phong trào sinh viên chống cộng, đã xuất bản nhiều tài liệu tố giác tội ác cuả đảng cộng sản Indo trong lịch sử, đã luôn khẵng định là "Indo đã may mắn được cứu khỏi nạn cộng sản".

Tóm lược do 42, web www.massviolence.org/the-indonesian-killings-of-1965-1966.

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Sát thủ vô đối!

Vasili Mikhailovich Blokhin được ghi nhận là đã hành quyết hàng chục ngàn tù nhân bằng chính đôi tay của mình, trong đó bao gồm cả 7.000 tù binh chiến tranh Ba Lan trong cuộc thảm sát Katyn vào mùa xuân năm 1940, ông được mệnh danh là đao phủ chính thức giết nhiều người nhất trong lịch sử thế giới. Blokhin, với quân hàm đại uý NKVD (mật vụ Soviet) có trách nhiệm tử hình các sĩ quan Ba ​​Lan đến từ trại Ostashkov, là một người tự tin làm việc giết chóc mà cấp trên đã ra lệnh cho ông thực thi.

Sinh năm 1885, ông được biết đến như sát thủ ngoại hạng của NKVD, được đích thân Joseph Stalin chỉ định. Blokhin đích thân đã giết chết hàng chục ngàn người đàn ông và phụ nữ trong cuộc đại thanh trừng của Stalin vào năm 1930, vì vậy điều rất tự nhiên là NKVD đã chọn ông để làm cán bộ tổ chức tại các trại tù của Liên Xô.  

Cùng với một nhóm khoảng 30 đặc vụ NKVD từ Moscow, gồm tài xế và cai tù, Blokhin đến nhà tù cuả NKVD tại Kalinin (Tver), nơi đây ông đã thiết kế một căn hầm cách âm, có một sàn dốc để thoát nước, sau đó ông khoác lên bộ đồng phục đặc biệt của mình, bao gồm một mũ da, tạp dề da với găng tay dài tới khủy, trên bàn bên cạnh ông ta là một vali chứa đầy súng ngắn của riêng mình loại 'Walther PPK', giờ đây Blokhin một nghệ sĩ giết người thực thụ với vai trò của mình, sẽ chỉ sử dụng vũ khí riêng cuả mình. Sau khi danh tính của tù nhân đã được xác định, hắn sẽ bị còng tay dẫn vào hầm, nơi đó Blokhin chờ sẵn trong bộ tạp dề dài của mình, giống như người đồ tể khủng khiếp...  

Một trong số đặc vụ sau này làm chứng: "...những người đặc vụ giữ hai cánh tay của tù nhân và Blokhin bắn vào sau ót ... chỉ có vậy!" Blokhin làm việc nhanh chóng và hiệu quả, giết trung bình một người chỉ ba phút trong suốt ca đêm dài 10 tiếng đồng hồ, giết người luôn luôn được thực hiện vào đêm, để dễ dàng xử lý các thi thể trong bóng tối.

Có lẽ só lượng người thực sự đã bị ông giết sẽ không bao giờ đưa được ra ánh sáng, nhưng các nhà sử học cho rằng Blokhin đã bắn chết 7.000 người trong khoảng thời gian 28 ngày, do giết nhiều như vậy, ông được kể là một trong những đao phủ giết người nhiều nhất mọi thời đại. Blokhin đã được vinh danh do hoàn thành "nhiệm vụ đặc biệt". Ông bị sa thải sau khi Stalin qua đời, bị tước quân tịch. Nguyên nhân cái chết của Blokhin năm 1955, được liệt kê là tự sát.
  
Sơ về thảm sát Katyn,
   Còn được gọi là cuộc thảm sát Katyn Forest là một cuộc tàn sát hàng loạt các công dân Ba Lan do Mật vụ Soviet (NKVD) tiến hành trong tháng 04-05 năm 1940. Vụ thảm sát đã được đề nghị bởi giám đốc mật vụ Lavrentiy Beria, thủ tiêu toàn bộ sỹ quan tù binh Ba Lan, ngày 05/03/1940. Tài liệu chính thức này đã được phê duyệt từ Bộ Chính trị Liên Xô và cả lãnh đạo tối cao, Joseph Stalin, con số nạn nhân ước tính vào khoảng 22.000 người.


 Vài điều đáng nhớ:  
   Blokhin đã tự hoạch định số lượng 300 vụ hành quyết một đêm, tự thiết kế một hệ thống hiệu quả, tại đó các tù nhân bị dẫn đến một tiền sảnh nhỏ được sơn màu đỏ với mật danh là "Phòng Lenin" xác nhận lý lịch cách ngắn gọn, trước khi bị còng tay và dẫn qua cánh cửa vào phòng tiếp theo, phòng này được thiết kế đặc biệt cách âm, sàn bê tông dốc với ống cống để xả máu ra ngoài, và một bức tường gỗ cho các tù nhân đứng dựa  lưng vào. 

   Ông luôn mang một vali đầy đủ súng lục Walther của riêng mình, vì ông không tin tưởng vào độ tin cậy của súng Liên Xô TT-30 khi phải sử dụng thường xuyên. Ông sử dụng một khẩu súng lục của Đức, giống như cuả cảnh sát và tình báo Đức, cũng nhằm che dấu chứng cứ vụ hành quyết nếu các thi thể được phát hiện. Một lý do nữa mà ông thích xử dụng Walther hơn Tokarev là độ giật, độ giật thấp của Walther thật lý tưởng để có thể bóp cò nhiều lần trong một đêm. Walthers đã có sẵn trong kho vũ khí Liên Xô, từ những hiệp ước trước kia với Nazi, trong đó người Đức đã chuyển vũ khí cho Liên Xô khi là đồng minh của họ.

 
   Mỗi đêm, có khoảng 24-25 giao thông hào dài từ tám đến mười mét được đào bởi một xe ủi đất để chôn các xác chết, và mỗi rãnh được lấp trước bình minh.

    
Blokhin và nhóm của ông đã làm việc không ngừng mười giờ mỗi đêm, với Blokhin thao tác trung bình bắn một tù nhân chỉ mất ba phút. Vào cuối đêm, Blokhin thường thưởng Vodka cho tất cả những đồng chí cuả mình.

    
Ngày 27/04/1940, Blokhin đã bí mật nhận được Huân chương Cờ Đỏ và món phụ phí hàng tháng như một phần thưởng từ Joseph Stalin cho "kỹ năng và tổ chức hiệu quả trong việc thi hành các nhiệm vụ đặc biệt".

   
Với 7.000 phát súng trong 28 ngày, được ghi nhận đây là hành động giết người hàng loạt có tổ chức của một cá nhân duy nhất được ghi nhận, và ông ta được bầu là người giữ kỷ lục Guinness về "Sát thủ vô đối" trong năm 2010!?

   
Trong chiến dịch đấu tố Stalin
do Nikita Khrushchev, Blokhin đã bị tước quân tịch. Ông rơi vào nghiện rượu, bị điên và tự sát ngày 03/02/1955.

   
Năm 1990 chính phủ Liên Xô thừa nhận rằng mật vụ Liên Xô đã gây ra vụ thảm sát Katyn, trước đó họ đổ cho người Đức. Người Đức đã từng mời một phái đoàn quốc tế để điều tra về ngôi mộ tập thể trong năm 1943, họ cũng kết luận rằng Liên Xô đã thực hiện nó. Để cố gắng 'chối tội', Liên Xô đã từng tổ chức phiên toà xử tù binh Đức đổ thừa cho họ gây ra vụ Katyn, và đã cố gắng để tố cáo Đức trách nhiệm về Katyn ở toà Nuremberg (nhưng quân Đồng minh đã không công nhận).


 
Vasily Blokhin được chôn cất tại Nghĩa trang Novodevichy cùng với vợ. Cuối năm 1960, sau khi kết thúc thời kỳ Khrushchev, các danh hiệu và huy chương đã được trả lại cho ông. Cuối cùng vai chính, Blokhin 'đao phủ vô đối' của lịch sử đã có một ngôi mộ để yên nghỉ, không giống như hàng chục ngàn nạn nhân cuả ông ta chết rải rác khắp nơi.

42 chuyển ngữ từ Rare Historical photos.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Lenin

SÁU LÊ,

Ngày 21/01/1924 lãnh tụ vĩ đại cuả Sôviết Vladimir Lenin chết ở tuổi 53, cái chết hơi trẻ của một lãnh tụ sắt máu!

Vài điều để tưởng nhớ đến cô ý,

Anh cuả Lenin tên là Alexander, sinh viên Sinh vật, bị tóm tháng 3/1887 trong âm mưu ám sát Sa hoàng Alexander III, sau đó bị treo cổ vào tháng 5, các bạn cuả hắn đã xin khoan hồng và được chuẩn y, chỉ riêng Alex đã không tin vào chuyện xin khoan hồng này, anh đã gởi riêng một bức thư xin thương xót đại ý "sức khoẻ cuả mẹ tôi đã bị trầm trọng vì những chuyện gần đây, nếu án tử hình cuả tôi được thi hành thì cuộc sống cuả bà sẽ rất nguy hiểm", rất tiếc những lời kêu gào thống thiết này đã không được Czar để ý!

Lenin đã bị đuổi khỏi đại học 08/1887, hồi 17 tuổi Lenin học đại học luật, dính tới một vụ biều tình cuả sinh viên, sau nhiều lần xin không được, cuối cùng Lenin đã học ngoại trú đại học St. Petersburg và tốt nghiệp năm 1891. Thời gian này chính là thời điểm mà Lenin đã tìm hiểu và mê say lý thuyết Cộng sản cuả Marx.

Lenin từng bị đày 3 năm ở Siberia, viết tiểu luận về chủ nghiã Max vào năm 1894, sau đó lưu lạc qua Pháp, Đức, Thụy sỹ liên lạc với những người cùng chí hướng cho đến khi về lại Nga và bị bắt, nhốt tù 1 năm trước khi đi đày ở Siberia, lấy vợ là một VS cùng chí hướng cũng trong nhóm lưu đày và giết thời gian lưu trú với những trò săn bắn, bơi lội cho đến 1900 khi hết hạn lưu đày, ra nước ngoài ở cho đến 1917, ngoại trừ một lần đột nhập ngắn ngày về Nga nhân vụ nổi dậy bất thành năm 1905.

Tên thật cuả Lenin chính là Vladimir Ilyich Ulyanov, ngoài những bí danh khác như 'K. Tulin' hay Petrov. Có nhiều ý kiến cho rằng tên Lenin xuất phát tư giòng sông Lena ở Siberia nơi ghi dấu cuộc tình với VS đồng chí hướng!?

Khi thế chiến thứ I nổ ra, mọi thế lực chính trị ở Nga lúc đó đều ủng hộ cho cuộc chiến ngoại trừ nhóm Bolsevic cuả Lenin, sự dự đoán đúng cuả nhóm Lenin cho rằng sau thất bại chiến tranh sẽ kéo theo sự sụp đổ cuả Czar, Lenin thời đó thậm chí đã nhận tài trợ cuả Đức-là nước đang có chiến tranh với Nga-năm 1917. Với lạm phát tràn lan, thực phẩm thiếu thốn và quân đội tan nát, Sa hoàng Nicholas II đã đã phải thoái vị. Đức đã bí mật điều một chuyến xe lửa đưa Lenin trở về Nga, vào tháng 10 năm đó, đã nổ ra cuộc cách mạng thần thánh cướp chính quyền từ chính phủ lâm thời đang lúng túng sau khi Sa hoàng thoái vị. Ngay sau khi nắm chính quyền, điều đầu tiên sau khi công hữu hoá toàn bộ đất đai là việc đàm phán ngưng bắn với Đức, chấp nhận bỏ phần lớn lãnh thổ Phần lan, Ukrain, ba nước Balticvà nhiều nơi khác nhằm đổi lấy hoà bình. Những người Bolsevic đã tự xé bỏ những thoả thuận này chỉ thời gian ngắn sau đó khi Đức đầu hàng khối Đồng minh tháng 11/1918, sau này phần lớn những vùng đất này đã được sát nhập vào Liên bang Soviet, nhiều vùng đã tách ra như ta biết sau khi Soviet bị tan vỡ cũng!

Lenin đã từng thử nghiệm dân chủ nhưng thất bại! Trước khi thu tóm được quyền lực, Lenin đã tuyên bố cho Quốc hội lập hiến sau khi cách mạng thành công. Rất tiếc, cuộc bầu cử tháng 11/1917 phe Bolsevic chỉ dành được 1/4 số ghế quốc hội. Trong cuộc họp quốc hội tháng Giêng năm sau, tại Cung điện St. Petersburg nhóm Bolsevic đã phá rối cuộc họp bằng cách la hét thật lớn và bỏ ra ngoài không họp, sau khoảng 12 tiếng họp quốc hội, họ đã tuyên bố nước Nga theo thể chế cộng hoà, những dân biểu đã ở lại qua đêm làm việc tiếp tục, trước khi những dân biểu có thể nhóm họp ngày hôm sau, Lenin đã giải thể quốc hội, cho lính gác cửa lâu đài và tuyên bố "thực hiện ý chí cuả nhân dân". Chẳng bao lâu sau, Lenin cấm toàn bộ các đảng phái khác hoạt động. Câu nói nổi tiếng cuả Lenin "Dựa trên sức mạnh, đứng trên luật pháp" aka "based directly upon force, and unrestricted by any laws.”

Lenin đã hoàn thành tâm nguyện cuả người anh ruột. Giữa khi cuộc nội chiến cuả những lực lượng ủng hộ và chống Lenin, đêm 16/07/1918 Sa hoàng Nicholas II và gia đình bị đánh thức vội vã, ra lệnh gấp rút mặc y phục với lý do là lính Bạch vệ đang tới gần, họ cần phải di chuyển đến một nơi khác an toàn hơn. Sa hoàng, hoàng hậu và năm người công chuá, hoàng tử cùng với 4 người hầu cận được đưa xuống tầng hầm, ở đó đội hành quyết đã xả súng và giết toàn bộ! Sau này những người Cộng sản Bolsevic cho là những viên chức điạ phương tại Yekaterinburg-Ural đã tự ý giết gia đình Sa hoàng mà không hỏi ý kiến cấp trên!?
Tuy nhiên, theo nhật ký cuả Trotsky có viết, theo một quan chức cao cấp Bolsevic cho biết: "(Lenin) cho rằng chúng ta không nên giữ lại biểu tượng mà bọn Bạch vệ có thể dùng để tập hợp vào đó"!?


Lenin đã có những nghi ngờ nghiêm trọng về Stalin, một đồng chí trong bộ chính trị cuả mình, được chỉ định làm tổng bí thư từ 1922, ngay sau đó không lâu, Lenin đã hối hận vì quyết định này. Trong những lá thư cuả Lenin gởi đại hội đảng 12/1922 và 1/1923 Lenin đã mô tả Stalin là 'quá thô lỗ' và để nghị thay thế Stalin (những lá thư đã không được đọc cho đến sau khi Lenin chết), trong một lá thư khác, Lenin buộc tội Stalin "đã cả gan gọi điện thoại đến vợ (cuả Lenin) và đe doạ bà" thời gian này, Lenin bị cú tai biến thứ 3 làm ông không nói được nữa, nhờ vậy, Stalin đã thắng trong cuộc tranh giành quyền lực và trở thành nhà độc tài khét tiếng cuả thế kỷ 20.

Lenin được ướp xác, và trưng bày trong lăng mộ từ đó-ngoại trừ một thời gian trong chiến tranh-thành phố St. Petersburg đã được đổi tên thành Leningrad nhằm vinh danh Lenin.
Dịch từ History.com/XâyXậpZì.