Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Điệp vụ trong bóng tối, chiến dịch K.

Chiến dịch K của Nhật, trận tấn công thứ II vào Trân châu cảng, thất bại bị lãng quên.

Mọi người đọc lịch sử, ai cũng biết về trận tấn công Trân châu cảng (Pearl Harbor) do Hải quân Hoàng gia Nhật thực hiện, nhưng vì những báo cáo về nó được giữ bí mật đến tận 1962 nên hầu như ít ai biết về trận tấn công thứ nhì cũng nhắm cùng mục tiêu là Trân châu cảng, cũng do Hải quân Nhật thực hiện không lâu sau trận tấn công lần thứ nhất.

Trận tấn công này mang biệt danh "chiến dịch K" do Hải quân Nhật thực hiện, một chiến dịch không kích đánh bom vào căn cứ Hải quân Mỹ tại Pearl Harbor lần thứ nhì.

Mục tiêu của chiến dịch K là đánh phá chương trình cứu hộ và phục hồi hạm đội của Mỹ đã bị tấn công trước đó, trong trận đánh trước, các mục tiêu như khu kho xăng dầu bên cạnh phi trường hải quân Pearl Harbor và khu cầu cảng tân trang sửa chữa của Hải quân đã thoát không bị tấn công phá hủy. Mục tiêu chính của Chiến dịch K là ngăn chặn công tác sửa chữa, trục vớt các chiến hạm của Mỹ đang được triển khai hết công suất, nhằm phá hủy hoàn toàn hạm đội Mỹ. Đây được biết là một phi vụ thả bom đường xa nhất trong thế chiến thứ hai mà không có chiến đấu cơ bay kèm bảo vệ.

Chiến dịch K được tung ra vào ngày 04/03/1942, là đêm trăng tròn sáng nhất. Các thủy phi cơ Kawanishi H8K với biệt danh "Emily", mỗi chiếc máy bay khổng lồ này với trọng lượng cất cánh 32,500 kg (71,650 lbs) với sải cánh 38 m (124 ft). Máy bay được trang bị bốn động cơ 1,850 mã lực, tốc độ tối đa khoảng 475 km/giờ với phi hành đoàn 10 người.

Phe đồng minh đặt tên cho những chiếc thủy phi cơ này hỗn danh "con Nhím bay", chiếc phi cơ với trang bị hoả lực gồm 10 họng súng đại liên, khoảng cũng cỡ số đó súng đại bác 20 ly. Chiếc thủy phi cơ H8K này có khả năng thi hành những phi vụ dài 24 tiếng và có thể mang theo mỗi chiếc 8 trái bom loại 550 lbs mỗi trái.

Kế hoạch ban đầu của bộ chỉ huy tối cao Hải quân Nhật là sử dụng 5 chiếc thủy phi cơ H8K bay tới French Frigate Shoals -là một đảo san hô lớn nhất nằm phiá Tây Bắc của Hawaii- tại đây tàu ngầm sẽ bơm tiếp nhiên liệu cho các máy bay để có thể bay đến Pearl Harbor. Nếu trận tấn công đầu tiên thành công, sẽ tiếp tục các đợt tấn công kế tiếp cho đến khi hoàn toàn phá hủy mục tiêu.

Khi cuộc tấn công gần kề, lịch sử cũng lặp lại hơn một lần nữa, cũng giống như trong trận tấn công vào Trân châu cảng đầu tiên đã xảy ra ngày 7/12, tình báo Mỹ cũng đã thu được manh mối về một điều gì đó lớn sắp xảy ra với Hả̉i quân Nhật, nhưng thật đáng kinh ngạc, các tin tình báo một lần nữa bị bỏ qua về chiến dịch này.

Khó khăn-thất bại.
Trở ngại đầu tiên là vào ngày tiến hành chiến dịch, chỉ có 2 chiếc máy bay sẵng sàng chiến đấu, chiếc thứ 1 do Thiếu tá phi công Hisao Hashizume, chỉ huy chiến dịch và chiếc thứ 2 do Hải quân Thiếu úy Shosuke Sasao lái. Chiến dịch bắt đầu tại Wojte Atoll (Quần đảo Marshall), mỗi chiếc máy bay đã được trang bị bốn quả bom loại 250 kg. Từ Wojte, các thủy phi cơ bay 3.100 km tới French Frigate Shoals, sau khi tiếp nhiên liệu ở đây, những chiếc máy bay cất cánh trực chỉ Trân Châu Cảng cách đó 900 km. Song song trong chiến dịch cùng với các thủy phi cơ là một tàu ngầm, chiếc I-23 nhận nhiệm vụ sẽ tiến vào vùng oanh tạc trước để hướng dẫn các thủy phi cơ tấn công mục tiêu.

Trước đó, Hải quân Nhật đã giải được mật mã của quân Mỹ tại khu vực Hawaii dùng để thông báo tin tức khí tượng trong vùng, nhưng không lâu trước trận tấn công, phía Mỹ đã đổi mật mã nên Hải quân nhật hoàn toàn không biết tin về khí tượng trong vùng mục tiêu.

Mục tiêu tấn công là quân cảng, xưởng sửa chữa "Ten ten dock", cái tên của cảng được gọi theo chiều dài của cầu cảng do nó dài 1,010 ft (310 m), toàn bộ những chiến hạm cần sửa chữa đang nằm tại đây, mốc thời gian của chiến dịch dội bom được ấn định khoảng nửa đêm. Cản trở lớn nhất của chiến dịch là thời tiết bất lợi tại Trân châu cảng, từ việc thời tiết khắc nghiệt này đã dẫn đến hàng loạt những lỗi lầm sau này, cộng thêm vào thời tiết khó khăn là chiếc tàu ngầm I-23 có nhiệm vụ hướng dẫn tấn công đã không có mặt tại đây, trên đường di chuyển từ phiá Nam Oahu chiếc tàu ngầm I-23 đã bị mất tích, không liên lạc được từ ngày 14/02/1942, trên tàu gồm 26 thủy thủ mãi mãi chìm vào lòng biển không bao giờ còn nghe đến.

Khi hai chiếc máy bay mém bom bay vào không phận Pearl Harbor, nhưng do thời tiết ngày hôm đó là ngày trời mưa tầm tã, mây đen kín bầu trời. Điều này có nghĩa là khi những người lính phòng không Mỹ trên mặt đất không thể nhìn thấy những chiếc thủy phi cơ thì những chiếc máy bay này cũng không thể nhìn thấy mặt đất.

May mắn cho phía Mỹ là do thiệt hại từ trận tấn công lần trước ảnh hưởng đến nhà máy phát điện, nên đa số các cơ sở trên đảo bị mất điện, các mốc tiêu để nhận diện trong đêm đều chìm trong bóng tối, các phi công Nhật hoàn toàn chỉ đoán theo bản đồ.

Vì không có hướng dẫn của tàu ngầm I-23, các phi công Nhật phải đoán chừng từ điểm ngắm của hải đăng ở mũi Kaena để lấy tọa độ tác chiến, chỉ huy chiến dịch Hashizume tấn công từ hướng Bắc, do thời tiết mưa dữ dội nên liên lạc radio giữa các phi công quá tệ dẫn đến phi công của chiếc máy bay thứ 2, Thiếu úy Sasao bay trượt khỏi bờ biển Oahu.

Do mưa quá lớn, vào khoảng 2 giờ sáng Thiếu tá Hashizume chỉ có thể nhìn thấy mờ ảo đất liền, anh cố gắng thả 4 trái bom vào Tantalus Peak, những trái bom rớt gần trường trung học khu vực và hầu như không gây tổn thất gì cho ngôi trường. Thiếu úy Sasao cũng thả 4 trái bom vào đâu đó gần vịnh Pearl Harbor và bay trở về Wotje Atoll. Chỉ huy Thiếu tá Hashizume vì máy bay bị hư hỏng khi tiếp nhiên liệu, đã bay về căn cứ tại Jaluit Atoll.

Kết,
Chiến dịch K thất bại hoàn toàn. Chiến dịch đã bị sui xẻo ngay từ thời điểm bắt đầu, chỉ có 2 thay vì 5 chiếc máy bay sẵn sàng cho chiến dịch, thời tiết quá tệ đã bắt buộc các phi công Nhật phải đánh bom mà không hề nhìn thấy mục tiêu, các thủy phi cơ khổng lồ đã trở về với thất vọng tràn trề, chiến dịch chấm dứt từ đây.

Chiến dịch K đã thu lượm được gì:
Không nhiều, ngoài việc cho thấy máy bay chiến đấu của Nhật Bản vẫn có thể xâm nhập không phận Hawaii như chốn không người trong khi Quân đội và Hải quân Hoa Kỳ đổ lỗi cho nhau về vụ nổ về đêm bí ẩn (thời điểm này phía Mỹ vẫn không biết gì về chiến dịch K, và vụ nổ bom trong đêm 04/03/1942)

Mỹ cũng hoàn toàn không biết gì về người Nhật đã lên kế hoạch tình báo cho một cuộc tấn công khác diễn ra tiếp vào ngày 6 hoặc 7/3, nhưng do các phi hành đoàn kiệt sức và máy bay bị hư hỏng buộc phải hoãn lại đến ngày 30/05.

Trong lúc này Tokyo tuyệt vọng tìm kiếm tung tích của các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ để tấn công, nhưng đã quá muộn, hải quân Mỹ cuối cùng đã biết đến việc hải quân Nhật có thể sử dụng đảo Frigate Shoals của Pháp làm nơi tiếp nhiên liệu và vội vã đưa tàu chiến đến khu vực nhằm canh giữ, hải quân Nhật miễn cưỡng phải hủy bỏ kế hoạch của họ.

Cùng lúc đó, hải quân Nhật không hề biết rằng các tàu sân bay của Hoa Kỳ đang bí mật tiến về phía Midway và sau đó đã nổ ra trận chiến Midway quyết định, từ kết quả trận này hải quân Mỹ đã ngăn chặn đà tấn công của Nhật Bản trong cuộc chiến hàng hải và đưa hải quân Mỹ tiến lên con đường chiến thắng trong thế chiến II.

Lãng mạn chiến tranh,
Câu chuyện có thể đã kết thúc khác đi nếu chỉ huy Chiến dịch K, Thiếu tá Hashizume đêm ấy nhìn lên thấy bầu trời trăng sáng vằng vặc và trời trong vắt những vì sao.

Thủy phi cơ H8K



42, tổng hợp.




Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

Dối trá.

“Và trong cái hoang vu lặng lẽ của buổi chiều tàn, giữa ngôi làng đổ nát kia, tôi tưởng tượng rằng vẫn còn một người đàn bà không rõ mặt mũi vẫn ẩn nhẫn ngồi ôm đứa con ru cho bú. Phải chăng vẫn còn hình ảnh an ủi tuyệt đẹp và ngàn năm của ý nghĩa tồn sinh nhân loại. Đó là sự sống thách thức và cũng là tha thứ bao dung đối với cả cuộc chiến tranh dài đằng đẵng và vô ích này, với những tàn phá vô tri của con người và khí giới bom đạn”.

Trên đây là tấm hình của phóng viên Larry Burrows chụp tại VN, được dùng làm hình bìa số báo Telegraph ngày 01/05/1970.

Larry Burrows là phóng viên ảnh người Anh nổi tiếng xông xáo dũng cảm, sống chết với nghề, đã tác nghiệp ở Việt Nam từ năm 1962 để lại rất nhiều hình ảnh lịch sử về cuộc chiến này cũng bỏ mình khi mới 44 tuổi (tháng 2/1971) với chiếc máy ảnh trên tay trong chiến dịch Lam Sơn 719, khi chiếc trực thăng chở ông và đồng nghiệp bị bắn rớt.
                                                                       *****

Trích trong tryện về liệt sỹ nguyễn thị Tư, lồng trong huyền sử "Giọt sữa cuối cùng"

...''Rồi chị gượng đứng lên, giành lại đứa con từ trong tay giặc. Nước mắt tuôn trào, chị thầm gọi con… ơi. Bú nhanh lên kẻo không còn kịp nữa. Ơi con của tôi, ơi bầu sữa. Giọt sữa cuối cùng, con bú cạn nghe con".

Ngày 17/4/1972, khi chị Tư hy sinh, bé Lê Mỹ Linh khi ấy mới chỉ hơn 10 tháng tuổi đã bị địch giằng khỏi vòng tay và bầu sữa mẹ. Cô bé ngày ấy năm nay đã tròn 40 tuổi.

Khác với mọi người, cô chưa bao giờ nghe nổi trọn vẹn bài ca “Giọt sữa cuối cùng” viết về mẹ và chính mình. Bởi lần nào cũng vậy, chỉ nghe đến "vô câu phụng hoàn" là cô đã thấy nghẹn đắng nơi cổ họng.''
(https://www.lietsi.com/Noi-dung/Cau-chuyen-co-that-tu-bai-ca-Giot-sua-cuoi-cung/2463512)
                                                                        *****

Facebooker Nguyễn thị Lý đăng cùng tấm hình với bài viết khóc thương:

"TÔI ĐÃ KHÓC VÀ CÀNG CĂM PHẪN LŨ GIẶC SAU KHI XEM BỨC HÌNH NÀY - CHỊ ĐÃ BỊ GIẶC GIẾT SAU KHI CHO CON BÚ..

Người phụ nữ cho con bú trong hình là du kích Nguyễn Thị Tư, quê ở ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng, Huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, vợ 1 xã đội trưởng vừa hy sinh trong đợt chiến đấu chống càn trước đó. Lính Mỹ ngụy bắt được chị, chị bình tĩnh nói: "Đợi tao cho con tao bú rồi chúng mày muốn bắn muốn giết thì tùy". Sau đó chị bị hành quyết ở vườn sau nhà.'' Trích
(https://www.facebook.com/photo.php?fbid=357119721406745&set=a.122797798172273.1073741830.100013261592028&type=3&theater)

Kết luận, chị Tư chết 2 năm sau khi bức hình được chụp, tác giả bức hình Larry Burrows chết trước chị Tư 2 năm. Hí hí

42.

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Thương hiệu

Thương hiệu Vietnam.

Tấm ảnh chụp trên tường tại Catalonga với hàng chữ "Catalunya será vuestro Vietnam" thêm lần nữa khẳng định thương hiệu VN. Câu khẩu hiệu dịch ra có nghiã "Catalonga sẽ là một Việt nam của tụi bay" hay đơn giản là Catalonga sẽ là một VN khác ở Tây ban Nha.

Ngoại trừ sử đảng dậy cho bnvv về cuộc chiến tranh mới đây 1954/1975 là cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước. Trong con mắt của phương Tây lẫn toàn thế giới thì bỏn chỉ nhìn thấy thực tế cuộc chiến này chỉ là sự nổi dậy của một nhóm dân miền Nam chộng lại bọn VNCH, đại diện cho lực lượng này là MTGPMN với tất cả sự hỗ trợ của miền Bắc. Trước sau như một, trong suốt cuộc chiến tranh phiá Bắc Việt đã luôn luôn khẳng định không có bất cứ hành động can thiệp quân sự trong cuộc chiến này, chỉ ủng hộ nhân dân miền Nam chống lại Ngụy quyền.

Cả thế giới đã ủng hộ phong trào phản chiến, giúp đỡ về tinh thần lẫn vật chất và biết đến cuộc chiến này là nhân dân miền Nam đã nổi loạn, vùng lên làm cách mạng chống chính quyền và thành công.

Tấm ảnh này chỉ nhắc thêm lần nữa cái nhìn thiên lệch của bọn bnvv thế giới về cuộc chiến VN.

Catalonga sẽ là một Vienam của tụi bay.
42,