Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

Tor-M1

Iran đã chính thức thừa nhận bắn rơi chiếc Boeing vì lầm lẫn, chút tìm hiểu về hệ thống Tor-M1 đã gây ra sự vụ.

Tor-M1 là một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất mà Iran sở hữu.


Hệt thống Tor, phía NATO gọi là SA-15 Gauntlet (aka Hoả tiễn đất đối không, Gauntlet = Găng tay thép) là hệ thống rada di động phi đạn tầm ngắn. Năm 2007 Iran đã nhận từ Nga 29 giàn Tor-M1 với giá 700 triệu Dollars.

Hệ thống di động này có thể truy tìm mục tiêu cách nó 15,5 miles và đánh mục tiêu bay cao tới 10 km tức khoảng 30,000 feet. Với tầm bay của hoả tiễn xa đến 12 km hay 7,5 miles. Nó có thể theo dõi đồng thời 48 mục tiêu cùng lúc và có thể bắn 2 hoả tiển đất đối không cùng lúc về hai mục tiêu khác nhau. Tor được thiết kế để đánh chặn máy bay và tên lửa hành trình của địch (những loại máy bay và vũ khí này của địch luôn được trang bị hệ thống phá sóng, pháo sáng nhằm tránh radar và chống hoả tiễn tầm nhiệt). Rất tiếc, chiếc máy bay 737-800 của Hàng không Ukrain số 752 là máy bay dân sự và không có bất cứ hệ thống phòng ngự nào.

Ngay cả các phi công của chuyến bay này cũng có thể không kịp biết điều gì xảy đến với mình, vì trong thời điểm máy bay đang lấy độ cao khi vừa rời khỏi sân bay, toàn bộ phi công đang rất bận rộn với việc điều khiển máy bay.

Tuy nhiên, để tấn công một máy bay, người điều khiển hệ thống Tor phải biết rõ danh tính chiếc máy bay trên màn hình radar. Máy bay dân sự luôn có gắn theo mình hệ thống nhận dạng (theo tần số quốc tế) để báo cho mọi radar khi nhận tín hiệu về nó tên hiệu, vận tốc, cao độ. Theo ghi nhận, có vài phi cơ bay gần với chiếc 752 khi xảy ra tai nạn. Tất cả các chuyến bay này chắc chắn đều hiển thị trên màn hình của Tor và radar sân bay dân sự.

Những thông tin trên đây đều được thông báo cho lực lượng phòng không quân đội, nhằm chắc chắn các hệ thống phòng thủ nắm rõ địch ta.

Hoả tiễn của Tor là loại hướng dẫn bằng radar, có tốc độ gấp 3 lần âm thanh, nếu bắn một mục ttiêu cách 5 km, hoả tiễn chỉ cần khoảng 5 giây là đến mục tiêu. Hoả tiễn mang theo đầu nổ nhỏ chỉ có khoảng 5 kg chất nổ mạnh, nhưng điều nguy hiểm chết người của nó là nguyên lý nổ, đầu hoả tiễn được thiết kế nổ gần máy bay, khi nổ nó tung về phía mục tiêu một trận mưa miểng thép với các dạng hình thoi và hình bướm chỉ lớn hơn ngón tay cái nhằm xuyên qua vỏ thân máy bay để phá hủy máy móc và người, hoả tiễn có thể mang theo 2 đầu nổ nhằm nổ theo hai hướng khác nhau để tăng độ sát thương. Một khi hoả tiễn rời bệ phóng, không ai có thể bẻ hướng bay của nó được nữa ngay cả khi người phóng hoả tiễn phát hiện ra họ lầm.

"Bắn rớt máy bay không khó lắm, nhưng phân biệt địch ta để tác chiến mới là khó" vì khi bấm nút phóng, mọi sự chấm hết.

Vụ này cho thấy sự yếu kém trong lãnh đạo và quân đội Iran, không biết với những loại hoả tiễn liên lục địa và hạt nhân mà Iran sẽ có, nằm trong tay những quân nhân như vầy sẽ xảy ra chuyện gì!

RIP những nạn nhân.

42 Phỏng dịch.

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2020

MQ-9 Reaper aka Tử thần.

Tướng Qassem Soleimani đã bị Mỹ tiêu diệt vào tối thứ Năm từ một máy bay không người lái MQ-9 Reaper.

Chiến dịch tiêu diệt Soleimani được biết do CIA giám sát, các phi công của Không quân Hoa Kỳ điều khiển Reaper trực tiếp từ căn cứ Không quân Creech ở Nevada và từ trung tâm CIA ở Langley, Virginia.

Reaper là một máy bay vũ trang điều khiển từ xa, đa nhiệm, bay độ cao trung bình, được sử dụng chủ yếu chống lại các mục tiêu di động và cũng dùng để thu thập thông tin tình báo, khả năng độc đáo của nó là có thể trực tiếp tấn công hay phối hợp cũng như theo dõi chống lại các mục tiêu quan trọng, di động và thời gian khẩn cấp.

Tổng thống Trump đã ra lệnh tấn công đoàn xe của Soleimani khi nó đang di chuyển gần sân bay quốc tế Baghdad. Vụ tấn công cũng đã giết Abu Mahdi al Muhandis, phó chỉ huy Lực lượng Dân quân do Iran hậu thuẫn và là người sáng lập Kataib Hezbollah, là nhóm khủng bố đã giết một nhà thầu người Mỹ vào tuần trước từ một vụ tấn công bằng tên lửa. Tuyên bố của Lầu Năm Góc không nêu rõ lực lượng nào của Mỹ đã tiến hành vụ tấn công này.

Với độ im lặng chết người máy bay không người lái Reaper rất phù hợp cho các cuộc tấn công tiêu diệt mục tiêu, tầm bay của MQ-9, thời gian bay chờ và khả năng tấn công chính xác của MQ-9 khiến nó trở thành một vũ khí rất hữu hiệu cho tình báo, theo dõi mục tiêu và trinh sát. Rất lý tưởng cho các môi trường có mối đe dọa thấp từ địch quân. 

Thí dụ Hoa Kỳ có thông tin tình báo về hành trình chuyến bay của Soleimani -hoặc là trước đó đã theo dõi- các hành động của phong trào Muhandis xung quanh Baghdad, thì chiếc Reaper cung cấp khả năng cho Không quân Mỹ không chỉ bay ở trên đầu để quan sát các cuộc họp, mà còn khả năng chính xác để tấn công loại bỏ các mối đe dọa đó.

Cựu Trung tướng Không quân David Deptula cho biết: "MQ-9 Reaper là loại vũ khí hoàn hảo cho công việc này (trinh sát, theo dõi) và bảo đảm khả năng hoả lực của Không quân để tấn công chính xác, kịp thời và tiêu diệt mục tiêu", ông cũng nói thêm "Cuộc tấn công là một hành động đã được cân nhắc và phù hợp sau hơn 18 tháng chính quyền Trump đã tự kiềm chế đối với một loạt các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Iran. Tổng thống Trump đã đặt ra một lằn ranh đỏ, cảnh báo Iran không được vượt qua nó và Mỹ đã hành động để bảo vệ công dân và lợi ích của Mỹ."

Chiếc MQ-9 Tử thần được sản xuất bởi General Atomics, chiếc Reaper đã chính thức bay từ năm 2007. Đơn giá khoảng 16 triệu USD, đây là một mẫu drone đa dụng giá rẻ có khả năng thu thập thông tin tình báo và thực hiện các cuộc không kích bằng nhiều loại bom và tên lửa. Reaper nhỏ hơn một máy bay tấn công thông thường, với sải cánh dài 66 feet và chỉ nặng 4.900 pounds, bay hoạt động ở độ cao khoảng 25.000 feet và sử dụng động cơ cánh quạt nên âm thanh rất êm khiến cho việc địch quân nhìn và nghe trên chiến trường rất khó phát hiện. Với tầm bay xa 1.200 miles nó có thể bay đi thực hành nhiệm vụ trong khi người phi công điều khiển ngồi an toàn trong một trung tâm xa.

Reaper mang theo một số thiết bị quân sự công nghệ cao nhất trên thị trường hiện nay, hệ thống hình ảnh của nó bao gồm các cảm biến hồng ngoại, máy ảnh màu và đen trắng, và một máy nhắm laser đo mục tiêu cho các cuộc tấn công chính xác.

Reaper đã từng được sử dụng ở Afghanistan, Iraq, Yemen, Libya và một số nơi khác, báo cáo đầu tiên về vụ tấn công là vào ngày 28 tháng 10 năm 2007, chiếc Reaper đã bắn một hoả tiễn Hellfire vào quân nổi dậy ở Afghanistan. Một vụ khác Reaper đã được sử dụng vào năm 2015 để giết "Jihadi John" của IS là công dân Anh đã chặt đầu những tù nhân.

Mặc dù vụ tiêu diệt vị tướng khét tiếng của Iran đã khiến Reaper nổi lên trong công chúng, những người mua bán cổ phiếu háo hức tìm mua với hy vọng kiếm được tiền từ việc tăng giá cổ phiếu đã bị hụt hẫng vì General Atomics là một trong số ít các nhà thầu quốc phòng lớn không được giao dịch công khai trên sàn chứng khoán.

42 tổng hợp.