Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Điệp vụ trong bóng tối, chiến dịch núi Vọng.

Operation Mount Hope III, chiến dịch núi Hy vọng III

Chiến dịch của CIA chôm chiếc gunship Hind-D của Nga trong bóng đêm.

Khi người ta muốn thực hiện một vụ gì đó nhân danh người Mỹ và không quan tâm đến việc trong sạch hay bẩn thỉu, giao cho CIA là xong hết. Nếu bạn muốn tiến hành một điệp vụ bằng đường hàng không bảo đảm không gặp vấn đề gì thì hãy tìm đến Đoàn 160 Không kỵ đặc biệt của Quân đội Hoa Kỳ, đơn vị được nhiều người biết đến dưới tên là "Nhóm săn đêm" Night Stalkers.

Đôi khi may mắn đến làm cho không ai có thể ngờ được, nên câu chuyện nhỏ ở xứ Chad: 'chiến dịch Núi Hy vọng' này là một, nó đáng được nhắc đến vì dường như tất cả may mắn cùng dồn vào cho nó thành gần như câu chuyện thần thoại.

Vào chuyện:
Năm 1987-1988 là một năm đáng nhớ của thời chiến tranh lạnh, Liên xô đang trên bờ sụp đổ -chỉ vài năm sau, điều mà không có chuyên gia tình báo nào dám tin cả- Chiến tranh lạnh đang ở cao trào, tổng thống Reagan đã thách thức tổng bí thơ Mikhail Gobachev hãy phá bỏ bức tường Berlin, vụ khủng hoảng Iran vẫn còn nóng hổi trong trí nhớ mọi người, Liên xô đang rút quân khỏi Afghanistan và các cuộc chiến ủy nhiệm nhỏ lẻ đang nổ ra khắp cõi Phi châu.

Một trong những cuộc chiến nhỏ này, là xung đột giữa Chad-Lybia năm 1987. Trong một trận đánh chiếm phi trường Ouadi Doum, một chiếc gunship M-25 "Hind-D" (là mẫu xuất khẩu của trực thăng vũ trang M-24 của Liên xô) sơn cờ hiệu của Libya đã bị bỏ lại nguyên vẹn khi quân Lybia vội vã rút lui cùng với một núi khí tài quân sự trong kho lẫn xe cộ, chiếc gunship chiến lợi phẩm được liên quân Chad-Pháp cất vào kho tại phi trường.

Quân đội Mỹ đang rất chú ý đến chiếc gunship 'Hind' này, nó là trực thăng vũ trang hạng nặng số một thế giới đương thời (thập niên 80), nó có những trang bị và tính năng mà các phi công Mỹ chỉ mơ thấy. Cùng thời đó, khoảng giữa thập niên 80 chiếc AH-64 Apache đã được biên chế sử dụng trong quân đội Mỹ, nhưng chiếc Hind có thể chở theo 8 chiến binh đồng thời làm cùng một nhiệm vụ -tung các nhóm biệt kích vào trận địa và kiêm nhiệm việc bảo vệ bằng hoả lực của nó- cả hai việc với chỉ mộc chiếc gunship.

Tóm lại là: Mỹ và các nước phương Tây rất muốn sở hữu một chiếc Hind, để tìm hiểu những bí mật của nó và họ sẵn sàng bất chấp thủ đọan miễn sao có được nó. Và may tthay, người Chad cũng rất sẵn sàng thương lượng với những người Mỹ mang đầy Dollar trong cặp, họ đồng ý cho CIA lấy chiếc Hind về để nghiên cứu.

Chuyện không dễ dàng cho một điệp vụ như vậy -Quân Lybia vẫn còn hoạt động gần đó, chuyên chở chiếc trực thăng giữa thanh thiên bạch nhật chắc chắn sẽ khuấy động dư luận thế giới, có thể đổ máu và làm đau đầu giới ngoại giao- kết lại: Phía Mỹ chỉ có thể làm việc này lén lút và họ cần tìm ra nhóm phi công đủ điên khùng chấp nhận thử thực hiện một điệp vụ chưa từng có trước nay.

Nói không ngoa, trong quân đội Mỹ có một lực lượng các phi công trực thăng không hề biết sợ, thoả mãn các đòi hỏi, là đội "black helicopter-flying" thộc160th SOAR (Special Operations Aviation Regiment - Biệt đoàn không vận 160), lực lượng trực thăng chuyên về các chiến dịch đặc biệt.

Chiến dịch chính thức mang tên "Núi Hy vọng" được tiến hành qua 3 bước thực hiện:
- Một đợt sơ bộ của Không quân Mỹ cùng với chuyên viên tiến hành thu gom những vật dụng khí tài có giá trị thấp.
- Trong sa mạc New Mexico tập thử qua các phương thức để 'đánh cắp' chiếc Hind.
- Tiến hành cú 'đánh cắp' tại Chad.

Sau những thử nghiệm cẩu trực thăng nặng tới 9 tấn, các phi công của đội bay thống nhất dùng loại Chinook CH-47, kết luận những chiếc CH-47 đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ.

Chiến dịch được lên kế hoạch:
- Những chiếc CH-47 sẽ được C5 Galaxy chở đến phi trường gần đó (các trực thăng thời đó chưa có kỹ thuật tiếp nhiên liệu trên không) trực thăng sẽ bay thấp trong đêm khuya tránh bi phát hiện.
- Chia ra 2 nhóm bay, nhóm Chalk 1 đến trước an ninh dọn đường chuẩn bị.
- Nhóm Chalk 2, bay đến mục tiêu, buộc dây cẩu chiếc Hind. Trên đường về sẽ có 2 điểm dừng để tiếp nhiên liệu và sẽ mang chiếc Hind đến một căn cứ tiền phương an toàn.
- Các chiến đấu cơ của không quân Pháp đảm nhiện hoả lực hỗ trợ.
- Biệt kích Pháp bảo đảm an toàn trên mặt đất.
- Một chiếc C-130 đảm nhiệm rải xăng dọc tuyến bay cho các Chinook tiếp nhiên liệu.

Cũng nên nhớ lại vụ thất bại, mất mát khủng khiếp của C-130 và trực thăng trong chiến dịch Eagle Claw ở Iran 3 năm trước vẫn còn mới nguyên trong trí nhớ mọi người, chính vì vậy giờ đây an toàn và những chi tiết nhỏ nhất của chiến dịch là quan tâm hàng đầu.

Tiến hành:
Ngày 21/5/1988 lệnh tiến hành chiến dịch Mount Hope III bắt đầu, Nhóm Night Stalkers (Săn đêm) vũ khí sẵn sàng với 2 chiếc Chinook trên chiếc C-5 bay qua Đức, rồi được chở đến sân bay Ndjamena phía Nam Chad. Trong suốt 2 tuần lễ trước đó, nhiều toán Thám sát đã được tung ra liên tục nhằm phát hiện sự hịên diện của địch trong vùng.

Đêm 11/6, những chiếc Chinook chia thành 2 nhóm lặng lẽ chìm vào bóng đêm đi thu lượm chiến lợi phẩm, nhóm Chalk 1 là nhóm tiền phương bay đến trước, đổ bộ xuống sân bay Ouadi Doum kiểm soát và bảo vệ vùng sân bay để chờ nhóm Chalk 2 đến sau với nhiệm vụ cẩu chiếc Hind. Bay hơn 800 km mà không bị phát hiện, nhón Chalk 2 tiến hành cẩu chiếc Hind khi bình minh đến, thậm chí lực lượng Lybia đóng quân cách đó chưa đến 2 km không hề biết những gì đang sảy ra và không hề bắn dù chỉ một phát súng.

Sau điểm tiếp nhiên liệu thứ 2, khi chỉ còn cách căn cứ khoảng 45 phút bay, một trận bão cát với chiều ngang 1 km nổi lên ngoài sa mạc -cùng kiểu bão cát đã làm thất bại chiến dịch Eagle Claw- các phi công trực thăng Chinook với kinh nghiệm và kỹ năng của mình đã bay hết tốc lực -với chiếc Hind treo tòng teng dưới bụng- đã kịp về căn cứ an toàn trước khi cơn bão ập đến.

Hạ cánh xuống căn cứ, các phi công Chinook chúc mừng nhau với thành công chiến dịch không một thương vong, chiếc Hind được giao cho các chuyên gia và nó được cấp tốc nhét lên chiếc C-5 Galaxy, chỉ trong vòng 36 tiếng sau, nó được kéo xuống trên một sân bay tại Mỹ.

Chiến dịch đã được giữ mật và hầu như ít ai nhắc đến, cho đến nay.

42 tổng hợp, mùa Covi.