Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

Nhức nách.

Ngon nhức nách.

Mọi người chắc không lạ với thành ngữ này: Ý của nó là hết sảy, ngon hết cỡ, số một.

Từ này chỉ có trong miền Nam, miền ngoài không dùng.

Nguyên ủy từ thời chiến tranh, khi máy nổ -nói chung là xe hơi, máy Kohler, xe Honda 2 bánh- nhập ồ ạt vào miền Nam, bọn thợ sửa máy miền Nam không có nhiều thiết bị hỗ trợ nên khi sửa xe nếu cần thử bộ đánh lửa các anh thợ thường dùng một tay cầm vào dây bugi để thử độ mạnh/yếu của tia điện.

Cách thử: Một tay cầm vào đầu giây bugi và tay kia quay bánh trớn, nếu điện giựt nhẹ dưới bắp tay là tia điện yếu, càng giựt mạnh lên cao hơn chứng tỏ tia điện mạnh hơn, tia điện mạnh nhất sẽ giựt một phát nhức lên thấu nách -tức là tia điện mạnh tối đa- là tia đánh lửa tốt nhất.

Từ đây ra đời khái niệm "nhức nách'' tức là rất tốt, hạng nhứt, số một.

Lý do miền Bắc không dùng từ này vì độ phổ biến của máy nổ không nhiều trong dân chúng như miền Nam thời chiến tranh, từ này sau đã được dân chúng dùng phổ biến và không còn gần với nghĩa cũ nữa nên chúng ta mới có từ: Ngon nhức nách. Hí hí!


Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

Điệp vụ trong bóng tối, Chiến dịch "Mây dông"

Vào chuyện, vụ trốn trại tù binh thất bại

Tháng 5/1969, tù binh đại úy không quân John Dramesi cùng đại úy không quân Ed Atterberry đã lên kế hoạch thực hiện cuộc trốn trại từ trại tù Hà nội -sau khi thoát ra, cải trang thành nông dân, đánh cắp một chiếc đò, chèo xuôi sông Hồng ra vịnh Bắc bộ nơi mà họ hy vọng Hải quân Hoa kỳ sẽ đón ngoài biển- thoát khỏi nhà tù là bước dễ nhất trong kế hoạch, nhưng cả 2 người không trù tính hết khó khăn để vượt qua 180 km trên đất địch, vùng dân cư đông đúc dọc bờ biển, cộng với sự xa lạ trong kiến thức về Á châu, Việt nam càng khó khăn hơn gấp bội.

Hai người trốn trại không được sự ủng hộ của chỉ huy cao cấp trong tù -Đại uý không quân Konrad Trautman- Trautman biết rằng anh không thể cấm các tù binh tìm cách trốn trại vì 'điều lệnh quân đội' ra lệnh cho tất cả quân nhân khi bị bắt tù binh phải bằng mọi cách trốn thoát, nhưng việc trốn trại sẽ đưa đến hậu quả nặng nề cho những tù binh ở lại.

Hai tù binh đã trốn thoát ban đêm bằng cách bò qua trần nhà giam, tụt xuống mái nhà của khu cơ sở kế bên rồi ra đường. Nhóm tuần tiễu Bắc Việt đã tìm ra 2 tù binh trốn trong bụi rậm cách trại tù khoảng 6 km ngay sáng hôm sau. Suốt 2 tháng sau, hai tù binh bị tra tấn liên tục cùng với 20 tù binh khác -trung úy Eugene McDaniel, người bị khoảng 700 gậy, chích điện và cột thừng đã gọi là "những giờ đen tối nhất cuộc đời" mình- sau 7 ngày tra tấn kinh hoàng, đại úy Atterbery chết với lý do ghi trong bệnh án viêm phổi.

Điệp vụ bắt đầu, thất bại của những nỗ lực cho một việc không bao giờ xảy ra.

Nhận được tin tình báo về kế hoạch trốn trại -đánh cắp thuyền và chèo xuôi dòng sông Hồng ra vịnh Bắc bộ- Đô đốc Thomas H. Moorer, ngày 15/5/72 Tham mưu trưởng Liên quân đã ra lệnh cho BTL Thái Bình Dương tiến hành chiến dịch 'Mây dông' (Thunderhead) kế hoạch giải cứu do hạm đội 7 đã đề nghị trước đó, trong đó có đô đốc John S. McCain Jr. là một trong những người biết về nó.

Kế hoạch giải cứu được tổ chức rất đơn giản nhưng không ít thách thức, những nhóm người nhái -4 người một nhóm, gồm 2 hoa tiêu điều khiển SDV (loại tàu ngầm mở mini, dài 6m, dùng điện, thân tàu bằng fiberglass dùng để đổ bộ) cùng 2 người nhái- sẽ được tàu ngầm đổ bộ Grayback thả vào vịnh Bắc bộ, dùng tàu ngầm mini bơi vào một đảo nhỏ nằm ở cửa sông Hồng, nằm tại đó để chờ đón các tù binh trốn trại, hướng dẫn họ ra vùng an toàn.

Nhóm của trung úy Dry và Martin rời khỏi vịnh Subic trên chiếc tàu ngầm Grayback vào cuối tháng 4/72 (tàu ngầm Grayback trước đây là tàu ngầm tên lửa dẫn đường -giuded-missile submarine- được chuyển đổi chức năng năm 1968 dùng để hoạt động đổ bộ trong các điệp vụ bí mật, do Hải quân trung tá John D. Chamberlain chỉ huy), nhiệm vụ của nhóm là tháp tùng với hai hoa tiêu của chiếc tàu ngầm mini, đổ bộ lên hòn đảo nhỏ tại cửa sông Hồng, quan sát và theo dõi bất cứ tín hiệu nào của các tù binh trốn chạy, họ sẽ nằm lại trên đảo khoảng 48 tiếng rồi sẽ luân phiên thay thế.

Martin kể lại: "Chúng tôi được lệnh tìm tín hiệu đèn đỏ trên thuyền vào ban đêm và cờ đỏ vào ban ngày". Nếu phát hiện tù binh Mỹ, họ sẽ tiếp cận và hướng dẫn ra các tàu của hạm đội 7 đang chờ ngoài khơi.

Quân địch đồn trú trên đảo tuần tiễu, ghe đánh cá dân sự và các tàu tuần tra quân sự Bắc Việt luôn là mối đe dọa cộng thêm với việc lần đầu tiên những chiếc SDV được mang ra thử sức chịu đựng trong điều kiện không biết trước, thủy triều cộng với giòng hải lưu mạnh từ cửa sông đổ ra biển cùng với hệ thống dẫn đường dưới nước rất nhiều sai sót -thời này chưa có hệ thống GPS, định vị toàn cầu- tất cả là những khó khăn mà nhóm biệt hải phải vượt qua.

Các trực thăng của hạm đội 7 trinh sát dọc bờ biển liên tục khi ngày các tù binh trốn trại đến gần, chiếc tàu ngầm Grayback đến điểm hẹn ngày 3/6/72. Thuyền trưởng Chamberlain và trung úy Dry quyết định tiến hành điệp vụ trinh sát dùng SDV bí mật vào vùng cửa sông Hồng vào đêm đó. Khi màn đêm buông xuống, chiếc tàu ngầm mini được phóng ra khỏi tàu mẹ, khi thủy triều lớn nhất, mục tiêu là khi hoàn tất chuyến trinh sát, lợi dụng khi thủy triều xuống để toán biệt hải có thể dễ dàng lướt theo dòng nước ra lại biển.

Hai biệt hải Dry, Martin và 2 hoa tiêu SDV -chẩn úy John Lutz và thợ máy Thomas Edwards- rời tàu ngầm Grayback khoảng nửa đêm, trở ngại ngay tức khắc khi họ vấp phải dòng hải lưu quá mạnh cộng với lỗi dẫn đường làm chiếc SDV đi chệch hướng, sau hàng giờ tìm kiến hòn đảo trong vô vọng, nhóm quyết địng hủy bỏ nhiệm vụ, do không thể định hướng tàu ngầm Grayback và chiếc SDV hết pin, cả nhóm quyết định chuyển hướng chiếc tàu ngầm mini và bơi ngược ra hướng biển. Cả nhóm bơi khoảng vài km thì trời chuyển sáng, chiếc trực thăng chiến đấu thuộc đội tìm và cứu nạn của hạm đội 7 tìm thấy nhóm biệt hải, sau khi vớt nhóm lên trực thăng, chuẩn úy Lutz quyết định dùng súng trên trực thăng phá hủy-bắn chìm chiếc SDV để không bị lọt vào tay địch. Cả nhóm được đưa về tàu tuần dương Long Beach, chiếc chiến hạm chỉ huy chiến dịch 'Mây dông'. Tại đây nhóm biệt hải liên lạc với tiềm thủy đĩnh Grayback để tiếp tục nhận lệnh cho chiến dịch.

Trở ngại đến tai nạn, "chúng ta phải quay lại Grayback".

Trung úy Dry nhận được tin chiếc SDV thứ nhì đang chuẩn bị được phóng để tiếp tục chiến dịch, Hải quân Mỹ đã dự định chiến dịch kéo dài khoảng 3 tuần nếu cần và trung úy Dry là trưởng nhóm cùng với Martin có kinh nghiệm chiến trường, cả 2 là những thành viên cần thiết cho chiến dịch tiếp tục nếu chuyến trinh sát kế tiếp thành công trở về, họ phải sẵn sàng để lên đường thi hành nhiệm vụ.

Nhóm quyết định dùng trực thăng của tuần dương hạm Long Beach, dự định vào lúc 11 giờ đêm ngày 5/6/72 thả nhóm biệt hải gần bên cạnh để nhóm bơi về chiếc tiềm thủy đĩnh Grayback, kế hoạch dự trù trực thăng sẽ nhận tín hiệu hồng ngoại từ pháo tháp của tàu ngầm, định vị mục tiêu, giảm tốc và nhóm biệt hải nhảy xuống nước.

Thời tiết u ám, biển động cấp 2 cho thấy các con sóng cao tối đa khoảng 1,5m. Chiếc trực thăng phải tìm kiến Grayback trong im lặng vô tuyến, giữa thời tiết xấu và đêm đen. Khi trực thăng rời tàu Long Beach, Martin cảm thấy gió mạnh và sóng đánh cao khoảng 1m vào mạn tàu.

Trở ngại bắt đầu ngay khi trực thăng vào khu vực dự kiến có tàu ngầm, đảo qua lại nhiều vòng nhưng không tìm thấy tín hiệu tàu ngầm. Phức tạp hơn nữa, Dry không thể nào nói chuyện trực tiếp với phi công trực thăng -chiếc trực thăng dùng cho điệp vụ này được thiết kế chỉ có thể liên lạc trực tiếp từ bộ chỉ huy trên hạm đội 7 đến trực thăng và ngược lại, hệ thống được bảo mật riêng biệt- không có tiếp xúc giữa hành khách và phi công.

Phi hành đoàn vô vọng tìm kiếm đèn hiệu của Grayback trong khi nhóm biệt hải của Dry chuẩn bị sẵn sàng để nhảy xuống biển. Mấy lần tưởng có lệnh nhảy nhưng lại hoãn vì không xác định được chính xác mục tiêu có đúng là chiếc tiềm thủy đĩnh, thậm chí có lần chiếc trực thăng đã hạ xuống gần một chiếc tàu Bắc Việt khi lầm nó với tín hiệu của tàu ngầm.

Trong một lần chiếc trực thăng vừa vượt qua thì thấy có tín hiệu nhấp nháy, phi công đã quay vòng lộn ngược gấp đến độ nước biển bắn cả lên sàn máy bay. Tuyệt vọng, Dry đã mượn mũ phi hành của tay súng tại cửa máy bay để nói chuyện với phi công, anh và Martin lo ngại về cách bay của phi hành đoàn -các phi công trực thăng đang bay quá cao, quá nhanh và ngược gió. Cụ thể là trực thăng đang bay với tốc độ khoảng 20 hải lý/giờ cộng với gió ngược và sóng, tất cả cộng lại vượt xa tốc độ -mặt đất 20 hải lý- cần thiết để nhảy an toàn.

Trên tất cả là nhiên liệu của trực thăng đang cạn đến mức báo động, thời gian không còn nữa, trung úy Dry, trong câu nói cuối cùng ra lệnh cho toàn nhóm: "chúng ta phải trở về tàu Grayback"

Cuối cùng, khi phi hành đoàn trực thăng thấy một đốm sáng nhấp nháy trên mặt biển tối đen, cho là tín hiệu của tiềm thủy đĩnh. Phi công trực thăng, không tin tưởng vào thiết bị ổn định tự động của trực thăng tự mình điều chỉnh trực thăng tiếp cận mục tiêu, sau khi xác định trực thăng đang lượn vòng trên mục tiêu, phi công la lớn trong buồng lái "Nhảy, nhảy, nhảy".

Martin nhớ lại: Đêm lúc đó tối đen và gió mạnh nhưng tôi vẫn nhìn thấy sóng biển quật nước văng lên dưới áp lực cánh quạt trực thăng, mặt biển tối đen phản chiếu ánh nước.

Phi công cho lệnh nhảy, nhưng quyết định tối hậu là ở Dry, trưởng toán biệt hải. Không do dự trung úy Dry là người đầu tiên phóng ra khỏi trực thăng sau tiếng hô gọn "Go" trong nháy mắt cả 3 thành viên còn lại nhảy theo vào mặt nước tối đen.

Martin nhớ lại: Tôi là người nhảy thứ 3, theo thói quen đếm 1001, 1002, 1003 và ùm, chạm nước, tôi nghĩ theo tính toán tôi đã nhảy từ độ cao 15m-20m cộng với tốc độ gió và sóng đã tăng thêm khoảng 20 hải lý nữa vào cú chạm nước. Báo cáo sau này cho là trung úy Dry nhảy ra ở độ cao 10m, nhưng các thành viên trong nhóm cho biết không nghi ngờ rằng trực thăng đã thả nhóm ở độ cao hơn rất nhiều, tốc độ quá nhanh cộng độ cao làm cho các biệt hải không chỉnh được tư thế tiếp nước, tất cả 4 biệt hải đều bị thương tích.

Cú nhẩy xuống biển qúa mạnh làm gẫy cổ, Trung úy Dry chết ngay khi tiếp nước, hai hoa tiêu của SDV cũng bị choáng, một người bị thương nặng. Martin lên tiếng gọi và Lutz (hoa tiêu SDV) trả lời, người kỹ thuật viên Edwards ngất lịm sau khi tiếp nước, anh bị gẫy xương sườn, Martin giúp giật chốt phao cứu sinh để anh nổi, Lutz và Martin gọi tên Dry nhưng không nghe đáp trả, nhưng cả hai dự đoán Dry chỉ cách họ khoảng 3m theo thứ tự nhẩy ra khỏi trực thăng, tầm nhìn trên mặt biển lúc này gần như 0 và họ dự đoán đang rất gần bờ biển Bắc việt.

Điều tồi tệ hơn nữa, tín hiệu mà trực thăng thấy trên mặt biển khi ra lệnh cho nhóm biệt hải nhảy xuống không phải của chiếc tiềm thủy đĩnh Grayback mà nó là tín hiệu cấp cứu của chiếc SDV thứ nhì, do nhóm biệt hải thứ 2 được tàu mẹ phóng ra, họ cũng bị trở ngại và đang phát tín hiệu cầu cứu cho trực thăng khác tìm cứu.

Nhóm biệt hải của trung úy Dry và phi đội trực thăng đã không hề biết rằng trước đó vài giờ khi họ nhẩy xuống biển, tàu ngầm Grayback đã phóng một chiếc SDV khác cùng với nhóm biệt hải thứ nhì vào chiến dịch, nhóm này được lệnh chỉ hoạt động trong vùng phủ tín hiệu sonar của tàu ngầm hầu có thể trở về tàu mẹ khi yêu cầu. Tuy nhiên ngay sau khi phóng khỏi tàu mẹ họ đã bị chìm sâu khoảng 20m dưới mặt nước, sau những cố gắng bất thành khi bình oxy đã cạn, cả nhóm phải khẩn cấp trồi lên mặt nước, phát tín hiệu cầu cứu.

Tiềm thủy đĩnh Grayback trong đêm đã phát hiện tàu tuần tiễu của địch hoạt động dọc bờ biển, thuyền trưởng Chamberlain đã gởi tín hiệu ra lệnh hủy bỏ chuyến bay thả biệt hải đêm, nhưng tín hiệu đến quá trễ.

Martin, Lutz và Edwards nhìn thấy tín hiệu nhấp nháy, nghe tiếng nói, họ bơi đến và tìm thấy nhóm SDV thứ nhì. Khoản 1:00 giờ sáng họ tìm thấy xác trung úy Dry nổi lập lờ trên mặt nước, giật chốt bơm hơi phao cứu sinh, cột xác Dry và kéo theo ra phía biển để chờ giải cứu.

Tàu tuần tiễu Bắc việt đã không phát hiện ra nhóm biệt hải, từ hướng dẫn của tàu ngầm, chiếc trực thăng cứu hộ đã bốc toàn bộ cả 2 nhóm về chiếc Long Beach, xác của Dry và Edwards bị thương trầm trọng được chuyển về hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk.

Tiềm thủy đĩnh Grayback tiếp tục nằm lại trong vùng nước nông ở cửa sông thêm 2 ngày nữa, dùng tiềm vọng kính kiểm tra để chắc chắn không bỏ sót bất kỳ tù binh nào trốn ra được đến nơi, 6 biệt hải còn lại được thả xuống tàu ngầm lại vào ngày 12/6 để tiếp tục chiến dịch.

Với khả năng gần như không có tù binh nào có thể trốn được -do việc khai thác các cảng sông và biển rầm rộ gần đây- chiến dịch Thunderhead đã chấm dứt trong âm thầm.

Kết

Trung úy Dry là người cuối cùng của lực lượng SEAL đã chết trong chiến tranh VN, vì chiến dịch quá bí mật, chỉ mới được giải mật gần đây, nên trong giấy báo tử, lý do tử nạn trong khi diễn tập. Cho mãi đến tháng 12/2004 tên của Trung úy Dry mới chính thức được nêu trong KIA -kill in action- và tên anh được khắc lên bức tường đá đen vào năm 2005.

Sưu tầm 42. Covid19 Lockdown

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

Hoả châu.

Hoả châu cầm tay.

Lướt mạng mấy hôm nay, chợt thấy một tấm hình chụp Bộ đội ngày 30/4/75 với chiếc ống điếu thuốc lào bằng nhôm sáng loáng, kỷ niệm uà về những ngày chinh chiến.

Những ai còn biết về chiếc ống nhôm này thì đã trên 60 tuổi, già hết rồi, ký ức chắc cũng mai một nhiều, thậm chí nhiều người dùng chiếc ống này không biết nó là vũ khí gì trong chiến tranh.

Chiếc ống nhôm này là phần vỏ của trái sáng cầm tay, M127A1 Parachute flare của Mỹ, thời đó chỉ gọi đơn giản là trái hoả châu, dùng để báo động khi bị tấn công đêm hoặc khi cần nhìn gì đó trong đêm tối -nghi ngờ địch đang ở gần đâu đó- dùng cho các cứ điểm cố định.

Muốn khai hoả, lấy chiếc nắp đậy chụp vào đít ống rồi hoặc dùng tay đập ngược lên hay cầm ống đập xuống đất, lính thường đập xuống đất vì lực đập ngược bằng tay không đủ mạnh, chiếc nắp có gắn một cây đinh lồi ở giữa sẽ đập vào đít ống sẽ nổ và phóng ra một trái hoả châu với dù nhỏ, cháy sáng được khoảng nửa phút.

Dân niền Nam thường dùng ống cắt ngắn để đựng đồ gia dụng, làm ống đựng nhang, ae hút thuốc lào dùng làm ống điếu thuốc lào cũng là sáng kiến, mình không hút thuốc lào nên không nghĩ ra. Hí hí

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Lính

Nhiều người đọc báo sau này hay cho rằng chế độ Ngụy bắt lính, cưỡng bách thanh niên nhập ngũ chống cách mạng, khác với aekr Bộ đội ai ai cũng tự nguyện hăng hái đi tòng quân diệt giặc.

Trong miền Nam thời chiến tuy có lệnh tổng động viên, nhưng vẫn tồn tại hai loại lính:

Lính tình nguyện, là những thanh niên tự xin đi lính, có ký giấy tình nguyện nhập ngũ, họ gồm: Từ cấp bậc hạ sỹ quan trở lên -cậu đây là một trong số đó- sẽ đi học quân trường rồi ra đeo lon thấp nhất là trung sỹ.

Lính tình nguyện cho các đơn vị tổng trừ bị, như TQLC, Biệt động quân, Nhảy dù, Biệt kích 81...

Lính tình nguyện vì muốn đóng quân gần nhà, thí dụ muốn đi lính sư đoàn 25 cho gần nhà ở Củ chi.

Trong các trung tâm phố lớn luôn có các trạm của các đơn vị khác nhau để cho thanh niên muốn tự nguyện đăng ký chọn binh chủng mình thích -google ra nhiều- không nói nữa.

Thành phần bị bắt lính, là các ae thuộc diện bắt buộc đi lính -thường là aekr nông dân, ae dân nghèo thành thị- nhưng nhát sợ, tìm cách tránh né, số này sẽ bị cảnh sát hoặc quân cảnh phối hợp lùng bắt để bắt buộc đi lính.

Số aesx (anh em sui xẻo) này sau 3 tháng quân trường sẽ được bổ xung ra các nơi cần quân, thường là xa nhà để tránh ae trốn về. Tất cả số aesx này sẽ bổ xung vào bộ binh, không có mặt trong những lực lượng tổng trừ bị.

Một lực lượng tình nguyện lớn nữa nhưng thường được trang bị rất kém nhưng đặc biệt hữu hiệu trong việc chống lại chiến tranh du kích là: Địa phương quân và Nghĩa quân, cái tên cũng cho thấy là ae đi lính này là đóng chung quanh vùng quê nhà của anh em.

Mình đi lính vì mình thích thôi.

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

Tao ngộ 24

Thánh lễ trong tù.
Hôm qua mới tham dự thánh lễ online, chợt nhớ về một thời đã từng trải nghiệm.


Thời trại cải tạo Z30C mới thành lập, khuôn viên trại lúc đó chưa bị rào chia cách từng lán, những ngày cuối tuần bọn tù cải tạo còn được đi từ lán này qua lán kia thăm hỏi nhau -mỗi lán thường chứa 2 đội tù, như lán tôi ở là đội của tôi 'đội 25 rau xanh' và 'đội 18 rau xanh'- lúc này tôi đã nằm trong tù được khoảng 3 năm.

Khu lán đối diện là những 'đội lâm nghiệp' tức bọn vào rừng chặt tre làm hàng, đốn củi mang về nhà bếp để nấu, những trại viên này là thành phần sỹ quan cấp thấp đã được cho là không có ý định trốn trại nên được cho đi rừng làm việc. Trong nhóm đội này, có Linh mục Thanh là một Linh mục tuyên úy bị đi cải tạo.

Mỗi Chúa nhật, bọn tôi đều được hẹn giờ cùnh nhau lang thang qua lán của ngài dự lễ, thánh lễ được cha Thanh làm một mình trong góc nằm của ngài -cha Thanh được phân nằm giường tầng trên trong góc cửa ra vào, đây chắc là một ưu ái của anh em trong đội, bọn lìu tìu sẽ nằm gần cầu tiêu!- cha ăn mặc bình thường cũng chỉ áo quần dài của tù, ngồi nghiêm chỉnh cầu nguyện riêng, bọn tôi những tín hữu lảng vảng quanh đó.

Sau khi làm phép bánh thánh, ngài bẻ vụn cỡ bằng móng tay và chia ra từng phần nhỏ -mỗi người mang theo một hoặc vài hộp dầu cù là của mình và của những người khác- bọn tôi lãnh phần rồi lặng lẽ từng người về lán.

Thời gian sau, vì lý do an ninh hay do chủ trương thay đổi, các lán bị rào riêng thành từng khu vực và bọn tôi bị cấm đi lại từ lán này qua lán khác, cũng từ đó chúng tôi chỉ còn tự mình mỗi người cầu nguyện riêng.

Trong những lúc ta chìm trong tuyệt vọng, khi cả thế giới này quay lưng với ta thì tôn giáo là chiếc phao cho ta bám để sống sót, thượng đế chỉ thực sự cần khi ta không còn chỗ bấu víu, tự xét thấy mình ngày xưa khác giờ nhiều.


Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Điệp vụ trong bóng tối, chiến dịch núi Vọng.

Operation Mount Hope III, chiến dịch núi Hy vọng III

Chiến dịch của CIA chôm chiếc gunship Hind-D của Nga trong bóng đêm.

Khi người ta muốn thực hiện một vụ gì đó nhân danh người Mỹ và không quan tâm đến việc trong sạch hay bẩn thỉu, giao cho CIA là xong hết. Nếu bạn muốn tiến hành một điệp vụ bằng đường hàng không bảo đảm không gặp vấn đề gì thì hãy tìm đến Đoàn 160 Không kỵ đặc biệt của Quân đội Hoa Kỳ, đơn vị được nhiều người biết đến dưới tên là "Nhóm săn đêm" Night Stalkers.

Đôi khi may mắn đến làm cho không ai có thể ngờ được, nên câu chuyện nhỏ ở xứ Chad: 'chiến dịch Núi Hy vọng' này là một, nó đáng được nhắc đến vì dường như tất cả may mắn cùng dồn vào cho nó thành gần như câu chuyện thần thoại.

Vào chuyện:
Năm 1987-1988 là một năm đáng nhớ của thời chiến tranh lạnh, Liên xô đang trên bờ sụp đổ -chỉ vài năm sau, điều mà không có chuyên gia tình báo nào dám tin cả- Chiến tranh lạnh đang ở cao trào, tổng thống Reagan đã thách thức tổng bí thơ Mikhail Gobachev hãy phá bỏ bức tường Berlin, vụ khủng hoảng Iran vẫn còn nóng hổi trong trí nhớ mọi người, Liên xô đang rút quân khỏi Afghanistan và các cuộc chiến ủy nhiệm nhỏ lẻ đang nổ ra khắp cõi Phi châu.

Một trong những cuộc chiến nhỏ này, là xung đột giữa Chad-Lybia năm 1987. Trong một trận đánh chiếm phi trường Ouadi Doum, một chiếc gunship M-25 "Hind-D" (là mẫu xuất khẩu của trực thăng vũ trang M-24 của Liên xô) sơn cờ hiệu của Libya đã bị bỏ lại nguyên vẹn khi quân Lybia vội vã rút lui cùng với một núi khí tài quân sự trong kho lẫn xe cộ, chiếc gunship chiến lợi phẩm được liên quân Chad-Pháp cất vào kho tại phi trường.

Quân đội Mỹ đang rất chú ý đến chiếc gunship 'Hind' này, nó là trực thăng vũ trang hạng nặng số một thế giới đương thời (thập niên 80), nó có những trang bị và tính năng mà các phi công Mỹ chỉ mơ thấy. Cùng thời đó, khoảng giữa thập niên 80 chiếc AH-64 Apache đã được biên chế sử dụng trong quân đội Mỹ, nhưng chiếc Hind có thể chở theo 8 chiến binh đồng thời làm cùng một nhiệm vụ -tung các nhóm biệt kích vào trận địa và kiêm nhiệm việc bảo vệ bằng hoả lực của nó- cả hai việc với chỉ mộc chiếc gunship.

Tóm lại là: Mỹ và các nước phương Tây rất muốn sở hữu một chiếc Hind, để tìm hiểu những bí mật của nó và họ sẵn sàng bất chấp thủ đọan miễn sao có được nó. Và may tthay, người Chad cũng rất sẵn sàng thương lượng với những người Mỹ mang đầy Dollar trong cặp, họ đồng ý cho CIA lấy chiếc Hind về để nghiên cứu.

Chuyện không dễ dàng cho một điệp vụ như vậy -Quân Lybia vẫn còn hoạt động gần đó, chuyên chở chiếc trực thăng giữa thanh thiên bạch nhật chắc chắn sẽ khuấy động dư luận thế giới, có thể đổ máu và làm đau đầu giới ngoại giao- kết lại: Phía Mỹ chỉ có thể làm việc này lén lút và họ cần tìm ra nhóm phi công đủ điên khùng chấp nhận thử thực hiện một điệp vụ chưa từng có trước nay.

Nói không ngoa, trong quân đội Mỹ có một lực lượng các phi công trực thăng không hề biết sợ, thoả mãn các đòi hỏi, là đội "black helicopter-flying" thộc160th SOAR (Special Operations Aviation Regiment - Biệt đoàn không vận 160), lực lượng trực thăng chuyên về các chiến dịch đặc biệt.

Chiến dịch chính thức mang tên "Núi Hy vọng" được tiến hành qua 3 bước thực hiện:
- Một đợt sơ bộ của Không quân Mỹ cùng với chuyên viên tiến hành thu gom những vật dụng khí tài có giá trị thấp.
- Trong sa mạc New Mexico tập thử qua các phương thức để 'đánh cắp' chiếc Hind.
- Tiến hành cú 'đánh cắp' tại Chad.

Sau những thử nghiệm cẩu trực thăng nặng tới 9 tấn, các phi công của đội bay thống nhất dùng loại Chinook CH-47, kết luận những chiếc CH-47 đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ.

Chiến dịch được lên kế hoạch:
- Những chiếc CH-47 sẽ được C5 Galaxy chở đến phi trường gần đó (các trực thăng thời đó chưa có kỹ thuật tiếp nhiên liệu trên không) trực thăng sẽ bay thấp trong đêm khuya tránh bi phát hiện.
- Chia ra 2 nhóm bay, nhóm Chalk 1 đến trước an ninh dọn đường chuẩn bị.
- Nhóm Chalk 2, bay đến mục tiêu, buộc dây cẩu chiếc Hind. Trên đường về sẽ có 2 điểm dừng để tiếp nhiên liệu và sẽ mang chiếc Hind đến một căn cứ tiền phương an toàn.
- Các chiến đấu cơ của không quân Pháp đảm nhiện hoả lực hỗ trợ.
- Biệt kích Pháp bảo đảm an toàn trên mặt đất.
- Một chiếc C-130 đảm nhiệm rải xăng dọc tuyến bay cho các Chinook tiếp nhiên liệu.

Cũng nên nhớ lại vụ thất bại, mất mát khủng khiếp của C-130 và trực thăng trong chiến dịch Eagle Claw ở Iran 3 năm trước vẫn còn mới nguyên trong trí nhớ mọi người, chính vì vậy giờ đây an toàn và những chi tiết nhỏ nhất của chiến dịch là quan tâm hàng đầu.

Tiến hành:
Ngày 21/5/1988 lệnh tiến hành chiến dịch Mount Hope III bắt đầu, Nhóm Night Stalkers (Săn đêm) vũ khí sẵn sàng với 2 chiếc Chinook trên chiếc C-5 bay qua Đức, rồi được chở đến sân bay Ndjamena phía Nam Chad. Trong suốt 2 tuần lễ trước đó, nhiều toán Thám sát đã được tung ra liên tục nhằm phát hiện sự hịên diện của địch trong vùng.

Đêm 11/6, những chiếc Chinook chia thành 2 nhóm lặng lẽ chìm vào bóng đêm đi thu lượm chiến lợi phẩm, nhóm Chalk 1 là nhóm tiền phương bay đến trước, đổ bộ xuống sân bay Ouadi Doum kiểm soát và bảo vệ vùng sân bay để chờ nhóm Chalk 2 đến sau với nhiệm vụ cẩu chiếc Hind. Bay hơn 800 km mà không bị phát hiện, nhón Chalk 2 tiến hành cẩu chiếc Hind khi bình minh đến, thậm chí lực lượng Lybia đóng quân cách đó chưa đến 2 km không hề biết những gì đang sảy ra và không hề bắn dù chỉ một phát súng.

Sau điểm tiếp nhiên liệu thứ 2, khi chỉ còn cách căn cứ khoảng 45 phút bay, một trận bão cát với chiều ngang 1 km nổi lên ngoài sa mạc -cùng kiểu bão cát đã làm thất bại chiến dịch Eagle Claw- các phi công trực thăng Chinook với kinh nghiệm và kỹ năng của mình đã bay hết tốc lực -với chiếc Hind treo tòng teng dưới bụng- đã kịp về căn cứ an toàn trước khi cơn bão ập đến.

Hạ cánh xuống căn cứ, các phi công Chinook chúc mừng nhau với thành công chiến dịch không một thương vong, chiếc Hind được giao cho các chuyên gia và nó được cấp tốc nhét lên chiếc C-5 Galaxy, chỉ trong vòng 36 tiếng sau, nó được kéo xuống trên một sân bay tại Mỹ.

Chiến dịch đã được giữ mật và hầu như ít ai nhắc đến, cho đến nay.

42 tổng hợp, mùa Covi.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Emil Venkov

Emil Venkov sinh ngày 22/8/1937 tại Sofia, Bungary. Lớn lên và hoạt động hầu hết cuộc đời ông tại Slovakia. Ông học Cao đẳng Mỹ thuật tại Sofia và Bratislavia, Slovakia chuyên ngành điêu khắc phù điêu và tượng đài, nhiều tác phẩm củả ông -trong đó có tượng Lenin- được đúc bằng đồng.

là nghệ sỹ điêu khắc người Bungary, người đã tạc bức tượng Lenin mà sau này được mua về đặt tại Fremont.

Bức tượng được đảng Cộng sản Séc -Communist Party of Czechoslovakia- đặt làm và được đặt tại quảng trường thành phố Poprad của Cộng hoà Séc cũ vào năm 1988, Poprad nay thuộc về Slovakia.

Chỉ một năm sau khi bức tượng được dựng lên thì Cộng sản bị lật đổ và bức tượng được âm thầm gỡ bỏ.

Ông Lewis Carpenter -cư dân của Issaquah, USA- tình cờ thấy bức tượng trong khu đồng nát đã cầm cố căn nhà mình để vay tiền ngân hàng chi phí cho việc mua và vận chuyển bức tượng từ Bungary về Mỹ năm 1993.

Cho đến nay (2015) gia đình Carpenter vẫn là chủ sở hữu bức tượng và vẫn rao bán nó, giá rao bán là 250,000 Dollars hoặc có thể trả giá hợp lý.

Ông mất ngày 9/6/2017 tại Slovakia hưởng thọ 79 tuổi.

Một trang web giới thiệu về ông Emil Venkov: http://www.emilvenkov.net/

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

Tor-M1

Iran đã chính thức thừa nhận bắn rơi chiếc Boeing vì lầm lẫn, chút tìm hiểu về hệ thống Tor-M1 đã gây ra sự vụ.

Tor-M1 là một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất mà Iran sở hữu.


Hệt thống Tor, phía NATO gọi là SA-15 Gauntlet (aka Hoả tiễn đất đối không, Gauntlet = Găng tay thép) là hệ thống rada di động phi đạn tầm ngắn. Năm 2007 Iran đã nhận từ Nga 29 giàn Tor-M1 với giá 700 triệu Dollars.

Hệ thống di động này có thể truy tìm mục tiêu cách nó 15,5 miles và đánh mục tiêu bay cao tới 10 km tức khoảng 30,000 feet. Với tầm bay của hoả tiễn xa đến 12 km hay 7,5 miles. Nó có thể theo dõi đồng thời 48 mục tiêu cùng lúc và có thể bắn 2 hoả tiển đất đối không cùng lúc về hai mục tiêu khác nhau. Tor được thiết kế để đánh chặn máy bay và tên lửa hành trình của địch (những loại máy bay và vũ khí này của địch luôn được trang bị hệ thống phá sóng, pháo sáng nhằm tránh radar và chống hoả tiễn tầm nhiệt). Rất tiếc, chiếc máy bay 737-800 của Hàng không Ukrain số 752 là máy bay dân sự và không có bất cứ hệ thống phòng ngự nào.

Ngay cả các phi công của chuyến bay này cũng có thể không kịp biết điều gì xảy đến với mình, vì trong thời điểm máy bay đang lấy độ cao khi vừa rời khỏi sân bay, toàn bộ phi công đang rất bận rộn với việc điều khiển máy bay.

Tuy nhiên, để tấn công một máy bay, người điều khiển hệ thống Tor phải biết rõ danh tính chiếc máy bay trên màn hình radar. Máy bay dân sự luôn có gắn theo mình hệ thống nhận dạng (theo tần số quốc tế) để báo cho mọi radar khi nhận tín hiệu về nó tên hiệu, vận tốc, cao độ. Theo ghi nhận, có vài phi cơ bay gần với chiếc 752 khi xảy ra tai nạn. Tất cả các chuyến bay này chắc chắn đều hiển thị trên màn hình của Tor và radar sân bay dân sự.

Những thông tin trên đây đều được thông báo cho lực lượng phòng không quân đội, nhằm chắc chắn các hệ thống phòng thủ nắm rõ địch ta.

Hoả tiễn của Tor là loại hướng dẫn bằng radar, có tốc độ gấp 3 lần âm thanh, nếu bắn một mục ttiêu cách 5 km, hoả tiễn chỉ cần khoảng 5 giây là đến mục tiêu. Hoả tiễn mang theo đầu nổ nhỏ chỉ có khoảng 5 kg chất nổ mạnh, nhưng điều nguy hiểm chết người của nó là nguyên lý nổ, đầu hoả tiễn được thiết kế nổ gần máy bay, khi nổ nó tung về phía mục tiêu một trận mưa miểng thép với các dạng hình thoi và hình bướm chỉ lớn hơn ngón tay cái nhằm xuyên qua vỏ thân máy bay để phá hủy máy móc và người, hoả tiễn có thể mang theo 2 đầu nổ nhằm nổ theo hai hướng khác nhau để tăng độ sát thương. Một khi hoả tiễn rời bệ phóng, không ai có thể bẻ hướng bay của nó được nữa ngay cả khi người phóng hoả tiễn phát hiện ra họ lầm.

"Bắn rớt máy bay không khó lắm, nhưng phân biệt địch ta để tác chiến mới là khó" vì khi bấm nút phóng, mọi sự chấm hết.

Vụ này cho thấy sự yếu kém trong lãnh đạo và quân đội Iran, không biết với những loại hoả tiễn liên lục địa và hạt nhân mà Iran sẽ có, nằm trong tay những quân nhân như vầy sẽ xảy ra chuyện gì!

RIP những nạn nhân.

42 Phỏng dịch.

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2020

MQ-9 Reaper aka Tử thần.

Tướng Qassem Soleimani đã bị Mỹ tiêu diệt vào tối thứ Năm từ một máy bay không người lái MQ-9 Reaper.

Chiến dịch tiêu diệt Soleimani được biết do CIA giám sát, các phi công của Không quân Hoa Kỳ điều khiển Reaper trực tiếp từ căn cứ Không quân Creech ở Nevada và từ trung tâm CIA ở Langley, Virginia.

Reaper là một máy bay vũ trang điều khiển từ xa, đa nhiệm, bay độ cao trung bình, được sử dụng chủ yếu chống lại các mục tiêu di động và cũng dùng để thu thập thông tin tình báo, khả năng độc đáo của nó là có thể trực tiếp tấn công hay phối hợp cũng như theo dõi chống lại các mục tiêu quan trọng, di động và thời gian khẩn cấp.

Tổng thống Trump đã ra lệnh tấn công đoàn xe của Soleimani khi nó đang di chuyển gần sân bay quốc tế Baghdad. Vụ tấn công cũng đã giết Abu Mahdi al Muhandis, phó chỉ huy Lực lượng Dân quân do Iran hậu thuẫn và là người sáng lập Kataib Hezbollah, là nhóm khủng bố đã giết một nhà thầu người Mỹ vào tuần trước từ một vụ tấn công bằng tên lửa. Tuyên bố của Lầu Năm Góc không nêu rõ lực lượng nào của Mỹ đã tiến hành vụ tấn công này.

Với độ im lặng chết người máy bay không người lái Reaper rất phù hợp cho các cuộc tấn công tiêu diệt mục tiêu, tầm bay của MQ-9, thời gian bay chờ và khả năng tấn công chính xác của MQ-9 khiến nó trở thành một vũ khí rất hữu hiệu cho tình báo, theo dõi mục tiêu và trinh sát. Rất lý tưởng cho các môi trường có mối đe dọa thấp từ địch quân. 

Thí dụ Hoa Kỳ có thông tin tình báo về hành trình chuyến bay của Soleimani -hoặc là trước đó đã theo dõi- các hành động của phong trào Muhandis xung quanh Baghdad, thì chiếc Reaper cung cấp khả năng cho Không quân Mỹ không chỉ bay ở trên đầu để quan sát các cuộc họp, mà còn khả năng chính xác để tấn công loại bỏ các mối đe dọa đó.

Cựu Trung tướng Không quân David Deptula cho biết: "MQ-9 Reaper là loại vũ khí hoàn hảo cho công việc này (trinh sát, theo dõi) và bảo đảm khả năng hoả lực của Không quân để tấn công chính xác, kịp thời và tiêu diệt mục tiêu", ông cũng nói thêm "Cuộc tấn công là một hành động đã được cân nhắc và phù hợp sau hơn 18 tháng chính quyền Trump đã tự kiềm chế đối với một loạt các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Iran. Tổng thống Trump đã đặt ra một lằn ranh đỏ, cảnh báo Iran không được vượt qua nó và Mỹ đã hành động để bảo vệ công dân và lợi ích của Mỹ."

Chiếc MQ-9 Tử thần được sản xuất bởi General Atomics, chiếc Reaper đã chính thức bay từ năm 2007. Đơn giá khoảng 16 triệu USD, đây là một mẫu drone đa dụng giá rẻ có khả năng thu thập thông tin tình báo và thực hiện các cuộc không kích bằng nhiều loại bom và tên lửa. Reaper nhỏ hơn một máy bay tấn công thông thường, với sải cánh dài 66 feet và chỉ nặng 4.900 pounds, bay hoạt động ở độ cao khoảng 25.000 feet và sử dụng động cơ cánh quạt nên âm thanh rất êm khiến cho việc địch quân nhìn và nghe trên chiến trường rất khó phát hiện. Với tầm bay xa 1.200 miles nó có thể bay đi thực hành nhiệm vụ trong khi người phi công điều khiển ngồi an toàn trong một trung tâm xa.

Reaper mang theo một số thiết bị quân sự công nghệ cao nhất trên thị trường hiện nay, hệ thống hình ảnh của nó bao gồm các cảm biến hồng ngoại, máy ảnh màu và đen trắng, và một máy nhắm laser đo mục tiêu cho các cuộc tấn công chính xác.

Reaper đã từng được sử dụng ở Afghanistan, Iraq, Yemen, Libya và một số nơi khác, báo cáo đầu tiên về vụ tấn công là vào ngày 28 tháng 10 năm 2007, chiếc Reaper đã bắn một hoả tiễn Hellfire vào quân nổi dậy ở Afghanistan. Một vụ khác Reaper đã được sử dụng vào năm 2015 để giết "Jihadi John" của IS là công dân Anh đã chặt đầu những tù nhân.

Mặc dù vụ tiêu diệt vị tướng khét tiếng của Iran đã khiến Reaper nổi lên trong công chúng, những người mua bán cổ phiếu háo hức tìm mua với hy vọng kiếm được tiền từ việc tăng giá cổ phiếu đã bị hụt hẫng vì General Atomics là một trong số ít các nhà thầu quốc phòng lớn không được giao dịch công khai trên sàn chứng khoán.

42 tổng hợp.